SKKN Tạo hứng thú cho học sinh trong giờ hình học 10 thông qua dạy học gắn liền với thực tiễn
Yêu nước là truyền thống quý báu và thiêng liêng nhất của dân tộc Việt Nam, là cội nguồn của hàng loạt các giá trị truyền thống khác của dân tộc. Chính truyền thống yêu nước là sức mạnh nội sinh giúp đất nước ta, dân tộc ta vượt qua bao khó khăn, thử thách, chiến thắng thiên tai khắc nghiệt và giặc ngoại xâm, tồn tại và phát triển với đầy đủ bản sắc của mình.
Bác Hồ đã từng viết: Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp được hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em.
Mặt khác trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng của đất nước hiện nay, vấn đề duy trì,phát huy truyền thống yêu nước là rất quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.Do đó giáo dục truyền thống yêu nước là một trong mục tiêu của toàn xã hội nói chung và đối với ngành giáo dục nói riêng .
Bộ môn Toán ở trường phổ thông trung học không chỉ có chức năng giáo dục thế giới quan, phương pháp luận khoa học,với ý nghĩa giúp học sinh hiểu thêm rằng toán học không xa rời thực tế mà toán học có rất nhiều ứng dụng trong thực tế và nó thể hiện rõ trong cuộc sống của con người .Trong quá trình giảng dạy chúng tôi luôn tâm niệm làm sao giúp học sinh hiểu được mối liên hệ toán học với thực tiễn đặc biệt là toán học THPT. Với mong muốn lồng ghép một chút trang sử hào hùng của dân tộc trong mỗi bài giảng toán của mình, chúng tôi luôn cố gắng thiết kế những bai giảng có tính liên hệ thực tiễn và liên hệ với môn lịch sử giúp học sinh hứng thú với môn học của mình hơn. Góp phần giúp học sinh thêm yêu quê hương đất nước.
1 . MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọn đề tài. Yêu nước là truyền thống quý báu và thiêng liêng nhất của dân tộc Việt Nam, là cội nguồn của hàng loạt các giá trị truyền thống khác của dân tộc. Chính truyền thống yêu nước là sức mạnh nội sinh giúp đất nước ta, dân tộc ta vượt qua bao khó khăn, thử thách, chiến thắng thiên tai khắc nghiệt và giặc ngoại xâm, tồn tại và phát triển với đầy đủ bản sắc của mình. Bác Hồ đã từng viết: Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp được hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em. Mặt khác trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng của đất nước hiện nay, vấn đề duy trì,phát huy truyền thống yêu nước là rất quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.Do đó giáo dục truyền thống yêu nước là một trong mục tiêu của toàn xã hội nói chung và đối với ngành giáo dục nói riêng . Bộ môn Toán ở trường phổ thông trung học không chỉ có chức năng giáo dục thế giới quan, phương pháp luận khoa học,với ý nghĩa giúp học sinh hiểu thêm rằng toán học không xa rời thực tế mà toán học có rất nhiều ứng dụng trong thực tế và nó thể hiện rõ trong cuộc sống của con người .Trong quá trình giảng dạy chúng tôi luôn tâm niệm làm sao giúp học sinh hiểu được mối liên hệ toán học với thực tiễn đặc biệt là toán học THPT. Với mong muốn lồng ghép một chút trang sử hào hùng của dân tộc trong mỗi bài giảng toán của mình, chúng tôi luôn cố gắng thiết kế những