SKKN Tìm hiểu sinh vật trong các đại địa chất

SKKN Tìm hiểu sinh vật trong các đại địa chất

Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá nhằm phát huy tính tích cực trong học tập của học sinh, chuyển từ việc tiếp thu kiến thức thụ động, thầy giảng, trò ghi sang hướng dẫn người học chủ động trong quá trình tiếp nhận tri thức, dạy cho người học phương pháp tự học, tự thu nhận thông tin một cách hệ thống và có tư duy phân tích, tổng hợp, phát triển được năng lực của mỗi cá nhân. Với quan điểm này, các thủ thuật và hoạt động trên lớp học cũng đã được thay đổi và phát triển đa dạng. Chính vì thế người dạy cần nắm bắt những nguyên tắc chính trong phương pháp mới và tìm hiểu các thủ thuật và hoạt động dạy học sao cho có thể áp dụng được một cách uyển chuyển, linh hoạt, phù hợp và có hiệu quả.

 Là một giáo viên được nhà trường phân công dạy môn sinh học 12 trong năm học 2015 – 2016, và qua dự giờ đồng nghiệp tôi thấy rằng để học sinh có thể tiếp thu và ghi nhớ được nội dung sinh vật trong các đại địa chất ( Phần II. Sinh vật trong các đại địa chất – Trang 152, SGK sinh học 12 nâng cao) còn gặp nhiều khó khăn vì khối lượng kiến thức lớn, nhiều sự kiện liên quan đến mốc thời gian, các sinh vật điển hình, cũng như về đặc điểm khí hậu, địa chất Trong khi đó, đồ dùng dạy học còn thiếu, nếu chỉ sử dụng bảng 44 trong sách giáo khoa thì không tránh khỏi việc gây nhàm chán, học sinh không chú ý và ghi nhớ sẽ không có hiệu quả.

 

doc 14 trang thuychi01 9275
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Tìm hiểu sinh vật trong các đại địa chất", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỘT : MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
 	Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá nhằm phát huy tính tích cực trong học tập của học sinh, chuyển từ việc tiếp thu kiến thức thụ động, thầy giảng, trò ghi sang hướng dẫn người học chủ động trong quá trình tiếp nhận tri thức, dạy cho người học phương pháp tự học, tự thu nhận thông tin một cách hệ thống và có tư duy phân tích, tổng hợp, phát triển được năng lực của mỗi cá nhân. Với quan điểm này, các thủ thuật và hoạt động trên lớp học cũng đã được thay đổi và phát triển đa dạng. Chính vì thế người dạy cần nắm bắt những nguyên tắc chính trong phương pháp mới và tìm hiểu các thủ thuật và hoạt động dạy học sao cho có thể áp dụng được một cách uyển chuyển, linh hoạt, phù hợp và có hiệu quả.
	Là một giáo viên được nhà trường phân công dạy môn sinh học 12 trong năm học 2015 – 2016, và qua dự giờ đồng nghiệp tôi thấy rằng để học sinh có thể tiếp thu và ghi nhớ được nội dung sinh vật trong các đại địa chất ( Phần II. Sinh vật trong các đại địa chất – Trang 152, SGK sinh học 12 nâng cao) còn gặp nhiều khó khăn vì khối lượng kiến thức lớn, nhiều sự kiện liên quan đến mốc thời gian, các sinh vật điển hình, cũng như về đặc điểm khí hậu, địa chất Trong khi đó, đồ dùng dạy học còn thiếu, nếu chỉ sử dụng bảng 44 trong sách giáo khoa thì không tránh khỏi việc gây nhàm chán, học sinh không chú ý và ghi nhớ sẽ không có hiệu quả.
