SKKN Sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy- Học chương 1 Công nghệ 10 góp phần khơi dậy niềm hứng thú học tập cho các em học sinh

SKKN Sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy- Học chương 1 Công nghệ 10 góp phần khơi dậy niềm hứng thú học tập cho các em học sinh

Công nghệ lớp 10 là môn học có nhiều kiến thức thực tiễn, gần gũi với cuộc sống của các em học sinh. Tuy nhiên môn học này đang gặp rất nhiều khó khăn. Khó khăn cả về phía người dạy lẫn người học. Học sinh thì cho rằng đây là môn học phụ, không lo sợ kết quả, không có hứng thú học tập. Giáo viên thì đa số là kiêm nhiệm, cũng không mấy mặn mà.

Hiện nay, việc áp dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực đã, đang và sẽ trở thành yếu tố không thể thiếu trong quá trình dạy học. Sự đổi mới này trở thành một “cứu cánh” cho môn học Công Nghệ. Bởi lẽ, cách làm này lấy học sinh làm trung tâm, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Học sinh không còn cảm thấy nhàm chán bởi lối truyền thụ kiến thức thụ động mà thay vào đó là các em tự tìm tòi, khám phá để chiếm lĩnh tri thức.

Tuy nhiên, việc áp dụng các phương pháp dạy học tích cực còn nhiều vấn đề cần quan tâm. Nhiều giáo viên đã tích cực áp dụng nhưng chưa có sự sáng tạo, đang còn rập khuôn, máy móc. Chưa biết sử dụng phương pháp thích hợp cho từng bài học. Điều này đã mang lại những kết quả không như mong muốn.

Là một giáo viên dạy môn Công nghệ, hơn ai hết bản thân tôi nhận thức rõ được tầm quan trọng của các phương pháp dạy học tích cực. Cùng với những tài liệu được tập huấn và điều kiện thực tế, tôi đã nghiên cứu và áp dụng nhiều kỹ thuật dạy học tích cực trong giảng dạy và thu được những kết quả hết sức khả quan. Trước hết đó là sự thay đổi cách nhìn về môn Công nghệ của các em học sinh, các em hào hứng hơn, tích cực hơn trong giờ học. Một trong những phương pháp mà tôi đã thành công đó là phương pháp đóng vai.

Vì những lí do trên, tôi chọn đề tài: “ Sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy- học chương 1 Công nghệ 10 góp phần khơi dậy niềm hứng thú học tập cho các em học sinh”.

 

doc 23 trang thuychi01 15682
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy- Học chương 1 Công nghệ 10 góp phần khơi dậy niềm hứng thú học tập cho các em học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
PHẦN I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Công nghệ lớp 10 là môn học có nhiều kiến thức thực tiễn, gần gũi với cuộc sống của các em học sinh. Tuy nhiên môn học này đang gặp rất nhiều khó khăn. Khó khăn cả về phía người dạy lẫn người học. Học sinh thì cho rằng đây là môn học phụ, không lo sợ kết quả, không có hứng thú học tập. Giáo viên thì đa số là kiêm nhiệm, cũng không mấy mặn mà.
Hiện nay, việc áp dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực đã, đang và sẽ trở thành yếu tố không thể thiếu trong quá trình dạy học. Sự đổi mới này trở thành một “cứu cánh” cho môn học Công Nghệ. Bởi lẽ, cách làm này lấy học sinh làm trung tâm, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Học sinh không còn cảm thấy nhàm chán bởi lối truyền thụ kiến thức thụ động mà thay vào đó là các em tự tìm tòi, khám phá để chiếm lĩnh tri thức.
Tuy nhiên, việc áp dụng các phương pháp dạy học tích cực còn nhiều vấn đề cần quan tâm. Nhiều giáo viên đã tích cực áp dụng nhưng chưa có sự sáng tạo, đang còn rập khuôn, máy móc. Chưa biết sử dụng phương pháp thích hợp cho từng bài học. Điều này đã mang lại những kết quả không như mong muốn.
