SKKN Sử dụng một số câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ liên quan đến kiến thức vật lý trong các giờ học nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh

SKKN Sử dụng một số câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ liên quan đến kiến thức vật lý trong các giờ học nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh

Kho tàng ca dao, tục ngữ, thành ngữ trong văn học Việt Nam được ông cha ta đúc kết từ thực tế cuộc sống và lao động sản xuất. Thông qua ca dao, tục ngữ, thành ngữ ông cha ta muốn răn dạy con cháu cách sống đẹp, sống tốt đồng thời cũng để lại cho con cháu những kinh nghiệm quý báu trong lao động sản xuất.

 Trong trường học, những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ tưởng như chỉ liên quan đến môn Văn học nhưng thực tế ta lại thấy nó có mặt trong rất nhiều các môn học khác nữa mà cụ thể là môn vật lý. Ta có thể sử dụng kiến thức vật lý để giải thích các hiện tượng tự nhiên có trong ca dao, tục ngữ, thành ngữ. Việc sử dụng các câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ trong các tiết học vật lý sẽ giúp các tiết học bớt khô khan, nhàm chán, học sinh sẽ hứng thú hơn trong học tập. Vì những lý do trên nên tôi đã chọn vấn đề “Sử dụng một số câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ liên quan đến kiến thức vật lý trong các giờ học nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh” để làm đề tài cho sáng kiến kinh nghiệm của mình.

 

doc 20 trang thuychi01 35108
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Sử dụng một số câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ liên quan đến kiến thức vật lý trong các giờ học nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
	Kho tàng ca dao, tục ngữ, thành ngữ trong văn học Việt Nam được ông cha ta đúc kết từ thực tế cuộc sống và lao động sản xuất. Thông qua ca dao, tục ngữ, thành ngữ ông cha ta muốn răn dạy con cháu cách sống đẹp, sống tốt đồng thời cũng để lại cho con cháu những kinh nghiệm quý báu trong lao động sản xuất.
	Trong trường học, những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ tưởng như chỉ liên quan đến môn Văn học nhưng thực tế ta lại thấy nó có mặt trong rất nhiều các môn học khác nữa mà cụ thể là môn vật lý. Ta có thể sử dụng kiến thức vật lý để giải thích các hiện tượng tự nhiên có trong ca dao, tục ngữ, thành ngữ. Việc sử dụng các câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ trong các tiết học vật lý sẽ giúp các tiết học bớt khô khan, nhàm chán, học sinh sẽ hứng thú hơn trong học tập. Vì những lý do trên nên tôi đã chọn vấn đề “Sử dụng một số câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ liên quan đến kiến thức vật lý trong các giờ học nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh” để làm đề tài cho sáng kiến kinh nghiệm của mình.
1.2. Mục đích nghiên cứu
	Trên cơ sở nghiên cứu các kiến thức liên quan đến vật lý trong các câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ, đề tài đề xuất một số biện pháp sử dụng kiến thức vật lý phù hợp với nội dung bài học để giải thích các hiện tượng được nêu trong các câu ca dao tục ngữ mà ông cha ta đã đúc rút được nhằm tăng hứng thú học tập cho học sinh.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
 Sự hứng thú học tập của học sinh khi sử dụng các câu ca dao tục ngữ có nội dung liên quan đến vật lý.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
+ Phương pháp nghiên cứu lý luận: thu thập tài liệu, phân tích, tổng hợp
+ Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
 - Sử dụng phiếu điều tra.
 - Thu thập các ý kiến (thông qua trò chuyện, trao đổi...)
 - Phương pháp quan sát (thái độ của học sinh với môn học)
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
Theo tinh thần nghị quyết 40/2000/QH 10 ngày 9/12/2000 của Quốc hội khoá X về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông đã khẳng định “Việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông phải quán triệt mục tiêu, yêu cầu nội dung, phương pháp giáo dục của các cấp học, bậc học qui định trong luật giáo dục, khắc phục những mặt hạn chế của chương trình SGK tăng cường tính thực tiễn, kỹ năng thực hành, năng lực tự học của học sinh...” (Trích theo những vấn đề chung về đổi mới giáo dục phổ thông). Thực hiện nguyên lí “Học đi đôi với hành, nhà trường gắn liền với xã hội” trong việc giảng dạy, việc gắn lí thuyết ở nhà trường với thực tế cuộc sống là hết sức cần thiết.
