SKKN Tích hợp kiến thức bảo vệ môi trường vào môn công nghệ 12 THPT

SKKN Tích hợp kiến thức bảo vệ môi trường vào môn công nghệ 12 THPT

 Một vấn đề nóng bỏng, gây nhiều bức xúc trong dư luận xã hội cả nước hiện nay là tình trạng ô nhiễm môi trường sinh thái do các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người gây ra. Vấn đề này ngày càng trầm trọng, đe dọa trực tiếp sự phát triển kinh tế- xã hội bền vững, sự tồn tại, phát tiển của các thế hệ hiện tại và tương lai.

 Ô nhiễm môi trường bao gồm ba loại chính là: ô nhiễm đất, ô nhiễm nước và ô nhiễm không khí. Trong ba loại ô nhiễm đó thì ô nhiễm không khí tại các đô thị lớn, khu công nghiệp và làng nghề là nghiêm trọng nhất, mức độ ô nhiễm vượt nhiều lần tiêu chuẩn cho phép.

 Một trong những nguyên nhân gây ra ô nhiễm đó là công tác tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ môi trường trong xã hội còn hạn chế, dẫn đến chưa phát huy được ý thức tự giác, trách nhiệm của các tổ chức cá nhân, cộng đồng trong việc tham gia gìn giữ và bảo vệ môi trường.

 Trong những năm qua Đảng và Nhà nước đã có nhiều giải pháp để bảo vệ môi trường. Một trong những giải pháp đó là: đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về môi trường trong toàn xã hội nhằm tạo sự chuyển biến và nâng cao nhận thức, ý thức tự giác trong việc bảo vệ môi trường cho người dân, doanh nghiệp

 

doc 21 trang thuychi01 11443
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Tích hợp kiến thức bảo vệ môi trường vào môn công nghệ 12 THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
ĐỀ MỤC
TRANG
1. MỞ ĐẦU
1
1.1. Lý do chọn đề tài
1
1.2. Mục đích nghiên cứu
2
3. Đối tượng nghiên cứu
2
4. Phương pháp nghiên cứu
2
2. NỘI DUNG
3
2.1. Cơ sở lí luận của đề tài
3
2.2. Thực trạng của đề tài
4
2.3. Các giải pháp giải quyết vấn đề
4
2.3.1. Xây dựng nội dung địa chỉ tích hợp...
4
2.3.2. Biên soạn một số giáo án dạy học tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường
6
2.3.3. Biên soạn một số câu hỏi kiểm tra đánh giá...
17
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 
18
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
19
3.1. Kết luận
19
3.2. Kiến nghị
19
TÀI LIỆU THAM KHẢO
20
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
 Một vấn đề nóng bỏng, gây nhiều bức xúc trong dư luận xã hội cả nước hiện nay là tình trạng ô nhiễm môi trường sinh thái do các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người gây ra. Vấn đề này ngày càng trầm trọng, đe dọa trực tiếp sự phát triển kinh tế- xã hội bền vững, sự tồn tại, phát tiển của các thế hệ hiện tại và tương lai. 
 Ô nhiễm môi trường bao gồm ba loại chính là: ô nhiễm đất, ô nhiễm nước và ô nhiễm không khí. Trong ba loại ô nhiễm đó thì ô nhiễm không khí tại các đô thị lớn, khu công nghiệp và làng nghề là nghiêm trọng nhất, mức độ ô nhiễm vượt nhiều lần tiêu chuẩn cho phép.
 Một trong những nguyên nhân gây ra ô nhiễm đó là công tác tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ môi trường trong xã hội còn hạn chế, dẫn đến chưa phát huy được ý thức tự giác, trách nhiệm của các tổ chức cá nhân, cộng đồng trong việc tham gia gìn giữ và bảo vệ môi trường.
 Trong những năm qua Đảng và Nhà nước đã có nhiều giải pháp để bảo vệ môi trường. Một trong những giải pháp đó là: đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về môi trường trong toàn xã hội nhằm tạo sự chuyển biến và nâng cao nhận thức, ý thức tự giác trong việc bảo vệ môi trường cho người dân, doanh nghiệp
 Để thực hiện chương trình mục tiêu đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành kế hoạch bảo vệ môi trường năm 2015 tập trung vào các hoạt động triển khai nhiệm vụ” Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân”; đồng thời xây dựng chương trình, tài liệu, bài giảng, băng hình về bảo vệ môi trường cho các cấp học và các trình độ đào tạo.