 	Để giúp học sinh tiếp thu tốt và ghi nhớ tốt phần II. Sinh vật trong các đại địa chất –( Trang 152, SGK sinh học 12 nâng cao), hướng tới hoạt động chủ động, chống thói quen thụ động, tạo nền tảng vững chắc cho các em về phương pháp học, các kỹ năng và hướng đến các năng lực cần có cho học sinh, tôi xin chia sẻ một số kinh nghiệm sử dụng thẻ (Flashcard) giúp các em nhớ nhanh, nhớ lâu và nhớ sâu qua đề tài: “ Sử dụng thẻ (Flashcard) để hướng dẫn học sinh học học phần II – SINH VẬT TRONG CÁC ĐẠI ĐỊA CHẤT - –( Trang 152, SGK sinh học 12 nâng cao)”.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: 
	Giúp học sinh tiếp thu tốt và ghi nhớ tốt phần II. Sinh vật trong các đại địa chất –( Trang 152, SGK sinh học 12 nâng cao), hướng tới hoạt động chủ động, chống thói quen thụ động, tạo nền tảng vững chắc cho các em về phương pháp học, các kỹ năng và hướng đến các năng lực cần có cho học sinh.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu là khả năng tiếp thu và tốc độ ghi nhớ các nội dung cơ bản của học sinh lớp 12B và 12I Trường THPT Mai Anh Tuấn- Nga sơn - Thanh Hoá.
	Đề tài được nghiên cứu trong năm học 2015- 2016
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp thực nghiệm trong quá trình dạy học trên lớp và hướng dẫn học sinh học, về học ở nhà.
Phương pháp thống kê toán học dựa trên số lượng học sinh thực hiện được các yêu cầu của đề tài.
PHẦN HAI : NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN.
Phần tiến hóa trong môn sinh học 12 là một phần khó học đối với học sinh, và cũng là phần khó dạy đối với mỗi giáo viên. Chính vì vậy trong quá trình giảng dạy giáo viên phải gây được sự hứng thú, tự tin, say mê, cố gắng học tập của bản thân các em mới mang lại kết quả học tập tốt. Các em phải luôn là người chủ động tích cực tham gia vào quá trình dạy và học. Điều đặc biệt quan trọng là cần thu hút học sinh thích học thông qua thị giác, vì đa phần các em đều thuộc loại này.
	Thẻ là nguồn học liệu tiện dụng khá phổ biến, đơn giản đồng thời mang lại nhiều hiệu quả như: Khả năng ghi nhớ nhanh chóng, tiết kiệm thời gian. Với thiết kế nhỏ gọn, đơn giản nhưng đẹp mắt, các tấm thẻ giúp học sinh cảm thấy hứng thú hơn trong quá trình sử dụng, những kiến thức đưa lên thẻ đều được tinh giản một cách ngắn gọn, súc tích giúp học sinh dễ dàng tập trung hơn vào các nội dung chính. 
1. Thẻ là gì (flashcard)?
Thẻ là những tấm card chứa thông tin ở cả 2 mặt, thông tin có thể là chữ, là số, là hình ảnh thường được sử dụng thảo luận ở lớp hoặc dùng để tự học (Nguồn Flashcard - Wikipedia, the free encyclopedia).
Hình thức: Tấm thẻ gồm 2 mặt được ghi thông tin theo hình thức: Câu hỏi – trả lời hoặc tên sự kiện – nội dung sự kiện.
Nguyên tắc: Thẻ được sử dụng rộng rãi như một cách thức để ghi nhớ thông qua những nguyên lí cơ bản của trí nhớ ( tần suất xuất hiện của sự vật theo thới gian và cách của sự vật đó xuất hiện).
Ứng dụng: Thẻ được ứng dụng để ghi nhớ trong nhiều lĩnh vực học tập như: toán học, vật lý, lịch sử, ngoại ngữ, sinh học . Đặc biệt ứng dụng vào phần “ sinh vật trong các đại địa chất” ở sinh học 12 tôi thấy rất hiệu quả.
2. Những yếu tố chính mang lại tính hiệu quả khi sử dụng thẻ:
- Yếu tố nội dung: 
Nội dung của thẻ có sự khác biệt so với những nội dung trong tài liệu văn bản ( text books) đó là: cấu trúc câu hỏi – trả lời hoặc là tên sự kiện – nội dung sự kiện, sự khác biệt này mang lại hiệu quả là khi lật từng tấm thẻ học sinh sẽ phải trả lời câu hỏi hoặc liên tưởng đến sự kiện, sẽ làm cho học sinh động não nhiều hơn, kích thích trí nhớ nhiều hơn học bằng văn bản thông thường. 