Là một giáo viên dạy môn Công nghệ, hơn ai hết bản thân tôi nhận thức rõ được tầm quan trọng của các phương pháp dạy học tích cực. Cùng với những tài liệu được tập huấn và điều kiện thực tế, tôi đã nghiên cứu và áp dụng nhiều kỹ thuật dạy học tích cực trong giảng dạy và thu được những kết quả hết sức khả quan. Trước hết đó là sự thay đổi cách nhìn về môn Công nghệ của các em học sinh, các em hào hứng hơn, tích cực hơn trong giờ học. Một trong những phương pháp mà tôi đã thành công đó là phương pháp đóng vai. 
Vì những lí do trên, tôi chọn đề tài: “ Sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy- học chương 1 Công nghệ 10 góp phần khơi dậy niềm hứng thú học tập cho các em học sinh”. 	
2. Mục đích nghiên cứu
Thiết kế, xây dựng giáo án và vận dụng phương pháp đóng vai trong dạy học phần nông, lâm, ngư nghiệp - Công nghệ 10, nhằm phát huy tính tích cực khơi dậy hứng thú học tập của học sinh, nâng cao hiệu quả dạy học Công nghệ 10.
3. Đối tượng nghiên cứu
	Phương pháp đóng vai trong chương trình công nghệ 10.	
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Nghiên cứu tài liệu và các công trình nghiên cứu đổi mới PPDH theo hướng tích cực hóa việc học của học sinh.
- Nghiên cứu về cấu trúc và nội dung chương trình Công nghệ 10 (phần Nông, Lâm, Ngư nghiệp).
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về phương pháp đóng vai trong nội dung chương 1: Trồng trọt, lâm nghiệp đại cương - Công nghệ 10 theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh.
4.2. Phương pháp chuyên gia
Gặp gỡ, trao đổi, tiếp thu ý kiến của các đồng nghiệp để làm cơ sở cho việc nghiên cứu đề tài.
4.3. Phương pháp thực tập sư phạm
Thực nghiệm sư phạm ở trường THPT 4 Thọ Xuân, tiến hành theo quy trình của đề tài nghiên cứu khoa học giáo dục để đánh giá hiệu quả của đề tài nghiên cứu.
4.4. Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng phương pháp thống kê toán học để thống kê, xử lý, đánh giá kết quả thu được.
PHẦN II. NỘI DUNG
1.Cơ sở lý luận
1.1.Tổng quan tài liệu liên quan đến đề tài
1.1.1Trên thế giới
Phương pháp dạy học tích cực là một vấn đề được nhiều tác giả trên thế giới quan tâm từ khá lâu bởi đây là một trong những yếu tố mang lại hiệu quả dạy học.
Mỹ, J.Bruner đã nhấn mạnh: “học sinh phải được tham gia tích cực vào quá trình học tập, giáo viên phải biết vận dụng phương pháp học tập tìm tòi, khám phá phù hợp với lứa tuổi, năng lực, hứng thú và nhu cầu của trẻ”.[2]
L.V.Reborova(1975): “tính tích cực học tập là một hiện tượng biểu hiện sự gắng sức cao về nhiều mặt trong hoạt động học tập”.[2]
Như vậy, đổi mới phương pháp dạy học đang được rất nhiều nước trên thế giới quan tâm phát triển. 
1.1.2 Ở Việt Nam
Cùng với xu thế của thế giới, ở nước ta đã có nhiều công trình nghiên cứu của nhiều tác giả về các hình thức tổ chức hoạt động nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong việc lĩnh hội tri thức như: Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức Thành, Trần Bá Hoành Trong đó các đề tài về phương pháp đóng vai phục vụ cho dạy và học đang là vấn đề được nhiều tác giả quan tâm.
Như vậy việc sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học đã được nghiên cứu từ khá sớm. Tuy nhiên việc sử dụng phương pháp đóng vai để cung cấp kiến thức và rèn luyện cho HS các kỹ năng trong môn Công nghệ 10 còn nhiều hạn chế.
1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1 Phương pháp dạy học tích cực
Phương pháp dạy học tích cực (PPDH tích cực) là một thuật ngữ rút gọn, được dùng ở nhiều nước để chỉ những phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. PPDH tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, tức là tập kết vào phát huy tính tích cực của người học chứ không phải là tập kết vào phát huy tính tính tích cực của người dạy.
