SKKN Tích hợp kiến thức ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng, chống thiên tai vào giảng dạy chương I và chương II Sinh học lớp 12 Ban cơ bản THPT

SKKN Tích hợp kiến thức ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng, chống thiên tai vào giảng dạy chương I và chương II Sinh học lớp 12 Ban cơ bản THPT

 Biến đổi khí hậu (BĐKH) đã và đang là vấn đề nóng của toàn cầu, biểu hiện rõ ràng là sự nóng lên của trái đất gây ra các tác hại như: gia tăng mực nước biển, băng hà lùi về hai cực, những đợt nóng, bão tố và lũ lụt, khô hạn, suy thoái kinh tế, xung đột và chiến tranh, mất đi sự đa dạng sinh học và phá hủy hệ sinh thái,. Nguyên nhân chủ yếu do hiện tượng trái đất ấm lên trong nhiều thập kỷ qua. Những dữ liệu thu được qua vệ tinh từng năm cho thấy số lượng các trận bão không thay đổi, nhưng số trận bão, lốc cường độ mạnh, sức tàn phá lớn đã tăng lên. Sự nóng lên của Trái đất, băng tan đã dẫn đến mực nước biển dâng cao. Nếu vào khoảng thời gian 1962 – 2003 lượng nước biển trung bình toàn cầu tăng 1,8mm/năm, thì từ năm 1993 – 2003 mức tăng là 3,1mm/năm. Tổng cộng 100 năm qua mực nước biển tăng 0,31m. Theo quan sát từ vệ tinh diện tích các lớp băng ở Bắc cực, Nam cực, băng ở Greenland và một số núi băng ở Trung Quốc đang dần bị thu hẹp. Dự báo đến cuối thế kỉ XXI, nhiệt độ trung bình sẽ tăng lên khoảng từ 2,0 – 4,50C và mực nước biển toàn cầu sẽ tăng từ 0,18 – 0,59m. Việt Nam là một trong những nước chịu sự ảnh hưởng nặng nề nhất của sự BĐKH và dâng cao của nước biển [4].

 Thực tế tại Việt Nam, BĐKH đã gây ra rất nhiều sự thay đổi như nhiệt độ trung bình năm tăng lên 0,50C trong vòng 70 năm, số lượng các đợt không khí lạnh giảm đáng kể trong vòng 2 thập kỉ, hình thái bão thay đổi và bão với cường độ lớn xuất hiện ngày càng nhiều.Theo Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, đợt rét từ ngày 22 – 28/01/2016 tại miền Bắc khiến 9.409 con gia súc bị chết, 9.453 ha diện tích lúa, 8.472 ha diện tích mạ, 16.149 ha diện tích hoa màu, rau bị thiệt hại. Trong đợt lạnh này, tuyết không chỉ phủ trắng các tỉnh miền núi giáp biên giới phía Bắc, mà còn xuất hiện ở Hà Nội, Nghệ An. Đây là điều chưa từng có trong lịch sử khí tượng Việt Nam [5].

 Thiệt hại do hạn hán, xâm nhập mặn ở khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long tính đến tháng 4/2016 là 9.020 tỷ đồng. Hạn hán và xâm nhập mặn còn khiến 475.000 hộ dân tại các khu vực trên bị thiếu nước sinh hoạt, 248.000 ha lúa, 129.000 ha cây công nghiệp, 50.000 ha cây ăn quả, 19.000 ha hoa màu, 5.000 ha thủy sản bị thiệt hại. Các tỉnh bị thiệt hại nặng nề nhất là Kiên Giang, Cà Mau, Bến Tre, Bạc Liêu. BĐKH còn ảnh hưởng tới tài nguyên rừng, gây nguy cơ cháy rừng, thiệt hại tài nguyên, tăng lượng phát thải khí nhà kính, tác động tới sức chịu tải, độ bền, độ an toàn của cơ sở hạ tầng, ảnh hưởng nghiêm trọng tới tài nguyên đất, làm gia tăng hiện tượng xói mòn, rửa trôi, sạt lở bờ sông, bờ biển [6].