Bộ GD& ĐT đã hoàn tất và xuất bản các tài liệu, bài giảng, băng hình về bảo vệ môi trường cho các cấp học và các trình độ đào tạo. Tuy nhiên, trong các nội dung của các tài liệu và của các đợt tập huấn chỉ mang tính chất khái quát và mang tính định hướng mà chưa có tài liệu một cách chi tiết. Hơn thế nữa tôi nhận thấy môn Công nghệ là bộ môn khoa học ứng dụng rất thuận lợi để tích hợp kiến thức bảo vệ môi trường vào các bài học.
 Bản thân là giáo viên THPT thiết nghĩ cần phải có trách nhiệm giáo dục cho các em học sinh, những chủ nhân tương lai của đất nước hiểu biết rõ về vấn đề bảo vệ môi trường từ đó các em có ý thức trong việc bảo vệ môi trường.
 Để giáo dục về “ bảo vệ môi trường” cho học sinh ở trường THPT có nhiều cách và kết hợp nhiều hình thức như: tuyên truyền, cổ động, thông qua qua các cuộc thi Nhưng theo tôi một trong những cách hữu hiệu nhất để gắn học sinh vào các hoạt động này một cách có hiệu quả đó là lồng ghép những nội dung về bảo vệ môi trường vào các môn học trong đó có môn Công nghệ 
 Với những lí do nói trên tôi thực hiện đề tài: “ Tích hợp kiến thức bảo vệ môi trường vào môn công nghệ 12 THPT”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Xây dựng cơ sở lí luận về dạy học tích hợp nội dung bảo vệ môi trường vào môn công nghệ 12
Xây dựng địa chỉ tích hợp nội dung bảo vệ môi trường vào môn công nghệ 12
Xây dựng một số giáo án mẫu về tích hợp nội dung bảo vệ môi trường vào môn công nghệ 12 để bản thân vận dụng vào trong qua trình giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng, đồng thời cung cấp nguồn tài liệu cho đồng nghiệp tham khảo
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Tích hợp nội dung bảo vệ môi trường vào môn công nghệ 12 THPT
1.4. Phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết
Nghiên cứu tài liệu, SGK, tìm hiểu thông tin trên mạng Internet để xây dựng cơ sở lí thuyết, xây dựng địa chỉ tích hợp và tiến hành soạn giáo án mẫu về tích hợp nội dung bảo vệ môi trường vào môn công nghệ 12
* Phương pháp trần thuật
Sử dụng phương pháp này để mô tả sự vật, hiện tượng của môi trường
* Phương pháp giảng giải
Sử dụng khi giải thích vấn đề, giáo viên nêu ra các dẫn chứng để làm rõ những kiến thức mới về môi trường
* Phương pháp vấn đáp
Giáo viên đưa ra các câu hỏi và học sinh trả lời, cũng có khi học sinh hỏi và giáo viên trả lời
* Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin
 Soạn giáo án tôi tiến hành giảng dạy để đánh giá, tôi chia thành hai nhóm: nhóm lớp tiến hành dạy học tích hợp nội dung bảo vệ môi trường là A1, A2, và nhóm lớp không dạy học tích hợp là: A3, A5. 
 Sau khi dạy các bài theo kế hoạch, tôi đưa ra một số câu hỏi về nội dung bảo vệ môi trường cho học sinh trả lời vào giấy. Thu kết quả tiến hành đánh giá, so sánh, rút ra kết luận.
* Phương pháp thống kê, xử lý số liệu
Sau khi thu được kết quả trả lời câu hỏi của học sinh ở hai khối lớp đã chia theo dự định, tiến hành thống kê và xử lí số liệu để đánh giá về mức độ nhận biết về bảo vệ môi trường của học sinh.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.1.1. Một số vấn đề chung về môi trường và giáo dục bảo vệ môi trường
2.1.1.1. Khái niệm môi trường
Theo nghĩa rộng: Môi trường bao gồm các nhân tố tự nhiên và các nhân tố kinh tế xã hội ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của con người và các nguồn tài nguyên cần thiết cho sự sống.
