SKKN Tổ chức đa dạng các hoạt động học tập nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Hóa học 9

SKKN Tổ chức đa dạng các hoạt động học tập nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Hóa học 9

Hóa học là môn khoa học tự nhiên mà học sinh THCS được tiếp cận muộn nhất, nhưng nó lại có vai trò rất quan trọng trong trường phổ thông. Môn Hóa học cung cấp cho học sinh hệ thống kiến thức phổ thông, cơ bản và thiết thực, rèn cho học sinh óc tư duy sáng tạo và khả năng trực quan nhanh nhạy. Hình thành cho các em những đức tính cần thiết như cẩn thận, kiên trì, trung thực, tỉ mỉ và yêu thích khoa học. Là một giáo viên đang trực tiếp giảng dạy bộ môn Hóa học ở trường THCS. Qua nghiên cứu nội dung chương trình và quá trình học tập của học sinh tôi nhận thấy đa số học sinh tiếp thu kiến thức môn Hóa học rất chậm, từ chỗ khó tiếp thu ngay ban đầu sẽ dẫn đến sự hời hợt của học sinh trong môn Hóa học ở những năm học sau. Nhiều học sinh hiện nay, bước vào bàn học với tâm trạng ngao ngán, cố gắng nghiền ngẫm với mục đích "nuốt vào bụng" mớ công thức hóa học, phương trình hóa học đầy số và chữ cái Latinh – ký hiệu. Đó là một cách học tập rất tiêu cực, bị động khi các em không có hứng thú với nó và nhanh chóng bị đè bẹp bởi hàng tá số liệu mau quên, dễ chán.

 "Hãy làm những gì bản thân yêu thích, và yêu thích những gì bản thân đang làm" là phương châm đang được giới trẻ hiện nay áp dụng nhiều và biến thành quan điểm học tập, làm việc của mình.

Kết quả học tập chỉ đạt được tối đa khi học sinh thực sự có hứng thú với môn học, chủ động tham gia vào các hoạt động học tập, tự lực giải quyết các nhiệm vụ học tập theo yêu cầu của giáo viên. Để đạt được điều đó mỗi người giáo viên trong ngành đã trăn trở, tìm tòi, từng bước thực hiện việc đổi mới phương pháp giảng dạy theo yêu cầu của ngành giáo dục đề ra phù hợp với bộ môn. Có thể tiến hành theo nhiều hướng khác nhau, nhưng các hướng đều đi đến mục đích chung, đó là làm thế nào để có thể có những giờ dạy thật tốt, nhằm giúp học sinh yêu thích bộ môn, nắm vững kiến thức, vận dụng kiến thức vào thực tế, có hứng thú học tập bộ môn ngay từ những tiết học đầu tiên.

Với mong muốn góp phần nhỏ bé vào việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung và dạy môn Hóa học nói riêng, nâng cao chất lượng dạy và học, tôi mạnh dạn tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tổ chức đa dạng các hoạt động học tập nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Hóa học 9”.

 

doc 25 trang thuychi01 20942
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Tổ chức đa dạng các hoạt động học tập nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Hóa học 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LANG CHÁNH
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 TỔ CHỨC ĐA DẠNG CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC 
MÔN HÓA HỌC 9
Người thực hiện: Trịnh Thị Hải
 Chức vụ: Giáo viên
 Đơn vị công tác: Trường THCS Thị Trấn
 SKKN thuộc môn: Hóa học
THANH HÓA, NĂM 2017
MỤC LỤC
Đề mục
Trang
PHẦN I: MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài 
1
II. Mục đích nghiên cứu 
1
III. Đối tượng nghiên cứu. 
2
IV. Phương pháp nghiên cứu. 
2
PHẦN II: NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận.
2
II. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. 
3
1. Thuận lợi. 
3
2. Khó khăn. 
3
3. Chất lượng HS. 
3
III. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
3
1. Thực hiện các thí nghiệm vui lồng ghép vào bài học.
3
2. Kết hợp giải thích, liên hệ các hiện tượng trong thực tế có liên quan đến bài học. 
5
3. Tích hợp với kiến thức của các môn học khác.
9
4. Liên hệ các vấn đề thời sự đang nổi cộm trong cuộc sống. 
10
5. Tổ chức các trò chơi kiến thức. 
11
6. Sử dụng các câu thơ, các mẩu chuyện vui, các truyện ngắn lịch sử 
lồng ghép vào kiến thức bài học. 