Thời xưa, tuy chưa có cơ sở khoa học nhưng bằng những kinh nghiệm qua quá trình lao động sản suất, qua đời sống hằng ngày, qua những quan sát thực tế tổ tiên chúng ta đã nắm được những hiểu biết nhất định của qui luật tự nhiên. Những kinh nghiệm ấy thông qua tập thể, được đúc kết thành những câu xuôi tai hoặc vần vè đọc trong dân gian, được truyền miệng cho nhau. Đó là những câu ca dao tục ngữ nói về thời thiết khí hậu, chăn nuôi, cày cấy, các quan hệ giữa con người với tự nhiên...Tục ngữ ca dao có 2 vế: vế đầu là nguyên nhân, vế sau là kết quả [4].
2.2. Thực trạng của vấn đề 
	Để đánh giá thực trạng về sự hứng thú học tập của học sinh; nguyên nhân vì sao học sinh chưa hứng thú học tập và mong muốn của HS, tôi tiến hành khảo sát bằng phiếu ở 5 lớp (11B3, 11B4, 11B7, 10C7, 10C8 trường THPT Như Xuân) với 199 HS.
Kết quả khảo sát như sau:
Câu 1: Em có thích học vật lý không?
STT
Phương án
Số HS
Tỷ lệ
A
Rất thích
30
15,07%
B
Không thích lắm
142
71,36%
C
Không thích
27
13,57%
	Qua bảng số liệu ta thấy số học sinh không thích lắm là 71,36%, tiếp đến là rất thích 15,07%. Điều này thể hiện các em đã có sự thích thú với môn vật lý nhưng chưa thực sự thích hẳn.
Câu 2: Vì sao em chưa thích môn vật lý?
STT
Phương án
Số HS
Tỷ lệ
A
Kiến thức vật lý khó
45
22,61%
B
Bài tập vật lý nhiều
62
31,16%
C
Tiết học nhàm chán, nhiều kiến thức chưa thực tế
92
46,23%
	Qua bảng số liệu cho ta thấy nguyên nhân làm các em chưa yêu thích môn vật lý chủ yếu là do nội dung tiết học còn nhàm chán, thiếu tính thực tế (46,23%). Ngoài ra kiến thức môn vật lý còn khó với học sinh (22,61%) và có nhiều bài tập vật lý (31,16%)
Câu 3: Các em có vận dụng được kiến thức vật lý vào thực tế không?
STT
Phương án
Số HS
Tỷ lệ
A
Vận dụng tốt
43
21,61%
B
Vận dụng ở những vấn đề đơn giản
114
57,29%
C
Không vận dụng được
42
21,10%
	Qua bảng số liệu ta thấy một số HS đã vận dụng tốt được kiến thức vào thực tế (21,61%) nhưng phần đông HS chỉ mới vận dụng được ở mức độ đơn giản (57,29%) còn một bộ phận không nhỏ HS chưa vận dụng được vào thực tế (21,1%)
Câu 4. Các em mong muốn gì ở 1 tiết học vật lý?
STT
Phương án
Số HS
Tỷ lệ
A
Giảm kiến thức khó
89
44,72%
B
Tăng cường liên hệ thực tế
110
55,28%
C
Không cần thay đổi gì
0
0%
	Qua bảng số liệu ta thấy: HS mong muốn được giảm tải bớt kiến khó (44,72%) và đặc biệt là GV cần tăng cường liên hệ các nội dung bài học với thực tế (55,28%). Không HS nào muốn giữ nguyên không thay đổi gì.
Như vậy có thể khẳng định thực trạng của dạy học vật lý ở trường THPT Như Xuân là:
Đối với học sinh: Nhiều học sinh làm các bài tập tính toán trong vật lý rất tốt nhưng những câu hỏi mang tính vận dụng thực tế hoặc giải thích các hiện tượng liên quan đến thực tế lại rất hạn chế do các em chủ yếu vận dụng các công thức toán hoặc một cách máy móc nhưng không hiểu rõ bản chất của các hiện tượng vật lý. 
