SKKN Tạo hứng thú học tập cho học sinh trường THPT Thường Xuân 2 khi dạy bài “Cấu trúc lặp” (SGK – Tin học 11) bằng việc lựa chọn bài toán phù hợp và được mô phỏng bởi phần mềm Crocodile

SKKN Tạo hứng thú học tập cho học sinh trường THPT Thường Xuân 2 khi dạy bài “Cấu trúc lặp” (SGK – Tin học 11) bằng việc lựa chọn bài toán phù hợp và được mô phỏng bởi phần mềm Crocodile

Tạo hứng thú cho người học luôn là một vấn đề quan trọng trong hoạt động dạy - học. Bởi vì, như chúng ta biết, dạy - học là một hoạt động phức tạp, trong đó chất lượng, hiệu quả cơ bản phụ thuộc vào người học. Và điều này lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như: năng lực nhận thức, động cơ học tập, sự quyết tâm.; nó còn phụ thuộc vào: môi trường học tập, người tổ chức quá trình dạy học, sự hứng thú trong học tập.

Các nhà nghiên cứu tâm lý học cho rằng, hứng thú là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng nào đó, nó có ý nghĩa đối với cuộc sống và có khả năng mang lại khoái cảm cá nhân trong quá trình hoạt động. Sự hứng thú biểu hiện trước hết ở sự tập trung chú ý cao độ, sự say mê của chủ thể hoạt động. Sự hứng thú gắn liền với tình cảm con người. Trong bất cứ công việc gì, nếu có hứng thú làm việc, con người sẽ có cảm giác dễ chịu với hoạt động, làm nẩy sinh khát vọng hành động một cách có sáng tạo. Ngược lại, nếu không có hứng thú, dù là hoạt động gì cũng sẽ không đem lại hiệu quả cao. Đối với các hoạt động nhận thức, sáng tạo, hoạt động học tập, khi không có hứng thú, kết quả sẽ không là gì hết, thậm chí xuất hiện cảm xúc tiêu cực.

Việc học có tính chất đối phó, miễn cưỡng, người học may lắm chỉ tiếp thu được một lượng kiến thức rất ít, không sâu, không bản chất. Vì thế dễ quên.

Khi có hứng thú, say mê trong nghiên cứu, học tập thì việc lĩnh hội tri thức trở nên dễ dàng hơn; ngược lại, khi nắm bắt được vấn đề, tức là hiểu được bài thì người học lại có thêm hứng thú. Trên thực tế, những người không thích, không hứng thú khi học môn học nào đó thường là những người không học tốt môn học đó. Chính vì vậy, việc tạo hứng thú cho người học được xem là yêu cầu bắt buộc đối với bất cứ ai làm công tác giảng dạy, đối với bất cứ bộ môn khoa học nào.

 

doc 20 trang thuychi01 8431
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Tạo hứng thú học tập cho học sinh trường THPT Thường Xuân 2 khi dạy bài “Cấu trúc lặp” (SGK – Tin học 11) bằng việc lựa chọn bài toán phù hợp và được mô phỏng bởi phần mềm Crocodile", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài 
Tạo hứng thú cho người học luôn là một vấn đề quan trọng trong hoạt động dạy - học. Bởi vì, như chúng ta biết, dạy - học là một hoạt động phức tạp, trong đó chất lượng, hiệu quả cơ bản phụ thuộc vào người học. Và điều này lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như: năng lực nhận thức, động cơ học tập, sự quyết tâm...; nó còn phụ thuộc vào: môi trường học tập, người tổ chức quá trình dạy học, sự hứng thú trong học tập.
Các nhà nghiên cứu tâm lý học cho rằng, hứng thú là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng nào đó, nó có ý nghĩa đối với cuộc sống và có khả năng mang lại khoái cảm cá nhân trong quá trình hoạt động. Sự hứng thú biểu hiện trước hết ở sự tập trung chú ý cao độ, sự say mê của chủ thể hoạt động. Sự hứng thú gắn liền với tình cảm con người. Trong bất cứ công việc gì, nếu có hứng thú làm việc, con người sẽ có cảm giác dễ chịu với hoạt động, làm nẩy sinh khát vọng hành động một cách có sáng tạo. Ngược lại, nếu không có hứng thú, dù là hoạt động gì cũng sẽ không đem lại hiệu quả cao. Đối với các hoạt động nhận thức, sáng tạo, hoạt động học tập, khi không có hứng thú, kết quả sẽ không là gì hết, thậm chí xuất hiện cảm xúc tiêu cực. 
