SKKN Sử dụng phương pháp lập sơ đồ tư duy nhằm nâng cao hiệu quả dạy học chương sinh sản cho học sinh lớp 11 - Cơ bản

SKKN Sử dụng phương pháp lập sơ đồ tư duy nhằm nâng cao hiệu quả dạy học chương sinh sản cho học sinh lớp 11 - Cơ bản

 Chưa bao giờ Sinh học lại phát triển mạnh mẽ như những năm gần đây của thế kỉ XXI. Kiến thức Sinh học đang bùng nổ ở tất cả các cấp độ từ phân tử cho đến hệ sinh thái. Sự gia tăng khối lượng tri thức, sự đổi mới khoa học Sinh học tất yếu đòi hỏi sự đổi mới về phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá nhằm nâng cao tư duy và kĩ năng cho người học.

Chương trình Sinh học lớp 11 đặc biệt là chương Sinh Sản có lượng kiến thức phong phú với nhiều quá trình, cơ chế phức tạp và trừu tượng. Mặt khác nội dung chương trình Sinh học lớp 11 lại không có trong các đề thi học sinh Giỏi cấp Tỉnh, thi THPT Quốc Gia nên đa phần học sinh ngại học hoặc có học cũng chỉ là đối phó.

Làm thế nào để học sinh có thể nắm được những kiến thức cơ bản nhưng hiện đại của phần Sinh sản để phục vụ thiết thực cho cuộc sống trong khoảng thời gian rất hạn chế của chương trình Sinh học 11? Để góp phần giải quyết vấn đề này, đồng thời giúp các em rút ngắn được thời gian ôn tập, củng cố và ghi nhớ bài nhanh hơn, tôi xin được đưa ra sáng kiến "Sử dụng phương pháp lập sơ đồ tư duy nhằm nâng cao hiệu quả dạy học chương Sinh sản cho học sinh lớp 11 - cơ bản".

 

doc 20 trang thuychi01 11531
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Sử dụng phương pháp lập sơ đồ tư duy nhằm nâng cao hiệu quả dạy học chương sinh sản cho học sinh lớp 11 - Cơ bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LAM SƠN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP LẬP SƠ ĐỒ TƯ DUY
NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC CHƯƠNG 
SINH SẢN CHO HỌC SINH LỚP 11 - CƠ BẢN
Người thực hiện: Lê Thị Thủy
 Chức vụ: Giáo viên
 SKKN thuộc lĩnh vực: Sinh học
THANH HÓA NĂM 2016
MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU : Trang 1
2. NỘI DUNG :.Trang 2
 2.1. Cơ sở lý luận: .Trang 2
 2.2. Thực trạng trước khi áp dụng SKKN: . .Trang 2
 2.3. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm: ..Trang 3
	2.3.1. Sơ đồ tư duy là gì?:... Trang 3
	2.3.2.Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học:. Trang 4
 2.3.3. Cách ghi chép trên sơ đồ tư duy:... Trang 4
 2.3.4. Hướng dẫn học sinh lập sơ đồ tư duy: ...Trang 5
 2.3.5. Thiết kế một số sơ đồ tư duy trong giang dạy Sinh học 11: ..Trang 5
	 2.3.5.1. Xác định nội dung chính của bài: ..............Trang 5
	 2.3.5.2. Một số sơ đồ tư duy:.......................Trang 6 
 2.4. Hiệu quả của SKKN:.Trang 13
	2.4.1. Đối tượng áp dụng SKKN: ..Trang 13
 2.4.2. Kết quả thực nghiệm:............................................................Trang 13
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
 3.1.Kết luận: .Trang 14
 3.2. Kiến nghị: ..Trang 14
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..Trang 15
PHỤ LỤC
	Phụ lục 1:... Trang 16
	Phụ lục 2: ...Trang 17
MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU : Trang 1
2. NỘI DUNG :.Trang 2
 2.1. Cơ sở lý luận: .Trang 2
 2.2. Thực trạng trước khi áp dụng SKKN: . .Trang 2
 2.3. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm: ..Trang 3