Theo nghĩa hẹp: Môi trường gồm các nhân tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người có ảnh hưởng đến cuộc sống, sản xuất và sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật.
2.1.1.2. Giáo dục môi trường
Giáo dục môi trường là một quá trình tạo dựng cho con người những nhận thức và mối quan tâm đến môi trường và các vấn đề về môi trường. Giáo dục môi trường gắn liền với việc học kiến thức, rèn luyện kĩ năng, hình thành thái độ và lòng nhiệt tình để hoạt động một cách độc lập hoặc phối hợp nhằm tìm ra giải pháp cho vấn đề môi trường hiện tại và tương lai.
2.1.1.3. Sự cần thiết của việc giáo dục bảo vệ môi trường trong trường THPT
 Những hiểm họa suy thoái về môi trường đang ngày càng đe dọa cuộc sống của loài người . Chính vì vậy bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của nhân loại và của mỗi Quốc gia.
 Nguyên nhân cơ bản gây ra ô nhiễm và làm suy thoái môi trường là do sự thiếu hiểu biết và sự thiếu ý thức của con người
Ô nhiễm môi trường trong sản xuất công nghiệp
Giáo dục bảo vệ môi trường là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất, kinh tế nhất và có tính bền vững nhất.
2.1.1.4. Mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trường trong trường THPT
* Kiến thức	
Giúp học sinh tích lũy được nhiều kinh nghiệm khác nhau và có sự hiểu biết cơ bản về môi trường và những vấn đề liên quan.
* Kĩ năng
Giúp học sinh có được những kĩ năng trong việc xác định và giải quyết các vấn đề về môi trường.
* Thái độ
Giúp học sinh hình thành những giá trị và ý thức quan tâm vì môi trường cũng như những đông cơ trong việc thúc đẩy tham gia tích cực vào việc bảo vệ và cải thiện môi trường.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
 Việc giáo dục kiến thức bảo vệ môi trường ngay từ bây giời cho các em học sinh ở mọi cấp học là rất cần thiết giúp các em nhận thức rõ ràng và đầy đủ về những tác hại của ô nhiễm môi trường gây ra. Từ đó các em biết vận dụng vào cuộc sống, làm thay đổi những thói quen hàng ngày theo hướng tiết kiệm năng lượng như là: tiết kiệm điện, tiết kiệm và tái sử dụng nước sạch, bảo vệ môi trường sống xung quanh không vứt rác bừa bãi,Các em nhận thức đầy đủ về nguyên nhân và hậu quả của ô nhiễm môi trường để biết cách vận dụng trong hoàn cảnh cụ thể. Đây cũng là động lực để các em phấn đấu học tập nghiên cứu khoa học, ứng dụng những thành tựu mới vào cuộc sống. Đặc biệt, mỗi các em học sinh sẽ trở thành những tuyên truyền viên để mọi người thân trong gia đình hiểu biết về ô nhiễm môi trường, cũng như tác hại của nó, từ đó có những hành động cụ thể như: không xã rác bừa bãi, không chặt phá rừng, hạn chế sử dụng hóa chất độc hại, sử dụng tiết kiệm điện, trồng nhiều cây xanhĐiều này giúp gắn kết cả xã hội cùng đồng lòng vào cuộc chiến chống ô nhiễm môi trường. 
