SKKN Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả việc tổ chức hoạt động văn hóa, xã hội của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tại trường THPT Trần Đại Nghĩa nhiệm kì 2020-2021

SKKN Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả việc tổ chức hoạt động văn hóa, xã hội của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tại trường THPT Trần Đại Nghĩa nhiệm kì 2020-2021

Hoạt động của các tổ chức Đoàn thể trong nhà trường phổ thông, đặc biệt là
hoạt động của Đoàn Thanh niên là một trong những công việc không thể thiếu
nhằm góp phần bồi dưỡng, rèn luyện, giáo dục kĩ năng, lối sống trong toàn thể
Đoàn viên, thanh niên. Trên tinh thần Hội nhập quốc tế, thế hệ thanh niên sẽ là
lực lượng nòng cốt trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước giàu mạnh.
Chính vì thế, hoạt động của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong nhà
trường cần phải bắt nhịp và đổi mới để mang đến hiệu quả cao hơn trong tình
hình mới nhằm mục đích hoàn thành niệm vụ được giao và đáp ứng được
nguyện vọng của thanh niên và mong muốn của nhà trường, địa phương.

Để thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ được giao, tổ chức Đoàn TNCS
Hồ Chí Minh trong nhà trường phải không ngừng đổi mới các nội dung hoạt
động và vận dụng sáng tạo, hiệu quả vào thực tế trong nhà trường. Từ thực tế
hoạt động Đoàn của bản thân cũng như việc nhìn nhận việc xây dựng các hoạt
động văn hóa, xã hội của Đoàn trường THPT Trần Đại Nghĩa trong những năm
gần đây, tôi thấy rằng, trong hoạt động Đoàn, việc xây dựng và tổ chức các hoạt
động văn hóa, xã hội cho toàn thể thanh niên trong tổ chức Đoàn là một việc làm
vô cùng cần thiết và thiết thực. Hoạt động văn hóa, xã hội là cầu nối để thanh
niên hướng đến cộng đồng; góp công sức vào công cuộc xây dựng và phát triển
đất nước.

pdf 23 trang Mai Loan 03/06/2024 3770
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả việc tổ chức hoạt động văn hóa, xã hội của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tại trường THPT Trần Đại Nghĩa nhiệm kì 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC 
PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 2 
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI ........................................................................................................ 2 
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU .............................................................................................. 2 
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ................................................................. 2 
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................................... 3 
PHẦN NỘI DUNG ................................................................................................................... 4 
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN ............................................................................................................... 4 
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN .......................................................................................................... 5 
III. NỘI DUNG VẤN ĐỀ....................................................................................................... 5 
1. Tổng quan nghiên cứu về vai trò, ý nghĩa của các hoạt động văn hóa, xã hội trong hoạt 
động Đoàn ...................................................................................................................................... 5 
2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức, thực hiện các hoạt động văn hóa, xã hội trong 
Nhà trường ..................................................................................................................................... 8 
IV. KẾT QUẢ CỤ THỂ ......................................................................................................... 9 
1. Kết quả hoạt động Đoàn trong học kì I năm học 2020 - 2021 ................................................ 9 
2. Đánh giá kết quả ...................................................................................................................... 20 
PHẦN KẾT LUẬN ................................................................................................................. 21 
I. TÍNH KHẢ THI CỦA ĐỀ TÀI ........................................................................................ 21 
II. NHỮNG TỒN TẠI CẦN KHẮC PHỤC ........................................................................ 21 
III. HƯỚNG PHỔ BIẾN, ÁP DỤNG ĐỀ TÀI .................................................................... 21 
2 
PHẦN MỞ ĐẦU 
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 
Hoạt động của các tổ chức Đoàn thể trong nhà trường phổ thông, đặc biệt là 
hoạt động của Đoàn Thanh niên là một trong những công việc không thể thiếu 
nhằm góp phần bồi dưỡng, rèn luyện, giáo dục kĩ năng, lối sống trong toàn thể 
Đoàn viên, thanh niên. Trên tinh thần Hội nhập quốc tế, thế hệ thanh niên sẽ là 
lực lượng nòng cốt trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước giàu mạnh. 
Chính vì thế, hoạt động của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong nhà 
trường cần phải bắt nhịp và đổi mới để mang đến hiệu quả cao hơn trong tình 
hình mới nhằm mục đích hoàn thành niệm vụ được giao và đáp ứng được 
nguyện vọng của thanh niên và mong muốn của nhà trường, địa phương. 