1.2.2 Phương pháp đóng vai
Đóng vai là phương pháp tổ chức cho học sinh thực hành “làm thử” một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định. Ở đó học sinh lựa chọn cách giải quyết tối ưu nhất, nhằm tập duyệt cho học sinh kịp thời ứng phó khi bắt gặp vấn đề xảy ra trong cuộc sống.
	Đặc biệt trong những năm gần đây, với chương trình đổi mới, với yêu cầu dạy học và đánh giá theo định hướng phát triển năng lực của học sinh thì đóng vai là phương pháp đem lại hiệu quả tối ưu.
1.2.2.1. Ưu điểm của phương pháp đóng vai
- Phương pháp đóng vai gây hứng thú và chú ý cho học sinh, các em có cơ hội bộc lộ cảm xúc, hình thành những kỹ năng giao tiếp.
- Tạo điều kiện phát huy tư duy sáng tạo, trí tưởng tượng của các em.
- Rèn luyện tính mạnh dạn, tự tin khi đứng trước tập thể.
- Thực hành những kỹ năng ứng xử và bày tỏ thái độ trong môi trường an toàn, được giám sát trước khi xảy ra tình huống thực. Khích lệ sự thay đổi thái độ, hành vi của học sinh theo hướng tích cực.
- Hình thành thói quen, kỹ năng hợp tác, sự phối hợp chặt chẽ của cá nhân với tập thể nhóm. Tạo cơ hội cho các cá nhân học hỏi, đánh giá lẫn nhau.
- Có thể thấy ngay tác động và hiệu quả lời nói và việc làm của các vai diễn.
- Thu hút được tất cả các học sinh tham gia, kể cả là học sinh học yếu.
1.2.2.2. Hạn chế của phương pháp đóng vai 
- Là phương pháp tốn nhiều thời gian, với những chủ đề lớn nếu không giao nhiệm vụ về nhà chuẩn bị trước thì học sinh bị động trong quá trình thực hiện, khó thành công.
- Một số học sinh còn rụt rè, thiếu tự tin khi đứng trước tập thể, vốn kiến thức từ ngữ ít khó thực hiện vai diễn của mình.
- Sử dụng phương pháp này thường gây ồn ào, có thể ảnh hưởng đến lớp khác.
2. Thực trạng dạy học môn Công nghệ ở trường THPT 4 Thọ Xuân
2.1.Thực trạng dạy học của giáo viên
Trường THPT 4 Thọ Xuân được thành lập năm 2002, được tách ra từ trường THPT Lê Hoàn. Cơ sở vật chất của trường còn thiếu thốn rất nhiều, trong đó có các thiết bị liên quan đến đổi mới phương pháp giảng dạy. Chính vì vậy việc áp dụng các kỹ thuật dạy học tích cực còn nhiều hạn chế. Giáo viên chỉ chú trọng áp dụng các kỹ thuật dạy học trong các tiết thao giảng, dự giờ, còn trong các tiết dạy bình thường thì vẫn theo kiểu truyền thụ một chiều, thầy đọc- trò chép. Cộng thêm tâm thế của các em học sinh không mấy mặn mà với môn học làm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giờ dạy.
2.2. Việc học của HS đối với môn Công nghệ 10
Qua thực tế giảng dạy cho thấy, chất lượng giờ dạy môn Công nghệ 10 chiếm tỷ lệ trung bình rất cao. Hoạt động các em chủ yếu là nghe giảng, ghi chép chứ chưa có ý thức phát biểu xây dựng bài. Một số em còn làm việc riêng trong giờ học, có khi lớp 40 học sinh nhưng trong suốt giờ học chỉ tập trung 4-5 em phát biểu xây dựng bài. Các em hầu như không có hứng thú vào việc học tập bộ môn Công nghệ 10. 
Từ thực tế trên dẫn đến kết quả học tập bộ môn chưa cao. Số học sinh giỏi ít, khá và trung bình nhiều, yếu vẫn còn.
2.3. Nguyên nhân thực trạng trên
Học sinh chưa thực sự quan tâm đến môn học này vì cho rằng đây là môn học phụ, không thi tốt nghiệp cũng như không thi đại học, cốt sao chỉ đủ điểm là được.
Đa số các em đều có suy nghĩ môn Công nghệ là môn học khô khan, nhiều kiến thức thực tiễn. 