13
7. Biểu diễn các thí nghiệm vui trong các buổi ngoại khóa hoặc sinh hoạt tập thể đầu tuần. 
15
8. Tổ chức “Sân chơi trí tuệ” lồng ghép vào mỗi sáng thứ 2 hàng tuần 
trong tiết sinh hoạt tập thể đầu tuần. 
16
IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, 
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
17
PHẦN III: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
I. Kết luận. 
18
II. Kiến nghị. 
19
TÀI LIỆU THAM KHẢO
20
PHẦN I: MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài.
Hóa học là môn khoa học tự nhiên mà học sinh THCS được tiếp cận muộn nhất, nhưng nó lại có vai trò rất quan trọng trong trường phổ thông. Môn Hóa học cung cấp cho học sinh hệ thống kiến thức phổ thông, cơ bản và thiết thực, rèn cho học sinh óc tư duy sáng tạo và khả năng trực quan nhanh nhạy. Hình thành cho các em những đức tính cần thiết như cẩn thận, kiên trì, trung thực, tỉ mỉ và yêu thích khoa học. Là một giáo viên đang trực tiếp giảng dạy bộ môn Hóa học ở trường THCS. Qua nghiên cứu nội dung chương trình và quá trình học tập của học sinh tôi nhận thấy đa số học sinh tiếp thu kiến thức môn Hóa học rất chậm, từ chỗ khó tiếp thu ngay ban đầu sẽ dẫn đến sự hời hợt của học sinh trong môn Hóa học ở những năm học sau. Nhiều học sinh hiện nay, bước vào bàn học với tâm trạng ngao ngán, cố gắng nghiền ngẫm với mục đích "nuốt vào bụng" mớ công thức hóa học, phương trình hóa học đầy số và chữ cái Latinh – ký hiệu. Đó là một cách học tập rất tiêu cực, bị động khi các em không có hứng thú với nó và nhanh chóng bị đè bẹp bởi hàng tá số liệu mau quên, dễ chán.
 "Hãy làm những gì bản thân yêu thích, và yêu thích những gì bản thân đang làm" là phương châm đang được giới trẻ hiện nay áp dụng nhiều và biến thành quan điểm học tập, làm việc của mình. 
Kết quả học tập chỉ đạt được tối đa khi học sinh thực sự có hứng thú với môn học, chủ động tham gia vào các hoạt động học tập, tự lực giải quyết các nhiệm vụ học tập theo yêu cầu của giáo viên. Để đạt được điều đó mỗi người giáo viên trong ngành đã trăn trở, tìm tòi, từng bước thực hiện việc đổi mới phương pháp giảng dạy theo yêu cầu của ngành giáo dục đề ra phù hợp với bộ môn. Có thể tiến hành theo nhiều hướng khác nhau, nhưng các hướng đều đi đến mục đích chung, đó là làm thế nào để có thể có những giờ dạy thật tốt, nhằm giúp học sinh yêu thích bộ môn, nắm vững kiến thức, vận dụng kiến thức vào thực tế, có hứng thú học tập bộ môn ngay từ những tiết học đầu tiên.
Với mong muốn góp phần nhỏ bé vào việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung và dạy môn Hóa học nói riêng, nâng cao chất lượng dạy và học, tôi mạnh dạn tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tổ chức đa dạng các hoạt động học tập nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Hóa học 9”.
Phương pháp giảng dạy phù hợp sẽ là con đường ngắn nhất giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả, phát huy trí lực và sự đam mê của người học. Đây cũng chính là một trong những lý do quyết định giúp tôi viết sáng kiến kinh nghiệm này.
II. Mục đích nghiên cứu.
Nâng cao chất lượng dạy và học môn Hóa học. Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh. 
III. Đối tượng nghiên cứu.
1. Đối tượng nghiên cứu áp dụng đề tài là 46 học sinh khối 9 - Trường THCS Thị Trấn Lang Chánh, học bộ môn Hóa Học năm học 2016- 2017.
2. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu trong thời gian từ tháng 9 năm 2016 đến tháng 4 năm 2017.