Để thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ được giao, tổ chức Đoàn TNCS 
Hồ Chí Minh trong nhà trường phải không ngừng đổi mới các nội dung hoạt 
động và vận dụng sáng tạo, hiệu quả vào thực tế trong nhà trường. Từ thực tế 
hoạt động Đoàn của bản thân cũng như việc nhìn nhận việc xây dựng các hoạt 
động văn hóa, xã hội của Đoàn trường THPT Trần Đại Nghĩa trong những năm 
gần đây, tôi thấy rằng, trong hoạt động Đoàn, việc xây dựng và tổ chức các hoạt 
động văn hóa, xã hội cho toàn thể thanh niên trong tổ chức Đoàn là một việc làm 
vô cùng cần thiết và thiết thực. Hoạt động văn hóa, xã hội là cầu nối để thanh 
niên hướng đến cộng đồng; góp công sức vào công cuộc xây dựng và phát triển 
đất nước. 
Ở góc độ cá nhân, tôi nhận thấy rằng, việc tổ chức các hoạt động văn hóa, 
xã hội của tổ chức Đoàn trường hiện tại vẫn còn tồn tại một vài vấn đề cần phải 
giải quyết, đồng thời việc tập hợp sự đoàn kết trong toàn thể đoàn viên vẫn còn 
gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, tôi quyết định chọn chủ đề “Thực trạng và giải 
pháp nâng cao hiệu quả việc tổ chức hoạt động văn hóa, xã hội của Đoàn 
TNCS Hồ Chí Minh tại trường THPT Trần Đại Nghĩa nhiệm kì 2020 - 
2021” nhằm nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động Đoàn trong thời gian tới. 
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 
- Nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ sở Đoàn, thu hút thanh niên vào 
đoàn, xung kích sáng tạo thực hiện các phong trào hành động cách mạng của 
đoàn. 
- Đổi mới nội dung phương thức hoạt động của Đoàn trường để đáp ứng 
tâm tư, nguyện vọng của đoàn viên, thanh niên. Góp phần xây dựng cơ sở Đoàn 
vững mạnh, đoàn kết tập hợp, giáo dục và rèn luyện đoàn viên, thanh niên trong 
thời kì hội nhập. 
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 
- Đối tượng nghiên cứu: phương pháp tổ chức hoạt động phong trào cách 
mạng của Đoàn trường THPT Trần Đại Nghĩa. 
- Phạm vi nghiên cứu: nhiệm kì 2020 – 2021. 
3 
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
- Phương pháp thu thập thông tin, nghiên cứu tài liệu. 
- Phương pháp thực nghiệm. 
- Phương pháp đánh giá tổng hợp. 
4 
PHẦN NỘI DUNG 
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN 
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị - xã hội của 
thanh niên Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh 
sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện. Tổ chức Đoàn bao gồm những thanh niên tiên 
tiến, phấn đấu vì mục đích, lý tưởng của Đảng là độc lập dân tộc gắn liền với 
chủ nghĩa xã hội, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Đoàn 
Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đã được xây dựng, rèn luyện và trưởng thành 
qua các thời kỳ đấu tranh cách mạng, Đoàn đã có những cống hiến xuất sắc cho 
sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 
Bước vào thời kỳ mới, Đoàn tiếp tục phát huy những truyền thống quý báu của 
dân tộc và bản chất tốt đẹp của mình, xây dựng thế hệ thanh niên Việt Nam giàu 
lòng yêu nước, tự cường dân tộc; kiên định lý tưởng độc lập dân tộc và chủ 
nghĩa xã hội; có đạo đức cách mạng, ý thức chấp hành pháp luật, sống có văn 
hóa, vì cộng đồng; có năng lực, bản lĩnh trong hội nhập quốc tế; có sức khỏe, tri 
thức, kỹ năng và tác phong công nghiệp trong lao động tập thể, trở thành những 
công dân tốt của đất nước; xung kích, sáng tạo làm chủ khoa học công nghệ tiên 
tiến, vươn lên ngang tầm thời đại. 