Việc học có tính chất đối phó, miễn cưỡng, người học may lắm chỉ tiếp thu được một lượng kiến thức rất ít, không sâu, không bản chất. Vì thế dễ quên. 
Khi có hứng thú, say mê trong nghiên cứu, học tập thì việc lĩnh hội tri thức trở nên dễ dàng hơn; ngược lại, khi nắm bắt được vấn đề, tức là hiểu được bài thì người học lại có thêm hứng thú. Trên thực tế, những người không thích, không hứng thú khi học môn học nào đó thường là những người không học tốt môn học đó. Chính vì vậy, việc tạo hứng thú cho người học được xem là yêu cầu bắt buộc đối với bất cứ ai làm công tác giảng dạy, đối với bất cứ bộ môn khoa học nào. 
Trên thực tế bộ môn Tin học THPT thường ít được học sinh quan tâm, yêu thích vì nó không thuộc tổ hợp môn thi đại học nào. Nhất là Tin học lớp 11, một nội dung kiến thức cần rất nhiều sự tư duy sâu và khả năng sáng tạo. Mặt khác học sinh dễ nhận thấy tin học 10, 12 thường là các chương trình ứng dụng, dễ hiểu, dễ vận dụng, dễ hình dung, còn Tin học 11 thường rất ít ứng dụng dễ thấy, do vậy khó tiếp cận, khó gần gũi đối với các em học sinh. Trong nhiều năm giảng dạy, tôi thấy việc tạo hứng thú cho học sinh yêu thích môn tin học, đặc biệt là Tin học 11 là một việc làm rất cần thiết và cần đầu tư.
Đối với nội dung Tin học 11, học sinh được làm quen với ngôn ngữ lập trình bậc cao. Thông qua đó học sinh có thể lập trình cho những bài toán cụ thể. Khi học về ngôn ngữ lập trình, học sinh được học về ba cấu trúc lệnh: tuần tự, rẽ nhánh và lặp. Trong đó lệnh lặp là lệnh hoạt động phong phú và cho kết quả tuyệt vời nhất, nhưng đồng thời nó cũng là lệnh khó nhất đối với học sinh và cũng là lệnh được áp dụng nhiều nhất để giải quyết các bài toán trong Tin học. 
Muốn hiểu được câu lệnh lặp đòi hỏi học sinh phải có tư duy logic tốt. Đối với học sinh khá giỏi thì đây là lệnh khó, còn đối với học sinh trung bình và yếu, nếu giáo viên không có phương pháp phù hợp để các em có thể hiểu được thì đây thực sự là mê cung đối với các emew .
	Trên thực tế, ở trường THPT Thường Xuân 2, học sinh trung bình, yếu, kém chiếm tỉ lệ khá cao (khoảng 80%) nên câu lệnh lặp là kiến thức thực sự khó với các em. Khi dạy bài này, giáo viên cần áp dụng một số phương pháp phù hợp với đối tượng học sinh của mình để giúp các em nắm được kiến thức cần thiết theo chuẩn kiến thức kĩ năng, đồng thời tạo được hứng thú học lập trình cho các em.
Từ những vấn đề đã dẫn ra ở trên, xuất phát từ thực tiễn giảng dạy tại trường THPT THƯỜNG XUÂN 2 tôi thấy rằng, để đạt hiệu quả cao trong mỗi phần học, tiết học cần có cách thiết kế bài giảng cho phù hợp với nội dung kiến thức; phương pháp, phương tiện dạy học phải phù hợp với từng đối tượng học sinh. Để qua đó, học sinh sẽ thích thú với kiến thức mới, hiểu được kiến thức đã học trên lớp, đồng thời học sinh thấy được tầm quan trọng của vấn đề và việc ứng dụng của kiến thức vào công việc thực tiễn đời sống xã hội. Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài Tạo hứng thú học tập cho học sinh trường THPT Thường Xuân 2 khi dạy bài “Cấu trúc lặp” (SGK – Tin học 11) bằng việc lựa chọn bài toán phù hợp và được mô phỏng bởi phần mềm Crocodile.