	2.3.1. Sơ đồ tư duy là gì?:... Trang 3
	2.3.2.Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học:. Trang 4
 2.3.3. Cách ghi chép trên sơ đồ tư duy:... Trang 4
 2.3.4. Hướng dẫn học sinh lập sơ đồ tư duy: ...Trang 5
 2.3.5. Thiết kế một số sơ đồ tư duy trong giang dạy Sinh học 11: ..Trang 5
	 2.3.5.1. Xác định nội dung chính của bài: ..............Trang 5
	 2.3.5.2. Một số sơ đồ tư duy:.......................Trang 6 
 2.4. Hiệu quả của SKKN:.Trang 13
	2.4.1. Đối tượng áp dụng SKKN: ..Trang 13
 2.4.2. Kết quả thực nghiệm:............................................................Trang 13
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
 3.1.Kết luận: .Trang 14
 3.2. Kiến nghị: ..Trang 14
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..Trang 15
PHỤ LỤC
	Phụ lục 1:... Trang 16
	Phụ lục 2: ...Trang 17
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
 Chưa bao giờ Sinh học lại phát triển mạnh mẽ như những năm gần đây của thế kỉ XXI. Kiến thức Sinh học đang bùng nổ ở tất cả các cấp độ từ phân tử cho đến hệ sinh thái. Sự gia tăng khối lượng tri thức, sự đổi mới khoa học Sinh học tất yếu đòi hỏi sự đổi mới về phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá nhằm nâng cao tư duy và kĩ năng cho người học.
Chương trình Sinh học lớp 11 đặc biệt là chương Sinh Sản có lượng kiến thức phong phú với nhiều quá trình, cơ chế phức tạp và trừu tượng. Mặt khác nội dung chương trình Sinh học lớp 11 lại không có trong các đề thi học sinh Giỏi cấp Tỉnh, thi THPT Quốc Gia nên đa phần học sinh ngại học hoặc có học cũng chỉ là đối phó. 
Làm thế nào để học sinh có thể nắm được những kiến thức cơ bản nhưng hiện đại của phần Sinh sản để phục vụ thiết thực cho cuộc sống trong khoảng thời gian rất hạn chế của chương trình Sinh học 11? Để góp phần giải quyết vấn đề này, đồng thời giúp các em rút ngắn được thời gian ôn tập, củng cố và ghi nhớ bài nhanh hơn, tôi xin được đưa ra sáng kiến "Sử dụng phương pháp lập sơ đồ tư duy nhằm nâng cao hiệu quả dạy học chương Sinh sản cho học sinh lớp 11 - cơ bản".
1.2. Mục đích nghiên cứu
	SKKN có thể được áp dụng để giảng dạy kiến thức mới hoặc ôn tập chương chuẩn bị cho kiểm tra học kì II ở học sinh các lớp 11 học Sinh học 11 - cơ bản.
1.3. Đối tượng nghiên cứu 
	Do khuôn khổ thời gian có hạn nên sáng kiến kinh nghiệm (SKKN) chỉ mới xây dựng các sơ đồ tư duy về sinh sản vô tính và hữu tính ở Thực vật và Động vật thuộc bài 41, 42, 44 và 45 trong Chương IV: Sinh sản – Sinh học 11 - Cơ bản.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Thực nghiệm qua các tiết dạy bài mới và tiết ôn tập chương trên lớp.
- Sử dụng phương pháp thống kê và xử lý số liệu qua các bài kiểm tra trong học kì II năm học 2015 – 2016.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận
 	Quá trình dạy học bao gồm 2 mặt liên quan chặt chẽ đó là: Hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò. Một hướng đang được quan tâm trong lý luận dạy học là nghiên cứu sâu hơn về hoạt động học của trò rồi dựa trên thiết kế hoạt động học của trò mà thiết kế hoạt động dạy của thầy. Điều này khác với các phương pháp dạy học truyền thống là chỉ tập trung nghiên cứu kĩ nội dung dạy để thiết kế cách truyền đạt kiến thức của thầy.
