SKKN Tích hợp bảo vệ môi trường cho học sinh lớp 6 trường THCS Hà Ninh thông qua mô đun nấu ăn môn Công Nghệ 6

SKKN Tích hợp bảo vệ môi trường cho học sinh lớp 6 trường THCS Hà Ninh thông qua mô đun nấu ăn môn Công Nghệ 6

 Môi trường là không gian sinh sống của con người và sinh vật, là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất, phân hủy các chất thải do con người tạo ra trong cuộc sống và hoạt động sản xuất. Môi trường có vai trò cực kỳ quan trọng đối với đời sống con người; đó không chỉ là nơi tồn tại, sinh trưởng và phát triển mà còn là nơi lao động và nghỉ ngơi, hưởng thụ và trau dồi những nét đẹp văn hóa thẩm mỹ

 Huyện Hà Trung trong những năm gần đây có nhiều khu công nghiệp lần lượt mọc lên như: Nhà máy Dày Da Xuất Khẩu, công ty may Nam Việt, nhà máy đá xẻ, doanh nghiệp Thuận Phát , đã tạo được nhiều công ăn việc làm cho người dân, mức sống của con người ngày càng được cải thiện rõ rệt nhưng bên cạnh kết quả thu được cũng không ít tác hại riêng của nó đó là chất thải công nghiệp, khói bụi, gây ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường và sức khỏe con người, có nhiều bệnh hiểm nghèo, bệnh lạ, bệnh khó chữa xuất hiện.

 Ngoài ra do ý thức và nhận thức của một bộ phận không nhỏ người dân trong khu dân cư còn hạn chế, dẫn đến tình trạng xử lý rác thải sinh hoạt không đúng quy định còn phổ biến cũng gây ảnh hưởng đến môi trường.

 Đứng trước tình hình này con người phải có biện pháp làm sạch môi trường sống bởi mục tiêu đào tạo con người trong giai đoạn mới ở nước ta là phát triển con người toàn diện “Cao trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức”. Chính vì thế việc giáo dục học sinh bảo vệ môi trường có vai trò quan trọng bởi lực lượng thanh thiếu niên là lực lượng nòng cốt, là tương lai đất nước chiếm với số lượng khá đông trong xã hội. Nếu thực hiện tốt đó cũng là lược lượng bảo vệ, khôi phục thiên nhiên góp phần xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống con người.

Vì thế bảo vệ môi trường là một trong những mối quan tâm mang tính toàn cầu. Ở nước ta bảo vệ môi trường cũng đang là vấn đề được quan tâm sâu sắc. Cụ thể hóa và triển khai thực hiện các chủ trương của Đảng và nhà nước ngày 31 tháng 01 năm 2005 Bộ trưởng Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đã chỉ thị về việc tăng cường công tác giáo dục bảo vệ môi trường, xác định nhiệm vụ trọng tâm cho giáo dục phổ thông là trang bị cho học sinh kiến thức, kĩ năng về môi trường và bảo vệ môi trường bằng hình thức phù hợp trong các môn học và thông qua các hoạt động ngoại khóa, xây dựng mô hình nhà trường xanh – sạch – đẹp phù hợp với các vùng miền.

 Hưởng ứng định hướng của Bộ giáo dục và đào tạo là giáo viên dạy bộ môn Công Nghệ giảng dạy tại trường THCS Hà Ninh tự thấy rằng việc bảo vệ môi trường và rèn thói quen có ý thức bảo vệ môi trường cho những mầm non tương lai của đất nước là hết sức cần thiết. Vì thế bản thân tôi đã mạnh dạn đưa ra đề tài “ Tích hợp bảo vệ môi trường cho học sinh lớp 6 trường THCS Hà Ninh thông qua mô đun nấu ăn môn Công Nghệ 6.”

 

doc 18 trang thuychi01 22537
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Tích hợp bảo vệ môi trường cho học sinh lớp 6 trường THCS Hà Ninh thông qua mô đun nấu ăn môn Công Nghệ 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
NỘI DUNG
TRANG
Phần mở đầu
Lí do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Nội dung Sáng kiến kinh nghiệm	
Cơ sở lí luận
Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Thực trạng chung
Thực trạng của các em học sinh
Kết quả của thực trạng
Các giải pháp thực hiện
*Giải pháp 1: Tuyên truyền cho các em học sinh kiến thức về tình hình môi trường của nước ta hiện nay.