2. Mục đích nghiên cứu
- Nâng cao chất lượng dạy và học môn Tin học trong trường phổ thông, đặc biệt là dạy học lập trình ở Tin học lớp 11.
- Góp phần đổi mới phương pháp dạy học trong trường phổ thông nói chung và môn Tin học nói riêng.
- Góp phần khơi dậy lòng đam mê, yêu thích và hứng thú khi học môn Tin học của học sinh. Đặc biệt là giúp các em nhìn thấy những ứng dụng đơn giản, cụ thể, gần gũi, thiết thực của lập trình trong môi trường học tập của bản thân.
3. Đối tượng nghiên cứu
- Bài cấu trúc lặp (SGK – Tin học 11)
4. Phương pháp nghiên cứu
- Dựa trên cơ sở lý thuyết của môn Toán, là môn học cơ sở cho sự phát triển tư duy lập trình trong Tin học.
- Dựa trên cơ sở lý thuyết của Ngôn ngữ lập trình Pascal. Sự hoạt động tuần tự từng bước của máy tính khi thực hiện chương trình.
- Phân tích đánh giá mức độ học sinh hiểu vận dụng, giải được các bài toán trong Tin học, từ đó xây dựng, giới thiệu các bài toán phù hợp với từng đối tượng học sinh.
II. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Từ xu hướng chung của thế giới và nhu cầu của xã hội đòi hỏi giáo dục cần phải đổi mới toàn diện. Nhà trường phải thay đổi nhiều về hệ thống, mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học cũng như kiểm tra đánh giá của các môn học để có những sản phẩm đào tạo với chất lượng ngày càng cao, cung cấp cho thị trường luôn biến đổi trong xã hội phát triển. Vì vậy giáo dục đã và đang tiến hành đổi mới phương pháp dạy học chú trọng đến việc phát huy tính tích cực chủ động của học sinh. Coi học sinh là chủ thể của quá trình dạy học và được xác định là một trong những phương hướng cải cách giáo dục phổ thông Việt Nam.
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 
Trong lập trình, điều thú vị nhất là vận dụng các câu lệnh để máy tính thực hiện đưa ra kết quả theo mong muốn của người lập trình. Các ngôn ngữ lập trình bậc cao đưa ra ba cấu trúc lệnh: tuần tự, rẽ nhánh, lặp. Như đã nêu ở phần lí do, lệnh lặp là lệnh hoạt động phong phú và cho kết quả tuyệt vời nhất, nhưng đồng thời nó cũng là lệnh khó nhất đối với học sinh, và cũng là lệnh được áp dụng nhiều nhất để giải quyết các bài toán trong Tin học.
Nếu học sinh không nắm được lệnh này thì:
+ Đa số các bài toán các em không viết được chương trình.
+ Các kiểu dữ liệu có cấu trúc như kiểu mảng, kiểu xâu học sinh không vận dụng được.
Nếu sử dụng ngôn ngữ lập trình Pascal để mô tả bản chất của cấu trúc lặp, học sinh rất khó hình dung. Vì vậy cần sử dụng phần mềm Crocodile để hỗ trợ học sinh rèn luyện kĩ năng lập trình và tư duy giải thuật trong cấu trúc lặp để đạt hiệu quả hơn.
	Bởi Crocodile là một phần mềm mô phỏng hay, là công cụ lập trình phi ngôn ngữ hiệu quả và điêu luyện, đem lại nhiều lợi ích cho việc rèn luyện kĩ năng lập trình và tư duy giải thuật cho học sinh 11. Crocodile có giao diện đẹp mắt, thân thiện và dễ sử dụng. Vì vậy tạo được hứng thú cho học sinh khi học lập trình.
Để giải quyết mâu thuẫn giữa yêu cầu dạy bài “Cấu trúc lặp” với tình hình thực tế dạy nội dung này ở trường THPT THƯỜNG XUÂN 2, tôi chọn đề tài: “Tạo hứng thú học tập cho học sinh trường THPT Thường Xuân 2 khi dạy bài “Cấu trúc lặp” (SGK – Tin học 11) bằng việc lựa chọn bài toán phù hợp và được mô phỏng bởi phần mềm Crocodile”.