	Hiện nay, nhiệm vụ của thầy là tập trung thiết kế các hoạt động của trò sao cho họ có thể tự lực khám phá, chiếm lĩnh các tri thức mới dưới sự chỉ đạo của thầy. Một đặc điểm cơ bản của hoạt động học là người học hướng vào việc cải biến chính mình, nếu người học không chủ động tự giác, không có phương pháp học tốt thì mọi nỗ lực của người thầy chỉ đem lại những kết quả hạn chế. Vì vậy, việc sử dụng phương pháp lập sơ đồ tư duy nhằm giúp học sinh chủ động tìm tòi, phát hiện và lĩnh hội kiến thức.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
 	Đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá là một hình thức của đổi mới phương pháp dạy học, và thông qua đó thì giáo viên phải có phương pháp dạy sao cho phù hợp. Việc đổi mới phương pháp dạy cùng với sự hỗ trợ đắc lực của các phương tiện kĩ thuật đã và đang phần nào đạt được những yêu cầu đặt ra. Đặc biệt là phương pháp tổ chức hoạt động nhóm của học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên, dạy giáo án điện tử, ứng dụng các phần mềm công nghệ thông tin vào giảng dạy. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi mất rất nhiều thời gian, trong khi một tiết học trên lớp chỉ có 45 phút. 	
	Để học tốt các môn học nói chung và môn Sinh học nói riêng đòi hỏi cả giáo viên và học sinh phải đam mê và kiên trì vì kiến thức môn học rất đa dạng, đa phần là mới và khó. Ngoài ra còn có nhiều hình ảnh và đoạn phim mô tả các quá trình tương đối trừu tượng như: hình thức sinh sản bằng bào tử, quá trình hình thành hạt phấn và túi phôi, quá trình thụ tinh ở thực vật có hoa, các hình thức nảy chồi, trinh sinh ở động vậtĐiều đó khiến cho quá trình dạy và học thường gặp một số khó khăn như: 
	1. Học sinh sẽ tập trung ghi bài mà không tham gia thảo luận nhóm, hoặc chỉ tập trung thảo luận nhóm, trao đổi và quan sát hình ảnh mà không ghi bài. Do đó, học sinh không thể nắm được ý chính của bài để định hướng học tập. 
	2. Đa số học sinh chưa biết cách học, cách ghi nhớ kiến thức mà chỉ học thuộc lòng, học vẹt, học thuộc một cách máy móc, học thuộc nhưng không nhớ được kiến thức trọng tâm, không nắm được “sự kiện nổi bật” trong bài học, trong tài liệu tham khảo, hoặc không biết liên hệ thực tế cũng như không biết liên kết các kiến thức có liên quan với nhau. 
	3. Khi kiểm tra: 
	+ Đối với bài trắc nghiệm, để lấy được điểm cao (9,10) không phải học sinh nào cũng làm được nếu chỉ học thuộc lòng, học vẹt.
	+ Đối với bài tự luận càng đòi hỏi học sinh phải đảm bảo được kiến thức trọng tâm, những vấn đề chính và trình bày các vấn đề theo một hệ thống logic. Tuy nhiên qua quan sát từ thực tế giảng dạy thì học sinh còn hạn chế trong việc tư duy để lập luận và trình bày đầy đủ kiến thức. 
	Việc xây dựng sơ đồ tư duy trong học tập không còn xa lạ gì đối với học trò. Nhưng việc lập sơ đồ tư duy đối với phần kiến thức như kiến thức Sinh sản trong Sinh học 11 thì chưa có tài liệu nào cập nhật. Đó là lí do SKKN này là vô cùng cần thiết đối với bất kì học sinh nào muốn ghi nhớ, khắc sâu và hiểu rõ bản chất các quá trình sinh học thuộc phần kiến thức sinh sản.
2.3. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.3.1. Sơ đồ tư duy là gì? 
	Sơ đồ tư duy là hình thức ghi chép nhằm tìm tòi đào sâu, mở rộng một ý tưởng, tóm tắt những ý chính của một nội dung, hệ thống hóa một chủ đề bằng cách kết hợp việc sử dụng hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết
Đặc biệt đây là một sơ đồ mở, việc thiết kế sơ đồ là theo mạch tư duy của mỗi người. 
 	Việc ghi chép thông thường theo từng hàng chữ khiến chúng ta khó hình dung tổng thể vấn đề, dẫn đến hiện tượng đọc sót ý, nhầm ý. Còn sơ đồ tư duy tập trung rèn luyện cách xác định chủ đề rõ ràng, sau đó phát triển ý chính, ý phụ một cách logic. Sơ đồ tư duy có ưu điểm:
	+ Dễ nhìn, dễ viết.