- Yếu tố hình thức: 
Với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và sự phát triển của nhân loại đã biến những công cụ phục vụ học tập trở nên nhỏ hơn nhưng tiện ích hơn, nhỏ hơn để tiết kiệm không gian hơn, nhỏ hơn để tiết kiệm năng lượng hơn, và nhỏ hơn để dễ mang theo người hơn.
Học sinh thường học mang lại hiệu quả hơn khi tập trung cao độ, thông thường một ngày người ta chỉ có thể tập trung vào một thời điểm theo đồng hồ sinh học của mỗi người, nhưng để tập trung vào việc học tập trong thời điểm đó không phải ai cũng làm được, nên khi học sinh mang những tấm thẻ nhỏ gọn trong người thì học sinh có thể ghi nhớ bất cứ lúc nào, ngay trong lúc học sinh không chú ý nhất, hình ảnh cũng như nội dung từ tấm thẻ cũng được ghi nhớ.
II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
Về phần nội dung: Chuyên đề tiến hoá là một trong những chuyên đề khó của chương trình Sinh học phổ thông. Nội dung chuyên đề chiếm 25% tổng số tiết của Sinh học 12. Đa số là kiến thức lý thuyết và bài tập vận dụng lý thuyết. Nó cũng chiếm gần 25 % nội dung trong các kỳ thi đại học cũng như đề thi học sinh giỏi, trong đó phần Sinh vật trong các đại địa chất là một phần rất khó nhớ vì liên quan đến các mốc thời gia, sự kiện, điều kiện vật địa chất, khí hậu ....
Về phần học sinh: Nhận thức của một bộ phận học sinh chưa đầy đủ, chưa đặt nhiều sự quan tâm đến môn học, ý thức thái độ giành cho môn học chưa nghiêm túc, học sinh quan tâm nhiều đến các môn học mang lại lợi ích cho cá nhân, giành sự quan tâm cho các môn thi đại học, đặc biệt là môn thi khối A, học sinh chỉ chú ý đến các nội dung tiến hành kiểm tra với ý thức chỉ cần trên điểm trung bình, nên sự hiểu biết về các nội dung học tập chưa sâu sắc, khả năng ghi hiểu và ghi nhớ nội dung bài học không tốt.
Về phần giáo viên: Chưa đầu tư đúng mức để tìm hiểu nội dung, tìm ra những phương pháp dạy hợp lý với từng nội dung trong bài, chưa sáng tạo ra các hình thức dạy học mới nên vẫn chủ yếu dạy theo phương pháp cũ là truyền đạt kiến thức.
 Các phương án dạy trên lớp trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
Sử dụng bảng 44 (trang 182 SGK sinh học 12 nâng cao) để hướng dẫn học sinh.
Trong phương án này, học sinh hoàn toàn thụ động tiếp thu và kiến thức và rất khó nhớ được những nội dung chính, nội dung cơ bản, nội dung cốt lõi của vấn để.
 Sử dụng máy chiếu để đưa những hình ảnh, gắn liền với các sự kiện cơ bản về sự phát triển của sinh giới qua các đại địa chất.
Phương án dạy này cũng có hiệu quả vì học sinh vừa nhìn thấy hình ảnh, vừa đọc được thông tin, các em có thể nhớ ngay lúc đó nhưng nội dung nhiều kiến thức, nhiều sự kiện, nên học sinh cũng nhanh quên.
III. CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ THỰC HIỆN ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỂ
 	Xuất phát từ những hạn chế và các giải pháp được đưa ra như trên, nhưng chưa thực sự có hiệu quả, bản thân tôi trong quá trình giảng dạy đã cố gắng tìm ra những biện pháp nhằm giúp cho học sinh tiếp thu tốt hơn, ghi nhớ lâu hơn trong từng đơn vị kiến thức, trong khuôn khổ của đề tài, tôi đã thực hiện một số hoạt động sử dụng thẻ trong dạy học như sau:
Chuẩn bị thẻ:
Hướng dẫn học sinh về nhà chuẩn bị thẻ của nội dung sinh vật trong các đại địa chất, thẻ có thể làm bằng 1 mảnh giấy A4 được chia làm 4, hoặc có thể làm bằng bìa cứng, hay bìa cacton với màu sắc tùy theo sở thích của học sinh, vì sẽ kích thích được thị giác của học sinh nhằm hướng học sinh vào nội dung cơ bản trên thẻ, học sinh sẽ hứng thú hơn và nhớ được lâu hơn.
