SKKN Sử dụng phần mềm science helper for ms word thiết kế các bài giảng, bài tập trắc nghiệm có sử dụng hình vẽ thí nghiệm
Như chúng ta đã biết, để thiết kế các bài giảng thật sinh động cho môn Toán, Lý, Hóa, giáo viên sẽ mất rất nhiều thời gian để vẽ các hình vẽ cho các môn này. Các thầy cô sẽ phải thật tỉ mẩn để vẽ một hình lăng trụ, hình nón, hình khối lập phương, hay vẽ một đồ thị hàm số: hàm bậc hai, hàm bậc ba, hàm logarit, hàm lượng giác, hay các hình hình học trong các phần mềm đồ họa khác. Thêm nữa, để vẽ một dụng cụ vật lý như lò so, mặt phẳng nghiêng, ròng rọc, gương cầu, thấu kính, mạch điện, hay những bình thí nghiệm hóa học thật tốn nhiều thời gian và công sức. Đặc biệt, với những giáo viên thì công việc thật chẳng dễ dàng chút nào.
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Sử dụng phần mềm science helper for ms word thiết kế các bài giảng, bài tập trắc nghiệm có sử dụng hình vẽ thí nghiệm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI SỬ DỤNG PHẦN MỀM SCIENCE HELPER FOR MS WORD THIẾT KẾ CÁC BÀI GIẢNG, BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM CÓ SỬ DỤNG HÌNH VẼ THÍ NGHIỆM Như chúng ta đã biết, để thiết kế các bài giảng thật sinh động cho môn Toán, Lý, Hóa, giáo viên sẽ mất rất nhiều thời gian để vẽ các hình vẽ cho các môn này. Các thầy cô sẽ phải thật tỉ mẩn để vẽ một hình lăng trụ, hình nón, hình khối lập phương, hay vẽ một đồ thị hàm số: hàm bậc hai, hàm bậc ba, hàm logarit, hàm lượng giác, hay các hình hình học trong các phần mềm đồ họa khác. Thêm nữa, để vẽ một dụng cụ vật lý như lò so, mặt phẳng nghiêng, ròng rọc, gương cầu, thấu kính, mạch điện, hay những bình thí nghiệm hóa học thật tốn nhiều thời gian và công sức. Đặc biệt, với những giáo viên thì công việc thật chẳng dễ dàng chút nào. A V Hình vẽ môn vật lý Hình vẽ môn toán Hình vẽ môn Hóa học Các phần mềm tiếng việt về hóa học không đáp ứng được nhu cầu sử dụng này, các phần mềm nước ngoài thường khó sử dụng do ngôn ngữ chưa được Việt hóa. Chính vì thế tôi chọn đề tài sử dụng phần mềm Science Helper For Ms Word. Công cụ này sẽ giúp giáo viên vẽ các hình Toán, Lý, Hóa ngay trong phần mềm soạn thảo Word rất nhanh chóng. Từ đó, ta có thể copy, sao chép sang các bài giảng của mình. Science Helper là phần mềm gọn nhẹ khoảng- chỉ với 856KB, có thể cài đặt trên các hệ điều hành Windows và sử dụng tốt trên phần mềm soạn thảo Microsoft Offcie 2003, sau khi cài đặt nó tích hợp trực tiếp như một Plugin trong chương trình Word theo kiểu thanh công cụ, được tích hợp trên thanh công cụ Word, nên thao tác sử dụng của người dùng sẽ đơn giản và dễ dàng hơn bao giờ hết chỉ với nguyên tắc: “nhấp và chọn”. Phần mềm Science Helper For Ms Word là một tiện ích giúp vẽ hình bộ môn Toán, Lí, Hóa khá thuận tiện với nhiều hình có sẵn, giảm được nhiều thời gian vẽ và căn chỉnh các hình. B. NéI DUNG SỬ DỤNG PHẦN MỀM Science Helper For Ms Word THIẾT KẾ CÁC BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM CÓ SỬ DỤNG HÌNH VẼ THÍ NGHIỆM 