	+ Kích thích hứng thú học tập và khả năng sáng tạo của học sinh
	+ Phát huy tối đa tiềm năng ghi nhớ của bộ não. 
	+ Rèn luyện cách xác định chủ đề và phát triển ý chính, ý phụ một cách logic. 
2.3.2. Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học
 - Đối với giáo viên, để thiết kế một sơ đồ tư duy đối với một bài học, chúng ta có thể thiết kế:
	+ bằng bảng vẽ trên giấy
	+ hệ thống kiến thức bằng sơ đồ trên bảng
	+ có thể dùng phần mềm Mindmap
 Qua đó có thể giúp học sinh hệ thống được kiến thức vừa học, khắc sâu được kiến thức trọng tâm.
 - Đối với học sinh, trước hết giáo viên phải giới thiệu một số sơ đồ tư duy cho các em làm quen, sau đó hướng các em từ từ xây dựng các sơ đồ riêng cho mình. Bước đầu, chỉ yêu cầu học sinh xác định được vấn đề trọng tâm, sau đó hệ thống các kiến thức liên quan thành sơ đồ phân nhánh, rồi từ đó học sinh sẽ thiết kế thành nhưng sơ đồ theo tư duy của mỗi cá nhân. 
2.3.3. Cách ghi chép trên sơ đồ tư duy
	1.Viết ngắn gọn
	2.Viết có tổ chức
	3.Viết lại theo ý của mình, nên trừ khoảng trống để có thể bổ sung ý 
*Điều cần tránh khi ghi chép trên sơ đồ tư duy:
	+ Ghi lại nguyên cả đoạn văn dài dòng.
	+ Ghi chép quá nhiều ý vụn vặt không cần thiết.
	+ Dành quá nhiều thời gian để ghi chép. 
2.3.4. Hướng dẫn học sinh lập sơ đồ tư duy
	Bước 1: Bắt đầu từ trung tâm với hình ảnh của chủ đề, hay có thể với một từ khóa được viết in hoa, viết đậm. Một hình ảnh có thể diễn đạt được cả ngàn từ và giúp ta sử dụng trí tưởng tượng của mình.
Bước 2: Luôn sử dụng màu sắc. Bởi vì màu sắc cũng có tác dụng kích thích não như hình ảnh.
Bước 3: Nối các nhánh chính (cấp một) đến hình ảnh trung tâm, nối các nhánh cấp hai đến các nhánh cấp một,. bằng các đường kẻ, đường cong với màu sắc khác nhau. 
Bước 4: Mỗi từ/ảnh/ý nên đứng độc lập và được nằm trên một đường kẻ hay đường cong.
 Bước 5: Tạo ra một kiểu bản đồ riêng cho mình (kiểu đường kẻ, màu sắc,)
Bước 6: Bố trí thông tin đều quanh hình ảnh trung tâm.
2.3.5. Thiết kế một số sơ đồ tư duy trong giảng dạy Sinh học 11
2.3.5.1. Xác định nội dung chính của bài
Tên bài học
Nội dung chính của bài
Bài 41: Sinh sản vô tính ở thực vật
- Khái niệm sinh sản, sinh sản vô tính ở thực vật
- Các hình thức sinh sản vô tính
- Các phương pháp nhân giống vô tính
- Vai trò của sinh sản vô tính với đời sống thực vật và đời sống con người
Bài 42: Sinh sản hữu tính ở thực vật
- Khái niệm
- Quá trình hình thành hạt phấn và túi phôi
- Quá trình thụ phấn và thụ tinh
Bài 44: Sinh sản vô tính ở động vật
- Khái niệm
- Các hình thức sinh sản vô tính ở động vật
- Ưu điểm và hạn chế của sinh sản vô tính ở động vật
- Ứng dụng của sinh sản vô tính trong thực tiễn
Bài 45: Sinh sản hữu tính ở động vật
- Khái niệm
- Quá trình sinh sản hữu tính ở động vật
- Các hình thức thụ tinh
- Các hình thức sinh sản hữu tính ở động vật
2.3.5.2. Một số sơ đồ tư duy đã được xây dựng trong quá trình giảng dạy
	Tôi xin giới thiệu một số sơ đồ tư duy đã được lập bởi bản thân tôi và học sinh trong quá trình giảng dạy:
a. Các sơ đồ dùng trong giảng dạy bài mới
Hình 1: Sơ đồ tư duy bài “Sinh sản vô tính ở thực vật”.