IV. Phương pháp nghiên cứu:
1. Phương pháp quan sát khoa học.
Quan sát trực tiếp, theo dõi và phân loại HS (Giỏi, Khá, Trung bình, Yếu, Kém) để đưa ra giải pháp hợp lý cho từng đối tượng. 
2. Phương pháp phỏng vấn.
Phỏng vấn, trao đổi trực tiếp với tổ trưởng tổ chuyên môn, tham khảo ý kiến các giáo viên dạy giỏi về các vấn đề có liên quan đến đề tài.
3. Phương pháp lịch sử.
Là phương pháp nghiên cứu bằng cách đi tìm nguồn gốc phát sinh, quá trình phát triển, nguồn gốc của nguyên tố hóa học, nguồn gốc tên gọi, lịch sử các nhà khoa học,...
4. Phương pháp thống kê toán học.
Sau khi thu thập các phiếu thăm dò ý kiến, dựa vào kết quả điều tra, tôi tiến hành kiểm tra học sinh các kiến thức đã học, so sánh đối chiếu với từng năm, từ đó rút ra tỉ lệ phần trăm, nhằm đánh giá thực trạng và định hướng nâng cao hiệu quả của của việc dạy học môn Hoá học ở trường THCS.
PHẦN II: NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận.
Thực hiện mục tiêu đào tạo những con người có khả năng đáp ứng những nhu cầu đòi hỏi của sự phát triển kinh tế - xã hội đó là thế hệ thanh niên chủ động, sáng tạo và có khả năng thích ứng cao với cuộc sống thực tế. Như vậy, cần chủ động nắm bắt kiến thức cơ bản, tự tìm hiểu và phát hiện những kiến thức mới có liên quan là điều rất quan trọng đối với học sinh.
Trong lí luận về phương pháp dạy học cho thấy, sự thống nhất giữa sự hướng dẫn của thầy và hoạt động học tập của trò có thể thực hiện được bằng cách quán triệt quan điểm hoạt động. Dạy học theo phương pháp mới phải làm cho học sinh chủ động suy nghĩ nhiều hơn, thực hành nhiều hơn trong quá trình chiếm lĩnh tri thức. Quan điểm dạy Hóa học là phải dạy suy nghĩ, dạy khả năng quan sát thí nghiệm và các hiện tượng trong tự nhiên,... để từ đó phân tích, tổng hợp, trừu tượng hóa, khái quát hóa,... Trong đó, phân tích - tổng hợp có vai trò trung tâm, tự mình phát hiện và nêu vấn đề, dự đoán được các kết quả và chứng minh được dự đoán đó. Vì vậy, tổ chức đa dạng các hoạt động học tập trong bộ môn Hóa học 9 không những giúp học sinh nắm kiến thức vững chắc, sáng tạo mà còn kích thích, tạo hứng thú học tập để học sinh say mê nghiên cứu, tìm tòi, phát hiện và giải thích kiến thức. Từ đó, các em học tốt hơn, vững chắc và sâu sắc hơn.
II. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
1. Thuận lợi.
Thực hiện đề án 706 của UBND huyện Lang Chánh về việc xây dựng trường THCS Thị Trấn thành trường trọng điểm chất lượng cao của huyện. Từ năm học 2014 – 2015 nhà trường đã được đầu tư tương đối đầy đủ về cơ sở vật chất phục vụ cho công tác giảng dạy.
Hiện nay, đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đại trà và chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi là vấn đề được Hội đồng sư phạm trường THCS Thị Trấn đặt lên hàng đầu. Với đội ngũ cán bộ, giáo viên được đào tạo chuẩn và trên chuẩn, nhiệt tình trong công tác giảng dạy, đầu tư nhiều thời gian và phương tiện cho việc thiết kế bài giảng để mỗi giờ giạy đều đạt chất lượng tốt nhất.
Học sinh trường THCS Thị Trấn đa số các em ngoan, chủ yếu sống ở vùng Thị trấn nên rất thuận tiện cho việc đi lại, học tập.
Nhiều học sinh cũng đã chủ động nghiên cứu tìm tòi khám phá kiến thức, có sự đầu tư cao cho học tập bộ môn.	