 

doc 21 trang thuychi01 7471
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Tích hợp kiến thức ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng, chống thiên tai vào giảng dạy chương I và chương II Sinh học lớp 12 Ban cơ bản THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
MỤC LỤC
TRANG
1. MỞ ĐẦU
2
1.1. Lý do chọn đề tài
2
1.2. Mục đích nghiên cứu
3
1.3. Đối tượng nghiên cứu
3
1.4. Phương pháp nghiên cứu
3
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
3
2. NỘI DUNG ĐỀ TÀI
4
2.1. Cơ sở lí luận của đề tài
4
2.2. Thực trạng của đề tài
5
2.3. Giải quyết vấn đề
5
2.3.1. Xây dựng nội dung địa chỉ tích hợp...
5
2.3.2. Biên soạn một số giáo án dạy học tích hợp...
7
2.3.3. Biên soạn một số câu hỏi kiểm tra đánh giá...
17
2.4. Hiệu quả của đề tài
19
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
20
3.1. Kết luận
20
3.2. Kiến nghị
20
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài Trong mục: 1.1: được tham khảo từ TLTK số 4, 5, 6
	Biến đổi khí hậu (BĐKH) đã và đang là vấn đề nóng của toàn cầu, biểu hiện rõ ràng là sự nóng lên của trái đất gây ra các tác hại như: gia tăng mực nước biển, băng hà lùi về hai cực, những đợt nóng, bão tố và lũ lụt, khô hạn, suy thoái kinh tế, xung đột và chiến tranh, mất đi sự đa dạng sinh học và phá hủy hệ sinh thái,... Nguyên nhân chủ yếu do hiện tượng trái đất ấm lên trong nhiều thập kỷ qua. Những dữ liệu thu được qua vệ tinh từng năm cho thấy số lượng các trận bão không thay đổi, nhưng số trận bão, lốc cường độ mạnh, sức tàn phá lớn đã tăng lên. Sự nóng lên của Trái đất, băng tan đã dẫn đến mực nước biển dâng cao. Nếu vào khoảng thời gian 1962 – 2003 lượng nước biển trung bình toàn cầu tăng 1,8mm/năm, thì từ năm 1993 – 2003 mức tăng là 3,1mm/năm. Tổng cộng 100 năm qua mực nước biển tăng 0,31m. Theo quan sát từ vệ tinh diện tích các lớp băng ở Bắc cực, Nam cực, băng ở Greenland và một số núi băng ở Trung Quốc đang dần bị thu hẹp. Dự báo đến cuối thế kỉ XXI, nhiệt độ trung bình sẽ tăng lên khoảng từ 2,0 – 4,50C và mực nước biển toàn cầu sẽ tăng từ 0,18 – 0,59m. Việt Nam là một trong những nước chịu sự ảnh hưởng nặng nề nhất của sự BĐKH và dâng cao của nước biển [4].
	 Thực tế tại Việt Nam, BĐKH đã gây ra rất nhiều sự thay đổi như nhiệt độ trung bình năm tăng lên 0,50C trong vòng 70 năm, số lượng các đợt không khí lạnh giảm đáng kể trong vòng 2 thập kỉ, hình thái bão thay đổi và bão với cường độ lớn xuất hiện ngày càng nhiều...Theo Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, đợt rét từ ngày 22 – 28/01/2016 tại miền Bắc khiến 9.409 con gia súc bị chết, 9.453 ha diện tích lúa, 8.472 ha diện tích mạ, 16.149 ha diện tích hoa màu, rau bị thiệt hại. Trong đợt lạnh này, tuyết không chỉ phủ trắng các tỉnh miền núi giáp biên giới phía Bắc, mà còn xuất hiện ở Hà Nội, Nghệ An. Đây là điều chưa từng có trong lịch sử khí tượng Việt Nam [5].