Hình 2: Sơ đồ tư duy bài “Sinh sản hữu tính ở thực vật”.
Hình 3: Sơ đồ tư duy bài “Sinh sản vô tính ở động vật”.
Hình 4: Sơ đồ tư duy bài “Sinh sản hữu tính ở động vật”.
b. Các sơ đồ dùng trong củng cố, ôn tập
Hình 5: Sơ đồ tư duy dùng để phân biệt các hình thức sinh sản vô tính ở động vật
Dựa trên sơ đồ hình 5a hoặc 5b học sinh sẽ hệ thống lại được các kiến thức về sinh sản vô tính ở động vật như: 
+ Điểm giống và khác nhau của các hình thức sinh sản vô tính ở ĐV
+ Trinh sinh khác biệt gì với 3 hình thức sinh sản còn lại?
Hình 6: Sơ đồ tư duy dùng để khái quát chương Sinh sản
Sơ đồ hình 6 giúp học sinh khái quát lại toàn bộ kiến thức về sinh sản của sinh vật, từ đó học sinh sẽ thấy được: 
+ Chiều hướng tiến hóa trong sinh sản ở sinh vật.
+ Điểm khác biệt giữa sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính; sinh sản vô tính ở thực vật và ở động vật.
+ Lý do sinh sản hữu tính ưu việt hơn sinh sản vô tính.
Hình 7: Sơ đồ tư duy dùng để phân biệt sinh sản vô tính và hữu tính
ở động vật
Từ sơ đồ hình 7 ta có thể khái quát kiến thức về Sinh sản ở động vật và củng cố cho học sinh thông qua một số câu hỏi như:
1. Tại sao sinh sản hữu tính lại tiến hóa hơn sinh sản vô tính?
2. Nêu những điểm khác nhau giữa sinh sản hữu tính và vô tính ở động vật.
3. Thụ tinh trong ưu thế hơn thụ tinh ngoài ở những điểm nào?
4. Tại sao cá, ếch thường đẻ rất nhiều trứng/lứa còn các con thuộc lớp Thú lại đẻ rất ít con/lứa?
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
2.4.1. Đối tượng áp dụng SKKN 
- SKKN đã được áp dụng trên 2 lớp học đại trà khối 11 gồm: 11H, 11V
- SKKN đã được học sinh áp dụng rất tốt vào việc giảng dạy bài mới, củng cố bài học và ôn tập kiến thức chuẩn bị cho các tiết kiểm tra, thực hành.
2.4.2. Kết quả thực nghiệm
Kết quả nghiên cứu được phản ánh qua 02 bài kiểm tra ở lớp 11H (thực nghiệm) và lớp 11V (đối chứng) như sau:
Bảng . Kết quả điểm kiểm tra
Lần kiểm tra
Lớp
Sĩ số
Đối tượng
Tiêu chí
Điểm (xi)
3
4
5
6
7
8
9
10
Lần 1
11H
35
thực nghiệm
Số bài
3
4
6
8
9
5
%
8,6
11,4
17,1
22,9
25,7
14,3
11V
35
đối chứng
Số bài
6
4
5
8
8
2
%
17,1
11,4
14,3
22,9
22,9
5,7
Lần 2
11H
35
thực nghiệm
Số bài
5
9
10
8
3
%
14,3
25,7
28,6
22,9
8,6
11V
35
đối chứng
Số bài
9
4
6
8
7
0
%
25,7
11,4
17,1
22,8
20
0
Qua kết quả thống kê trên cho thấy:
Giữa 2 nhóm đối tượng có sự chênh lệch về kết quả kiểm tra. Trong đó:
* Lần kiểm tra thứ nhất: 
 - Lớp thực nghiệm 11H có điểm số phân bố từ 5 đến 10, lớp đối chứng 11V phân bố từ 5 đến 10; tỷ lệ điểm 5 lớp thực nghiệm là 8,6%, lớp đối chứng cao hơn là 17,1%; tỷ lệ điểm từ 8 đến 10 của lớp thực nghiệm là 62,9% còn tỷ lệ này ở lớp đối chứng thấp hơn là 51,5%.
