SKKN Tích hợp giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai và phát triển bền vững vào dạy học phần sinh thái học – Sinh học 12 THPT

SKKN Tích hợp giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai và phát triển bền vững vào dạy học phần sinh thái học – Sinh học 12 THPT

Biến đổi khí hậu (BĐKH) là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại trong thế kỷ 21. Biến đổi khí hậu sẽ tác động nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống và môi trường trên phạm vi toàn thế giới. Nhiệt độ tăng, mực nước biển dâng gây ngập lụt, gây nhiễm mặn nguồn nước, ảnh hưởng đến nông nghiệp, gây rủi ro lớn đối với công nghiệp và các hệ thống kinh tế - xã hội trong tương lai.

Sau gần 40 năm đổi mới đất nước, chúng ta đã thu được những thành quả nhất định trong phát triển kinh tế, phát triển xã hội và quản lý tài nguyên thiên nhiên (TNTN) – bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng làm nảy sinh nhiều vấn đề cần giải quyết như: Nhiều nguồn TNTN đang bị khai thác quá mức, có nguy cơ bị cạn kiệt, ô nhiễm môi trường diễn ra ở nhiều nơi, hiện tượng mất cân bằng giới tính đang có chiều hướng gia tăng; chất lượng nguồn nhân lực, kết cấu hạ tầng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển đất nước hay nói cách khác, nước ta đang trên con đường phát triển nhưng đây chưa phải là sự phát triển bền vững (PTBV).

Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới các vấn đề trên chính là yếu tố con người: Do trình độ nhân lực nước ta còn thấp nên tăng trưởng kinh tế vẫn chủ yếu phát triển theo chiều rộng, ít có sự phát triển theo chiều sâu dẫn đến sự khai thác quá mức và sử dụng kém hiệu quả các nguyên liệu hóa thạch, các khí tự nhiên vào phục vụ cho các nhu cầu về khí đốt, điện, công nghiệp, vận tải làm cạn kiệt dần những nguồn tài nguyên không tái sinh này, làm mất cân bằng nhiều hệ sinh thái và tăng lượng khí gây hiệu ứng nhà kính vào bầu khí quyển gây ra nhiều hiện tượng thời tiết bất thường như lũ lụt, hạn hán tác động rất xấu đến đời sống kinh tế của con người.

Đảng và Nhà nước ta cũng đã nhận thức được tầm quan trọng của yếu tố con người trong quá trình PTBV đất nước, coi đây là một trong những ưu tiên số một cần thiết phải thực hiện hiện nay đặc biệt là học sinh (HS) các cấp học phổ thông. Điều này được thể hiện rõ ràng trong các văn bản có tính pháp lý: Quyết định số 153/2004/QĐ – TTg của Thủ tướng chính phủ “Định hướng chiến lược PTBV ở Việt Nam”, Chỉ thị 16/CT – TTg của Thủ tướng chính phủ“Về tăng cường công tác phòng, chống HIV/AIDS”, Chỉ thị số 61/2008/CT – BGDĐT của Bộ GD&ĐT “Về tăng cường công tác phòng, chống HIV/AIDS trong ngành giáo dục”

 

doc 21 trang thuychi01 15731
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Tích hợp giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai và phát triển bền vững vào dạy học phần sinh thái học – Sinh học 12 THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
Biến đổi khí hậu (BĐKH) là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại trong thế kỷ 21. Biến đổi khí hậu sẽ tác động nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống và môi trường trên phạm vi toàn thế giới. Nhiệt độ tăng, mực nước biển dâng gây ngập lụt, gây nhiễm mặn nguồn nước, ảnh hưởng đến nông nghiệp, gây rủi ro lớn đối với công nghiệp và các hệ thống kinh tế - xã hội trong tương lai.
Sau gần 40 năm đổi mới đất nước, chúng ta đã thu được những thành quả nhất định trong phát triển kinh tế, phát triển xã hội và quản lý tài nguyên thiên nhiên (TNTN) – bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng làm nảy sinh nhiều vấn đề cần giải quyết như: Nhiều nguồn TNTN đang bị khai thác quá mức, có nguy cơ bị cạn kiệt, ô nhiễm môi trường diễn ra ở nhiều nơi, hiện tượng mất cân bằng giới tính đang có chiều hướng gia tăng; chất lượng nguồn nhân lực, kết cấu hạ tầng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển đất nước hay nói cách khác, nước ta đang trên con đường phát triển nhưng đây chưa phải là sự phát triển bền vững (PTBV).
Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới các vấn đề trên chính là yếu tố con người: Do trình độ nhân lực nước ta còn thấp nên tăng trưởng kinh tế vẫn chủ yếu phát triển theo chiều rộng, ít có sự phát triển theo chiều sâu dẫn đến sự khai thác quá mức và sử dụng kém hiệu quả các nguyên liệu hóa thạch, các khí tự nhiên vào phục vụ cho các nhu cầu về khí đốt, điện, công nghiệp, vận tảilàm cạn kiệt dần những nguồn tài nguyên không tái sinh này, làm mất cân bằng nhiều hệ sinh thái và tăng lượng khí gây hiệu ứng nhà kính vào bầu khí quyển gây ra nhiều hiện tượng thời tiết bất thường như lũ lụt, hạn hántác động rất xấu đến đời sống kinh tế của con người. 
Đảng và Nhà nước ta cũng đã nhận thức được tầm quan trọng của yếu tố con người trong quá trình PTBV đất nước, coi đây là một trong những ưu tiên số một cần thiết phải thực hiện hiện nay đặc biệt là học sinh (HS) các cấp học phổ thông. Điều này được thể hiện rõ ràng trong các văn bản có tính pháp lý: Quyết định số 153/2004/QĐ – TTg của Thủ tướng chính phủ “Định hướng chiến lược PTBV ở Việt Nam”, Chỉ thị 16/CT – TTg của Thủ tướng chính phủ“Về tăng cường công tác phòng, chống HIV/AIDS”, Chỉ thị số 61/2008/CT – BGDĐT của Bộ GD&ĐT “Về tăng cường công tác phòng, chống HIV/AIDS trong ngành giáo dục”
Phần Sinh thái học là nội dung kiến thức cuối cùng trong chương trình Sinh học THPT; cung cấp cho HS tri thức về các đặc trưng sống của các cấp tổ chức sống trên cơ thể: Quần thể (QT), quần xã, hệ sinh thái (sinh quyển); rèn luyện cho HS thái độ, kỹ năng hành động, ứng xử thích hợp với môi trường tự nhiên và xã hội. 
	Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm mang tên:
“TÍCH HỢP GIÁO DỤC ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU, PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
VÀO DẠY HỌC PHẦN SINH THÁI HỌC – SINH HỌC 12 THPT”
II. Mục đích nghiên cứu
Kết hợp với nội dung trong từng bài học hoặc trong từng mục hoặc các thông tin bổ sung có liên quan đến bài học, giáo viên có thể giúp học sinh hình thành các kĩ năng sống cơ bản như: kĩ năng suy nghĩ sáng tạo, kĩ năng tư duy, bình luận, phê phán, kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng đưa ra các quyết định, kĩ năng phòng tránh thiên tai, phòng chống biến đổi khí hậu, phát triển bền vững 
Qua đó, học sinh có khả năng vận dụng kiến thức sinh học để giải thích cơ sở khoa học về BĐKH và phòng, chống thiên tai, ứng phó với BĐKH, trên cơ sở đó phát triển các kĩ năng thuyết phục, tuyên truyền và ứng phó với BĐKH và phòng chống thiên tai trong cộng đồng.
III. Đối tượng nghiên cứu
	Trong khuôn khổ trình bày một sáng kiến kinh nghiệm có hạn nên trong đề tài nghiên cứu này, chúng tôi trình bày một số bài cụ thể trong phần Sinh thái học – Sinh học 12 THPT (Cơ bản).
IV. Phương pháp nghiên cứu
	Nghiên cứu Tài liệu tập huấn giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng, chống thiên tai ở trường THPT.
	Thông qua kết quả từ các đợt tập huấn do Sở GD&ĐT tổ chức.
	Tham khảo ý kiến từ đồng nghiệp.
	Sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn theo nghiên cứu bài học.