	Thiệt hại do hạn hán, xâm nhập mặn ở khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long tính đến tháng 4/2016 là 9.020 tỷ đồng. Hạn hán và xâm nhập mặn còn khiến 475.000 hộ dân tại các khu vực trên bị thiếu nước sinh hoạt, 248.000 ha lúa, 129.000 ha cây công nghiệp, 50.000 ha cây ăn quả, 19.000 ha hoa màu, 5.000 ha thủy sản bị thiệt hại. Các tỉnh bị thiệt hại nặng nề nhất là Kiên Giang, Cà Mau, Bến Tre, Bạc Liêu. BĐKH còn ảnh hưởng tới tài nguyên rừng, gây nguy cơ cháy rừng, thiệt hại tài nguyên, tăng lượng phát thải khí nhà kính, tác động tới sức chịu tải, độ bền, độ an toàn của cơ sở hạ tầng, ảnh hưởng nghiêm trọng tới tài nguyên đất, làm gia tăng hiện tượng xói mòn, rửa trôi, sạt lở bờ sông, bờ biển [6].
 	Vậy thì, chúng ta phải làm gì để ứng phó với BĐKH và phòng, chống thiên tai? Việt Nam đã có rất nhiều nỗ lực để ứng phó với BĐKH như: tham gia các hoạt động ứng phó BĐKH của khu vực và quốc tế, Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH từ năm 2008, 
Để thực hiện chương trình mục tiêu đó, Bộ trưởng Bộ GD & ĐT đã phê duyệt kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH của ngành Giáo dục giai đoạn 2011 – 2015 và phê duyệt dự án “Đưa các nội dung ứng phó với BĐKH vào chương trình GD & ĐT giai đoạn 2011 – 2015”. Bộ GD & ĐT đã hoàn tất và xuất bản các tài liệu tham khảo dành cho giáo viên và học sinh về giáo dục ứng phó với BĐKH và phòng, chống thiên tai cấp THPT và các tài liệu cụ thể trong từng môn học. Bộ GD & ĐT cũng đã tổ chức các đợt tập huấn cho giáo viên về giáo dục ứng phó với BĐKH và phòng, chống thiên tai cho từng môn học. Tuy nhiên, trong các nội dung của các tài liệu và của các đợt tập huấn chỉ mang tính chất khái quát và mang tính định hướng mà chưa có chỉ đạo cụ thể. 
Tôi mong muốn xây dựng một tài liệu cụ thể và chi tiết hơn về giáo dục ứng phó với BĐKH và phòng, chống thiên tai trong bộ môn sinh học bằng cách lồng ghép những nội dung về “ứng phó với BĐKH và phòng, chống thiên tai” vào các môn học trong đó có môn sinh học bởi lẽ sinh học là bộ môn có nhiều liên hệ thực tế rất thuận lợi để lồng ghép, liên hệ nội dung về “ứng phó với BĐKH và phòng, chống thiên tai”. 
Từ những lý do trên tôi quyết định lựa chọn đề tài: 
Tích hợp kiến thức ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng, chống thiên tai vào giảng dạy chương I và chương II Sinh học lớp 12 Ban cơ bản THPT
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Xây dựng tài liệu chi tiết về giáo dục ứng phó với BĐKH và phòng, chống thiên tai thông qua môn Sinh học lớp 12.
- Giúp học sinh nhận thức rõ ràng và đầy đủ về BĐKH, từ đó bản thân mỗi em học sinh có những hành động cụ thể để ứng phó với BĐKH và phòng, chống thiên tai như: sử dụng nước, điện tiết kiệm, trồng nhiều cây xanh, bảo vệ môi trường, tuyên truyền cho mọi người xung quanh hiểu biết về BĐKH
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Biến đổi khí hậu và hậu quả mà nó gây ra là rất nghiêm trọng. Đối phó với BĐKH đang là vấn đề nóng của toàn xã hội. Vì vậy, cần tích hợp kiến thức ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng, chống thiên tai vào giảng dạy để cho các học sinh, chủ nhân tương lai của đất nước nhận thức rõ ràng và đầy đủ về BĐKH.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế
- Thu thập thông tin
- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu.