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là thành viên của hệ thống chính 
trị, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và Pháp luật của nước Cộng hòa Xã 
hội Chủ nghĩa Việt Nam. Đoàn phối hợp với các cơ quan Nhà nước, Mặt trận Tổ 
quốc Việt Nam, các đoàn thể, tổ chức kinh tế, xã hội, các tập thể lao động và gia 
đình chăm lo giáo dục, đào tạo và bảo vệ thanh thiếu nhi; tổ chức cho đoàn viên, 
thanh niên tích cực tham gia vào việc quản lý nhà nước và xã hội. Chính vì thế, 
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh giữ một vai trò vô cùng quan trọng 
trong các tổ chức, cơ quan. Đoàn phát triển là biểu hiện của một tập thể thanh 
niên vững mạnh, đoàn kết, sáng tạo, bản lĩnh. 
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong nhà trường (Đoàn trường) 
với nhiệm vụ phát huy vai trò, trách nhiệm của thanh niên nhằm mục đích xây 
dựng thế hệ học sinh phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe; giàu 
lòng yêu nước, có lối sống đẹp, có lý tưởng cách mạng và bản lĩnh văn hóa con 
người Việt Nam. Bên cạnh đó, chi đoàn là tổ chức tế bào của Đoàn, là hạt nhân 
nòng cốt đoàn kết, tập hợp trong toàn thể thanh thiếu nhi. Trong trường học, Chi 
đoàn giáo viên là chi đoàn trung tâm làm nòng cốt hỗ trợ Đoàn trường, định 
hướng cho mọi hoạt động của chi đoàn học sinh. 
Nhiệm vụ của đoàn viên là phải luôn luôn phấn đấu vì lý tưởng của Đảng 
và Bác Hồ. Tích cực học tập, lao động rèn luyện, tham gia các hoạt động xã hội, 
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; Gương mẫu chấp hành và vận động thanh thiếu nhi 
thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà 
nước. Tham gia xây dựng, bảo vệ Đảng, chính quyền và các đoàn thể nhân dân. 
5 
Chấp hành Điều lệ Đoàn và các nghị quyết của Đoàn; tích cực tuyên truyền về 
tổ chức Đoàn trong thanh niên; sinh hoạt Đoàn và đóng đoàn phí đúng quy định; 
Liên hệ mật thiết với thanh niên, tích cực xây dựng Hội Liên hiệp Thanh niên 
Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam và các thành viên khác của Hội Liên hiệp 
Thanh niên Việt Nam, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh; giúp đỡ thanh 
niên và đội viên trở thành đoàn viên. 
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN 
Trường THPT Trần Đại Nghĩa tọa lạc tại đường A3, khu dân cư Hưng Phú 
1, khu vực phường Hưng Phú, quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ. Xét về tình 
hình học sinh đang theo học tại trường, phần lớn các em còn có tâm lý e ngại từ 
đó ảnh hưởng nhiều đến việc nhận thức và tham gia các hoạt động của nhà 
trường. Trong những năm vừa qua, tổ chức Đoàn Thanh niên của nhà trường 
cũng đã có nhiều cố gắng để tổ chức các hoạt động phong trào cho đối tượng 
đoàn viên, thanh niên trong nhà trường. Mặc dù vậy, hoạt động Đoàn trong nhà 
trường vẫn còn một số hạn chế nhất định. Đó là việc giáo dục lí tưởng cách 
mạng và hoài bão, khát vọng của thanh niên chưa sâu sắc. Tổ chức Đoàn chưa 
có nhiều biện pháp, hình thức phong phú, linh hoạt để hướng mọi hoạt động của 
thanh niên phục vụ cho mục tiêu, lí tưởng, đổi mới hoạt động Đoàn. Phong trào 
thanh niên phát triển không đều, chất lượng đoàn viên, thanh niên chưa cao. 
Hiệu quả công tác giáo dục, chăm lo lợi ích chính đáng cho thanh niên, chất 
lượng đoàn viên và tổ chức Đoàn chưa đạt yêu cầu, thực tế phát triển của thanh 
niên. Các chương trình văn nghệ, thể thao, trò chơi dân gian, đã đáp ứng phần 
nào nhu cầu thưởng thức văn hóa của học sinh nhưng vẫn còn có phần đơn điệu, 
nghèo nàn, chưa có tính phối hợp cao. 