* Lần kiểm tra thứ hai: 
 - Lớp thực nghiệm 11H có điểm số phân bố từ 6 đến 10, lớp đối chứng 11V phân bố từ 5 đến 9, tỷ lệ điểm 5 của lớp thực nghiệm là 0% còn của lớp đối chứng là 25,7%; tỷ lệ số bài đạt điểm 8, 9, 10 của lớp thực nghiệm là 60,1% còn của lớp đối chứng là 42,8%. 
 Như vậy, qua 2 lần kiểm tra cho thấy điểm số của lớp thực nghiệm luôn cao hơn lớp đối chứng. 
3. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
3.1. Kết luận
	- Đề tài có tính khả thi, do sơ đồ tư duy là một sơ đồ mở nên tạo cho học sinh thoải mái hơn trong giờ học, phát huy được tính sáng tạo của học sinh, kích thích học sinh suy nghĩ tích cực hơn, tăng khả năng tư duy của học sinh và rèn kỹ năng trình bày kiến thức theo một hệ thống logic. 
	- Trong quá trình giảng dạy, việc sử dụng sơ đồ tư duy kết hợp linh hoạt với nhiều phương pháp học khác sẽ tạo hứng thú trong giờ học, phát huy tính chủ động của học sinh sẽ giúp học sinh ghi nhớ bài nhanh hơn và tiết kiệm thời gian trong quá trình ôn tập và củng cố kiến thức.
- SKKN góp phần giúp học sinh đạt kết quả cao hơn trong học tập và yêu thích môn Sinh học hơn.
3.2. Đề xuất
- Việc áp dụng sơ đồ tư duy trong SKKN cần được mở rộng cho những phần kiến thức mà SKKN này chưa giới thiệu.
- Giáo viên dạy Sinh học cần tìm tòi các chủ đề nguồn, xây dựng các sơ đồ tư duy bổ trợ cho bài học. 
- Các em học sinh cần chủ động hơn nữa trong việc tự đọc, tự xây dựng các sơ đồ tư duy đối với môn Sinh học theo cách hiểu của bản thân đối với các chủ đề trong chương trình Sinh học phổ thong nhằm hoàn thiện các kĩ năng của bản thân.
Do thời gian có hạn, SKKN có thể còn có những thiếu sót. Kính mong các đồng nghiệp cùng các em học sinh đóng góp ý kiến để SKKN được hoàn thiện hơn nữa. 
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ
Thanh Hóa, ngày 15 tháng 05 năm 2016
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác
Lê Thị Thủy
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa Sinh học 11 – Nguyễn Thành Đạt (tổng chủ biên) – NXB Giáo Dục 2006.
2. Sách giáo viên Sinh học 11 – Nguyễn Thành Đạt (tổng chủ biên) – NXB Giáo Dục 2006.
3. Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi trung học phổ thông môn sinh học – Vũ Đức Lưu (chủ biên) – NXB GD 2004.
4. Tài liệu chuyên sinh học THPT – phần bài tập sinh lí học động vật – Nguyễn Quang Vinh (chủ biên) – NXB GD 2010.
5. Tài liệu chuyên sinh học THPT – phần bài tập sinh lí học thực vật – Vũ Văn Vụ (chủ biên), Đỗ Mạnh Hưng – NXB GD 2010.
6. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình giáo dục phổ thông - Môn Sinh học Lớp 11 (Cấp THPT) – Ngô Văn Hưng (Chủ biên) – Lê Hồng Điệp – Nguyễn Thị Hồng Liên – NXB GD 2009.
7. Một số bài tập trắc nghiệm và tự luận sinh học 11 – Nguyễn Phương Nga, Vũ Mai Hiên, Nguyễn Thị Hồng – NXB GD 2010.
8. Một số chuyên đề sinh học nâng cao, Tập 2 – Vũ Văn Vụ - NXB GD 2008.
9. Sơ đồ tư duy – Tony Buzan – NXB Tổng hợp TpHCM.
10. Campbell Reece – N.A.Campbell, R.B.Reece – NXB Giáo dục.
Phụ lục 1: Bài kiểm tra sử dụng trong kiểm nghiệm SKKN lần 1
Câu 1: Nhận định sau đây đứng hay sai? Giải thích lựa chọn.