 Nội dung chương trình môn công nghệ nói chung và môn công nghệ lớp 12 nói riêng ít được các thầy cô cũng như các em học sinh quan tâm chú trọng. Bên cạnh đó hầu hết ở các trường THPT giáo viên giảng dạy môn công nghệ chưa đầy đủ mà chủ yếu là các thầy cô giáo giảng dạy môn vật lí đảm nhận. Nên việc dạy học còn mang tính hình thức, các thầy cô chưa lồng ghép. Tuy nhiên theo tôi nội dung chương trình công nghệ 12 không chỉ rất thực tế mà còn rất thuận lợi để tích hợp kiến thức về bảo vệ môi trường. Ô nhiễm môi trường đang là đề tài nóng không chỉ ở Việt Nam mà nó mang tính toàn cầu, vì vậy khi dạy học tích hợp kiến thức bảo vệ môi trường sẽ làm cho các em học sinh thêm phần thích thú và yêu thích môn học hơn. Từ đó giúp trang bị cho các em những kiến thức về bảo vệ môi trường để các em vận dụng vào thực tiễn cuộc sống. Vì vậy, tôi mong muốn xây dựng tài liệu chi tiết nội dung tích hợp bảo vệ môi trường vào môn công nghệ 12 THPT để giảng dạy cho các em và để các đồng nghiệp cùng tham khảo. Cụ thể tôi giới thiệu các địa chỉ tích hợp, biên soạn các giáo án tích hợp kiến thức bảo vệ môi trường và biên soạn một số câu hỏi theo hướng phát triển năng lực của học sinh. Bản thân tôi đã tiến hành dạy thực nghiệm trên lớp và đã thu được những kết quả.
2.3. Các giải pháp giải quyết vấn đề
2.3.1. Xây dựng nội dung địa chỉ tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào dạy học môn công nghệ lớp 12
Chương 
Tên bài
Địa chỉ tích hợp
Nội dung tích hợp
Mức độ tích hợp
Chương 1. Linh kiện điện tử
Bài 2: Điện trở- Tụ điện- Cuộn cảm
II. Tụ điện
Khi ta thay thế linh kiện điện tử bị hư hỏng như điện trở, cuộn cảm, tụ điện chúng ta phải bỏ vào nơi quy định không được vứt bừa bãi ra môi trường, gây ô nhiễm môi trường.
Lồng ghépLiên hệ
Chương 2: Một số mạch điện tử cơ bản
 Bài 7. Khái niệm về mạch điện tử, chỉnh lưu, nguồn một chiều
II. Mạch chỉnh lưu và nguồn một chiều
- Chúng ta sử dụng mạch chỉnh lưu, nguồn một chiều cho bóng đèn Led để chiếu sáng góp phần tiết kiệm điên năng góp phần bảo vệ môi trường
- Ngoài sử dụng mạch chỉnh lưu để có nguồn một chiều, người ta còn sử dụng nguồn một chiều có sẵn như pin, ắc quy. Nhưng khi pin, ắc quy bị hỏng chúng ta không được tái chế hoặc vứt bừa bãi ra môi trường 
Lồng ghép
Liên hệ
Chương 3: Một số mạch điện tử điều khiển đơn giản
Bài 15: Mạch điều khiển tốc độ động cơ điện xoay chiều một pha
I. Công dụng mạch điều khiển tốc độ động cơ điện xoay chiều một pha
II. Nguyên lí điều khiển động cơ một pha
Với việc sử dụng mạch điều khiển tốc độ động cơ điện xoay chiều một pha một cách hợp lí làm cho động cơ hoạt động một cách hiệu quả, giảm thiểu tiêu tốn điện năng góp phần bảo vệ môi trường
Khi không sử dụng ta nên tắt các loại động cơ để tiết kiệm điện năng như khi không ngồi mát nữa ta nên tắt quạt.
Lồng ghép
Liên hệ
Chương 4: Một số thiết bị điện tử dân dụng 
 Bài 20: Máy thu hình
I. Khái niệm về máy thu hình
 Khi không xem ti vi ta nên tắt hẳn nguồn điện không nên để ti vi ở chế độ chờ vì lúc này ti vi vẫn tiêu tốn một lượng điện năng khoảng 4w
Lồng ghép
Liên hệ
Chương 5: Mạch điện xoay chiều ba pha
Bài 22: Hệ thống điện quốc gia
III. Vai trò của hệ thống điện quốc gia
- Dùng các loại bóng đèn có hiệu suất phát quang cao như đèn compact huỳnh quang, đèn ống huỳnh quang để thay thế cho đèn sợi đốt, để tiết kiệm điện năng.