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
	Trong năm học 2015 – 2016 tôi đã thực hiện sáng kiến kinh nghiệm “Tích hợp kiến thức ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng, chống thiên tai vào giảng dạy chương II và chương III sinh học lớp 11 THPT” và đã thu được những kết quả đáng khích lệ. Vì vậy, trong năm học 2016 – 2017 tôi tiếp tục phát triển mở rộng đề tài trên không chỉ trong phạm vi sinh học lớp 11 nữa mà sang cả chương trình sinh học lớp 12, cụ thể là tôi thực hiện sáng kiến kinh nghiệm “Tích hợp kiến thức ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng, chống thiên tai vào giảng dạy chương I và chương II sinh học lớp 12 Ban cơ bản THPT”.
	Ngoài ra, tôi tích cực vận dụng sáng kiến kinh nghiệm trên vào giảng dạy ở nhiều lớp hơn so với năm học trước.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm Trong mục: 2.1: được tham khảo từ TLTK số 9
Biến đổi khí hậu đang là một trong những thách thức lớn đối với nhân loại, đã và đang gây ra những biến đổi mạnh mẽ thông qua các hiện tượng thời tiết cực đoan, dị thường như nhiệt độ tăng, bão mạnh, mưa lớn, lũ lụt, hạn hán, nước biển dâng cao Trong đó Việt Nam đã và đang phải đương đầu với những biến đổi đang ngày càng gia tăng của những hiện tượng thời tiết này.
Theo thông báo quốc gia lần thứ 2 của Bộ tài nguyên và Môi trường kể từ năm 1958 đến năm 2007, nhiệt độ trung bình ở Việt Nam tăng lên khoảng 0,5 – 0,7 độ C. Nhiệt độ mùa đông tăng nhanh hơn nhiệt độ mùa hè và nhiệt độ ở các vùng phía Bắc tăng nhanh hơn nhiệt độ ở các vùng phía Nam. Cụ thể như năm 2007, nhiệt độ trung bình cả năm tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng đều cao hơn trung bình của thập kỷ 1931 – 1940 là 0,8 – 1,3 độ C; cao hơn thập kỷ 1990 – 2000 là 0,4 – 0,5 độ C. Tính trung bình trong cả nước, lượng mưa trong 50 năm qua đã giảm khoảng 2%, biến đổi lượng mưa có xu hướng cực đoan, đó là tăng trong mùa mưa và giảm mạnh trong mùa khô. Bên cạnh đó, số đợt không khí lạnh ảnh hưởng tới Việt Nam cũng giảm rõ rệt trong 2 thập kỷ qua. Các biểu hiện thời tiết dị thường xuất hiện ngày càng nhiều, tiêu biểu như đợt lạnh rét đậm, rét hại như trong tháng 1 năm 2016 ở Bắc Bộ, đã gây thiệt hại lớn về vật nuôi và cây trồng đặc biệt ở các tỉnh Lào Cai, Hà Giang, Sơn La[9] 
Nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam, nó không chỉ cung cấp cái ăn, cái mặc cho nhân dân ta mà hiện nay nông nghiệp còn cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, phục vụ nhu cầu tái sản xuất, mở rộng các ngành kinh tế. Hiện nay, nông nghiệp vẫn chiếm khoảng 47% lao động cả nước. Tuy nhiên trước những ảnh hưởng của BĐKH toàn cầu thì sản xuất nông nghiệp của nước ta đang đứng trước những khó khăn rất lớn.Việc ứng phó với BĐKH và phòng, chống thiên tai lúc này là vô cùng cấp thiết, cần toàn thể các ngành nghề, trong đó ngành giáo dục đóng một vai trò quan trọng giúp giáo dục cho thế hệ trẻ những kiến thức về BĐKH. Vậy nên rất cần sự lồng ghép nội dung ứng phó với BĐKH và phòng, chống thiên tai vào các môn học.