Điều này chứng tỏ môn Công nghệ không được HS quan tâm, chú ý trong khi học.
Bên cạnh những lí do khách quan trên thì còn một lí do chủ quan nữa là bản thân giáo viên dạy. Qua thực tế giảng dạy tôi thấy rằng nếu giáo viên đưa ra những tình huống có vấn đề, kết hợp với việc sử dụng các PPDH phát huy tính tích cực như: thảo luận nhóm, phiếu học tập, sử dụng băng hình cùng với những câu hỏi tìm tòi, kích thích tư duy, gây tranh luận thì không khí học tập sôi nổi hẳn, các em tích cực phát biểu xây dựng bài. Ngược lại, ở một số lớp giáo viên sử dụng phương pháp thuyết trình, đàm thoại tái hiện, thông báo lớp học trở nên trầm, ít học sinh phát biểu xây dựng bài.
3.Giải pháp thực hiện
3.1.Quy trình các bước tiến hành phương pháp đóng vai trong môn Công nghệ 10
Phương pháp đóng vai có thể thực hiện dưới dạng hoạt cảnh tình huống để giới thiệu bài, có thể sử dụng để hình thành kiến thức mới, có thể sử dụng để rèn luyện một số kỹ năng cho học sinh và cũng có thể xây dựng thành tiểu phẩm để củng cố bài học. Nghĩa là ở mỗi phần của bài học chúng ta đều có thể sử dụng phương pháp đóng vai tuỳ theo nội dung và mục đích của bài dạy. Đặc biệt sử dụng phương pháp đóng vai trong các tiết thực hành, ngoại khóa rất có hiệu quả.
Để phương pháp đóng vai thực sự có hiệu quả cần tiến hành theo các bước:
Bước 1: 
- Đối với các tiết thực hành, ngoại khóa giáo viên giới thiệu tình huống vào cuối tiết học tuần trước để học sinh các tổ, nhóm xây dựng kịch bản và phân công nhiệm vụ đóng vai.
- Khi sử dụng phương pháp đóng vai trong các phần của tiết học thì giáo viên nên đưa ra tình huống ngắn gọn để học sinh dễ đóng vai.
Bước 2: Học sinh thể hiện kịch bản, vai diễn.
Bước 3: Học sinh nhận xét rút ra bài học.
Bước 4: Giáo viên nhận xét đánh giá.
3.2. Một số lưu ý khi thực hiện phương pháp đóng vai 
- Tình huống đóng vai phải phù hợp với nội dung bài học, phù hợp với trình độ lứa tuổi của học sinh và điều kiện, hoàn cảnh lớp học, tình huống không được quá khó.
- Nội dung tình huống cần phù hợp với tình hình thực tế của học sinh, phải có tính khả thi để giúp các em dễ vận dụng vào thực tiễn.
- Tình huống nên để mở, không cho trước kịch bản, lời thoại.
- Phải dành thời gian phù hợp cho các nhóm chuẩn bị đóng vai.
- Nên khích lệ tất cả học sinh cùng tham gia, kể cả học sinh nhút nhát.
- Trong quá trình học sinh phân công, chuẩn bị vai diễn, giáo viên đi đến từng nhóm kiểm tra tinh thần làm việc, lắng nghe ý iến của các em, góp ý cho các em để các em chuẩn bị tốt vai diễn của mình.
- Sau phần diễn của các nhóm nên động viên, khen ngợi, đặc biệt biểu dương những cá nhân xuất sắc, nhóm diễn tốt.
- Rút ra được kết luận sư phạm: ý đồ đưa ra tình huống để đóng vai, mục đích của kịch bản, kết quả sư phạm thu được v.v...
3.3. Một số ví dụ cụ thể
Ví dụ 1: Áp dụng phương pháp đóng vai trong dạy học chủ đề: “Cải tạo và sử dụng đất”.
Chủ đề này tôi giới thiệu chủ đề bài học, chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các em nghiên cứu, thảo luận và chuẩn bị vai diễn vào cuối tiết trước. Tiết này các nhóm trình bày sản phẩm của mình, giáo viên nhận xét, bổ sung và rút ra kết luận cuối cùng.