Một bộ phận thanh niên còn chưa chuyên tâm vào việc học tập, rèn luyện, 
tự vươn lên, kết quả học tập còn nhiều yếu kém. Một bộ phận thanh niên vẫn 
còn thờ ơ với hoạt động Đoàn. Để khắc phục được những điểm yếu nêu trên, 
nhằm phát huy được vai trò, sứ mệnh của thế hệ thanh niên trong tương lai, 
BCH Đoàn trường trong những năm trở lại đây cũng đã có nhiều nỗ lực, cố gắng 
trong việc xây dựng các hoạt động văn hóa, xã hội ý nghĩa nhằm thu hút sự tham 
gia của đông đảo đoàn viên, thanh niên trong nhà trường. 
III. NỘI DUNG VẤN ĐỀ 
1. Tổng quan nghiên cứu về vai trò, ý nghĩa của các hoạt động văn hóa, 
xã hội trong hoạt động Đoàn 
 Hoạt động văn hóa, xã hội là một phạm trù mang tính chất vĩ mô được 
biểu hiện qua nhiều khía cạnh khác nhau trong đời sống xã hội. Trong phạm vi 
nghiên cứu của sáng kiến, chúng tôi chỉ đề cập đến việc tổ chức các phong trào 
hành động cách mạng theo công văn số 05/Ctr-ĐTN Chương trình Công tác 
Đoàn và phong trào thanh niên trường học năm học 2020 – 2021 của Quận 
đoàn Cái Răng ban hành vào ngày 15 tháng 10 năm 2020 để làm cơ sở nhìn 
6 
nhận thực trạng cũng như việc đánh giá kết quả thực hiện các hoạt động cho 
Đoàn cấp trên chỉ đạo thực hiện: 
1.1. Phong trào “Thanh niên tình nguyện” 
- Phấn đấu mỗi đoàn viên, thanh niên trường học tham gia ít nhất 02 hoạt 
động tình nguyện trong năm học. Tổ chức cho đoàn viên, thanh niên đăng ký 
tham gia; theo dõi quá trình thực hiện; tổ chức đa dạng các hoạt động tình 
nguyện, tạo môi trường để học sinh có điều kiện cống hiến, trưởng thành. Phát 
huy vai trò của giáo viên trẻ trong việc hướng dẫn, theo dõi, tham gia cùng học 
sinh trong các hoạt động tình nguyện. 
- Tổ chức các hoạt động tình nguyện thường xuyên, tại chỗ gắn với nhiệm 
vụ chính trị của Nhà trường, địa phương nơi trường đóng tại địa bàn như: phòng 
chống dịch bệnh, tham gia giữ gìn cảnh quan, môi trường học đường; xây dựng 
nông thôn mới, đô thị văn minh, tham gia đảm bảo trật tự an toàn giao thông, an 
ninh trật tự, các hoạt động an sinh xã hội Đoàn các trường đảm bảo duy trì 
đều đặn và có các hoạt động cụ thể, thiết thực đối với các đội hình thường 
xuyên, tại chỗ. 
- Đẩy mạnh triển khai chiến dịch tình nguyện “Hoa phượng đỏ” năm 
2021. Phấn đấu mỗi quận, huyện thành lập ít nhất 01 đội hình tình nguyện “Hoa 
phượng đỏ” với thành phần tham gia gồm giáo viên trẻ, học sinh. Bên cạnh tổ 
chức các hoạt động phát huy năng lực, tinh thần xung kích, cần lưu ý tổ chức 
các hoạt động trải nghiệm thông qua Chiến dịch cho họcsinh. 
- Tiếp tục triển khai chương trình “Tiếp sức mùa thi” theo hướng tập 
trung các hoạt động hỗ trợ thiết thực cho thí sinh trước kỳ thi: ôn luyện thi, tư 
vấn trực tuyến, hỗ trợ học bổng cho học sinh nghèo tại các địa bàn chia cắt, 
vùng sâu, vùng xa, hải đảo. 
- Tổ chức chương trình “Xuân tình nguyện”, “Tình nguyện mùa đông” 
phù hợp với điều kiện của từng đơn vị. Tổ chức các hoạt động tình nguyện 
thường xuyên, tại chỗ như “Thứ bảy tình nguyện”, “Chủ nhật xanh”, “Hiến máu 
nhân đạo”, các hoạt động hưởng ứng phong trào “Phòng chống tác hại của rác 
thải nhựa”. Tiếp tục củng cố, xây dựng mô hình cổng trường an toàn giao 
thông. 