Việc giáo dục kiến thức ứng phó với BĐKH và phòng, chống thiên tai ngay từ bây giờ cho các em học sinh ở mọi cấp học là rất cần thiết giúp các em nhận thức rõ ràng và đầy đủ về những tác hại của BĐKH và cách phòng, chống thiên tai. Từ đó các em biết vận dụng vào cuộc sống, làm thay đổi những thói quen hàng ngày theo hướng tiết kiệm nặng lượng như là: tiết kiệm điện, tiết kiệm và tái sử dụng nước sạch, bảo vệ môi trường sống xung quanh,Các em nhận thức đầy đủ về nguyên nhân và hậu quả của BĐKH để biết cách vận dụng trong hoàn cảnh cụ thể. Đây cũng là động lực để các em phấn đấu học tập nghiên cứu khoa học, ứng dụng những thành tựu mới vào cuộc sống. Đặc biệt, mỗi các em học sinh sẽ trở thành những tuyên truyền viên để mọi người thân trong gia đình hiểu biết về BĐKH, từ đó có những hành động cụ thể như: không xả rác bừa bãi, không chặt phá rừng, hạn chế sử dụng hóa chất đọc hại, trồng nhiều cây xanhĐiều này giúp gắn kết cả xã hội cùng đồng lòng vào cuộc chiến ứng phó với BĐKH và phòng, chống thiên tai. 
2.2. Thực trạng của vấn đề
	Các em học sinh lớp 12 đa số đều đang tập trung sức lực để học, ôn thi để dự kỳ thi THPT Quốc gia sao cho đạt kết quả cao nhất nên mỗi tiết học đối với các em lúc này rất căng thẳng áp lực. Vậy tại sao chúng ta không dạy học tích hợp kiến thức về ứng phó với BĐKH và phòng, chống thiên tai sẽ làm cho các em học sinh thêm phần hứng thú và yêu thích môn học hơn, để bài học trở nên mềm mại, gần gũi thực tế hơn, trong khi đó BĐKH đang là đề tài nóng của toàn cầu, đang được cả thế giới quan tâm, nhất là ở Việt Nam chúng ta. Từ đó giúp trang bị cho các em những kiến thức về BĐKH để các em vận dụng vào thực tiễn cuộc sống. Vì vậy, tôi mong muốn xây dựng tài liệu chi tiết về nội dung chương I và chương II sinh học lớp 12 Ban cơ bản THPT để giảng dạy cho các em và để các bạn đồng nghiệp cùng tham khảo, cụ thể là tôi giới thiệu các địa chỉ tích hợp, biên soạn các giáo án tích hợp kiến thức về ứng phó với BĐKH và phòng, chống thiên tai và biện soạn một số câu hỏi theo hướng phát triển năng lực của học sinh. Bản thân tôi đã biên soạn tài liệu dạy học tích hơp kiến thức về ứng phó với BĐKH và phòng, chống thiên tai ở cả 3 khối lớp 10,11,12 và tiến hành dạy thực nghiệm trên lớp và đã thu được những kết quả đáng khích lệ.
2.3. Giải pháp để giải quyết vấn đề
2.3.1. Xây dựng nội dung địa chỉ tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH và phòng, chống thiên tai vào dạy học chương I và chương II sinh học lớp 12 Ban Cơ bản Trong mục 2.3.1: được tham khảo tại TLTK số 3
 [3]
Chương
Tên bài
Địa chỉ tích hợp
Nội dung tích hợp
Mức độ tích hợp
Chương I. Cơ chế di truyền và biến dị
Bài 1. Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN
 I. Gen
Sự đa dạng gen chính là sự đa dạng di truyền (đa dạng vốn gen) của sinh giới.