3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 
	Để giảng dạy bài “Cấu trúc lặp” có hiệu quả đối với học sinh của mình, tôi xin đưa ra một số giải pháp như sau:
3.1. Sử dụng phương pháp dạy học tích cực để nâng cao hiệu quả cho bài học
- Sử dụng phương tiện trực quan trong dạy học
	Trực quan trong giảng dạy sẽ huy động được tất cả các giác quan tham gia vào quá trình nhận thức. Nghiên cứu về phương pháp lĩnh hội và ghi nhớ kiến thức ở học sinh, ta nhận thấy: Nếu chỉ nghe thì chỉ lĩnh hội được 20% lượng thông tin, nếu chỉ nhìn thì lĩnh hội được 30% lượng thông tin. Nếu dùng phối hợp cả nghe – nhìn và hành động thì lượng thông tin tiếp thu được sẽ là 70%.
	Trong dạy học Tin Học, nguyên tắc trực quan rất quan trọng không chỉ vì nó có ý nghĩa to lớn trong quá trình nhận thức mà còn vì nó có nhiều điều kiện thuận lợi để thực hiện (máy tính, máy chiếu, thiết bị truyền thông).
	Để làm rõ cấu trúc lặp trong thuật toán tính n! cần minh họa bằng phần mềm Crocodile. Giáo viên giới thiệu thuật toán trên phần mềm Crocodile; đưa ra các bộ giá trị cụ thể, yêu cầu học sinh dự đoán quá trình hoạt động của thuật toán ứng với bộ giá trị đưa vào, và trực tiếp thực hiện thuật toán trên. Thông qua đó, học sinh sẽ thấy rõ bản chất của cấu trúc lặp trong bài toán, từ đó có thể áp dụng để giải quyết các bài toán về sau nhanh chóng và chính xác. 
- Sử dụng phương pháp dạy học phát hiện – giải quyết vấn đề
Dạy học phát hiện – giải quyết vấn đề là hình thức dạy học trong đó giáo viên (hay cùng học sinh) tạo ra một hay nhiều tình huống gợi vấn đề, tổ chức, điều khiển học sinh phát hiện các vấn đề và hoạt động giải quyết các vấn đề, qua đó giúp học sinh lĩnh hội kiến thức, rèn luyện kĩ năng.
Dạy học phát hiện – giải quyết vấn đề không chỉ có mục đích làm cho học sinh giải quyết được vấn đề đặt ra và lĩnh hội được kiến thức mới như là kết quả của quá trình giải quyết vấn đề, mà còn giúp học sinh phát triển các khả năng khác: khả năng phát hiện vấn đề, khả năng tìm kiếm cách giải quyết vấn đề, khả năng tổ chức quá trình giải quyết các vấn đề, khả năng kiểm tra đánh giá kết quả.
Đối với bài dạy Cấu trúc lặp, ngay trong phần kiểm tra bài cũ, học sinh vận dụng các kiến thức đã học để viết chương trình đưa ra màn hình 10 dòng thông báo “chao cac ban”. Chương trình này học sinh viết được vì nó không có gì khó khăn, khi lên viết ở bảng học sinh phải viết đầy đủ các lệnh như trên nên dễ dàng rút ra được nhận xét: chương trình viết lặp lại nhiều lần nên rất mất thời gian cho người lập trình. Qua ví dụ này, giáo viên đặt được vấn đề cho học sinh: Một công việc có thể yêu cầu lặp lại nhiều lần, nếu sử dụng cách viết như trên thì mất thời gian và gây nhàm chán, vậy có cách nào để chương trình viết ngắn gọn hơn nhưng vẫn thực hiện được đúng yêu cầu đề ra. Thông qua đó học sinh có thể phát hiện và giải quyết được vấn đề, đồng thời lĩnh hội được kiến thức mới.
- Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm
Thảo luận nhóm là một trong những phương pháp dạy học có thể phát huy được tính tích cực, chủ động và sáng tạo của người học. Thảo luận nhóm tạo cơ hội tiếp xúc xã hội giữa các học sinh, giúp cho việc phát triển các kĩ năng tương tác giữa các cá nhân như nghe, nói, tranh luận và quan hệ lãnh đạo. 
Khi giao nhiệm vụ cho các nhóm học sinh thảo luận phải tạo được sự bình tĩnh và không khí tích cực khi tham gia giải quyết vấn đề, gây được hứng thú và khích thích học sinh.