2. Khó khăn.
Một bộ phận không nhỏ học sinh chưa hứng thú khi học tập bộ môn Hóa học – môn học được tiếp cận muộn và kiến thức khá trừu tượng. Do đó, các em chưa có phương pháp học tập hợp lí để chiếm lĩnh tri thức một cách chủ động. Nhiều học sinh lười học, lười tư duy trong quá trình học tập.
Vấn đề thực hiện các thao tác làm thí nghiệm hóa học và vận dụng vào thực tiễn nhằm tăng khả năng tư duy của học sinh sau khi học xong lí thuyết hoặc khi nghiên cứu kiến thức mới là hết sức khó khăn. 
Thời gian dành cho HS hoạt động trong một tiết học là quá ít, kể cả hoạt động tay chân và hoạt động tư duy.
3. Chất lượng HS.
Chất lượng môn Hóa học của học sinh lớp 9 trước khi áp dụng đề tài: 
 (tháng 9 năm 2016)
 Chất lượng HS
Tổng số HS
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
46 
1
2,17
4
8,7
21
45,65
15
32,61
5
10,87
III. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
1. Thực hiện các thí nghiệm vui lồng ghép vào bài học.
Thực nghiệm là một phương pháp đặc trưng không thể thiếu của bộ môn Hóa học. Để thực hiện một thí nghiệm thành công, đòi hỏi giáo viên phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Tuy nhiên thay vì làm thí nghiệm thông thường, tùy từng thí nghiệm, nếu có thể được, giáo viên nên tăng sự hứng thú cho học sinh bằng cách biến đổi một chút, để thí nghiệm trở nên hấp dẫn, kích thích sự chú ý của các em. Khi thí nghiệm vui diễn ra, giáo viên sẽ gợi ý cho học sinh về mảng kiến thức có trong thí nghiệm vui vừa biểu diễn có liên quan đến bài học.
Ví dụ 1: Bài 7 – TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA BAZƠ
Sau khi dạy xong phần 1 của bài, giáo viên biểu diễn thí nghiệm: Cho Na vào thuyền giấy nhỏ bỏ vào chậu nước có pha một ít dung dịch phenolphtalein.
Sau đây cô có món quà tặng lớp. Đó là một trò ảo thuật: “Làm đắm chiến thuyền của địch”.
- Thuyền của địch đang tiến gần sát bờ biển quần đảo Hoàng Sa.
- Các chiến sỹ cảnh sát biển của Việt Nam đã anh dũng chiến đấu.
- Bùm! Bùm! Bùm!... Chiến thuyền của địch đã bị cháy, rồi chìm dần xuống biển.
- Quân địch chết và bị thương rất nhiều, máu của chúng nhuộm đỏ màu nước biển.
- Chúng ta đã chiến thắng rồi!...
	Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát và giải thích hiện tượng. Sau khi quan sát và giải thích thì học sinh được tái hiện cả kiến thức đã học ở lớp 8 về tính chất hóa học của nước và củng cố tính chất làm đổi màu chất chỉ thị màu của dung dịch bazơ.
(Thực ra, giáo viên đã chuẩn bị và tiến hành như sau:
 Ðổ 50ml nước cùng vài giọt phenolphtalein vào một cốc có dung tích 100ml. Lấy một miếng Natri cạo sạch, nhỏ bằng hạt đậu, bỏ vào chiếc thuyền bằng giấy (chọn loại giấy thấm nước) đã chuẩn bị sẵn. Sau một thời gian ngắn, có khí thoát ra nhiều, tàu tự bốc cháy, dung dịch chuyển thành màu đỏ.
Giải thích: Nước thấm qua giấy, tác dụng với natri, theo phương trình phản ứng sau: 	 2Na + 2H2O 	2NaOH + H2
	Phản ứng trên tỏa nhiều nhiệt, làm cho khí H2 thoát ra tự bốc cháy, đồng thời NaOH tạo thành làm cho phenolphtalein không màu chuyển sang màu đỏ.
	Chú ý: Trong thí nghiệm trên, mẩu Natri nhất thiết chỉ được lấy to bằng hạt đậu xanh. Nếu lấy to hơn, phản ứng xảy ra mãnh liệt, sẽ nổ, nguy hiểm).