Bảo vệ vốn gen sinh vật nói chung bằng cách không săn bắn quá mức, không chặt phá rừng bừa bãi
 Liên hệ
Bài 4. Đột biến gen
I.1. Khái niệm
II.1. Nguyên nhân
III.1. Hậu quả và ý nghĩa của đột biến gen
Đột biến gen là nguồn nguyên liệu cho tiến hóa và chọn giống, đồng thời tạo nên sự đa dạng sinh học.
Các tác nhân gây đột biến gen có thể là: tác nhân vật lí như tia phóng xạ hoặc môi trường bên ngoài cơ thể gây hại cho sinh vật, Vì vậy phải có ý thức bảo vệ môi trường sống nhằm hạn chế tác nhân gây đột biến gen cho sinh vật.
Liên hệ
Bài 5. Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
II.1. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể thường làm hỏng các gen, làm mất cân bằng gen và tái cấu trúc lại các gen trên nhiễm sắc thể nên thường gây hại cho sinh vật. 
Bảo vệ môi trường sống, tránh các hành vi gây ô nhiễm môi trường như: thải chất độc hại vào môi trường, hạn chế tác nhân gây đột biến ở sinh vật.
Liên hệ
Bài 6. Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
I. 4. Ý nghĩa của các lệch bội
II.3. Hậu quả và vai trò của đột biến đa bội
Đột biến lệch bội cung cấp nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến hóa, có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành loài mới.
Giáo dục ý thức bảo vệ gen, nguồn biến dị phát sinh, bảo tồn đa dạng sinh học.
Lồng ghép
Liên hệ
Chương II. Tính quy luật của hiện tượng di truyền
Bài 11. Liên kết gen và hoán vị gen
III. Ý nghĩa của hiện tượng liên kết gen và hoán vị gen
Liên kết gen hạn chế sự xuất hiện biến dị tổ hợp, giúp duy trì sự ổn định của loài.
Hoán vị gen tăng cường sự xuất hiện biến dị tổ hợp, tạo độ đa dạng trong loài.
Lồng ghép
Bài 13. Ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện của gen
II. Sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường
II. Mức phản ứng của kiểu gen
Có nhiều nhân tố của môi trường có thể ảnh hưởng tới sự biểu hiện của kiểu gen.
Tập hợp các kiểu hình của cùng một kiểu gen tương ứng với các môi trường khác nhau được gọi là mức phản ứng của kiểu gen.
Bảo vệ môi trường sống hạn chế sự tác động có hại đến sự sinh trưởng và phát triển của động, thực vật và con người nhằm tạo môi trường cho gen biểu hiện ở trạng thái tốt nhất.
Lồng ghép 
Liên hệ
Bài 14. Thực hành lai giống
Cả bài
Chủ động tạo giống mới có nhiều ưu điểm, làm tăng sự đa dạng các tính trạng trong loài, góp phần tăng đa dạng sinh học.
Liên hệ
2.3.2. Biên soạn một số giáo án dạy học tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH và phòng chống thiên tai Trong mục 2.3.2: được tham khảo tại TLTK số 1, 2, 7
 [1], [2], [7]
* Giáo án 1: 
PHẦN V- DI TRUYỀN HỌC
Chương I: CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
Tiết 1 – Bài 1: GEN, MÃ DI TRUYỀN VÀ QUÁ TRÌNH NHÂN ĐÔI ADN
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau khi học xong bài này, HS cần phải:
1. Kiến thức	
- Phát biểu được khái niệm gen, mô tả được cấu trúc chung của gen.
- Nêu được khái niệm và các đặc điểm chung của mã di truyền.