- Tắt các thiết bị điện khi không sử dụng và ngắt điện khi ra khỏi phòng tránh lãng phí điện mà còn loại bỏ nguy cơ hỏa hoạn
- Hạn chế xây mới các nhà máy thủy điện và nhiệt điện góp phần bảo vệ môi trường đồng thời góp phần khai thác, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả các nguồn tài nguyên. 
Lồng ghép
Liên hệ
2.3.2. Biên soạn một số giáo án dạy học tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường
Giáo án 1
Ngày soạn: 18/8/2015	Tiết: 01
Ngày dạy: 22/8/2015
CHƯƠNG I: LINH KIỆN ĐIỆN TỬ
Bài 2 : ĐIỆN TRỞ, TỤ ĐIỆN, CUỘN CẢM
I. MỤC TIÊU
 1. Kiến thức
 Biết được cấu tạo, kí hiệu, số liệu kỹ thuật và công dụng của các linh kiện: điện trở, tụ điện, cuộn cảm.
 Kỹ năng
 Vẽ được sơ đồ mạch điện đơn giản có chứa các linh kiện: điện trở, tụ điện, cuộn cảm.
3. Thái độ
- Hình thành ý thức công nghiệp
- Hình thành ý thức bảo vệ môi trường
II. CHUẨN BỊ 
1. Chuẩn bị của giáo viên
Nghiên cứu kỹ bài 2 SGK và các tài liệu có liên quan.
Các loại linh kiện điện tử thật, siêu tầm trên mạng Internet
2. Chuẩn bị của học sinh
Nghiên cứu kỹ bài 2 SGK và các tài liệu có liên quan.
Sưu tầm các loại linh kiện điện tử.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC
1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số
2. Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: Tìm hiểu về điện trở
GV? Nêu công dụng của điện trở theo hiểu biết của em?
HS: trả lời
GV? Nêu cấu tạo của điện trở theo hiểu biết của em?
HS: trả lời
GV? Em hãy cho biết các loại điện trở thường dùng?
HS: trả lời
GV cho hs quan sát các loại điện trở.
HS: quan sát và gọi tên các loại điện trở
GV? Em hãy cho biết trong các sơ đồ mạch điện các điện trỏ được kí hiệu như thế nào?
HS: trả lời
GV: gọi HS lên bảng vẽ các kí hiệu điện trở theo yêu cầu của GV.
I./ Điện trở
1. Công dụng, cấu tạo và phân loại:
* Công dụng
- Điều chỉnh dòng điện trong mạch.
- Phân chia điện áp.
* Cấu tạo: Thường dùng dây điện trở hoặc bột than phủ lên lõi sứ.
* Phân loại điện trở
Điện trở cố định.
Biến trở.
Điện trở nhiệt.
Điện trở biến đổi theo điện áp.
Quang điện trở.
* Kí hiệu của điện trở: SGK
2. Các số liệu kỹ thuật
- Trị số của điện trở: (R) là con số chỉ mức độ cản trở dòng điện của điện trở.
- Đơn vị , K, M.
- Công suất định mức: là công suất tiêu hao trên điện trở( mà nó có thể chịu được trong thời gian dài không bị cháy đứt). Đơn vị W.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về tụ điện
GV? Em hãy cho biết công dụng của tụ điện ?
HS: trả lời
GV? Tại sao tụ điện lại ngăn dòng một chiều mà cho dòng xoay chiều đi qua?
HS: trả lời
GV? Em hãy cho biết cấu tạo của tụ điện?
HS: Nêu cấu tạo của tụ theo hiểu biết của bản thân.
GV? Em hãy cho biết các loại tụ điện?
HS: trả lời
Tích hợp: Khi ta thay thế linh kiện điện tử bị hư hỏng như điện trở, cuộn cảm, tụ điện chúng ta phải bỏ vào nơi quy định không được vứt bừa bãi ra môi trường, gây ô nhiễm môi trường. GV đưa ra các dẫn chứng siêu tầm trên mạng Internet
GV: Em hãy cho biết trong sơ đồ các mạch điện tụ có kí hiệu như thế nào?
HS lên bảng vẽ các ký hiệu theo yêu cầu của các thầy cô.
GV: Tụ điện có các thông số cơ bản nào?