 *Giải pháp 2: Giới thiệu với các em học sinh t×m hiểu về những nước có môi trường “ xanh - sạch - đẹp” trên thế giới và những tấm gương điển hình về bảo vệ môi trường.
 *Giải pháp 3: Cung cấp cho các em học sinh hiểu và nắm được những hậu quả của ô nhiễm môi trường:
 *Giải pháp 4: Cung cấp cho các em học sinh tư liệu về 5 b­íc thôt lïi do biÕn ®æi khÝ hËu:
*Giải pháp 5: Tr¸ch nhiệm häc sinh ph¶i lµm ®Ó gãp phÇn b¶o vÖ m«i tr­êng
 *Giải pháp 6: Hướng dẫn các em học sinh phân loại rác thải sinh hoạt tại gia đình và nhà trường.
 *Giải pháp 7: Phát động phong trào thi đua “ Bảo vệ môi trường”
 *Giải pháp 8: Các địa chỉ tích hợp cụ thể lồng ghép vào chương III - Nấu ăn trong gia đình:
 * Ví dụ: Bài 20- Thực hành - TRỘN HỖN HỢP NỘM RAU MUỐNG
 4. Hiệu quả của sáng kiến
 a. Đối với học sinh
 b. Đối với bản thân
 III. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
 1.Kết luận:
 2.Đề xuất:
2
2
3
3
3
4
4
5
5
9
10
10
10
11
11
12
12
13
13
14
16
16
16
17
17
17
PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lí do chọn đề tài 
 Môi trường là không gian sinh sống của con người và sinh vật, là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất, phân hủy các chất thải do con người tạo ra trong cuộc sống và hoạt động sản xuất. Môi trường có vai trò cực kỳ quan trọng đối với đời sống con người; đó không chỉ là nơi tồn tại, sinh trưởng và phát triển mà còn là nơi lao động và nghỉ ngơi, hưởng thụ và trau dồi những nét đẹp văn hóa thẩm mỹ
 Huyện Hà Trung trong những năm gần đây có nhiều khu công nghiệp lần lượt mọc lên như: Nhà máy Dày Da Xuất Khẩu, công ty may Nam Việt, nhà máy đá xẻ, doanh nghiệp Thuận Phát, đã tạo được nhiều công ăn việc làm cho người dân, mức sống của con người ngày càng được cải thiện rõ rệt nhưng bên cạnh kết quả thu được cũng không ít tác hại riêng của nó đó là chất thải công nghiệp, khói bụi, gây ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường và sức khỏe con người, có nhiều bệnh hiểm nghèo, bệnh lạ, bệnh khó chữa xuất hiện. 
	Ngoài ra do ý thức và nhận thức của một bộ phận không nhỏ người dân trong khu dân cư còn hạn chế, dẫn đến tình trạng xử lý rác thải sinh hoạt không đúng quy định còn phổ biến cũng gây ảnh hưởng đến môi trường.	
 Đứng trước tình hình này con người phải có biện pháp làm sạch môi trường sống bởi mục tiêu đào tạo con người trong giai đoạn mới ở nước ta là phát triển con người toàn diện “Cao trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức”. Chính vì thế việc giáo dục học sinh bảo vệ môi trường có vai trò quan trọng bởi lực lượng thanh thiếu niên là lực lượng nòng cốt, là tương lai đất nước chiếm với số lượng khá đông trong xã hội. Nếu thực hiện tốt đó cũng là lược lượng bảo vệ, khôi phục thiên nhiên góp phần xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống con người.
Vì thế bảo vệ môi trường là một trong những mối quan tâm mang tính toàn cầu. Ở nước ta bảo vệ môi trường cũng đang là vấn đề được quan tâm sâu sắc. Cụ thể hóa và triển khai thực hiện các chủ trương của Đảng và nhà nước ngày 31 tháng 01 năm 2005 Bộ trưởng Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đã chỉ thị về việc tăng cường công tác giáo dục bảo vệ môi trường, xác định nhiệm vụ trọng tâm cho giáo dục phổ thông là trang bị cho học sinh kiến thức, kĩ năng về môi trường và bảo vệ môi trường bằng hình thức phù hợp trong các môn học và thông qua các hoạt động ngoại khóa, xây dựng mô hình nhà trường xanh – sạch – đẹp phù hợp với các vùng miền.