- Từ mô hình nhân đôi ADN, mô tả được các bước của quá trình nhân đôi ADN làm cơ sở cho sự tự nhân đôi NST.
2. Kĩ năng
 Rèn luyện kĩ năng tư duy, phân tích, tổng hợp và khái quát hóa.
3. Thái độ
Bảo vệ môi trường, bảo vệ động - thực vật quý hiếm.
4. Những năng lực cần đạt được
- Năng lực chung: Năng lực làm việc theo nhóm, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực tư duy.
- Năng lực riêng: Năng lực sử dụng ngôn ngữ, các thuật ngữ chuyên ngành như: mã di truyền, côđon, tái bản...
II. CHUẨN BỊ
- Giáo viên: Giáo án, SGK, Hình 1.1, 1.2 SGK.
- Học sinh: SGK, đọc trước bài học.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Hoạt động nhóm
- Vấn đáp, gợi mở
- Biểu diễn tranh ảnh
- Dạy học tích hợp
 IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức lớp học: Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: 
Trình bày cấu trúc và chức năng của AND, của các loại ARN.
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức cơ bản
* Hoạt động I : Tìm hiểu khái niệm, cấu trúc của gen.
GV: Yêu cầu học sinh nhắc lại khái niệm gen đã được học ở lớp 9 nêu khái niệm gen ?
GV liên hệ kiến thức ứng phó với BĐKH:
Sinh giới có vốn gen vô cùng đa dạng và phong phú, chúng ta cần phải bảo vệ vốn gen đó bằng các hành động như: Không săn bắn động vật qúy hiếm, không khai thác quá mức tài nguyên động, thực vật, không chặt phá rừng bừa bãiBảo vệ động, thực vật quý hiếm.
GV: Yêu cầu HS nghiên cứu hình 1.1 SGK và cho biết :
+ Mỗi gen cấu trúc gồm mấy vùng ? Vị trí và chức năng của từng vùng ?
HS: Nghiên cứu thông tin SGK và trả lời.
GV lưu ý :
+ Ở sinh vật nhân sơ có vùng mã hóa liên tục (gen không phân mảnh).
+ Ở sinh vật nhân thực có vùng mã hóa không liên tục, xen kẽ các đoạn mã hóa aa (ê xôn) là các đoạn không mã hóa aa (intron) vì vậy gọi là gen phân mảnh.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu về mã di truyền.
GV : Đưa ra câu hỏi tình huống: Gen cấu tạo từ các nucleotit, protein cấu tạo từ aa. Vậy làm thế nào mà gen qui định tổng hợp protein được ?
HS: Trả lời được: Thông qua mã di truyền.
GV : Vậy mã di truyền là gì ? Tại sao mã di truyền là mã bộ ba ?
HS: Nghiên cứu SGK mục II trang 7 trả lời câu hỏi, lớp nhận xét, bổ sung.
GV: Nhận xét, giúp HS hoàn thiện kiến thức.
GV: Mã di truyền có những đặc điểm gì?
HS: Nghiên cứu mục II SGK trang 8 trả lời câu hỏi.
GV: Nhận xét bổ sung để hoàn thiện kiến thức.
* Hoạt động 3: Tìm hiểu quá trình nhân đôi ADN.
GV: Treo tranh toàn bộ cơ chế tự nhân đôi của ADN để HS quan sát và đưa ra câu hỏi:
+ Quá trình nhân đôi của ADN gồm mấy bước chính?
+ Bước 2 diễn ra như thế nào? Mạch nào được sử dụng làm mạch khuôn? 
+ Chiều tổng hợp của các mạch mới? Mạch nào được tổng hợp liên tục? Tại sao?
+ Có nhận xét gì về cấu trúc của 2 phân tử ADN con?
+ Nhờ nguyên tắc nào mà 2 phân tử ADN con tạo ra giống nhau và giống với ADN mẹ?