Đối với giáo viên:
- Đã có sự đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) nhưng chưa thường xuyên, một bộ phận giáo viên vẫn còn dạy học theo lối truyền thống, truyền thụ kiến thức theo lối một chiều. 
- Giáo viên lên lớp thiếu sự chuẩn bị phương tiện, đồ dùng dạy học, các ví dụ về những hiện tượng thực tế liên quan đến vật lý dẫn đến tình trạng dạy chay, giờ học mang tính hàn lâm, giờ học vật lý nhưng nặng nề về toán học, giờ học nhàm chán, thiếu tính thực tế, thiếu thu hút, không gây được hứng thú cho học sinh. 
* Hậu quả của thực trạng trên
- HS giải bài tập vật lý như giải toán;
- Học sinh chưa hứng thú trong học tập, thiếu tính liên hệ thực tế;
- Số học sinh yêu thích môn Vật lý chưa nhiều.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1. Sưu tầm các câu ca dao tục ngữ liên quan đến kiến thức vật lý
Để có một tiết dạy hấp dẫn, mang tính thực tế thì công tác chuẩn bị là vô cùng quan trọng. Trước hết GV phải sưu tầm được những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ liên quan đến nội dung liên quan đến các kiến thức vật lý trong chương trình THPT.
2.3.2. Tìm mối liên hệ giữa nội dung các câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ với các kiến thức vật lý và bài học có liên quan
	Trên cơ sở những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ GV đã sưu tầm được, GV giải thích ý nghĩa thông thường của các câu cao dao, tục ngữ, thành ngữ đó; sau đó giải thích các hiện tượng xuất hiện trong câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ dưới góc nhìn vật lý. Cuối cùng là xem câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ đó sử dụng vào thời điểm nào của tiết dạy?
2.3.3. Một số câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ tác giả đã sưu tầm được. [4]
1. “Thùng rỗng kêu to”
Bài học có liên quan: Bài 10- Đặc trưng vật lý của âm – Vật lý 12
*Ý nghĩa: Câu thành ngữ ý chỉ người chẳng có gì thì lại thích khoe khoang, huyênh hoang, khoác loác, tự cao tự đại, làm như ta đây hay, giỏi.
*Góc nhìn Vật lí: Khi gõ vào thùng, thùng bắt đầu dao động. Tuỳ theo mức độ gõ vào thùng lớn hay nhỏ mà không khí trong thùng sẽ có biên độ dao động lớn hơn. Với cùng mức gõ, thùng rỗng không khí bên trong thùng dao động mạnh hơn vì không có vật cản (là vật chứa trong thùng) nên âm thanh nghe được to hơn.
*Thời điểm sử dụng câu thành ngữ trên: Ở hoạt động củng cố bài học.
2. “Ráng mỡ gà có nhà thì giữ”.
Bài học có liên quan: Bài 25: Khúc xạ ánh sáng – Vật lý 11
*Ý nghĩa: Khi trời có ráng mỡ gà, sẽ có mưa bão lớn (ráng mỡ gà là những đám mây màu vàng giống như mỡ gà, câu tục ngữ nhắc nhở con người ý thức phòng chống bão lụt.
*Góc nhìn Vật lí (sự truyền ánh sáng): Nguyên nhân của sự xuất hiện những áng mây vàng giống như những đám mây mỡ gà xuất hiện ở chân trời vào sáng sớm hay hoàng hôn. Khi bão tới gần, không khí ở trong bão xáo động mạnh làm gia tăng những hạt hơi nước nhỏ trong không khí. Ánh Mặt Trời chiếu qua lớp không khí này sẽ bị tán xạ mạnh hơn, khiến các tia sáng có bước sóng ngắn tán xạ ra hết xung quanh, chỉ còn lại ánh sáng màu vàng chiếu xuống cho ta nhìn thấy.
*Thời điểm sử dụng câu tục ngữ trên: Ở hoạt động củng cố bài học.
3. “Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài”.