 Hưởng ứng định hướng của Bộ giáo dục và đào tạo là giáo viên dạy bộ môn Công Nghệ giảng dạy tại trường THCS Hà Ninh tự thấy rằng việc bảo vệ môi trường và rèn thói quen có ý thức bảo vệ môi trường cho những mầm non tương lai của đất nước là hết sức cần thiết. Vì thế bản thân tôi đã mạnh dạn đưa ra đề tài “ Tích hợp bảo vệ môi trường cho học sinh lớp 6 trường THCS Hà Ninh thông qua mô đun nấu ăn môn Công Nghệ 6.”
2. Mục đích nghiên cứu
 Thông qua đề tài này ngoài việc giúp học sinh hình thành thói quen, ý thức trách nhiệm của mình với môi trường là một giáo viên tôi đã cố gắng tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến sự thờ ơ vô trách nhiệm của gia đình, cộng đồng và bản thân học sinh với môi trường để từ đó các em là những tuyên truyền viên, tình nguyện viên của môi trường đối với gia đình và xã hội và nơi các em sinh sống.
 Tôi thiết nghĩ việc giáo dục học sinh bảo vệ môi trường là một việc làm cần thiết và thường xuyên thì mới đem lại hiệu quả mong muốn. Sao cho ý thức, thói quen được ăn sâu trở thành lối mòn trong sinh hoạt đời sống hàng ngày của các em học sinh. Thầy cô đóng vai trò hết sức quan trọng đối với việc giáo dục học sinh vì không chỉ đối tượng học sinh mà thông qua các em có thể tác động một cách rộng rãi lên các thành viên khác của xã hội. Đây cũng là lực lượng đông đảo quan trọng thực hiện tuyên truyền giáo dục, vận động các đối tượng khác trong xã hội thực hiện bảo vệ môi trường. Vì thế đối với cá nhân tôi sau khi thử nghiệm lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường vào phần Nấu ăn trong gia đình môn Công nghệ 6 tôi sẽ thực hiện lồng ghép vào toàn bộ môn học ở tất cả các khối, lớp.
 Ví dụ như: Đối với học sinh khối 7 được lồng ghép trực tiếp vào vệ sinh nơi ở, chuồng trại, chăn nuôi, có ý thức bảo vệ rừng, trồng rừng tạo không gian sống trong sạch – lành mạnh. Học sinh khối 8, 9 giáo dục các em biết sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả nhằm giảm khí thải ô nhiễm môi trường từ các nhà máy sản xuất điện năng. Trong khi thực hành làm việc khoa học, giữ gìn vệ sinh sạch sẽ hạn chế tối đa nguyên vật liệu thải ra môi trường sống.
 Và mục đích cuối cùng đó là làm cho học sinh hiểu rõ tầm quan trọng để bảo vệ môi trường, hình thành thói quen, hành vi ứng xử văn minh thân thiện với môi trường, biết sống vì môi trường.
3. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu ở đây là các em học sinh lớp 6 trường THCS Hà Ninh với mong muốn góp phần đào tạo các em trở thành những con người toàn diện biết yêu thiên nhiên, có trách nhiệm với môi trường sống của bản thân mình.
4. Phương pháp nghiên cứu
 Để thực hiện đề tài này với lứa tuổi học sinh trung học cơ sở tôi đã sử dụng một số phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp điều tra, thống kê: Qua các câu hỏi trắc nghiệm, bài kiểm tra nhằm nắm bắt cảm nhận, nhận thức đầu tiên của các em đối với môi trường và từ đó cung cấp, giải thích bổ sung thêm những nhận thức chưa đúng, kiến thức chưa đầy đủ về môi trường.
- Phương pháp dạy học trực quan: dùng lời kể kèm hình ảnh minh chứng để học sinh thấy rõ, thấy cụ thể được tác hại của ô nhiễm môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của con người như thế nào.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu qua sách tham khảo, báo trí, các thông tin có tính thời sự.