Như vậy đối với bài dạy Cấu trúc lặp áp dụng phương pháp thảo luận nhóm cho phép học sinh tham gia tích cực vào quá trình dạy học. 
Như vậy từ việc thảo luận nhóm, thông qua các nhiệm vụ học tập (trình bày ở phần giáo án) học sinh có thể chủ động hăng say trong học tập bởi những phát hiện đột phá của mình. Do đó sẽ kích thích được sự ham học và kĩ năng tự học, tự nghiên cứu của mình.
Ngoài ra trong quá trình dạy học, giáo viên cần kết hợp thêm phương pháp dạy học truyền thống để nâng cao hiệu quả dạy học. Giáo viên phải sử dụng một cách linh hoạt các phương pháp dạy học sao cho phù hợp để đạt được mục đích dạy học nhằm tạo được hứng thú học tập cho học sinh.
3.2. Lựa chọn bài toán phù hợp
* Để phù hợp với trình độ của học sinh nhà trường, đối với bài “Cấu trúc lặp” phần bài toán ở ví dụ mở đầu là khó, vì vậy cần phải chọn bài toán làm ví dụ mở đầu phù hợp với trình độ của học sinh.
Đây là vấn đề mà giáo viên quan tâm nhiều nhất, bởi vì bài toán mở đầu rất quan trọng, vừa mang kiến thức cũ vừa đặt vấn đề cho nội dung bài mới cần tìm hiểu. Bài toán mở đầu khó quá sẽ gây áp lực ban đầu cho học sinh, các em thấy khó quá sẽ thoái chí, không hứng thú tìm hiểu bài. Bài toán mở đầu dễ quá sẽ không kích thích được tính tò mò, ham học hỏi của học sinh. Vì vậy, giáo viên phải chọn bài toán mở đầu vừa phù hợp với trình độ của học sinh vừa đặt được vấn đề cho bài toán mới cần tìm hiểu mà gây sự chú y, kích thích tính khám phá tìm hiểu kiến thức cho các em.
Trong sách giáo khoa Tin học 11 (trang 42) có đưa ra bài toán làm ví dụ mở đầu giới thiệu cấu trúc lặp:
Ví dụ 1: Tính và đưa kết quả ra màn hình tổng:
	(Với a là số nguyên lớn hơn 2)
Ví dụ 2: Tính và đưa kết quả ra màn hình tổng:
 Cho đến khi <0.0001
Theo tôi hai ví dụ này không phù hợp với học sinh của mình vì kiến thức khá tổng quát, học sinh không hiểu được ‎ý đồ của thuật toán. Qua giảng dạy các năm trước sử dụng tôi thấy không hiệu quả. Vì vậy tôi xin đưa ra một số ví dụ khác để làm ví dụ mở đầu thay thế cho 2 ví dụ ở sách giáo khoa như sau:
+ Đối với dạng cấu trúc lặp với số lần biết trước tôi đưa ra ví dụ: Viết chương trình nhập vào số nguyên n, tính và đưa ra màn hình T= n!=1*2*3**n. 
Ví dụ với n=5, ta có T=5!=1*2*3*4*5=120
Học sinh sẽ tính như sau: T=1*2=2 à T=2*3=6 à T=6*4=24 àT=24*5=120. Kết quả cuối cùng T=120.
Qua các bước này học sinh nêu lên cách tính là nhân 2 số đầu, được kết quả nhân với số tiếp theo, lặp lại phép nhân như vậy cho đến số cuối cùng. Từ đó đưa ra nhận xét là với 5! thì phép nhân thực hiện lặp lại 5 lần. Như vậy học sinh sẽ viết được chương trình. Từ chương trình, học sinh sẽ nêu được nhận xét: với việc tính n! thì chương trình lặp lại các lệnh tương tự nhau n lần nên dài và tốn thời gian để viết, gây nhàm chán. Vì vậy các ngôn ngữ lập trình phải cung cấp thêm câu lệnh giải quyết vấn đề trên đó là câu lệnh lặp for-do.