HS: Quan sát sơ đồ hình 1.2 thảo luận và thống nhất ý kiến trả lời các câu hỏi trên.
 GV: Nhận xét bổ sung ý nghĩa của quá trình nhân đôi ADN để hoàn thiện kiến thức.
I. GEN
1. Khái niệm 
- Gen là một đoạn phân tử ADN mang thông tin mã hóa cho một chuỗi pôlipepetit hay một phân tử ARN.
- Ví dụ: SGK
2. Cấu trúc của gen cấu trúc 
* Mỗi gen cấu trúc gồm 3 vùng:
- Vùng điều hòa: Nằm ở đầu 3’của mạch gốc mang tín hiệu khởi động và điều hòa quá trình phiên mã.
- Vùng mã hóa: Nằm ở giữa gen, mang thông tin di truyền mã hóa axit min.
- Vùng kết thúc: Nằm ở cuối gen 5’ của mạch mã gốc của gen, mang tín hiệu kết thúc phiên mã.
II. MÃ DI TRUYỀN
1. Khái niệm
- Mã di truyền là trình tự các nucleôtit trong gen qui định trình tự các axit amin trong phân tử prôtêin (Mã di truyền là mã bộ ba)
- Trong 64 bộ ba thì có 3 bộ ba không mã hóa aa.
+ 3 bộ kết thúc: UAA, UAG, UGA, ->qui định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã.
+ 1 bộ mở đầu: AUG->qui định điểm khởi đầu dịch mã và qui định aa metionin (SV nhân thực), foocmin metionin (SV nhân sơ).
2. Đặc điểm của mã di truyền:
- Mã di truyền được đọc từ 1 điểm xác định và liên tục trên từng bộ ba nuclêôtit.
- Mã di truyền có tính phổ biến.
- Mã di truyền có tính đặc hiệu.
- Mã di truyền có tính thoái hóa.
III. QÚA TRÌNH NHÂN ĐÔI AND(tái bản AND)
1. Diễn biến
- Qua trình nhân đôi ADN diễn ra ở pha S(Kì trung gian) của chu kì tế bào, chuẩn bị cho phân bào.
- Qua trình nhân đôi ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn và gồm các bước:
Bước 1: Tháo xoắn ADN.
Bước 2: Tổng hợp các mạch ADN mới.
Bước 3: Hai phân tử ADN mới được tạo thành.
2. Ý nghĩa
Truyền thông tin di truyền trong hệ gen từ tế bào này sang tế bào khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác, đảm bảo cho sự sống được duy trì liên tục, mỗi loài có một bộ gen đặc trưng và tương đối ổn định.
4. Củng cố
- Trả lời các câu hỏi trắc nghiệm.
- Vì sao khi nhân đôi ADN một mạch của ADN được tổng hợp liên tục, còn mạch kia thì tổng hợp gián đoạn?
5. Hướng dẫn về nhà
- Học bài, trả lời câu hỏi SGK.
- Đọc trước bài 2.
* Giáo án 2
Tiết 4 – Bài 4. ĐỘT BIẾN GEN
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau khi học xong bài này, HS cần phải:
1. Kiến thức:
- Nêu được khái niệm đột biến gen, thể đột biến. Phân biệt được các dạng đột biến gen.
- Nêu được nguyên nhân và cơ chế phát sinh đột biến gen.
- Nêu được hậu quả và ý nghĩa của đột biến gen.
2. Kĩ năng: Quan sát hình vẽ để rút ra hiện tượng, bản chất sự vật.
3. Thái độ: Giáo dục môi trường, giải thích một số hiện tượng thực tế trong đời sống.
4. Những năng lực cần đạt được
- Năng lực chung: Năng lực làm việc theo nhóm, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực tư duy.
- Năng lực riêng: Năng lực sử dụng ngôn ngữ,

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_tich_hop_kien_thuc_ung_pho_voi_bien_doi_khi_hau_va_phon.doc