B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
1. Định hướng chỉ đạo đổi mới giáo dục trung học
	- Báo cáo chính trị Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI: “Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, phương pháp thi, kiểm tra theo hướng hiện đại; nâng cao chất lượng toàn diện, đặc biệt coi trọng giáo dục lý tưởng, giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng, đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, tác phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội”.
	- Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”; “Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh kết quả đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo, bảo đảm trung thực, khách quan. Việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo cần từng bước theo các tiêu chí tiên tiến được xã hội và cộng đồng giáo dục thế giới tin giới tin cậy và công nhận. Phối hợp sử dụng kết quả đánh giá trong quá trình dạy học với đánh giá cuối kỳ, cuối năm học; đánh giá của người dạy với tự đánh giá của người học; đánh giá của nhà trường với đánh giá của gia đình và của xã hội”.
	- Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 – 2020 ban hành kèm theo quyết định 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ: “Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của người học”; “Đổi mới kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông, kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng theo hướng đảm bảo thiết thực, hiệu quả, khách quan và công bằng; kết hợp kết quả kiểm tra đánh giá trong quá trình giáo dục với kết quả thi”.
	- Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo xác định: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học”; “Tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời”. Theo tinh thần đó, các yếu tố của quá trình giáo dục trong nhà trường trung học cần được tiếp cận theo hướng đổi mới.
	- Nghị quyết số 44/NQ-CP, ngày 09/6/2014 Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 Hội nghị lần thứ tám Ban chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế: “Đổi mới hình thức, phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục theo hướng đánh giá năng lực của người học; kết hợp đánh giá cả quá trình với đánh giá cuối kỳ học, cuối năm học theo mô hình của các nước có nền giáo dục phát triển”...
	- Công văn số 5555/BGDĐT- GDTrH ngày 08/10/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) về việc Hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá; tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên môn của trường trung học/trung tâm giáo dục thường xuyên qua mạng.
	- Hướng dẫn số 791/HD-BGDĐT ngày 25/6/2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) về việc Thí điểm phát triển chương trình giáo dục nhà trường phổ thông: “Triển khai các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, giáo dục theo hướng phát huy tính chủ động, tích cực, tự học, phát triển năng lực học sinh. Các nhiệm vụ học tập có thể được thực hiện ở trong hoặc ngoài giờ lên lớp, ở trong hay ngoài phòng học. Ngoài việc tổ chức cho học sinh thực hiện các nhiệm vụ học tập ở trên lớp, cần coi trọng giao nhiệm vụ và hướng dẫn học sinh học tập ở nhà, ở ngoài nhà trường”. 
	 Những quan điểm, định hướng nêu trên tạo tiền đề, cơ sở và môi trường pháp lý thuận lợi cho việc đổi mới giáo dục phổ thông nói chung, đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực người học.
2. Mục tiêu của môn sinh học
*Mục tiêu chung: Củng cố, bổ sung, nâng cao, hoàn thiện các tri thức sinh học ở THCS, nhằm góp phần cho học sinh chuẩn bị tốt nghiệp THPT có đủ khả năng tiếp tục học lên các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.
*Mục tiêu cụ thể:
2.1.Kiến thức
- Học sinh có những hiểu biết phổ thông, cơ bản, hiện đại, thực tiễn về các cấp tổ chức sống, từ cấp phân tử, tế bào, cơ thể, đến các cấp trên cơ thể như quần thể, loài, quần xã, hệ sinh thái, sinh quyển.
- Học sinh có một số hiểu biết về các quá trình sinh học cơ bản ở cấp độ tế bào và cơ thể như trao đổi chất và năng lượng, sinh trưởng và phát triển, cảm ứng, vận động, sinh sản và di truyền, biến dị.
- Học sinh hình dung được sự phát triển liên tục của vật chất trên trái đất, từ vô cơ đến hữu cơ, từ sinh vật đơn giản đến sinh vật phức tạp cho đến con người.
2.2. Kĩ năng
- Kĩ năng sinh học: tiếp tục phát triển kĩ năng quan sát, thí nghiệm. Học sinh được làm các tiêu bản hiển vi và quan sát mẫu vật dưới kính lúp, kính hiển vi, biết bố trí một số thí nghiệm giản đơn để tìm hiểu nguyên nhân của một số hiện tượng, quá trình sinh học.