bai giảng có tính liên hệ thực tiễn và liên hệ với môn lịch sử giúp học sinh hứng thú với môn học của mình hơn. Góp phần giúp học sinh thêm yêu quê hương đất nước. Tuy nhiên, phải nhận thấy rằng lâu nay học sinh cứ nghĩ toán học THPT là xa rời thực tế và mang tính khô khan. Hiện tượng học sinh ngại học, không hứng thú học bài vấn tồn tại ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giáo dục của môn học. Một trong những phương pháp góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy là việc ứng dụng công nghệ hiện đại,các trang thiết bị dạy học hiện đại đồng thời lựa chọn các bài tập mang tính thực tiễn cao trong quá trình giáo dục một cách phù hợp làm cho bài giảng trở nên sinh động, giáo viên có thể định hướng học sinh tiếp cận với một nguồn tri thức phong phú. Trên thực tế nhiều bài giảng chưa sử dụng được công nghệ thông tin, chưa lồng ghép các môn học, chưa chọn lựa các bài toán hình ảnh mang tính thực tiễn nguyên nhân do thiếu cơ sở vật chất,do khả năng sử dụng công nghệ hiện đại của một số giáo viên không thành thạo đẫn tới việc khai thác thông tin còn hạn chế, kết hợp với việc lựa chọn bài tập mang tính khô khan không gắn liền với thực tiễn làm ảnh hưởng đến chất lượng bài giảng. Để khắc phục sự nhàm chán và tạo hứng thú học tập của học sinh,nâng cao chất lượng và hiệu quả giờ dạy tôi chọn đề tài: “TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH TRONG GIỜ HÌNH HỌC 10 THÔNG QUA DẠY HỌC GẮN LIỀN VỚI THỰC TIỄN” 1.2. Mục đích nghiên cứu. Tìm hiểu rõ phương tiện dạy học hiện đại và phần mềm trình diễn microsoft và sử dụng phương tiện này cho phù hợp với mỗi đơn vị kiến thức của bài tự chọn: Hệ thức lượng trong tam giác và giải tam giác. Mặt khác lựa chọn bài tập mang tính thực tiễn về quê hương đất nước để tạo hứng thú học tập cho học sinh . Đồng thời thông qua việc nghiên cứu này chia sẽ kinh nghiệm giảng dạy đến các đồng nghiệp và góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của bộ môn toán. 1.3. Đối tượng nghiên cứu. Để thực hiện được đề tài, tôi chọn các lớp 10 mà tôi đang trực tiếp dạy để thực nghiệm (TN), đó là các lớp: 10A3, 10A4 và đối chứng (ĐC) đó là các lớp 10A5 và A12 Nghiên cứu nội dung của bài tự chọn: hệ thức lượng trong tam giác và giải tam giác .Các phương tiện dạy học cần thiết, tình hình học sinh các lớp 10 nói trên về tinh thần, học tập, đồ dựng học tập, chất lượng học tập; nghiên các tài liệu, hình ảnh để lựa chọn hệ thống bài tập gắn liền với thực tiễn quê hương đất nước có liên quan đến bài dạy 1.4. Phương pháp nghiên cứu: Xuất phát từ mục tiêu của đề tài .tôi đã sử dụng phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết,thu thập thông tin,phương pháp thống kê,sử lý số liệu, phương pháp điều tra khảo sát thực tế. 1. 5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm - Sử dụng công nghệ thông tin đặc biệt lựa chọn các hình ảnh, video về Hàm Rồng núi Ngọc, về bãi biển Sầm Sơn để tạo hứng thú học tập cho học sinh - Lựa chọn các bài tập liên quan đến thực tiễn về quê hương Thanh Hóa để gây hứng thú cho học sinh, giảm sự khô khan của môn học. 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM. 