Ví dụ 2: Bài 9 – TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA MUỐI
	Khi dạy phần 2: Muối tác dụng với axit.
Cho nhóm học sinh tiến hành thí nghiệm: Bóc vỏ trứng không cần dùng tay.
Dụng cụ, hóa chất: Cốc thủy tinh, Kẹp lấy hóa chất, một quả trứng gà đã được luộc chín, dung dịch HCl.
Cách tiến hành: Cho khoảng 50ml dung dịch HCl vào cốc, sau đó bỏ quả trứng vào.
Hiện tượng: Có bọt khí thoát ra, sau một thời gian, lấy quả trứng ra thấy không còn vỏ trứng như lúc đầu. 
Giải thích: Khi cho quả trứng vào cốc, HCl trong cốc đã phản ứng với CaCO3 (thành phần chính trong vỏ trứng), khí sinh ra là CO2.
PTHH: 2HCl + CaCO3 CaCl2 + CO2 + H2O
Ví dụ 3: Bài 38 – AXETILEN
Khi dạy về phản ứng cháy của axetilen, giáo viên có thể biểu diễn thêm thí nghiệm vui: Đốt nước đá cháy.
Lấy một ít đá bỏ vào một chén sứ miệng rộng, rồi bật diêm đốt. Thật kỳ lạ! Nước đá bốc cháy.
Cách làm: Trong chén sứ, trước khi bỏ nước đá thì bỏ sẵn một ít CaC2. 
Do có phản ứng: CaC2  + 2H2O C2H2 + Ca(OH)2
Khí C2H2 thoát trên mặt nước đá, khi đốt nó sẽ cháy giống hệt nước đá cháy.
 2C2H2 + 5O2 4CO2 + 2H2O
Ví dụ 4: Bài 52- TINH BỘT VÀ XENLULOZO
	Khi dạy phần: Tính chất hóa học của Tinh bột và Xenlulozơ, giáo viên biểu diễn cho học sinh quan sát thí nghiệm: Phát hiện dấu tay.
	Để điều tra các vụ án mạng hay trộm cắp, công an thường rắc bột để phát hiện dấu tay của thủ phạm.Ta cũng có thể biểu diễn thí nghiệm vui này.
Giáo viên đưa một tờ giấy trắng và sạch cho học sinh và yêu cầu học sinh bí mật in đầu ngón tay cái và ngón tay trỏ ở 2 bàn tay của một người nào đó lên tờ giấy. Giáo viên thu lại tờ giấy và mang đậy úp lên miệng lọ đựng cồn iot. Sau một thời gian lấy ra, các dấu tay xuất hiện trên giấy. 
Giải thích: Khi ta in tay lên giấy, tay ta sẽ để lại trên giấy vết mỡ của da. Iot sẽ hòa tan vết mỡ của da này làm xuất hiện dấu tay.
2. Kết hợp giải thích, liên hệ các hiện tượng trong thực tế có liên quan đến bài học.
Bằng việc đàm thoại, thảo luận, sử dụng các tài liệu trực quan thông qua tranh ảnh hoặc những đoạn phim ngắn, bằng lời giải thích, kể chuyện, đọc tài liệu, giáo viên có thể lồng ghép vào bài học các hiện tượng thực tế kết hợp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường ứng phó với biến đổi khí hậu... Điều này cần phụ thuộc vào mỗi bài giảng cụ thể, điều kiện từng trường và còn căn cứ vào phong cách lên lớp của từng người. Vì hiệu quả giáo dục với nội dung đề tài này, những kinh nghiệm có thể áp dụng cho người này nhưng cũng có thể không phù hợp với người khác. Bởi lẽ phong cách lên lớp của mỗi người nó như “tính cách” của mỗi con người không thể ai cũng giống ai. Tuy nhiên, mục đích cuối cùng thì như nhau đó là đảm bảo được nội dung của bài giảng và không ảnh hưởng đến tính đặc thù của dạy học hóa học.
2.1. Trường hợp thứ nhất, giáo viên có thể lồng ghép việc giải thích các hiện tượng, vấn đề trong thực tế bằng cách đưa vào phần “Khởi động” đầu tiết học.