 HS đọc các thông số trên tụ 
GV? 1 F = ? µF
HS: trả lời
II./ Tụ điện
1.Công dụng, cấu tạo và phân loại
* Công dụng
- Ngăn cách dòng một chiều và cho dòng xoay chiều đi qua.
- Lọc nguồn
* Cấu tạo: Gồm các bản cực cách điện với nhau bằng lớp điện môi.
* Phân loại tụ điện
Tụ giấy, Tụ mi ca, Tụ ni lông, Tụ dầu, Tụ hóa.
* Kí hiệu tụ điện: SGK
2. Các số liệu kỹ thuật của tụ
- Trị số điện dung (C): Là trị số chỉ khả năng tích lũy năng lượng điện trườngcủa tụ điện khi có điện áp đặt lên hai cực của tụ đó.
XC = ()
 Đơn vị:, nF, pF.
- Điện áp định mức (Uđm): Là trị số điện áp lớn nhất cho phếp đặt lên hai đầu cực của tụ điện mà vẫn an tồn. 
Hoạt động 3: Tìm hiểu về cuộn cảm
GV: Em hãy cho biết công dụng của cuộn cảm ?
HS: trả lời
GV? Tại sao cuộn cảm lại ngăn dòng cao tần mà cho dòng một chiều đi qua?
HS: trả lời
GV? Em hãy cho biết cấu tạo của cuộn cảm?
HS: Nêu cấu tạo của cuộn theo hiểu biết của bản thân.
GV: Em hãy cho biết các loại cuộn cảm?
HS: trả lời
GV: Em hãy cho biết trong sơ đồ các mạch điện cuộn cảm có kí hiệu như thế nào?
HS lên bảng vẽ các ký hiệu 
GV? Cuộn cảm có các thông số cơ bản nào?
HS : trả lời
 GV? 1 H = ? mH
HS: trả lời
III. Cuộn cảm
1.Công dụng, cấu tạo và phân loại 
* Công dụng
- Ngăn cách dòng cao tần và cho dòng một chiều đi qua.
- tạo mạch cộng hưởng
* Cấu tạo: Gồm dây dẫn quấn thành cuộn phía trong có lõi.
* Phân loại cuộn cảm :
Cuộn cảm cao tần.
Cuộn cảm trung tần.
Cuộn cảm âm tần.
* Ký hiệu cuộn cảm : SGK
2. Các số liệu kỹ thuật của cuộn cảm 
- Trị số điện cảm (L) : Là trị số chỉ khả năng tích lũy năng lượng từ trương khi có dòng điện chạy qua.
- Đơn vị : H, mH, µH.
- Hệ số phẩm chất (Q) : Đặc trưng cho sự tổn hao năng lượng của cuộn cảm và được đo bằng 
Q = 
IV. CỦNG CỐ
- Trình bày công dụng của điện trỏ, tụ điện, cuộn cảm
- Đọc giá trị 5k 1,5w : 15F 15V HS : Trả lời
Giáo án 2 
Ngày soạn: 26/9/2015	tiết: 6
Ngày dạy: 29/9/2015 
CHƯƠNG II: MỘT SỐ MẠCH ĐIỆN TỬ ĐƠN GIẢN
Bài 7:: KHÁI NIỆM VỀ MẠCH ĐIỆN TỬ - CHỈNH LƯU- NGUỒN MỘT CHIỀU
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
 - Biết được khái niệm, phân loại mạch điện tử.
- Hiểu chức năng, nguyên lý làm việc mạch chỉnh lưu và ổn áp.
2. Kỹ năng:
- Đọc được sơ đồ mạch chỉnh lưu và mạch nguồn một chiều.
3. Thái độ
- Hình thành ý thức làm việc khoa học
- Hình thành ý thức bảo vệ môi trường
II. CHUẨN BỊ 
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Nghiên cứu kỹ bài 7 SGK và các tài liệu có liên quan.
- Các loại mạch chỉnh lưu thật gồm cả loại tốt và xấu. Tranh vẽ các hình trong SGK.
2. Chuẩn bị của học sinh
Đọc kỹ nội dung bài 7 SGK.