+ Đối với phần lặp với số lần chưa biết trước, tôi đưa ra bài toán: Giả sử có một tài khoản Face book Laptrinh11@Gmail.com được bảo mật bằng mật khẩu là một số nguyên dương có 8 chữ số (12345678). Một người không biết mật khẩu muốn đăng nhập vào tài khoản này thì phải thực hiện việc gõ mật khẩu bao nhiêu lần để có thể vào đăng nhập được. 
Đối với bài toán này, việc gõ mật khẩu sẽ được lặp lại, nhưng không biết trước được số lần lặp. Việc gõ mật khẩu này sẽ dừng lại khi mật khẩu đúng.
Để viết chương trình các bài toán trên, ta không sử dụng những lệnh đã học để viết, vì vậy các ngôn ngữ lập trình cung cấp thêm câu lệnh lặp với số lần chưa biết trước while-do.
3.3. Sử dụng phần mềm Crocodile để dạy học trực quan, giúp học sinh tư duy về thuật toán
Giáo viên minh họa cho học sinh bằng phần mềm crocodile đối với bài toán tính 5!. Qua chương trình này, làm rõ bản chất của cấu trúc lặp đó là công việc tính tổng t=t*I được lặp lại 5 lần (học sinh nhận thấy được giá trị t ở các lần thực hiện thay đổi khi thực hiện chương trình). 
Giáo viên minh họa cho học sinh bằng phần mềm crocodile đối với bài toán tính và đưa ra màn hình tích T, T=1*2**n* cho đến khi T>500. Qua chương trình này, làm rõ bản chất của cấu trúc lặp đó là công việc tính tích t=t*I được lặp lại một số lần (mà ta chưa biết trước), đến khi T>500 thì dừng lại (học sinh nhận thấy được giá trị t ở các lần thực hiện thay đổi khi thực hiện chương trình). Từ chương trình này, giáo viên cũng có thể dùng để minh họa cho sơ đồ hoạt động của câu lệnh lặp while-do.
Như vậy qua cách chọn ví dụ mở đầu như trên, cách đưa ra bài toán thực tế, cách minh họa bằng phần mềm crocodile tôi nhận thấy phù hợp với đối tượng học sinh của mình, học sinh hiểu được cấu trúc lặp và câu lệnh lặp của từng dạng; phân biệt được sự khác nhau của hai dạng, hứng thú tìm hiểu cú pháp, ‎ý nghĩa của câu lệnh lặp để viết chương trình cho các bài toán nêu ra.
3.4. Thiết kế giáo án cho bài ”Cấu trúc lặp” 
	Bài học gồm 3 tiết:
+ Tiết 1: Gồm mục 1, mục 2 
+ Tiết 2: Gồm mục 2 (viết chương trình cho các bài toán ứng dụng)
+ Tiết 3: Gồm mục 3
3.4.1. Quá trình chuẩn bị:
* Chuẩn bị của HS:	
- Chuẩn bị bài:
+ Xem trước nội dung bài “Cấu trúc lặp”.
+ Xem lại kiến thức toán học, cho biết kết quả của 5!?, n!?
- Chuẩn bị đồ dùng học tập:
+ Giấy lôki để ghi ý kiến cá nhân, bút lông.
* Chuẩn bị của GV:
Thiết kế giáo án mẫu theo hướng đổi mới phương pháp dạy học.
Chuẩn bị một số phương tiện dạy học như: Máy chiếu, máy vi tính (có cài sẵn phần mềm Turbo Pascal, phần mềm Crocodile), sơ đồ thuật toán tính n! (bằng phần mềm Crocodile), sơ đồ hoạt động của câu lệnh while - do; chương trình tính n! (bằng phần mềm Turbo Pascal).
- Phiếu học tập, bảng phụ.
3.4.2. Cách thức tiến hành:	
1, Ổn định tổ chức	Kiểm tra sĩ số, nhắc nhở Học Sinh
2, Tiến trình bài học
TIẾT 1
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5 phút)
(1) Mục tiêu: HS nhớ câu lệnh đưa dữ liệu ra màn hình để viết được chương trình.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật: Vấn đáp
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân
(4) Phương tiện dạy học: SGK, máy chiếu, máy tính
(5) Kết quả: HS viết được chương trình đơn giản.
Câu hỏi: Hãy viết chương trình đưa ra màn hình 10 dòng thông báo ”chao cac ban”?