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm. Dưới sự lãnh đạo của Đảng,đất nước ta ngày một tiến nhanh trên con đường đổi mới, hội nhập vào xu thế phát triển chung của thế giới. Đảng ta chủ trương phát triển trên tất cả mọi mặt, trong đó chú trọng vào việc đào tạo con người. Đảng ta xác định: Cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Tình hình mới đòi hỏi cần phải đào tạo những con người có đức và có tài,vừa hồng vừa chuyên, vừa học tốt lí thuyết vừa giải quyết được các bài tập thực tiễn. Thực tế trong kì thi THPT QG bộ giáo dục cũng đã đưa ra các bài tập mang tính thực tiễn để học sinh giải quyết . Ngành giáo dục nói chung và bộ môn toán ở trường phổ thông nói riêng có vai trò quan trong trọng việc đào tạo con người. Với tư cách là một môn khoa học của các khoa học, môn toán có vai trò quan trọng trong việc đào tạo và giáo dục nhân cách cho học sinh, nâng cao ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc góp phần xây một xã hội dân giàu, nước mạnh, công bằng ,dân chủ,văn minh. 2. 2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. Từ khi đổi mới sách giáo khoa bộ giáo dục cố gắng lồng ghép các bài tập thực tế vào bài dạy. Sách giáo khoa lớp toán lớp 10- phần hình học lớp 10 có đề cập tới 1 số bài toán thực tế, tuy nhiên nó còn mang tính hàn lâm, sơ sài, và chưa có bài toán hình học nào đề cập đến quê hương Thanh Hóa.Việc gây hứng thú cho học sinh học hay không lại phụ thuộc vào cách thiết kế bài dạy và lựa chọn bài tập thực tiễn cho học sinh. Giáo viên phải giảng dạy cho học sinh hiểu rõ được vấn đề, liên hệ và vận dụng được trong thực tế Việt Nam, phải lồng ghép được tinh thần tự hào dân tộc trong bài dạy. Khi dạy bài tự chọn: ''Ôn tập hệ thức lượng trong tam giác và giải tam giác'' không sử dụng máy chiếu và làm các bài tập thuần túy, sử dụng sách giáo khoa,phương pháp diễn gỉang,đàm thoại ,nêu vấn đề... kết quả nhận thức của học sinh về nội dung bài học không cao, nhiều kiến thức học sinh hiểu còn mơ màng không phát huy được tích cực của học sinh. Nhiều khi dạy các bài toán thuần túy khô khan làm cho học sinh nhàm chán không gây được hứng thú học tập cho học sinh. Từ thực trạng trên, để đạt hiệu quả tốt hơn, tôi đã mạnh dạn sử dụng phương tiện dạy học hiện đại kết hợp với lựa chọn các bài tập mang tính thực tiễn về quê hương Thanh Hóa anh hùng, sử dụng tranh ảnh và bài hát liên quan của từng đơn vị kiến thức kết quả tạo được sự hứng thú học tập của học sinh nâng cao hiệu quả bài giảng này. 2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã thực hiện để giải quyết vấn đề . 2.3.1 Xác định bài dạy và mục tiêu của bài. Mục tiêu của bài dạy chính là cái đích của bài học cần đạt tới một cách cụ thể, mục tiêu phải định rõ được các công việc và mức độ hoàn thành của học sinh về kiến thưc, kĩ năng, thái độ. Để xác định được mục tiêu, cần phải đọc kĩ SGK, kết hợp với các tài liệu tham khảo để tìm hiểu nội dung của bài và cái đích cần đạt tới của mỗi mục. Mục tiêu cụ thể của DẠY HỌC TỰ CHỌN BÀI “HỆ THỨC LƯỢNG TRONG TAM GIÁC VÀ GIẢI TAM GIÁ * Về kiến thức : -Học sinh nắm được các