Bài học có liên quan: Bài 28 - Thuyết động học phân tử chất khí – Vật lý 10
*Ý nghĩa: Khi ở trong một xã hội nào đó thì ta sẽ bị ảnh hưởng bởi nó và có xu hướng biến đổi cho phù hợp. 
*Góc nhìn Vật lí: Đây cũng chính là tính chất của chất lỏng, không có hình dạng xác định mà có hình dạng của bình chứa.
* Thời điểm sử dụng câu thành ngữ trên: Sau mục I.3. Các thể rắn, lỏng, khí bài 28 SGK vật lý 10 cơ bản.
*Câu thành ngữ có ý nghĩa tương tự: "Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng" 
4. “Trời nóng chóng khát, trời mát chóng đói”
Bài học có liên quan: Bài 38 - Sự chuyển thể của các chất – Vật lý 10
*Góc nhìn Vật lí:
+ Trời nóng: Câu này nói về hiện tượng bay hơi nước phụ thuộc vào nhiệt độ, liên quan mật thiết đến kiến thức sự bay hơi ở chương trình lớp 10. Vào những ngày trời nóng, lỗ chân lông mở rộng, cơ thể con người bị mất nước nhiều do hiện tượng bay hơi nước qua da. Vì vậy làm cho ta mau khát nước. Cho nên chúng ta phải bổ sung đầy đủ lượng nước cho cơ thể để không bị mất nước làm ảnh hưởng đến sức khỏe.
+ Trời mát: Nhiệt độ bên ngoài thấp hơn nhiệt độ cơ thể nhiều các cơ co dãn liên tục gây phản xạ run để tăng sinh nhiệt, thức ăn được tiêu hóa nhanh hơn để bổ sung năng lượng cho cơ thể.
*Thời điểm sử dụng câu tục ngữ trên: Sau mục II. Sự bay hơi.
5. “Nước chảy đá mòn” 
Bài học có liên quan: Bài 13 - Lực ma sát – Vật lý 10
*Ý nghĩa: Câu tục ngữ trên nói lên sự chăm chỉ, kiên nhẫn trong công việc và cuộc sống sẽ dẫn đến một kết quả rõ rệt.
*Góc nhìn Vật lí: Khi nước chảy thì lực tác dụng lên hòn đá là lực đẩy của nước và lực ma sát giữa đá và nước. Lực làm cho vật biến dạng hoặc biến đổi chuyển động, trong trường hợp dòng nước không đủ mạnh thì lực này không thể làm hòn đá dịch chuyển. Lực này tác dụng lâu ngày sẽ làm cho hòn đá bị mài mòn.
*Thời điểm sử dụng câu tục ngữ trên: Ở hoạt động củng cố bài học.
*Câu tục ngữ có ý nghĩa tương tự “Có công mài sắt có ngày nên kim”
6. 	 “Lúa chiêm lấp ló đầu bờ.
Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên”.
Bài học có liên quan: Bài 15- Dòng điện trong chất khí - Vật lý 11
*Ý nghĩa: Lúa vụ chiêm đang thì con gái (giai đoạn tăng trưởng nhanh) khi gặp mưa giông có sấm sét thì lúa phát triển nhanh và tươi tốt hơn.
	*Góc nhìn Vật lí: Mưa giông thường diễn ra trong mùa hè, khi có mưa giông thì kèm theo hiện tượng sấm, sét.
Sét là sự phóng điện giữa các đám mây tích điện trái dấu hoặc giữa đám mây với mặt đất. Khi hai đám mây tích điện trái dấu lại gần nhau, hiệu điện thế của chúng có thể lên hàng triệu vôn, giữa hai đám mây có hiện tượng phóng điện. Dòng điện phóng qua không khí làm nó trở thành plasma và phát sáng ta gọi là chớp (tức là hình ảnh của tia lửa điện). Không khí bị dãn nở đột ngột tạo nên âm thanh gọi là sấm. Mặt khác thành phần không khí chủ yếu là N2 và O2. Ở điều kiện thường thì N2 và O2 không phản ứng với nhau, nhưng khi có sấm chớp (tia lửa điện) thì chúng lại phản ứng tạo thành đạm cung cấp cho cây trồng. Nhờ đó mà sau các trận mưa giông có sấm chớp thì cây cối trở nên xanh tốt.