- Phương pháp dạy phát huy tính tích cực chủ động của học sinh: khích lệ động viên học sinh được kể một số câu chuyện từ thực tế cuộc sống của mình khi môi trường bị ô nhiễm. Ví dụ như ảnh hưởng của thuốc trừ sâu, từ chất thải sinh hoạt...Em phải và sẽ làm gì để bảo vệ môi trường? Ngoài ra các em cùng cô giáo có thể kể thêm các tấm gương tốt đối với môi trường.
 Tất cả nhằm ứng dụng các phương pháp giảng dạy thích hợp giúp học sinh có cái nhìn toàn diện hơn, trách nhiệm hơn đối với môi trường sống của mình. Đồng thời tiến hành phương pháp dạy, lựa chọn nội dung cho phù hợp để các em có thể nắm bắt kiến thức một cách tự nhiên nhất, tích cực tham gia các hoạt động đố vui, trò chơi ô chữ với các hình thức tổ chức phong phú đa dạng trong cả tiết lý thuyết lẫn thực hành.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1.Cơ sở lí luận 
Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật. Vì thế Bảo vệ môi trường là vấn đề cấp thiết hàng đầu mà quan điểm của nghị quyết 41: NQ41 – NQ/TW của chính phủ đã đưa ra năm nội dung sau:
- Một là: Bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề sống còn của nhân loại, là nhân tố đảm bảo sức khỏe và chất lượng cuộc sống của nhân dân góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế xã hội, ổn định chính trị, an ninh quốc gia và thúc đẩy hội nhập kinh tế của nước ta.
- Hai là: Bảo vệ môi trường vừa là mục tiêu, vừa là một trong những nội dung cơ bản của phát triển bền vững, phải được thể hiện trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế xã hội của từng ngành và từng địa phương, khắc phục tư tưởng chỉ chú trọng vào phát triển kinh tế - xã hội và coi nhẹ bảo vệ môi trường. Đầu tư cho bảo vệ môi trường là đầu tư cho phát triển bền vững.
- Ba là: Bảo vệ môi trường là quyền lợi và nghĩa vụ của mọi tổ chức, mọi gia đình và mỗi người là biểu hiện của nếp sống văn hóa, đạo đức, là tiêu chí quan trọng của xã hội, văn minh và là sự nối tiếp của truyền thống yêu tự nhiên, sống hài hòa với thiên nhiên của ông cha ta.
- Bốn là: Bảo vệ môi trường phải theo phương châm lấy phòng ngừa và hạn chế tác động xấu với môi trường là chính kết hợp với xử lý ô nhiễm, khắc phục suy thoái, cải tạo môi trường và bảo tồn thiên nhiên, kết hợp giữa sự đầu tư của nhà nước với đẩy mạnh huy động nguồn lực trong xã hội và mở rộng hợp tác quốc tế, kết hợp công nghệ hiện đại và truyền thống.
- Năm là: Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ vừa phức tạp vừa cấp bách, có tính đa ngành và liên vùng rất cao, vì vậy cần có sự lãnh đạo, chie đạo chặt chẽ của các cấp Đảng, sự quản lí thống nhất của nhà nước, sự tham gia tích cực của mặt trận tổ quốc và các Đoàn thể nhân dân.
Qua 5 nội dung trên ta thấy rõ được những hiểm họa suy thoái môi trường hiện nay đang ngày càng đe dọa cuộc sống của loài người. Chính vì vậy bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của nhân loại. Một trong những nguyên nhân gây suy thoái môi trường là do sự thiếu hiểu biết, thiếu ý thức của con người.
Giáo dục bảo vệ môi trường là biện pháp hữu hiệu nhất, kinh tế nhất có tính bền vững. Vì vậy nó góp phần hình thành nhân cách người lao động mới, người chủ tương lai của đất nước có thái độ thân thiện với môi trường, phát triển kinh tế hài hòa với việc bảo vệ môi trường đảm bảo nhu cầu của hôm nay mà không gây hại đến mai sau.