Với chủ đề này tôi thực hiện như sau:
Bước 1: Giới thiệu chủ đề bài học: Giáo viên giới thiệu một số hình ảnh về đất nông nghiệp.
 Thường xuyên chịu ảnh 
 hưởng của thiên tai, lũ lụt
Khoảng 70% diện tích đất nông
 nghiệp phân bố ở vùng trung du
Sau đó, giáo viên cho học sinh thảo luận để đưa ra chủ đề bài học: “Cải tạo và sử dụng đất”.
Bước 2: Yêu cầu học sinh đóng vai mình chính là loại đất xấu cần được cải tạo.
Bước 3: Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm 8-10 người, 
Nhóm 1,2: Nghiên cứu đất xám bạc màu
Nhóm 3,4: Nghiên cứu đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá.
Bước 4: Các nhóm thảo luận, xây dựng “kịch bản” và phân công “vai diễn”.
Bước 5: Các nhóm lên đóng vai.
Bước 6: Các nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung.
Bước 7: Giáo viên kết luận, chuẩn hóa kiến thức, nhận xét và đánh giá.
Tôi xin giới thiệu “ kịch bản” của nhóm 3 lớp 10A1:
Tại hội thi dành cho các quý bà đất
Dẫn chương trình: Và tiếp theo, xin mời thí sinh mang số báo danh 05, quý bà Đất xám.
Đất Xám: Xin kính chào quý vị khán giả, tên em là Đất xám, em đại diện cho họ nhà Đất xám bạc màu ạ.
Dẫn chương trình: Vâng, mời chị giới thiệu về bản thân.
Đất Xám: Vâng, em được sinh ra ở những nơi có địa hình dốc thoải, nơi mà người nông dân vẫn giữ thói quen canh tác lạc hậu như thâm canh, du canh...gần đây họ hàng nhà em còn xuất hiện nhiều thêm nữa khi con người tăng cường chặt phá rừng bừa bãi. Đây, nếu quý vị không tin, mời quý vị xem những hình ảnh:
Thói quen canh tác lạc hậu và chặt phá rừng bừa bãi
Dẫn chương trình: Vâng, vậy chị đến từ đâu. Xin chị tự giới thiệu về mình ạ.
Đất Xám: Họ nhà đất xám bạc màu chúng em phân bố chủ yếu ở vùng Trung du Bắc Bộ, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Có mặt ở những vùng đấy thì quý vị cũng biết chúng em trông như thế nào rồi: Tầng đất mặt mỏng, chủ yếu là cát, lượng sét và keo ít cho nên thường bị khô hạn; người lúc nào cũng chua hoặc rất chua, nghèo dinh dưỡng, nghèo mùn. Vậy nên ngay cả các em vi sinh vật nhỏ bé cũng chẳng muốn sống cùng nên số lượng thường ít, hoạt động yếu.
Phẫu diện đất xám bạc màu
Dẫn chương trình: Giống như chị đang “Ôn nghèo kể khổ” nhỉ?
Đất Xám: À không, đó là chuyện trước đây thôi, Còn bây giờ em và họ hàng nhà em đã trở nên hữu dụng rồi. Tất cả là nhờ bàn tay của những người nông dân Việt Nam đã không quản ngại khó khăn áp dụng những biện pháp để cải tạo, loại bỏ những tính chất xấu giúp chúng em trở thành loại đất có thể sử dụng rộng rãi với nhiều loại cây trồng cạn. Đây, quý vị có thể xem những hình ảnh này để biết người nông dân đã vất vả như thế nào để giúp chúng em trở nên màu mỡ.
Xây dựng hệ thống kênh mương
 Bón vôi khử chua	 Bón phân hợp lí
Cày sâu dần, luân canh cây trồng
Đất Xám: Đấy, quý vị khán giả có thể thấy sau khi được cải tạo bằng những biện pháp hợp lí thì chúng em có thể nuôi dưỡng được rất nhiều các loại cây trồng khác nhau, nhưng chủ yếu vẫn là các cây trồng cạn. Các giống cây trồng sẽ sinh trưởng, phát triển tốt, mang lại năng suất cho người nông dân. Qua đây em cũng xin gửi tới hội thi thông điệp: Đừng vội bỏ hoang những loại đất xấu, như chúng em chẳng hạn, vì sẽ làm lãng phí nguồn tài nguyên đất. Hãy sử dụng những biện pháp kĩ thuật để biến những loại đất xấu thành “ tấc đất, tấc vàng”.