1.1. Mở đầu: 1.2. Cài đặt phần mềm. Sau khi download phần mềm vào máy tính ta giải nén rồi thực hiện quá trình cài đặt như đối với các phần mềm thông thường khác. Cụ thể: Bước 1: Chạy File Scisetup.exe xuất hiện màn hình. Bước 2: Chọn Next xuất hiện màn hình Bước 3: Tiếp tục chọn Next xuất hiện màn hình Chọn Install để tiếp tục thực hiện quá trình cài đặt. Khi xuất hiện màn hình: Chọn Finich để hoàn tất quá trình cài đặt. 1.3. Giao diện phần mềm. Tiện ích sau khi cài đăt được tích hợp ngay trên thanh công cụ của Word - Tiếp tục Click chuột trái vào nút Menu phía cuối thanh công cụ Science Helper. (h. vẽ trên). Trong thực đơn thả xuống chọn Register để mở cửa sổ khai báo mã đăng kí. Khi chọn Register xuất hiện cửa sổ sau: - Chạy file Key () để lấy mã đăng kí (Buynow), copy key rồi dán vào nơi con trỏ đang nhấp nháy trong cửa sổ Register (hình trên), cuối cùng bấm vào nút ở giữa (Register) để hoàn tất quá trình đăng kí. Bây giờ chúng ta có thể dùng tiện ích này mãi mãi. 1.4. Chức năng thanh manu, công cụ. Trên thanh công cụ Science Teacher’s Helper được gắn trong phần mềm Microsoft Word gồm các phần như: Physics (Vật lý), Chem (Hóa học), Math (Toán học), Electronic (Điện tử), một số các ký hiệu. biểu tượng chung, Kích chọn lên các chủ đề Physics, Chem, Math, Electronic trên thanh công cụ của Science Teacher’s Helper, một menu con sổ xuống với các chủ điểm quan trọng được phân loại các dạng hình vẽ cơ bản như: Đối với Vật lý là Nhiệt học, Quang học, Điện học, Cơ học; Đối với Hóa học là các dạng bình chứa khí, hay nhiệt độ; Đối với Toán học có Số học, Hình học, hay tính diện tích các hình -Chọn tiện ích Physics sau đó chọn show All và đây là những gì ta có cho môn Vật lí: + Physic: Cung cấp toàn bộ các hình vẽ - mô hình từ cơ bản tới nâng cao của bộ môn Vật lý trên 6 nhóm thanh công cụ chuẩn được phân chia theo dạng chủ đề khá tiện dụng. Click Chem kế bên dành để vẽ hình bộ môn Hóa học: + Chem: Cung cấp các hình vẽ - mô hình cho bộ môn Hóa học trên 3 nhóm thanh công cụ khá đầy đủ từ lý thuyết cho tới thực nghiệm. - Và tiếp theo Math là bộ công cụ vẽ hình môn toán: +Math: Cung cấp các hình vẽ - mô hình cho bộ môn Toán học trên 2 nhóm thanh công cụ. - Phonetic Symbol: cung cấp thêm các ký tự latinh – phiên âm quốc tế đặc biệt khác (rất thích hợp với bộ môn tiếng Anh). - In common use Symbol: cung cấp nhanh các ký hiệu toán học cơ bản mà người dùng có thể chọn nhanh chèn vào văn bản chỉ với các nhấp chuột (các ký tự này tương tự như trên MS Equations 3.0 trong Word). - Picture, Text Adjust: cung cấp các định dạng từ cơ bản cho tới nâng cao về xử lý hình ảnh, đối tượng trên văn bản Word (đương nhiên sẽ nhanh hơn rất nhiều so với các chức năng định dạng truyền thống tương tự trên thanh Drawing). 