Đích quan trọng của giáo dục bảo vệ môi trường không chỉ làm cho học sinh hiểu rõ sự cần thiết phải bảo vệ môi trường mà quan trọng là phải có thói quen, hành vi ứng xử văn minh, lịch sự với môi trường. Điều này phải được hình thành trong quá trình lâu dài và bắt đầu ngay từ tuổi ấu thơ.
Trong những năm học phổ thông học sinh không chỉ tiếp xúc với thầy cô, bạn bè mà còn tiếp xúc với khung cảnh trường, lớp, bãi cỏ vườn câyViệc hình thành cho học sinh yêu thiện nhiên, sống hòa đồng với thiên nhiên, quan tâm đến thế giới xung quanh, có thói quen sống ngăn nắp vệ sinh phụ thuộc rất nhiều vào nội dung và cách thức giáo dục. Học sinh được bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, những cảm xúc và hình thành thói quen bảo vệ môi trường.
Hình ảnh học sinh làm vệ sinh môi trường, trồng cây xanh trong khuôn viên trường học
2.Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
 a.Thực trạng chung
 Ngày nay các khu công nghiệp mọc lên cả trong làng, xã và từ đó nó làm ảnh hưởng xấu đến môi trường sống của người dân, làm cho vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên tồi tệ. Các phương tiện đi lại ngày càng nhiều là nguyên nhân gây ra bụi, khói, sương mù làm giảm chất lượng môi trường không khí mà địa bàn xã Hà Ninh lại nằm hai bên đường quốc lộ 1A nên bị ảnh hưởng trực tiếp và nặng nề nhất: “Một người có thể nhịn ăn 50 ngày, nhịn uống 5 ngày nhưng không thể nhịn thở 5 phút” thế mới thấy không khí cần hiết cho sự sống như thế nào. 
Khi tham gia giao thông người dân phải lấy tay che mặt vì khói bụi.
- Một số tác động của con người làm tăng lượng khí CO2 trong không khí và nước làm chết cá, thay đổi độ pH của đất ảnh hưởng đến năng xuất chất lượng sản phẩm cây trồng.
- Người dân sử dụng phân Đạm để bón cho cây tăng năng xuất nhưng bên cạnh đó nó lại làm cho lượng Nitơ tăng trong hệ thống nước và không khí dễ dẫn đến hiện tượng cháy rừngChất thải của gia súc gây ô nhiễm môi trường sống của con người và các loài động vật hoang dã, hệ sinh thái bị phá vỡ.
Trong những ngày đầu tháng 7 âm lịch rải rác trên đường làng ngõ xóm hình ảnh người dân đốt vàng mã gây ra khói bụi kèm tro tàn theo gió cuộn lên mù mịt gây ảnh hưởng đến môi trường sống của khu dân cư. Bên cạnh đó nó còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ cháy nổ đặc biệt trong thời tiết khô hạn nắng nóng kéo dài.
- Hiện tượng không giữ gìn vệ sinh nơi công cộng có rất nhiều biểu hiện như: Ăn xong một que kem, cái kẹo, gói xôinếu ở nhà sẽ bỏ rác vào thùng nhưng là ngoài đường người ta không ngần ngại vất rác ngay tại chỗ. Mang súc vật chết chó, mèo, chuộtra đường bỏ hoặc ném xuống ao hồ công cộng. Phải chăng dọn dẹp sạch sẽ nhà mình từ phòng khách đến nhà ăn, từ trong nhà ra ngoài đường là tốt? Còn việc vứt rác bừa bãi tại đâu quăng đó cả những nơi công cộng là không cần thiết, không ảnh hưởng đến mình và gia đình. Điều này bản thân mỗi người dân cần xem xét lại.
 - Học sinh trên đường đến trường phải đối mặt với khói bụi, ô nhiễm môi trường.
Hiện nay lượng rác thải ở khu vực xã Hà Ninh tuy không nhiều song ý thức bảo vệ môi trường ở một số bộ phận người dân chưa tốt, chưa biểu hiện thành những hành động cụ thể, chưa trở thành nếp sống văn hóa của mỗi người, mỗi gia đình và cộng đồng. Hiện trạng môi trường ngày càng xấu đi cho thấy một số các thành viên trong khu dân cư chưa ý thức hết trách nhiệm tham gia vào sự nghiệp bảo vệ môi trường, phong trào quần chúng tham gia bảo vệ môi trường còn thấp, nếp sống, phương thức hành động “không thân thiện” với môi trường ở mỗi người dân còn chậm khắc phục. Công tác tuyên truyền, giáo dục bảo vệ môi trường trong quần chúng nhân dân còn hạn chế dẫn đến chưa phát huy được tính tự giác, trách nhiệm của tổ chức cá nhân, cộng đồng trong việc tham gia giữ gìn và bảo vệ môi trường.