Đặt vấn đề: Trong chương trình trên, câu lệnh đưa ra màn hình thông báo ”chao cac ban” được viết đi viết lại 10 lần. Nếu mở rộng bài toán lên đưa ra 100 dòng thông báo như trên thì thời gian viết chương trình thế nào, chương trình có dễ hiệu chỉnh không? Có nên viết chương trình trên theo câu lệnh tuần tự không? NNLT Pascal sẽ cung cấp một cấu trúc mới để giải quyết vấn đề trên.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC VÀ LUYỆN TẬP
HOẠT ĐỘNG 2
Tìm hiểu công việc lặp (5 phút)
(1) Mục tiêu: Học sinh biết được khái niệm lặp, có hai dạng lặp: lặp với số lần biết trước và lặp với số lần chưa biết trước.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy hoc: Trực quan, Vấn đáp	
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân
(4) Phương tiện dạy học: Máy tính, máy chiếu
(5) Sản phẩm: HS nêu được khái niệm lặp, biết được hai dạng lặp.
Nội dung
Hoạt động của GV và HS
1. Lặp:
* Ví dụ:
Ví dụ 1: Đem 1 trang tài liệu để phô-tô thành 10 bản. 
Ví dụ 2: Tài khoản điện thoại của 1 người còn 100.000 đồng. Người này thực hiện các cuộc gọi để hỏi thăm sức khỏe bạn bè. 
* Khái niệm: Công việc lặp là công việc được thực hiện đi thực hiện lại nhiều lần.	
* Phân loại: Lặp thường có 2 loại:
- Lặp với số lần biết trước;
- Lặp với số lần chưa biết trước.
- GV: Đưa ra 2 ví dụ:
+ Ví dụ 1: Đem 1 trang tài liệu để phô-tô copy thành 10 bản.
Công việc phô tô 1 trang tài liệu thành 1 bản mới của máy phô tô được thực hiện bao nhiêu lần?
=> HS: Trả lời
+ Ví dụ 2: Tài khoản điện thoại của 1 người còn 100.000 đồng. Người này thực hiện các cuộc gọi để hỏi thăm sức khỏe bạn bè. 
Chúng ta có biết trước được người này gọi bao nhiêu cuộc điện thoại không? Hoạt động gọi điện thoại của người này sẽ ngừng khi nào?
=> HS: Không biết trước được số lần gọi điện thoại của người này. Hoạt động gọi điện thoại sẽ ngừng khi tài khoản không còn đủ tiền.
- GV: Một công việc mà ta cứ thực hiện đi thực hiện lại nhiều lần gọi là gì?
=> HS: Trả lời. 
- GV: Có mấy loại lặp?
=> HS: Trả lời câu hỏi.
HOẠT ĐỘNG 3
Tìm hiểu câu lệnh For - do (15 phút)
(1) Mục tiêu:
- Kiến thức: Học sinh biết cú pháp, ý nghĩa của câu lệnh for-do.
- Kỹ năng: (Mục này chưa đòi hỏi việc hình thành kĩ năng)
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy hoc: Trực quan, Vấn đáp	
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân
(4) Phương tiện dạy học: Máy tính, máy chiếu
(5) Sản phẩm: HS nêu được ý nghĩa của câu lệnh for-do, viết được câu lệnh for-do để giải quyết ví dụ đơn giản.
Nội dung
Hoạt động của GV và HS
2. Lặp với số lần biết trước và câu lệnh for-do:
a, Câu lệnh for-do:
* Cú pháp:
- Dạng tiến:
For := To Do ;
- Dạng lùi:
For := Downto Do ;
* Ý nghĩa: 
- Dạng tiến: Câu lệnh sẽ được lặp đúng bằng số lần biếm đếm tăng dần lần lượt từ giá trị đầu đến giá trị cuối.
- Dạng lùi: Câu lệnh sẽ được lặp đúng bằng số lần biến đếm giảm dần lần lượt từ giá trị cuối đến giá trị đầu.
* Ví dụ: 
- Ví dụ 1: Viết CL for-do dạng tiến thể hiện việc in ra màn hình 10 dòng

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_tao_hung_thu_hoc_tap_cho_hoc_sinh_truong_thpt_thuong_xu.doc
  • docBia.doc
  • docDANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 1.doc
  • docMỤC LỤC.doc
  • docTLTK.doc