1. Cơ sở tế bèo học của phương pháp nuôi cấy mô TBTV là tính thống nhất của cơ thể sinh vật.
2. Thụ phấn chéo là hình thức hạt phấn rơi lên đầu nhụy của hoa trên cùng một cây.
3. Trong ghép cành người ta thường cắt bỏ hết lá ở cành ghép.
4. Quả không có hạt là quả đơn tính.
Câu 2: Phân biệt hai hình thức thụ tinh ở thực vật có hoa.
Câu 3: 
a. Gọi tên thể giao tử đực và thể giao tử cái ở thực vật 
b. Hãy sơ đồ hóa quá trình phát triển của thể giao tử đực và thể giao tử cái trong sinh sản hữu tính ở thực vật có hoa.
ĐÁP ÁN
Câu 1: 
Nhận định
Đúng/Sai
Giải thích
1
Sai
Là tính toàn năng của tế bào
2
Sai
Là hình thức hạt phấn rơi lên đầu nhụy của hoa ở một cây khác cùng loài
3
Đúng
Để giảm sự thoát hơi nước giúp cành ghép không bị mất nước khi mối ghép chưa liền
4
Sai
Vì hạt có thể bị thoái hóa
Câu 2: Phân biệt trên 3 tiêu chí
- Nhóm thực vật có hình thức này
- Cơ chế thụ tinh
- Vai trò
Câu 3: 
a. Gọi tên
-Thể giao tử đực: hạt phấn
- Thể giao tử cái: túi phôi
b. Sơ đồ hóa
* Phát triển của hạt phấn
 Giảm phân Nguyên phân
Bao phấn ---> TB trong bao phấn --------> bào tử đơn bội -------------> hạt phấn
 Giảm phân Nguyên phân
Bầu nhụy -----> Noãn ----------> bào tử cái sống sót -------------> túi phôi
Phụ lục 2: Bài kiểm tra sử dụng trong kiểm nghiệm đề tài lần 2
Câu 1: Nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích.
1. Hạt phấn được hình thành từ các tế bào trong noãn.
2. Thằn lằn đứt đuôi sau một thời gian mọc đuôi mới là hình thức sinh sản vô tính.
3. Túi phôi là cơ quan sinh sản hữu tính ở thực vật có hoa.
4. Sinh sản vô tính theo kiểu trinh sinh thường xen kẽ với sinh sản hữu tính.
Câu 2: Phân biệt hai hình thức sinh sản vô tính và hữu tính ở động vật.
Câu 3: Thống kê số lượng trứng và con mỗi lứa đẻ của một số động vật người ta thu được bảng kết quả:
Động vật
Số trứng( số con)/ lứa đẻ
Cá chép
10.000 – 15.000 trứng
Rùa biển
50 -120 trứng
Chó
2-5con
a. Từ bảng số liệu trên ta rút ra được những kết luận nào về sinh sản ở động vật?
b. Tại sao lại có sự khác nhau về số trứng và số con của các nhóm động vật như vậy?
ĐÁP ÁN
Câu 1: 
Nhận định
Đúng/Sai
Giải thích
1
Sai
Hạt phấn được hình thành từ các tế bào trong bao phấn
2
Sai
Đây là tái sinh chứ không phải sinh sản vô tính
3
Sai
Hoa là cơ quan sinh sản ở thực vật
4
Đúng
- Có những trứng kết hợp với tinh trùng tạo ra hợp tử phát triển thành cơ thể mới.
- Những trứng không thụ tinh nguyên phân tạo ra các cơ thể mới
Ví dụ ở Ong, Kiến,.
Câu 2: Phân biệt ở các tiêu chí:
- Khái niệm
- Các hình thức sinh sản
- Ưu điểm
- Hạn chế
Câu 3:
a. Kết luận
- Động vật có 2 hình thức sinh sản hữu tính là đẻ con và đẻ trứng
- Số trứng và con trên mỗi lứa đẻ của các động vật khác nhau là khác nhau
b. Giải thích
- Cá chép thụ tinh ngoài à hiệu suất thụ tinh thấp à đẻ nhiều
- Rùa biển thụ tinh trong, đẻ trứng à hiệu suất thụ tinh cao nhưng trứng không nằm trong cơ thể mẹ à m

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_su_dung_phuong_phap_lap_so_do_tu_duy_nham_nang_cao_hieu.doc