dạng toán cơ bản áp dụng hệ thức lượng trong tam giác -Biết dùng kiến thức các môn hình học ,vật lý ,văn học ,lịch sử ,địa lý ,hiểu biết xã hội vào việc giải các bài toán thực tế * Về kĩ năng: -Học sinh biết sử dụng các hệ thức lượng trong tam giác ,vào việc thực hành đo đạc trong thực tế -Biết vận dụng linh hoạt và sáng tạo các kiến thức liên môn để giải các bài toán có tính thực tiễn,hiểu biết về quê hương từ đó thêm yêu quê hương mình * Thái độ : -Giáo dục ý thức tự giác học tập và lòng say mê môn học -Hiểu biết thêm về quê hương Thanh Hóa ,đặc biệt là khu di tích lịch sử Hàm Rồng:Niềm tự hào của những người con xứ Thanh;Từ đó ý thức được trách nhiệm của bản thân gìn giữ và phát triển mảnh đất thiêng liêng này 2.3.2 Lựa chọn kiến thức và kĩ năng cơ bản của bài học Lựa chọn kiến thức cơ bản của bài học là việc làm cần thiết đối với tất cả giáo viên khi thiết kế bài dạy. Việc lựa chọn kiến thức cơ bản yêu cầu phải đảm bảo tính khoa học và phải vừa sức đối với học sinh, đảm bảo cho học sinh lĩnh hội kiến thức vững chắc và phát triển toàn diện. Đồng thời cố gắng chọn những bài toán thực tiễn gắn liền với quê hương Thanh Hóa. Kiến thức cơ bản của bài giảng này là: Có hiểu biết về môn học và xã hội. Biết vận dụng các môn học vào thực tế. 2.3.3 Xác định và lựa chọn phương tiện dạy học Để đạt hiệu quả cao, giáo viên dựa trên cơ sở nội dung kiến thức, lựa chọn phương tiện dạy học thích hợp. Phương tiện (đồ dùng) dạy học được coi là chỗ dựa cho hoạt động trí tuệ của học sinh, giúp phần phát huy năng lực tư duy của học sinh, đồng thời là cơ hội để học sinh rèn luyện và phát triển tư duy, hình thành tri thức, liên hệ môn học vào giải quyết các bài toán thực tiễn một cách rõ ràng, trực quan hơn, phù hợp hơn với năng lực của học sinh Căn cứ vào nội dung kiến thức và yêu cầu kĩ năng cần rèn luyện, tôi xác định bài học này cần có phương tiện sau đây: Máy tính và máy chiếu và các tranh ảnh có liên quan đến từng nội dung kiến thức ( cụ thể ở các side – Powerpoit) 2.3.4. Xác định các hình thức tổ chức dạy học 2.3.4 Xác định các hình thức tổ chức dạy học Để xác định và lựa chọn các hình thức tổ chức dạy học tôi căn cứ vào mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học, điều kiện và phương tiện hiện có, đối tượng dạy học - học sinh các lớp tôi day (đã nêu ở phần trên). Các hình thức tổ chức dạy học được phối hợp chặt chẽ trong tiết dạy, phố hợp với từng nội dung của bài học. Vì vậy, với tiết dạy ôn tập hệ thức lượng trong tam giác và giải tam giác , tôi chọn hình thức tổ chức chủ yếu là dạy học trong phòng theo đơn vị lớp. 2.3.5 Xác định các phương pháp dạy học Phương pháp dạy học có một vị trí quan trọng trong thiết kế bài dạy học, và nó quyết định đến việc thực hiện mục tiêu và chất lượng dạy học. Việc xác định phương pháp cần căn cứ vào mục tiêu, nội dung dạy học, khả năng nhận thức, đặc điểm đối tượng , điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy học. Phương pháp thích hợp tôi lựa chọn để dạy bài thực hành này là Phương pháp nêu vấn đề, đàm thoại, giảng giải và phương pháp trực quan, động não, thảo luận. 2.3.6 Thiết kế các hoạt