- Kĩ năng tư duy: tiếp tục phát triển kĩ năng tư duy thực nghiệm – quy nạp, chú trọng phát triển tư duy lí luận ( phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hoáđặc biệt là kĩ năng nhận dạng, đặt ra và giải quyết các vấn đề gặp phải trong học tập và trong thực tiễn cuộc sống ).
- Kĩ năng học tập: tiếp tục phát triển kĩ năng học tập, đặc biệt là tự học. Học sinh biết thu thập, xử lí thông tin, lập bảng, biểu đồ, sơ đồ, đồ thị, làm việc cá nhân và làm việc theo nhóm, làm các báo cáo nhỏ trình bày trước tổ, lớp
2.3. Thái độ
- Củng cố niềm tin vào khoa học hiện đại trong việc nhận thức bản chất và tính quy luật của hiện tượng sinh học.
- Có ý thức vận dụng các tri thức, kĩ năng học được vào cuộc sống, lao động, học tập.
- Xây dựng ý thức tự giác và thói quen bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống, có thái độ và hành vi đúng đắn đối với chính sách của Đảng và Nhà nước về dân số, sức khoẻ sinh sản, phòng chống HIV/AIDS, lạm dụng ma tuý, các chất gây nghiện và các tệ nạn xã hội khác.
3. Mục tiêu giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai và phát triển bền vững trong môn sinh học khối 12
3.1. Mục tiêu chung
 Dạy học môn Sinh học trang bị cho học sinh (HS) những kiến thức cơ bản về khí hậu, thời tiết, khí nhà kính, BĐKH và phòng chống thiên tai; phát triển bền vững. Mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, BĐKH và ứng phó BĐKH và phòng chống thiên tai, để mỗi học sinh trở thành tuyên truyền viên tích cực trong gia đình, nhà trường và địa phương về BĐKH và phòng, chống thiên tai; phát triển bền vững.	
3.2. Mục tiêu cụ thể
3.2.1. Kiến thức
+ Trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản về khí hậu, thời tiết, khí nhà kính, BĐKH và phòng, chống thiên tai; phát triển bền vững.
 + Trang bị cho HS những kiến thức cơ bản về BĐKH, ứng phó với BĐKH và phòng, chống thiên tai; phát triển bền vững và cơ sở khoa học của các quá trình đó.
3.2.2. Kĩ năng
 + Trang bị và phát triển những kĩ năng vận dụng kiến thức Sinh học để giải thích cơ sở khoa học của các hiện tượng trên.
3.2.3. Thái độ
 + Giáo dục cho HS ý thức vận dụng kiến thức Sinh học trong giải thích các hiện tượng BĐKH và phòng, chống thiên tai, môi trường và ứng phó với BĐKH; phát triển bền vững.
 + HS có ý thức vận dụng các hiểu biết, kĩ năng thu được qua học tập môn Sinh học để tham gia các hoạt động tuyên truyền về ứng phó BĐKH và phòng, chống thiên tai, tham gia các hoạt động nhằm ứng phó với BĐKH.
 + Hình thành hoài bão, ước mơ học tập, nghiên cứu học công nghệ để xây dựng một tương lai xanh, phát triển bền vững trên hành tinh Trái Đất.
II. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
Mặc dù đã được Sở Giáo dục và đào tạo Thanh Hóa tổ chức tập huấn nhưng hiện nay nhiều giáo viên, trong đó có giáo viên môn Sinh học còn lúng túng trong việc tích hợp giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai và phát triển bền vững trong dạy học.
III. Nội dung và địa chỉ tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH, phòng, chống thiên tai và phát triển bền vững trong phần Sinh thái học - sinh học THPT
 Tên bài dạy
Các nội dung cơ bản được giáo dục
Phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng
Bài 35: Môi trường sống và các nhân tố sinh thái
- Các nhân tố sinh thái vô sinh và hữu sinh , trong đó có con người là nhân tố có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của nhiều loài sinh vật.
- Lựa chọn môi trường sống cho sinh vật.
- Trực quan – tìm tòi.
- Dạy học nhóm.
- Vấn đáp – tìm tòi.
- Khăn trải bàn.
- Chúng em biết 3.
- Suy nghĩ – thảo luận cặp đôi – chia sẻ.
Bài 36: Quần thể sinh vật và mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể
- Các mối quan hệ giữa các cá thể về số lượng và sự phân bố của cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp giúp cho loài phát triển ổn định.