Giáo viên nêu các câu hỏi gợi mở hoặc yêu cầu học sinh đưa ra ý kiến nhận xét về các vấn đề liên quan đến nội dung kiến thức trong bài học mới. Cũng có thể tạo những tình huống đột nhiên có khả năng xuất hiện, rất hay và sinh động hấp dẫn, người học cảm thấy tình huống đó tới một cách tự nhiên, và tự giác nhận thức vấn đề là một biện pháp độc lập, có thể dùng câu hỏi, nêu sự việc, hoặc một câu chuyện gây sự tò mò để làm xuất hiện tình huống có vấn đề.
Giáo viên hướng dẫn tiến trình hoạt động khởi động của học sinh thông qua hoạt động cá nhân hoặc nhóm được tổ chức linh hoạt, phù hợp với từng nội dung bài học sao cho vừa giúp các em huy động kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của bản thân, vừa xây dựng được ý thức hợp tác, tinh thần học tập lẫn nhau trong học sinh. Việc trao đổi với giáo viên có thể thực hiện sau khi đã kết thúc hoạt động nhóm.
Ví dụ 1: Bài 27- CACBON
	Giáo viên cho học sinh khởi động bằng tình huống đặt ra: Đã bạn nào từng nấu cơm giúp bố mẹ trong những ngày mất điện mà bị cháy hay bị khê chưa? Làm sao để chữa cơm khê? (Các em đưa ra rất nhiều cách); còn cách chữa cháy của cô là thêm ít than củi vào nồi cơm đó. Liệu phương án này của cô có đúng không ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay.
Giải thích: Vận dụng tính hấp phụ của than củi, nên nó hấp phụ được mùi khét và khê của nồi cơm, làm cơm đỡ có mùi khê. Đây là một tính chất vật lý khá quan trọng của Cacbon được nhắc tới trong chương trình.
Ví dụ 2: Bài 28 – CÁC OXIT CỦA CACBON
Giáo viên cho học sinh khởi động bằng tình huống đặt ra: Vì sao khi mở chai nước ngọt có ga lại có nhiều bọt khí thoát ra?
HS có thể có nhiều cách giải thích khác nhau. Sau khi có một vài phương án trả lời của học sinh, giáo viên chốt phương án cuối cùng: Nước ngọt không khác nước đường mấy, chỉ có khác là có thêm khí cacbonic CO2. Ở các nhà máy, khi sản xuất nước ngọt có ga, người ta dùng áp lực lớn để ép khí CO2 hòa tan vào nước, sau đó nạp vào chai hoặc lon và đóng kín lại. Khi bạn mở nắp chai hoặc lon nước ngọt, áp suất bên ngoài thấp hơn bên trong nên khí CO2 lập tức bay ra ngoài. Vì vậy các bọt khí thoát ra giống như lúc ta đun nước sôi. Về mùa hè, người ta thường thích uống nước ngọt ướp lạnh. Khi ta uống nước ngọt vào dạ dày, dạ dày và ruột không hề hấp thụ khí CO2. Ở trong dạ dày nhiệt độ cao nên CO2 nhanh chóng theo đường miệng thoát ra ngoài, nhờ vậy nó mang đi bớt một nhiệt lượng trong cơ thể làm cho người ta có cảm giác mát mẻ, dễ chịu. Ngoài ra khí CO2 có tác dụng kích thích nhẹ thành dạ dày, tăng cường  việc tiết dịch vị, có lợi cho tiêu hóa. 
Để tìm hiểu thêm các kiến thức liên quan đến CO2 cũng như oxit khác của Cacbon, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.
Ví dụ 3: Bài 26 – CLO
Trước hết giáo viên tái hiện cho học sinh kiến thức cũ có liên quan: Clo là khí độc.
Sau đó giáo viên đưa tình huống làm xuất hiện mâu thuẫn: Tại sao lại dùng clo để khử trùng nước sinh hoạt?
Sau khi học sinh dự đoán câu trả lời, giáo viên cung cấp thêm cho học sinh:
Trong hệ thống nước máy ở thành phố, người ta cho vào một lượng nhỏ khí clo, không ảnh hưởng đến sức khỏe con người nhưng có tác dụng diệt khuẩn: 
Cl2 + H2O HCl + HClO
Axit hipoclorơ HCl sinh ra có tính oxi hóa rất mạnh nên có tác dụng khử trùng, sát khuẩn nước. Phản ứng thuận nghịch nên clo rất dễ thoát ra khỏi dung dịch và bay một ít vào không khí, do đó khi ta sử dụng nước thì ngửi được mùi khí clo.