động dạy học. Căn cứ vào các đơn vị kiến thức cụ thể, phương tiện dạy học hiện có để thiết kế các hoạt động dạy học phù hợp.Nên trong tiết dạy ôn tập hàm số bậc hai tôi chọn hai hình thức tổ chức hoạt động cho học sinh, đó là hoạt động nhóm/lớp. 2.3.7 Thiết kế các hoạt động dạy học Căn cứ vào các đơn vị kiến thức cụ thể, phương tiện dạy học hiện có để thiết kế các hoạt động dạy học phù hợp.Nên trong tiết dạy này, tôi chọn hai hình thức tổ chức hoạt động cho học sinh, đó là hoạt động nhóm/lớp . 2.3.8. Các biện pháp tổ chức thực hiện. +> Thiết kế bài dạy và chuẩn bị đồ dùng dạy học. Dựa trên cơ sở các mục tiêu đã xác định, các phương pháp đã lựa chọn, giáo viên thực hiện việc thiết kế bài dạy và chuẩn bị các phương tiện cần thiết theo kế hoạch. Các nội dung về mục tiêu, phương pháp, phương tiện đã được nêu ở phần trên, trong khuôn khổ đề tài này, tôi giới thiệu toàn bộ phần thiết kế bài giảng bằng việc lựa chọn các bài toán thực tiễn và giới thiệu về các phương tiện cần thiết mình đã chuẩn bị và các biện pháp cụ thể trong việc tổ chức thực hiện một số hoạt động dạy học, nhằm giúp học sinh hiểu rõ kiến thức của bài dạy và rèn luyện được kĩ năng sử dụng toán học vào dạy các bài toán thực tế, biết tham gia các hoạt động xây dựng,bảo vệ quê hương, đất nước phù hợp với khả năng của bản thân,có thái độ yêu quý,tự hào về quê hương, đất nước, của dân tộc.Có ý thức học tập,rèn luyện để góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. -Lựa chọn bài tập thực tế cần sử dụng kiến thức của hàm số bậc hai để giải quyết. Bài toán đo chiều cao của cầu ba tầng ngã ba Huế, bài toán tính đạn pháo ở chiến dịch Điện Biên Phủ và bài toán bóng đá - Máy tính và máy chiếu - Lựa chọn tranh ảnh phù hợp với từng nội dung kiến thức ( cụ thể ở các side – Powerpoit thể hiện trong bài giảng) +>Tổ chức thực hiện Trong khuôn khổ đề tài này, tôi chỉ đề cập đến việc dưới sự hỗ trợ máy tính và máy chiếu đưa ra các bài toán thực tiễn về quê hương đất nước giúp học sinh hứng thú trong quá trình học. DẠY HỌC TỰ CHỌN BÀI “HỆ THỨC LƯỢNG TRONG TAM GIÁC VÀ GIẢI TAM GIÁC” Đặt vấn đề : Các em đã biết cách áp dụng hệ thức lượng trong tam giác để giải một số bài toán đo đạc trong thực tế ,tiết này cô sẽ tiếp tục giới thiệu với các em cách sử dung hệ thức lượng trong tam giác để đo đạc một số công trình có ý nghĩa lịch sử trên quê hương Thanh Hóa . Hoạt động 1 : (15p) *Giáo viên vận dụng máy chiếu chiếu bài hát và hình ảnh để học sinh nắm được những kiến thức cơ bản về lịch sử của cầu Hàm Rồng ,đồi Quyết Thắng ,từ đó cho học sinh làm bài toán liên quan. Bài toán 1: Khi đi thăm khu di tích lịch sử Hàm Rồng một người di chuyển theo hướng từ chân núi Ngọc qua cầu Hàm Rồng .Tại điểm A ở đầu cầu phía chân núi Ngọc người đó nhìn lên đỉnh đồi Quyết Thắng với hướng nhìn tạo với hướng di chuyển của người đó một góc 270 .Khi đứng tại điểm B (đầu cầu bên kia ) người đó nhìn lên đỉnh đồi Quyết Thắng một góc 1030 so với hướng ngược hướng di chuyển của người đó .Biết rằng chiều dài của cầu Hàm Rồng là 168 m Hãy tìm khoảng cách từ điểm A đến đỉnh đồi Quyết Thắng (điểm C) Tính chiều cao của đỉnh đồi