- Hình thành thói quen nuôi trồng hợp lí, đúng mật độ giảm sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể.
- Trực quan – tìm tòi.
- Dạy học nhóm.
- Vấn đáp – tìm tòi.
- Khăn trải bàn.
- Chúng em biết 3.
- Suy nghĩ – thảo luận cặp đôi – chia sẻ.
Bài 37, 38: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật
- BĐKH ảnh hưởng mạnh mẽ đến các đặc trưng cơ bản quả quần thể sinh vật.
- Ứng dụng trong chăn nuôi gia súc và bảo vệ môi trường.
- Giới hạn số lượng cá thể của quần thể phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường. Môi trường sống thuận lợi, gia tăng số lượng cá thể trong quần thể.
- Dân số tăng nhanh là nguyên nhân gây BĐKH.
- Có nhận thức đúng về chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình.
- Trực quan – tìm tòi.
- Dạy học nhóm.
- Vấn đáp – tìm tòi.
- Khăn trải bàn.
Bài 39: Biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật
- Các nhân tố trong tự nhiên ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh vật, gây biến động số lượng cá thể sinh vật.
- Giải thích được các vấn đề liên quan trong sản xuất nông nghiệp và bảo vệ môi trường.
- Trực quan – tìm tòi.
- Dạy học nhóm.
- Vấn đáp – tìm tòi.
- Khăn trải bàn.
Bài 40: Quần xã sinh vật và một số đặc trưng cơ bản 
của quần xã
- Mối quan hệ giữa các loài trong quần xã sinh vật.
- Nâng cao ý thức bảo vệ các loài sinh vật trong tự nhiên và hệ sinh thái.
- Trực quan – tìm tòi.
- Dạy học nhóm.
- Vấn đáp – tìm tòi.
- Khăn trải bàn.
- Chúng em biết 3.
- Suy nghĩ – thảo luận cặp đôi – chia sẻ.
- Hỏi và trả lời.
Bài 41: Diễn thế sinh thái
- Diễn thế xảy ra do tác động mạnh mẽ của ngoại cảnh, khai thác tài nguyên.
- Giáo dục ý thức tự giác, chủ động tuyên truyền khắc phục các kĩ thuật canh tác lạc hậu.
- Chỉ ra tầm quan trọng của diễn thế sinh thái để từ đó xây dựng kế hoạch trong việc bảo vệ, khai thác tài nguyên thiên nhiên hợp lí, tăng cường trồng cây, gây rừng.
- Trực quan – tìm tòi.
- Dạy học nhóm.
- Vấn đáp – tìm tòi.
- Khăn trải bàn.
Bài 42: Hệ sinh thái
- Mối quan hệ giữa các loài sinh vật trong hệ sinh thái, cân bằng trong hệ sinh thái, bảo vệ môi trường.
- Bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên, xây dựng hệ sinh thái nhân tạo.
- Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên.
- Trực quan – tìm tòi.
- Dạy học nhóm.
- Vấn đáp – tìm tòi.
- Khăn trải bàn.
Bài 43: Trao đổi vật chất trong hệ sinh thái
- Mối quan hệ giữa các loài sinh vật đảm bảo vòng tuần hoàn vật chất trong quần xã.
- Có ý thức bảo vệ tài nguyên rừng, động vật, thực vật.
- Trực quan – tìm tòi.
- Dạy học nhóm.
- Vấn đáp – tìm tòi.
- Khăn trải bàn.
Bài 44: Chu trình sinh địa hóa và sinh quyển
- Chỉ ra tầm quan trọng của chu trình sinh địa hóa và sinh quyển.
- Kí CO2 thải vào khí quyển cao là nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính làm cho Trái đất nóng lên gây thêm nhiều thiên tai cho trái đất.
 - Trực quan – tìm tòi.
- Dạy học nhóm.
- Vấn đáp – tìm tòi.
- Khăn trải bàn.
- Suy nghĩ – thảo luận cặp đôi – chia sẻ.
- Chúng em biết 3.
Bài 45: Dòng năng lượng trong hệ sinh thái và hiệu suất sinh thái
- Nguồn năng lượng trong hệ sinh thái được khởi đầu từ năng lượng mặt trời thông qua quang hợp của cây xanh, vận chuyển qua sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải.