Tuy nhiên trong thực tế không phải cộng đồng dân cư nào cũng thờ ơ với môi trường. Tại thôn Đa Quả người dân đề cao giữ gìn vệ sinh môi trường bảo vệ sức khỏe của gia đình bản thân. Qua nhiều lần đi thị sát kiểm tra góc học tập ở nhà của học sinh tôi thấy ở đây nhà cửa ngăn nắp gọn gàng, đường đi lối lại sạch sẽ. Chuồng trâu, chuồng lợn được xây dựng quy mô đảm bảo vệ sinh môi trường sống. Chính vì vậy cho thấy rằng công tác tuyên truyền, biểu dương đối với thôn xóm về việc bảo vệ môi trường cần được quan tâm đúng mức. Chỉ khi người dân – những chủ thể trực tiếp tác động tới môi trường sống quanh mình tự giác tham gia bảo vệ môi trường bằng những hành động cụ thể trong sinh hoạt và sản xuất thì môi trường mới được giữ gìn cho sự phát triển bền vững của cộng đồng xã hội.
b. Thực trạng của các em học sinh
 Trường học là môi trường tốt nhất cho việc giáo dục môi trường. Nếu học sinh ngay từ những ngày đầu cắp sách đến trường đã có ý thức về môi trường thì sẽ tạo sức lan tỏa cho toàn cộng đồng cùng tham gia bảo vệ môi trường. Việc giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ môi trường là một trong những nội dung quan trọng trong công tác giáo dục của trường Trung học cơ sở Hà Ninh. Việc làm này nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của các em đồng thời tạo hiệu ứng cho toàn cộng đồng hướng đến mục tiêu phát triển trường cấp 2 Hà Ninh và môi trường dân cư xã Hà Ninh “xanh, sạch, đẹp” bền vững. Chú trọng nâng cao thực hiện có hiệu quả việc dọn vệ sinh, chăm sóc cây xanh, cảnh quan môi trường cho học sinh thấy được tầm quan trọng của bảo vệ môi trường.
 Giữ vệ sinh chung có trong nội quy của trường, lớp nhưng các em học sinh vẫn còn rất chủ quan chấp hành theo kiểu đối phó hoặc theo kiểu trốn tránh. Không ít em chỉ chấp hành giữ vệ sinh lớp học khi có mặt các thầy, cô. Còn bình thường thì đâu lại vào đấy. 
 Một số học sinh sẵn sàng khạc, nhổ ngay cổng trường, sân trường khi có nhu cầu, không cần biết là ở đâu, không cần biết phía sau có ai. Hành động này rất vô ý thức và mất vệ sinh gây ô nhiễm môi trường và dễ bị lây lan các bện qua đường hô hấp.
 Trên đoạn đường đi làm đường gần khu vực cổng trường mức độ xả rác trở nên nhiều hơn như vỏ bánh, kẹo, túi nilon, vỏ sữa, giấy ăn sau khi sử dụng xong được các em để rơi tự do xuống lòng đường. Tuy nhiên chỉ ngoài cổng trường mới có rác bừa bãi còn trong khuôn viên nhà trường lại rất sạch sẽ. Bởi nếu bị bắt gặp xả rác trong trường các em sẽ bị hạ bậc hạnh kiểm, bị phạt làm vệ sinh vì thế không em nào dám vất rác trong trường.
 Việc một số học sinh chỉ vất rác ngoài đường, ngoài cổng trường mà không phải trong trường chứng tỏ các em vẫn ý thức, biết được mình đang vất rác ở đâu. Qua đó ta thấy hệ thống giáo dục đi kèm với những hình thức xử phạt hợp lý đã có hiệu quả, giúp các em học sinh biết phải bỏ rác vào đâu là đúng, là bảo vệ môi trường.