Quyết Thắng so với cầu Hàm Rồng Mục đích : Củng cố định lí sin trong tam giác và giới thiệu về cầu Hàm Rồng Phương pháp : Thuyết trình vấn đáp gợi mở.. Hình thức tổ chức : Tổ chức theo đơn vị lớp Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung -Hoạt động thành phần 1: Giáo viên cho học sinh nghe bài hát: Chào sông Mã anh hùng +Sau đó Giáo viên giới thiệu một số hình ảnh và thông tin về cầu Hàm Rồng ; đồi Quyết Thắng; tượng đaì Chiến Thắng Hàm Rồng Thanh Hoá trước khi cho học sinh làm bài toán. Hình ảnh cầu Hàm Rồng buổi bình minh Cầu Hàm Rồng buổi tối Đồi Quyết Thắng +Học sinh nghe và xem hình minh hoạ -Hoạt động thành phần 2: Bài toán đo đạc + Giáo viên cho học sinh xem hình ảnh chụp cầu Hàm Rồng ;đồi Quyết Thắng và hình minh họa bài toán CH1 : Nêu định lí sin trong tam giác CH2 : yêu cầu tính khoảng cách + Học sinh quan sát hình vẽ; vận dụng các hệ thức lượng trong tam giác để giải bài toán; thảo luận; lên bảng trình bày. + Giáo viên cho học sinh nhận xét bài làm của bạn. Nhận xét bài làm của bạn. Nội dung1: Giới thiệu về cầu Hàm Rồng ; đồi Quyết Thắng; Tượng đài chiến thắng Hàm Rồng. Nội dung 2: Vẽ tam giác 1030 270 500 H B A C Ta có Theo định lí sin ta có . Vậy khoảng cách từ điểm A đến đỉnh đồi Quyết Thắng là xấp xỉ 213,7 m Xét vuông tại H *Giáo viên dùng hình ảnh giới thiệu những kiến thức cơ bản khu di tích Hàm Rồng Hoạt động 2: (15 p) Bài Toán : Để đo chiều cao của đỉnh tháp Tụ Linh so với mặt đường quốc lộ 1A qua cầu Hàm Rồng .Từ hai vị trí A và B của một tòa nhà người ta quan sát đỉnh C của tháp .Biết rằng độ cao AB =20m phương nhìn AC tạo với phương ngang một góc 24034’,phương nhìn BC tạo với phương ngang một góc 36036’.Hỏi đỉnh tháp Tụ Linh cao bao nhiêu so với mặt đường quốc lộ 1A Mục đích : Củng cố định lí sin trong tam giác và giới thiệu về khu di tích lịch sử Hàm Rồng và Tháp Tụ Linh Phương pháp : Thuyết trình vấn đáp gợi mở.. Hình thức tổ chức : Tổ chức theo đơn vị lớp Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung -Hoạt động thành phần 1: + Giáo viên giới thiệu một số hình ảnh và thông tin về khu di tích lịch sử Hàm Rồng Thanh Hoá trước khi cho học sinh làm bài toán. +Học sinh nghe và xem hình minh hoạ -Hoạt động thành phần 2: Bài toán đo đạc + Giáo viên cho học sinh xem hình ảnh chụp về Tháp Tụ Linh trong khu di tich Hàm Rồng Các câu hỏi gợi ý CH1 : Tính số đo của góc ? CH2:Để tính CH ta phải tính được thêm cạnh nào? TL2: Tính cạnh CA CH3 : Để tính được cạnh CA ta phải áp dụng định lí nào ? TL3:Sử dụng định lí sin trong tam giác BCA + Học sinh quan sát hình vẽ; vận dụng các hệ thức lượng trong tam giác để giải bài toán; thảo luận; lên bảng trình bày. + Giáo viên cho học sinh nhận xét bài làm của bạn. Nhận xét bài làm của bạn. Nội dung1: Giới thiệu về Khu di tích lịch sử Hàm Rồng Nội dung 2: Ta có B A C H 24034’ 36036’ Theo định lí sin ta có Xét tam Giác ACH ta có Vậy chiều cao của tháp Tụ Linh so với quốc lộ 1A gần bằng 52m *Giáo viên giới thiệu về bãi biển Sầm Sơn Thanh Hóa , một trong những bãi biễn đẹp nhất Việt Nam. Là niềm tự hào của người dân Thanh Hóa. Sau đó cho học sinh làm bài tập vận dụng. Hoạt