1.5. Các thao tác sử dụng: Khi sử dụng, ta chỉ cần chọn biểu tượng trên bộ công cụ, click vào nó là sẽ có ngay hình cần vẽ, ta có thể tinh chỉnh hình này theo ý muốn như các đối tượng Draw của Word. Bên cạnh đó còn có các tiện ích hỗ trợ chèn ảnh và hỗ trợ kí tự đặc biệt. Thao tác vẽ mô hình thí nghiệm trong hóa học. Từ thanh công cụ, chọn tính năng Chem cho bộ môn hóa học. Nhấp chuột vào biểu tượng như hình ảnh sau: Bước tiếp theo: Nối ống dẫn khí Tiếp tục tạo bình để sục khí vảo: Tạo màu dung dịch và ngọn lửa đèn cồn 1.6. Ứng dụng của phần mềm: Trong nội dung tiểu luận này xin được ứng dụng phần mềm Science Helper For Ms Word thiết kế các bài tập trắc nghiệm có sử dụng hình vẽ thí nghiệm. Bài1: Hình vẽ sau mô tả TN thử tính chất của NH3. Trong bình X đã thu đầy khí NH3 . Trong chậu thuỷ tinh Y chứa nước, nhỏ thêm vài giọt dd phenolphtalein. Hiện tượng xảy ra là: A. DD không phun vào bình X B. DD phun vào bình X dung dịch trong bình màu xanh C. DD phun vào đầy bình X D. DD phun vào bình X dung dịch trong bình màu hồng. Đáp án D Bài 2: Hình vẽ sau mô tả quá trình điều chế NH3 trong PTN từ muối NH4Cl và CaO. Để biết NH3 đã thu đầy bình, có thể dùng thuốc thử nào để ở miệng bình thu khí sau đây? Quỳ tím khô Quỳ tím ướt Phenolphtalein AgNO3. NH4Cl + CaO dd NaOH NH3 Đáp án B Bài 3: Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm sau: Hãy cho biết đâu là phương pháp hoá học biểu diễn phản ứng chính xảy ra trong bình tam giác. dd H2SO4 C2H5OH dd Br2 A. SO2 + Br2 + 2H2 à 2HBr + H2SO4 B. C2H2 + Br2 à C2H2Br2 C. C2H2 + 2Br2 à C2H2Br4 D. C2H4 + Br2 à C2H4Br2 Đáp án D Bài 4: Khi cho từ từ dung dịch rượu Etylic chảy xuống bình cầu có chứa dung dịch (KOH,C2H5Cl; phenolphtalein), như hình vẽ. Rượu etylic C2H5OH C2H5Cl ; KOH, Phenolphtalein dd nước Brôm a. Khi chưa dùng đèn cồn đun nóng thì có hiện tượng sau: A. Không có hiện tượng ǵ xảy ra. B. Làm mất màu dung dịch phenolphtalein. C. Làm mất màu dung dịch phenolphtalein, và xuất hiện bọt khí. D. Xuất hiện kết tủa. Đáp án A b. Khi đun nóng đèn cồn thì có hiện tượng sau: A. Không có hiện tượng ǵ xảy ra. B. Làm mất màu dung dịch phenolphtalein. C. Làm mất màu dung dịch phenolphtalein, và xuất hiện bọt khí đi ra làm mất màu dung dịch nước Brôm. D. Xuất hiện kết tủa. Đáp án C Kết luận: Với những tính năng hay của Science Teacher’s Helper, chúng ta sẽ lại có thêm một phần mềm hữu ích giúp cho công tác giảng dạy của mình. Làm giảm bớt thời gian và công sức cho giáo viên trong công việc vẽ hình. Nhất là đối với môn Lý hay Hóa, giáo viên có thể tạo ra những thí nghiệm trực quan từ những ống nghiệm, hóa chất, ngọn lửa đèn cồn hay những hình vẽ vật lý như mạch điện, con lắc đơn, lò xo,từ phần mềm này. Bài giảng sẽ trở nên thú vị hơn nhiều và học sinh sẽ tiếp cận được nhanh hơn với những kiến thức mà thầy cô truyền tải. Tôi xin chân thành cảm ơn! Xác nhận của hiệu trưởng Thanh Hóa, ngày 15 tháng 5 năm 2018 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác. Người viết Nguyễn Đình Thăng Tài liệu tham khảo: - http/wwwhelpscience.com - Sách tham khảo các bài tập lí thuyết và thực nghiệm hoá học.
Tài liệu đính kèm:
- skkn_su_dung_phan_mem_science_helper_for_ms_word_thiet_ke_ca.doc
- Bia sang kien kinh nghiem.doc