Ví dụ 2: Áp dụng phương pháp đóng vai vào dạy học bài 12. “Đặc điểm, tính chất , kỹ thuật sử dụng một số loại phân bón thông thường”
Bước 1: Giới thiệu chủ đề bài học: Giáo viên giới thiệu hình ảnh về ảnh hưởng của phân hóa học đến cây trồng, MT, con người và cách sử dụng phân hóa học.
Sau đó, giáo viên cho học sinh thảo luận để đưa ra chủ đề bài học: Phân bón với cây trồng.
Với bài này có thể sử dụng nhiều cách:
Cách 1: Học sinh đóng vai mình chính là các loại phân bón
Cách này được tổ chức theo trình tự như sau: 
Bước 1: Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm (15-16 người), tương ứng với 3 loại phân bón
+ Nhóm 1: Phân hóa học
+ Nhóm 2: Phân hữu cơ
+ Nhóm 3: Phân vi sinh vật
Mỗi nhóm cử nhóm trưởng, thư ký. Giáo viên phát đồ dùng gồm 1 giấy A0, 1 bút dạ và yêu cầu trong thời gian 10 phút cả nhóm cùng nghiên cứu, xây dựng “kịch bản”, sau đó cử đại diện lên bảng “đóng vai” chính là loại phân bón đó. Giới thiệu “về mình” cho cả lớp (các học sinh khác sắm vai là bà con nông dân) trong thời gian 5 phút.
Bước 2: Các nhóm thảo luận, xây dựng “kịch bản” và phân công đóng vai.
Bước 3: Thứ tự các nhóm lên đóng vai.
Bước 4: Các học sinh khác theo dõi, phỏng vấn, nhận xét, bổ sung (nếu cần).
Bước 5: Giáo viên kết luận, nhận xét, đánh giá
Tôi xin giới thiệu “kịch bản” của học sinh Trâm Anh – nhóm 1 lớp 10A1 lên đóng vai:
“Xin chào tất cả bà con, tôi xin tự giới thiệu tôi là phân hóa học, là loại phân bón được sản xuất theo quy trình công nghiệp, có sử dụng nguyên liệu tự nhiên hoặc tổng hợp. Nếu xét theo số nguyên tố tham gia tôi thường được chia làm 2 loại đó là: phân đa nguyên tố và phân đơn nguyên tố, phân đơn nguyên tố ví dụ như: đạm, lân, kali phân đa nguyên tố ví dụ như NPK... 
Đây, bà con có thể xem qua những hình ảnh của tôi ạ.
Bà con nông dân nên sử dụng tôi bởi tôi có những đặc điểm sau: thứ nhất, chứa ít nguyên tố nhưng tỷ lệ chất dinh dưỡng cao nên chỉ cần bón lượng ít. Thứ hai, tôi phần lớn dễ tan (trừ lân) nên cây dễ hấp thụ và cho hiệu quả nhanh. Tuy nhiên, tôi lại có nhược điểm là bón nhiều và liên tục nhiều năm sẽ làm đất chua, do đó để sử dụng tôi có hiệu quả bà con cần lưu ý một số vấn đề sau: Đạm, kali bón thúc là chính. Lân (khó tan) chủ yếu bón lót. Đất dễ bị chua hóa nên cần kết hợp bón vôi cải tạo.
Bà con lựa chọn tôi chính là đầu tư có hiệu quả, tôi hy vọng sẽ là người bạn đưa lại năng suất cao cho các bác. Chúc bà con có một vụ mùa bội thu và thắng lợi”.
Ghi chú: Từ in nghiêng là nội dung chính được HS trình bày trên giấy A0.
Cách 2: Học sinh đóng vai là đại diện cho ba cơ sở sản xuất 3 loại phân bón.
Cách này được tổ chức theo trình tự như sau:
Bước 1: Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm, tương ứng với ba cơ sở sản xuất phân bón.