Thẻ phải có kích thước bằng nhau và nhỏ gọn để dễ dàng sử dụng những lúc cần thiết, khi học, cũng như khi ôn bài.
Giáo viên cũng có thể sử dụng những các trang web thiết kế thẻ rất đa dạng về hình thức cũng như kích thước để thiết kế ra những tấm thẻ mà giáo viên có thể in ra được cung cấp miễn phí trên internet.
 Mặt trước của thẻ ghi tên các Đại hoặc Kỷ, mặt sau ghi ngắn gọn năm và các diễn biến chính trong đại đó, càng ngắn gọn càng hiệu quả.
Ví dụ 1: Thẻ học Đại thái cổ: 
Mặt trước của thẻ:
ĐẠI THÁI CỔ
Mặt sau của thẻ:
3500 triệu năm
 Hóa thạch sinh vật nhân sơ cổ nhất
Ví dụ 2: Thẻ học đại Nguyên Sinh:
Đại Nguyên Sinh
Mặt trước của thẻ:
Mặt sau của thẻ:
2500 triệu năm
- Động vật không xương sống
- Hóa thạch động vật cổ nhất
- Hóa thạch sinh vật nhân thực cổ nhất.
- Tích lũy oxy trong khí quyển
Ví dụ 3: Thẻ học phần kỷ Pecmi.
- Mặt trước thẻKỷ Pecmi
;
Mặt sau thẻ: 
300 triệu năm
- Phân hóa bò sát, phân hóa côn trùng, tuyệt diệt động vật biển
Tổ chức các hoạt động có sử dụng thẻ trên lớp
Hướng dẫn học sinh nghiên cứu sách giáo khoa và nhận diện các thẻ:
Ví dụ: Với hình ảnh dưới đây học học sinh sẽ nhận diện là ảnh đó thuộc kỷ hay đại nào?
	Học sinh sẽ ghi nhớ từ hình ảnh hoặc liên tưởng đến kiến thức phía sau tấm thẻ mà các em vừa được chủ động học được dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
Giáo viên nêu đặc điểm của một kỷ, một đại nào đó rồi yêu cầu học sinh trả lời bằng thẻ của các em.
Ví dụ: Kỷ nào có đặc điểm: 
Phân hóa bò sát, phân hóa côn trùng, tuyệt diệt động vật biển?
Học sinh sẽ liên tưởng đến kiến thức đã học và giơ thẻ có hình :
 Giáo viên quan sát và thống kê số học sinh trả lời đúng và trả lời sai để xem mức độ ghi nhớ của học để có phương án điều chỉnh kịp thời.
Tổ chức cho học sinh hoạt động sử dụng thẻ dưới dạng trò chơi:
Để tạo hứng thú cho học sinh, nâng cao tính linh hoạt, tích cực, chủ động tham gia vào mọi hoạt động dạy và học ở trên lớp thì có thể tổ chức cho các em hoạt động dưới dạng trò chơi. 
Tùy thuộc vào điều kiện và khả năng sáng tạo của giáo viên mà có thể tổ chức các trò chơi khác nhau cho học sinh:
Ví dụ: Biên chế lớp thành các đội, đặt 2 bộ thẻ xuống bàn, sau đó, mỗi đội cử một người ra rút thẻ.
Bạn của đội này giơ hình ra để bạn ở đội kia đọc các thông tin ở phía sau thẻ, cứ lần lượt như vậy, đội nào mà có nhiều bạn đọc được thông tin đầy đủ nhất thì đội đó thắng cuộc.
Hướng dẫn học sinh sử dụng thẻ học ở nhà:
Khi học ở nhà, các em lật mặt trước ghi nhớ hình ảnh và sự kiện rồi đọc diễn biến mặt sau, đảo qua vài lần, những cái nào cảm thấy nhớ rồi thì để riêng ra, cái nào chưa nhớ để hôm sau học tiếp, đến khi nhớ hết thì hai ba ngày ôn lại một lần.