Vậy Clo còn có tính chất và ứng dụng nào khác? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay. 
Ví dụ 4: Bài 45 – AXIT AXETIC
	Giáo viên có thể đặt câu hỏi: Em hãy cho biết vai trò của giấm ăn đối với mỗi gia đình?
Sau khi học sinh trả lời có thể còn chưa đầy đủ. Giáo viên cung cấp thêm:
Giấm ăn đối với mỗi gia đình là không thể thiếu vì nó có vai trò tương đối quan trọng: Làm nước chấm, khử mùi hôi, khử mùi tanh cá, 
- Làm nước chấm: Nếu ăn ốc luộc, phồng tôm rán mà chấm nước giấm thanh thì không gì ngon bằng. 
Cách chế biến : Hành khô tỏi, gừng đập nhỏ, mỡ phi già cho gia vị vào đảo cho thơm. Giấm+ đường+ nước cho vừa phải đủ vị chua ngọt đổ vào chảo đun sôi.
- Khử mùi hôi: Người mắc bệnh hôi miệng cho một chút giấm vào cốc nước nguội súc miệng trước khi đi ngủ và sau khi ngủ dậy.
- Khử mùi tanh cá: Cá là thực phẩm sạch ăn ngon lại giàu dinh dưỡng. Nhược điểm khi ăn xong rất tanh miệng. Nguyên nhân là do cá có nhiều cacbilamin chất gây tanh (nhất là cá mè).
Cách khử : Lấy chậu nước sạch cho vào đó 1 muôi giấm. Cá mua về cho cả túi vào ngâm sau đó vừa mổ cá vừa ngâm vào giấm làm như vậy khi mổ cá xong caccbilamin đã hết, cá hết tanh đem rửa sạch và chế biến theo ý thích....
	Giấm ăn chính là dung dịch axit axetic 2 – 5%. Vậy ngoài ứng dụng làm giấm ăn, axit axetic còn có những ứng dụng nào khác, axit axetic có cấu tạo và tính chất như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.
2.2. Trường hợp thứ hai, giáo viên có thể lồng ghép việc giải thích các hiện tượng, vấn đề trong thực tế vào mỗi phần phù hợp trong tiết học.
Ví dụ 1: Khi dạy các bài 3, 4, 7,8 - Hóa học 9 giáo viên có thể sử dụng những câu hỏi sau:
Câu 1: Vì sao sau khi ăn trái cây không nên đánh răng ngay?
Giải thích : Vì chất chua (axit hữu cơ) có trong trái cây sẽ kết hợp với những thành phần có trong kem đánh răng theo bàn chải sẽ tấn công các kẽ răng và gây tổn thương cho lợi. Bởi vậy, cần để khoảng 30 phút sau khi nước bọt trung hòa lượng axit trong trái cây nhất là táo, cam, nho, chanh...
Áp dụng : Sử dụng câu hỏi trên để mở rộng tính chất hóa học của axit khi tác dụng với bazơ (phản ứng trung hòa) trong bài 3 hoặc bài 7 – Hóa học 9.
Câu 2 : Vì sao nước rau muống đang xanh, khi vắt chanh vào thì chuyển sang màu đỏ?
Giải thích: Có một số hợp chất hoá học gọi là chất chỉ thị màu, chúng làm cho dung dịch thay đổi màu khi độ axit thay đổi. Trong rau muống (và vài loại rau khác) có chất chỉ thị màu này. Trong chanh có chứa 7% axit xitric. Vắt chanh vào nước rau làm thay đổi độ axit, do đó làm thay đổi màu nước rau. Khi chưa vắt chanh, nước rau muống có màu xanh lét là chứa chất kiềm.
Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho phần mở rộng tính chất hóa học của axit hoặc bazơ khi tác dụng với quỳ tím ở bài 3 hoặc bài 7 – Hóa học 9.
Câu 3 : Vì sao khi pha loãng axit 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_to_chuc_da_dang_cac_hoat_dong_hoc_tap_nham_nang_cao_cha.doc