 “Môi trường xanh” đang là một xu hướng mới rất ý nghĩa trong cộng đồng. Giữ vệ sinh môi trường là giữ cho trường lớp luôn luôn sạch đẹp. Bỏ đi thói quen vứt rác bừa bãi làm một học sinh sống có tránh nhiệm hơn với môi trường xung quanh. 
 Ở trường THCS Hà Ninh số học sinh có ý thức chưa tốt trên mặc dù rất ít song ban giám hiệu, cán bộ giáo viên trong trường vẫn không ngừng tuyên truyền giáo dục, nâng cao ý thức trách nhiệm của các em.
c. Kết quả của thực trạng
Với thực trạng trên về ý thức bảo vệ môi trường của các em học sinh đang còn rất hạn chế, chưa biết, hiểu ảnh hưởng của môi trường là ảnh hưởng tới cuộc sống và sức khỏe của mọi người. Nhà sạch, lớp sạch, trường sạch thôi chưa đủ mà phải sạch cả nơi công cộng, nhà nhà sạch, dường làng ngõ xóm sạch..Đối với các em học sinh lớp 6 tôi đã kiểm nghiệm bằng bài kiểm tra tìm hiểu về môi trường vào tháng 9 năm 2014 nhưng phần lớn các em không, chưa có định hình gì hoặc nếu có thì cũng rất mơ hồ và kết quả như sau:
Lớp
Số bài 
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
6A
23
10
43.5
7
30.4
4
17.1
2
9
6B
23
12
52.2
5
21.7
4
17.1
2
9
3.Giải pháp thực hiện
*Giải pháp 1: Tuyên truyền cho các em học sinh kiến thức về tình hình môi trường của nước ta hiện nay:
 - Đối với các em học sinh lớp 6 trường THCS Hà Ninh đang dần học tập tìm hiểu về gia đình, hoạt động trong gia đình, đối với môn Công Nghệ là một môn học gần gũi, sát sườn và áp dụng trực tiếp vào cuộc sống hàng ngày của chính bản thân các em, gia đình, xã hội.
	? Rác thải do đâu mà có. – Do sinh hoạt hàng ngày của con người tạo ra.
	? Rác thải có thể hết triệt để được không khi chúng ta đã thu gom, sử lý và làm vệ sinh. – Không, rác thải luôn luôn tồn tại song song với sự tồn tại hoạt động hết ngày này đến ngày khác của con người.
 ? Nếu 1 ngày, 2 ngày thùng rác nhà các em không đem đi đổ thì hiện tượng gì xảy ra. – Mùi khó chịu. Ruồi, nhặng nhiều. Môi trường sống bị ô nhiễm.
 - Từ môi trường riêng của gia đình các em tôi hướng các em đến môi trường chung: lớp, trường, địa phương các em sinh sống và rộng hơn nữa ở đầu mỗi tiết học. Và chương “Nấu ăn trong gia đình” được tôi áp dụng lồng ghép nhiều nhất bởi nó là sinh hoạt chủ đạo của đời sống, là nguồn chủ yếu tạo ra rác thải sinh hoạt.
 - Việc lồng ghép kiến thức về môi trường cả trong những lần kiểm tra miệng, 15 phút, 45 phút vì thế thôi thúc các em có động lực tìm hiểu sâu hơn, rộng hơn về môi trường sống của mình. Từ đó có trách nhiệm cao hơn với “ Ngôi nhà chung” đang trong tình trạng xuống cấp, nhiều nơi môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng, đe doạ trực tiếp sự phát triển kinh tế , xã hội bền vững, sự tồn tại phát triển của thế hệ tương lai. Giải quyết vấn đề về môi trường hiện nay là trách nhiêm của toàn xã hội bởi nó ảnh hưởng trực tiếp tới mỗi cá nhân, gia đình, tập thể.
 - Theo một nghiên cứu về các chỉ số môi trường ổn định do Trường Đại học Yale (Mỹ) thực hiện trong năm 2006, Việt Nam đứng thứ hạng thấp nhất trong số 8 nước Đông Nam Á. Báo cáo về thay đổi khí hậu của Ngân hàng Th

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_tich_hop_bao_ve_moi_truong_cho_hoc_sinh_lop_6_truong_th.doc