động 3: (10 p) Bài toán 3: Hai ca nô cứu hộ gặp nhau tai một ví trí điểm A ngoài khu vực bãi tắm Sầm Sơn Thanh Hóa.Hai ca nô xuất phát theo hai hướng thẳng đi về bãi B và bã C của bãi tắm.Hỏi hai ca nô phải xuất phát tạo với nhau một góc bao nhiêu độ biết rằng vận tốc ca nô thứ nhất là 50 km/h ,vận tốc ca nô thứ hai là 45 km/h khoảng cách giữa hai trạm ở bãi B và C là 2km sau hai phút chúng về đến trạm Mục đích : Củng cố định lí co sin trong tam giác và giới thiệu về khu du lịch biển Sầm Sơn Thanh Hóa Phương pháp : Thuyết trình giới thiệu Hình thức tổ chức : Tổ chức theo đơn vị lớp Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung -Hoạt động thành phần 1: + Giáo viên giới thiệu một số hình ảnh và thông tin về bãi biển Sầm Sơn Thanh Hoá trước khi cho học sinh làm bài toán. Hình ảnh về bãi biển Sầm Sơn: A B C 2km 50km/h 45km/h 45 50 +Học sinh nghe và xem hình minh hoạ -Hoạt động thành phần 2: Bài toán đo đạc CH1 : Nêu định lí cosin trong tam giác CH2 : Hệ quả của định lí cosin trong tam giác + Học sinh quan sát hình vẽ; vận dụng các hệ thức lượng trong tam giác để giải bài toán; thảo luận; lên bảng trình bày. + Giáo viên cho học sinh nhận xét bài làm của bạn. Nhận xét bài làm của bạn. Nội dung1: Giới thiệu về bãi biển Sầm Sơn. Nội dung 2: 45 Vẽ tam giác A C B Quãng đương ca nô thứ nhất đi được là AB = Quãng đường ca nô thứ hai đi được là AC= Kết Bài: Các em ạ. Thanh Hóa quê mình đẹp lắm, chính vì vậy năm 2015 được chọn là năm du lịch Quốc Gia Thanh Hóa . Khi nào có điều kiện các em hãy về thăm khu di tích lịch sử Hàm Rồng Thanh Hóa; để thấy được quá khứ hào hùng của quân và dân Thanh Hóa trong những năm kháng chiến ác liệt; cũng như cảm thấy tự hào hơn; yêu hơn mảnh đấ xứ Thanh giàu truyền thống của chúng ta Phụ Lục 1: Lời giới thiệu về Cầu Hàm Rồng; đồi Quyết Thắng: Nhắc đến vùng đất xứ Thanh “địa linh nhân kiệt” là đến địa danh: Hàm Rồng – Sông Mã. Ai đã từng vào Nam ra Bắc, qua niềm “đất lửa” năm xưa, nơi sơn thủy hữu tình, khí thiêng hội tụ, phát tích nền văn hóa Đông Sơn hẳn còn lưu giữa hình ảnh cầu Hàm Rồng nối đôi bờ Sông Mã, gối đầu lên núi Ngọc, núi Rồng; dòng sông xanh lặng lờ uốn khúc chở nặng phù sa, mang theo điệu hò neo đậu lòng người ngược xuôi của những chàng trai cô gái xứ Thanh Phụ lục 2: Lời giới thiệu về khu di tích lịch sử Hàm Rồng Thanh Hóa Năm 2013 thủ tướng; chính phủ phê duyệt; Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa Hàm Rồng .Khu di tích lịch sử - văn hóa Hàm Rồng với nhều di tích lịch sử, văn hóa, các danh lam thắng cảnh đẹp, trong đó có Làng cổ Đông Sơn, khu khảo cổ học văn hóa Đông Sơn được coi là một trong những cái nôi của người Việt cổ, có di tích lịch sử cầu Hàm Rồng bắc qua sông Mã, núi Ngọc, động Tiên Sơn, hồ Kim QuyTrong khu di tích Hàm Rồng có tháp Tụ Linh cao 9 tầng; tọa lạc trên đồi Cánh tiên. Để biết chiều cao của tháp so với mặt đường quốc lộ 1A ; các em làm ví dụ sau: Phụ
Tài liệu đính kèm:
- skkn_tao_hung_thu_cho_hoc_sinh_trong_gio_hinh_hoc_10_thong_q.doc
- Bìa SKKN Lan.doc.doc
- Mau 1(2)-Danh muc de tai SKKN da duoc xep giai cua tac gia.doc
- MỤC LỤC Lan.doc
- phụ luc.ppt