- Trực quan – tìm tòi.
- Dạy học nhóm.
- Vấn đáp – tìm tòi.
- Khăn trải bàn.
Bài 46: Thực hành: quản lí và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên
- Nhận xét về tình hình sử dụng tài nguyên thiên nhiên.
- Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, hạn chế gây ô nhiễm môi trường.
- Nâng cao ý thức về sự cần thiết phải có biện pháp sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên, hình thành hành vi và ý thức tự giác bảo vệ môi trường.
- Trực quan – tìm tòi.
- Dạy học nhóm.
- Vấn đáp – tìm tòi.
- Khăn trải bàn.
IV. Hướng dẫn dạy học tích hợp giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai và phát triển bền vững trong phần Sinh thái học – Sinh học 12 THPT ở một số bài cụ thể 
PHẦN 7: SINH THÁI HỌC
CHƯƠNG I: CÁ THỂ VÀ QUẦN THỂ SINH VẬT
Ngày soạn :	tiết:
BÀI 35 : MÔI TRƯỜNG SỐNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI
I.Mục tiêu: Học bài này học sinh cần
1. Kiến thức : Nắm được khái niệm môi trường sống của sinh vật, các loại môi trường sống, ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái.
Nắm được khái niệm giới hạn sinh thái, ổ sinh thái.
2. Kỹ năng: - Phát triển kỹ năng phân tích kênh hình, kỹ năng so sánh khái quát tổng hợp, làm việc độc lập với sgk.
 - Rèn luyện kỹ năng phân tích các yếu tố môi trường 
3. Thái độ: Xây dựng ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
 - Kĩ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.
 - Kĩ năng trình bày suy nghĩ / ý tưởng, hợp tác.
 - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi HS đọc SGK, sách báo, internet, quan sát tranh ảnh,để tìm hiểu về môi trường sống và các nhân tố sinh thái.
III. Thiết bị day học
 - Hình 35.1, 35.2 phóng to. - Máy chiếu, máy vi tính. - Phiếu học tập
IV. Phương pháp / kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng
 - Vấn đáp – tìm tòi. - Chúng em biết 3. - Khăn trải bàn. - Dạy học nhóm.
 - Suy nghĩ – thảo luận cặp đôi – chia sẻ. - Trực quan.
V. Tiến trình tổ chức dạy học
Kiểm tra bài cũ: Không
Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
* Hoạt động 1: Tìm hiểu “Môi trường sống và các nhân tố sinh thái”
GV: Môi trường sống là gì? Các loại môi trường sống:
HS: động não, nghiên cứu thông tin SGK, kết hợp với kiến thức sẵn có, khái quát kiến thức.
GV: Có các nhóm sinh thái nào ?
HS: động não cá nhân, khái quát kiến thức.
- Nhóm nhân tố vô sinh ( không sống) của tự nhiên
- Nhóm nhân tố hữu sinh ( sống)
GV: Con người cói vai trò NTN đối với MT sống ?
HS: thảo luận cặp đôi, chia sẻ, khái quát kiến thức.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu “Giới hạn sinh thái và ổ sinh thái”
GV: Giới Hạn sinh thái là gì ?
HS: là khỏang gía trị xác định của các nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian.
GV cho học sinh nghiên cứu hình 35.1 và giải thích
HS: Quan sát hình, thảo luận cặp đôi – chia sẻ để trả lời câu hỏi.
GV: Ổ sinh thái của một loài ?
HS: nghiên cứu SGK, động não cá nhân và trả lời.
* Hoạt động 3: Tìm hiểu “Sự thích ứng của sinh vật với môi trường sống”
GV: Người ta chia thực vật thành các nhóm cây ? Ví dụ minh họa cho từng nhóm?
Tại sao ĐV thích ứng áng sáng tốt hơn Thực vật ?
HS: Nghiên cứu SGK, suy nghĩ – thảo luận cặp đôi

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_tich_hop_giao_duc_ung_pho_voi_bien_doi_khi_hau_phong_ch.doc
  • docBia SKKN 16 - 17.doc
  • docDanh muc de tai SKKN da duoc xep giai cua tac gia.doc
  • docMục lục.doc