Một số lưu ý khi các em học ở nhà:
+Ban đầu nên học các diễn biến chính, đơn giản đến khi thuộc rồi mới học thêm các Đại/ Kỷ vào ( lúc đầu chưa học thuộc thì rất dễ nhầm).
+ Khi học cố gắng tạo tối đa các liên tưởng, móc xích giống kiểu sơ đồ tư duy. 
Ví dụ: Học kỷ than đá phải nhớ dương xỉ xuất hiện nhiều. Học kỷ Jura liên tưởng đến công viên Khủng long.
+ Tập cách hình dung toàn bộ bức tranh trong đầu: Ban đầu là sự sống dưới nước, dạng thô sơ nhất ( Đại nguyên Sinh), rồi tảo xuất hiện tạo oxi cho khí quyển- mầm mống cho sự phát sinh của thực vật, động vật, rồi thực vật lên cạn, chuẩn bị thức ăn cho động vật, sau đó mới xuất hiện động vật lên cạn.
+ Học có thể tráo đổi đầu đuôi, tức là học tên kỷ rồi nhớ diễn biến, hoặc đọc diễn biến rồi nhớ lại tên kỷ.
IV. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Trong năm học 2015- 2016 tối đã áp dụng sáng kiến trên đối với học sinh lớp 12 B và 12I trường THPT Mai Anh Tuấn- Nga Sơn và kết quả cho thấy học sinh tiếp thu được bài với tỷ lệ cao hơn, phát huy tính tư duy, sáng tạo, tạo tính tò mò cho học sinh, các em hứng thú với việc học hơn, thu hút được sự tham gia hoạt động nhiệt tình của tất cả các đối tượng học sinh trong tiết học nên lớp học trở nên sôi nổi, sinh động hơn và qua đó chất lượng giáo dục được cải thiện đáng kể đặc biệt là khả năng ghi nhớ những nội dung khó như phần “ sinh vật trong các đại địa chất“.
	Đối với giáo viên, thời gian hoạt động của giáo viên ở mức tối thiểu, nên tiết kiệm được nhiều thời gian hơn cho các hoạt động khác trong tiết học. 
PHẦN III: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận: 
	Để nâng cao kết quả học tập, tạo hứng thú cho học sinh, trong quá trình giảng dạy đòi hỏi người giáo viên phải:
	- Thiết kế giáo án có tính khoa học, hệ thống câu hỏi ngắn gọn, dễ hiểu và hiểu rõ ý đồ của tác giả viết sách giáo khoa tránh truyền thụ kiến thưc một chiều, nặng lý thuyết, ít khuyến khích tư duy sáng tạo của học sinh.
- Lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp, linh hoạt có hiệu quả nhằm phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh. 
- Tăng cường sử dụng đồ dùng dạy học sẵn có hoặc tự làm phong phú, thiết thực, có hiệu quả tạo cho học sinh ham thích môn học, truyền đạt cho học sinh đầy đủ kiến thức trọng tâm đơn giản, dễ nhớ, dễ sử dụng.
 -Vai trò chủ yếu của thầy là điều khiển, hướng dẫn học sinh vào những hoạt động học tập tích cực và chủ động trên lớp
2. Kiến nghị
Trên đây là kinh nghiệm sử dụng thẻ mà tôi mạnh dạn đưa ra qua thực tế giảng dạy về phần Sinh vật trong các đại địa chất ( Trang 182 SGK Sinh học 12 – Nâng cao), thiết nghĩ đây cũng là vấn đề được quan tâm trong giảng dạy chuyên đề tiến hóa nói riêng và sinh học nói chung. Rất mong được sự tham khảo và đóng góp ý kiến của đồng nghiệp cũng như cấp trên.
 Nga sơn, ngày 25 tháng 5 năm 2016
 Người viết:
 Nguyễn Bá Chung
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa sinh học 12 (Nâng cao)
(NXB giáo dục )
2. Nguồn thông tin trên Internet

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_tim_hieu_sinh_vat_trong_cac_dai_dia_chat.doc