Sưu tầm các mạch điện.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC
1. Ổn định, kiểm tra sĩ số 
2. Tiến trình bài mới 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm, phân loại mạch điện tử
GV: treo tranh hình 7-2, 7-3, 7-4 để học sinh quan sát.
GV? Em hãy cho biết trong sơ đồ mạch điện gồm những linh kiện nào?
- HS lên bảng nhận diện các linh kiện điện tử đã được học.
GV? Em hãy cho biết mạch điện tử là gì?
 HS trả lời theo hiểu biết của các em trong thực tế hằng ngày quan sát được.
GV? Em hãy cho biết các loại mạch điện tử trong thực tế mà em biết?
HS: trả lời
I. Khái niệm, phân loại mạch điện tử
1. Khái niệm
- MĐT là mạch điện mắc phối hợp giữa các linh kiện điện tử để thực hiện một chức năng nào đó trong kỹ thuật điện tử.
2. Phân loại
a. Theo chức năng và nhiệm vụ
- Mạch khuếch đại.
- Mạch tạo sóng hình sin.
- Mạch tạo xung.
- Mạch nguồn chỉnh lưu và ổn áp
b. Theo phương thức gia công và xử lý tín hiệu
- Mạch kỹ thuật tương tự.
- Mạch kỹ thuật số
Hoạt động 2: tìm hiểu Chỉnh lưu và nguồn một chiều
GV dùng tranh vẽ lần lượt giới thiệu mạch chỉnh lưu nửa chu kỳ
GV: Em hãy cho biết các linh kiện trong mạch chỉnh lưu nửa chu kỳ?
HS: trả lời
GV: Em hãy cho biết nguyên lý hoạt động của mạch?
HS: lên bảng trình bày nguyên lý của mạch.
GV: dùng tranh vẽ lần lượt giới thiệu mạch chỉnh lưu 
Tích hợp : chúng ta sử dụng mạch chỉnh lưu, nguồn một chiều cho bóng đèn Led để tiết kiệm điên năng góp phần bảo vệ môi trường
GV: yêu cầu HS trình bày cấu tạo, nguyên lý làm việc của mạch chỉnh lưu hình cầu.
GV treo tranh vẽ mạch nguồn một chiều và yêu cầu HS tách ra từng khối theo công dụng của mạch?
HS lên bảng phân mạch theo sự hiểu biết của mình sau đó GV nhận xét .
GV phân tích cho HS hiểu được tại sao phải lựa chọn các khối như vậy? Đưa ra các ưu khuyết điểm của các khối.
Tích hợp : Ngoài sử dụng mạch chỉnh lưu để có nguồn một chiều, người ta còn sử dụng nguồn một chiều có sẵn như pin, ắc quy. Nhưng khi pin, ắc quy bị hỏng chúng ta không được tái chế hoặc vứt bừa bãi ra môi trường
II. Mạch chỉnh lưu và nguồn một chiều
1. Mạch chỉnh lưu
Công dụng: Mạch chỉnh lưu dùng điốt để chuyển đổi dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều.
Mạch chỉnh lưu nửa chu kỳ
Mạch chỉnh lưu tồn kỳ
Mạch chỉnh lưu hình cầu
2. Nguồn một chiều
a. Sơ đồ khối
1
2
3
4
Tải
5
- Khối 1: Biến áp nguồn.
- Khối 2: Mạch chỉnh lưu.
- Khối 3: Mạch lọc nguồn.
- Khối 4: Mạch ổn áp.
- Khối 5: Mạch bảo vệ.
b. Mạch nguồn thực tế
Biến áp hạ áp từ 220V xuống 6 – 24V tuỳ theo yêu cầu của từng máy.
Mạch chỉnh lưu hình cầu dùng để đổi nguồn xoay chiều thành một chiều.
Mạch lọc dùng tụ điện và cuộn cảm có trị số lớn để san phẳng độ gợn sóng.
Mạch ổn áp dùng IC để ổn định điện áp ngõ ra.
Rtải
IV. CỦNG CỐ
 Hãy nối các linh kiện trên thành 
mạch chỉnh lưu hình cầu 
Giáo án 3
Ngày soạn: 25/1

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_tich_hop_kien_thuc_bao_ve_moi_truong_vao_mon_cong_nghe.doc