Tăng cường ứng dụng các ý tưởng, sáng kiến mới, các dự án tình nguyện 
vào thực tiễn, nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động tình nguyện. Tổ 
chức tập huấn kiến thức, kỹ năng cho các đội hình tình nguyện, đảm bảo an 
toàn, kỷ luật, đoàn kết trong quá trình tham gia hoạt động; duy trì phối hợp chặt 
chẽ giữa Đoàn trường có đội hình tình nguyện với Đoàn tại địa phương. Tăng 
cường hoạt động truyền thông đối với các hoạt động, đội hình, tấm gương tình 
nguyện trong trường học. 
7 
1.2. Phong trào “Tuổi trẻ sáng tạo” 
- Tiếp tục triển khai hiệu quả Kết luận số 02-KL/TWĐTN-CNĐT ngày 
02/7/2018 của Ban Bí thư Trung ương Đoàn về các giải pháp thúc đẩy hoạt 
động sáng tạo trong thanh thiếu nhi. Đưa nội dung sinh hoạt chuyên đề về sáng 
tạo vào trong chương trình sinh hoạt chi đoàn. Vận động đoàn viên, thanh niên 
tham gia cuộc vận động “Mỗi thanh niên trường học một ý tưởng, sáng kiến 
sáng tạo”; tổ chức các “Ngày hội sáng tạo”, trình diễn các mô hình sáng tạo, các 
hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong học sinh; khuyến khích học sinh, giáo viên 
trẻ tham gia nghiên cứu khoa học và các hoạt động sáng tạo khác; tích cực chia 
sẻ thông tin ý tưởng, sáng kiến qua Cổng thông tin “Ngân hàng ý tưởng sáng 
tạo thanh niên Việt Nam” và ứng dụng di động “Sáng tạo trẻ”. Tiếp tục triển 
khai hoạt động “Thách thức để sáng tạo” trên mạng xã hội. 
- Triển khai các giải pháp tổng hợp, biểu dương và sử dụng các ý tưởng 
sáng tạo của thanh niên. Có hình thức phân loại, phát huy các ý tưởng sáng tạo 
của học sinh theo nhóm đối tượng, ngành học, trường học để khuyến khích tối 
đa khả năng sáng tạo của học sinh. Đẩy mạnh các hình thức tuyên truyền về các 
cuộc thi, các hoạt động sáng tạo trước, trong và sau khi chương trình được 
tổchức. 
- Tổ chức các hội thảo khoa học, diễn đàn hướng dẫn phương pháp tư duy 
sáng tạo cho học sinh, giáo viêntrẻ. Tổ chức các buổi các hoạt động gặp gỡ sinh 
viên, giảng viên trẻ với các cá nhân tiêu biểu, điển hình đã thành công trên các 
lĩnhvực. 
- Tổ chức cuộc thi, giải thưởng phát huy khả năng sáng tạo của học sinh, 
giáo viên trẻ. Khuyến khích đoàn viên, thanh niên trường học đăng ký và thực 
hiện các ý tưởng, sáng kiến tham gia giải quyết các vấn đề được quan tâm của 
xã hội như: an toàn giao thông, trật tự đô thị, môi trường, giáo dục, phòng chống 
tệ nạn xã hội, Tổ chức chương trình “Tri thức trẻ vì giáo dục” năm 2021. 
Triển khai mô hình “Không gian sáng tạo trẻ” trong trường học để học sinhgiới 
thiệu, chia sẻ các ý tưởng, giải pháp thúc đẩy hoạt động sáng tạo trong các lĩnh 
vực; chỉ đạo 100% Đoàn trường thành lập và duy trì hiệu quả các mô hình câu 
lạc bộ sáng tạo trẻ. 
- Phối hợp với nhà trường, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong việc hiện 
thực hóa các ý tưởng, sáng kiến của học sinh, giáo viên trẻ đi vào thực tiễn; phát 
triển các quỹ bảo trợ tài năng trẻ. 
- Phối hợp tuyên truyền, đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ tư vấn đăng ký 
bảo hộ các quyền liên quan đến sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm sáng tạo, sáng 
chế của học sinh, giáo viên trẻ. Thiết lập chế độ thông tin, tăng cường tập hợp, 
kết nối các nhà sáng tạo, tài năng trẻ ở trong và ngoài nước với sinh viên. 