+ Nhóm 1: Cơ sở 1 - Phân hóa học
+ Nhóm 2: Cơ sở 2 - Phân hữu cơ
+ Nhóm 3: Cơ sở 3 - Phân vi sinh vật
Mỗi nhóm cử nhóm trưởng, thư ký. Giáo viên yêu cầu trong thời gian 10 phút cả nhóm cùng nghiên cứu, soạn thảo xây dựng “kịch bản”. Chọn 1 người làm dẫn chương trình (MC) dưới hình thức tổ chức hội thảo với chủ đề về cách sử dụng phân bón.
Bước 2: Các nhóm thảo luận, xây dựng “kịch bản” và phân công đóng vai.
Bước 3: Đóng vai “kịch bản”. MC lần lượt mời đại diện mỗi cơ sở giới thiệu về phân bón do cơ sở mình sản xuất.
Bước 4: Cả 3 đội chơi cùng thảo luận. Các học sinh khác sắm vai là bà con nông dân nghe, thắc mắc về cách sử dụng, ưu, nhược điểm..... 
Bước 5: Giáo viên kết luận, nhận xét, đánh giá, tổng kết cuộc thi trao giải (động viên).
Cách 4: Học sinh đóng vai người dân đi tham khảo các loại phân bón ở 3 cửa hàng khác nhau.
Cách này được tổ chức theo trình tự như sau:
Bước 1: Giáo viên cử một học sinh đóng vai người dân đi mua phân bón và chia lớp thành 3 nhóm, tương ứng với 3 cửa hàng bán phân bón. 
+ Nhóm 1: Cửa hàng bán phân hóa học
+ Nhóm 2: Cơ sở sản xuất và bán phân hữu cơ
+ Nhóm 3: Cửa hàng bán phân vi sinh vật
Mỗi nhóm cử nhóm trưởng, thư ký. Giáo viên yêu cầu trong thời gian 10 phút cả nhóm cùng nghiên cứu, soạn thảo xây dựng “kịch bản”. Sau đó mời đại diện 3 nhóm lên 3 vị trí đã sắp xếp trước, lần lượt người đóng vai nông dân sẽ ghé thăm hỏi mua và nghe 3 “cơ sở” giới thiệu về phân bón của mình (mỗi cơ sở trình bày 3 phút).
Bước 2: Các nhóm thảo luận, xây dựng “kịch bản” và phân công đóng vai.
Bước 3: Đóng vai “kịch bản”. Người nông dân lần lượt ghé vào 3 “cơ sở” phân bón.
Bước 4: Các học sinh khác theo dõi, phỏng vấn, nhận xét, bổ sung (nếu cần).
Bước 5: Giáo viên kết luận, nhận xét, đánh giá
Lưu ý: “Cơ sở” sản xuất và bán phân hữu cơ có thể là hộ gia đình hoặc trang trại chăn nuôi.
Sau đây tôi xin giới thiệu một “kịch bản” của nhóm 2 được soạn thảo làm ví dụ:
Bác An là một nông dân ở xã Thọ Lập, năm nay nhà Bác mới nhận thầu một mẫu ruộng trồng mía và các loại hoa màu khác. Bác băn khoăn chưa biết sử dụng loại phân bón nào để đạt hiệu quả cao nhất. Bác quyết định đi “học hỏi kinh nghiệm” một chuyến tại các cửa hàng bán phân bón.
- Bác vào cửa hàng bán phân hóa học, được người bán hàng giới thiệu: Bác nên dùng phân hóa học vì đây là loại phân bón  (thông tin về phân hóa học) (3 phút).
- Bác vào cơ sở sản xuất phân hữu cơ, được người chủ cơ sở giới thiệu: Bác nên dùng phân hữu cơ vì đây là loại phân bón  (thông tin về phân hưu cơ) (3 phút).
- Bác vào cửa hàng bán phân vi sinh vật, được người bán hàng giới thiệu: Bác nên dùng phân vi sinh vật vì đây là loại phân bón  (thông tin về phân vi sinh vật) (3 phút).
Sau khi bác An nghe lời tư vấn của 3 cơ sở, bác còn băn khoăn hơn lúc ban đầu vì Bác thấy loại phân bón nào cũng có hiệu quả nên chưa biết lựa chọn loại

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_su_dung_phuong_phap_dong_vai_trong_day_hoc_chuong_1_con.doc