8 
1.3. Phong trào “Tuổi trẻ xung kích bảo vệ Tổ quốc” 
- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm 
của đoàn viên, thanh niên trường học trong thực hiện Chiến lược bảo vệ Tổ 
quốc trong tình hình mới; tham gia bảo đảm an ninh, an toàn thông tin, bảo vệ 
an ninh tư tưởng, an ninh văn hóa trên không gian mạng; phát hiện và ngăn chặn 
các hoạt động truyền bá các thông tin không chính thống, thông tin phản động, 
phản cảm trên internet. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức, vận động nhà giáo 
trẻ, học sinh trong độ tuổi đăng ký khám tuyển, tham gia nghĩa vụ quân sự, 
nghĩa vụ công an. 
- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của đoàn viên, thanh niên trường học 
về vị trí, vai trò của biển, đảo Việt Nam đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ 
Tổ quốc; về đường lối, chủ trương, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật 
của Nhà nước liên quan đến biển, đảo; về các quyền và lợi ích hợp pháp của 
Việt Nam trên Biển Đông phù hợp với luật pháp quốc tế. 
- Tổ chức các hoạt động cho đoàn viên, thanh niên trường học hướng về 
biên giới, biển, đảo của Tổ quốc, tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới 
quốc gia: tăng cường tổ chức các hoạt động giao lưu, kết nghĩa giữa các trường 
học với đơn vị lực lượng vũ trang; tổ chức thăm hỏi, giúp đỡ các gia đình trên 
địa bàn trường, đơn vị trú chân có cán bộ, chiến sĩ đang công tác ở khu vực biên 
giới, hải đảo; tổ chức các chương trình, hội thi ý tưởng, sáng kiến, dự án phát 
triển kinh tế, an sinh xã hội tại các khu vực biên giới, hải đảo. Tổ chức chương 
trình “Xuân biên giới - Tết biển đảo”, “Hành trình Tuổi trẻ vì biển đảo quê 
hương”; tặng cờ Tổ quốc cho ngư dân; khuyến khích đoàn viên thanh niên thực 
hiện các công trình, phần việc thanh niên, công trình nghiên cứu khoa học giải 
quyết các vấn đề cấp thiết tại các vùng biển, đảo của Tổquốc. 
- Tổ chức các chiến dịch truyền thông, triển lãm, xây dựng bộ tài liệu tuyên 
truyền, cuộc thi trực tuyến về phòng, chống ma túy; phòng, tránh các tệ nạn xã 
hội trong đoàn viên thanh niên trường học; tích cực tham gia phát hiện và tố giác 
tội phạm, góp phần đảm bảo an ninh trật tự địa bàn dân cư, trường học. 
2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức, thực hiện các hoạt động văn 
hóa, xã hội trong Nhà trường 
- Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho 
thanh thiếu nhi. Toàn Đoàn tiếp tục tập trung triển khai hiệu quả Chương trình 
hành động thực hiện Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 24/3/2015 của Ban Bí thư 
Trung ương Đảng về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo 
dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ, giai đoạn 
2015 - 2030”. 
- Tuyên truyền, giáo dục thanh niên sống có lý tưởng cách mạng, có niềm 
tin và kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, dân 
9 
giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, kế tục trung thành và xuất sắc 
sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng, của dân tộc. 
- Triển khai các giải pháp thiết thực, phù hợp giáo dục truyền thống cách 
mạng, lòng yêu nước, tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc cho thanh thiếu nhi. 
- Tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh thiếu nhi. 
Triển khai hiệu quả cuộc vận động “Xây dựng giá trị hình mẫu thanh niên Việt 
Nam thời kỳ mới”. 
- Ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin, mạng xã hội trong triển khai 
các hoạt động tuyên truyền, giáo dục của Đoàn. 
- Thường xuyên nắm bắt tình hình tư tưởng, dư luận xã hội và định hướng 
dư luận trong thanh niên thông qua mạng lưới thăm dò dư luận, đối thoại trực 
tiếp, ứng dụng công nghệ thông tin, mạng xã hội. 
- Đổi mới, sáng tạo trong việc xây dựng và tổ chức các hoạt động phong 
trào nhằm thu hút sự quan tâm, thực 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfskkn_thuc_trang_va_giai_phap_nang_cao_hieu_qua_viec_to_chuc.pdf