	*Thời điểm sử dụng câu ca dao trên: Ở hoạt động củng cố bài học.
	7. “Mưa tránh trắng, nắng tránh đen”.
	Bài học có liên quan: Sự hấp thụ và phản xạ ánh sáng – Vật lý 12 (nâng cao)
	*Góc nhìn Vật lí: Ban đêm trời có mưa thì các vũng nước đóng vai trò là gương phản xạ ánh sáng nên có màu trắng, còn nếu trời nắng thì chỗ có sình lầy không phản xạ ánh sáng và có màu đen. Vì vậy, đi ban đêm nếu trời mưa thì nên tránh những chỗ đường màu trắng, và ngược lại khi trời nắng thì tránh chỗ đường màu đen.
	*Thời điểm sử dụng câu tục ngữ trên: Ở hoạt động củng cố bài học.
	8. 	“Chuồn chuồn bay thấp thì mưa
Bay cao thì nắng bay vừa thì râm”.
	Bài học có liên quan: Bài 39 - Độ ẩm không khí – Vật lý 10
	*Góc nhìn Vật lí : Chuồn chuồn bay thấp hay bay cao phụ thuộc độ ẩm của không khí. Do cánh của chuồn chuồn quá mỏng lại có các nan đặc biệt hút được độ ẩm của không khí. Vậy nên khi trời sắp mưa thì độ ẩm trong không khí tăng cao, không khí có nhiều hơi nước, đọng vào những bộ cánh mỏng của chuồn chuồn, làm tăng tải trọng, khiến chúng chỉ có thể bay thấp gần sát mặt đất. Khi trời nắng, độ ẩm không khí giảm, cánh của chuồn chuồn khô đi và nhẹ hơn nên sẽ bay được cao hơn.
	*Thời điểm sử dụng câu ca dao trên: Ở hoạt động củng cố bài học.
	9. 	 “Cầu gì chỉ mọc sau mưa. 
Lung linh bảy sắc bắc vừa tới mây?”
Bài học có liên quan: 	Bài 28 - Lăng kính – Vật lý 11
Bài 24 - Tán sắc ánh sáng – Vật lý 12
	*Góc nhìn vật lý: Cầu vồng là hiện tượng tán sắc của các ánh sáng từ Mặt Trời khi khúc xạ và phản xạ qua các giọt nước mưa. Tùy vào số lần phản xạ mà người ta phân ra làm cầu vồng bậc 1, bậc 2... Trong đó cầu vồng bậc 1 là rõ nhất (chỉ có 1 lần phản xạ nên năng lượng sáng tới mắt lớn nhất). Thường cầu vồng nhìn thấy là cầu vồng bậc 1. Tuy nhiên đôi khi ta còn quan sát thêm được cầu vồng bậc 2 hay cầu vồng kép mà trật tự màu sắc lại ngược lại với cầu vồng bậc 1 và cường độ sáng yếu hơn. Do cầu vồng được nhìn bởi cùng 1 góc (gần 42o với cầu vồng bậc 1 và 53o với cầu vồng bậc 2), là góc mà cường độ sáng của tất cả các tia Mặt Trời qua các giọt nước là đạt cực đại, nên cầu vồng có dạng một cung tròn.
	*Thời điểm sử dụng câu ca dao trên: Ở hoạt động củng cố bài học.
	 10. “Trèo cao ngã đau”.
 Bài học có liên quan: Bài 27 - Cơ năng – Vật lý 10
	+ Ý nghĩa: Không tự lượng sức mình, luôn tìm những thứ xa vời với năng lực của bản thân thì sẽ không đạt được kết quả mong muốn thậm chí có gây ra những hậu quả cho bản thân.
	+ Góc nhìn vật lý: mối quan hệ giữa động năng, thế năng, cơ năng.
Khi trèo càng cao, thế năng của người càng tăng, khi rơi xuống, thế năng chuyển dần thành động năng (Giả sử bỏ qua ma sát để cơ năng bảo toàn) làm vận tốc của người tăng. Vận tốc người càng lớn khi chạm vào đất thì tương tác càng mạnh nên người càng bị đau.
	+ Thời điểm sử dụng câu thành ngữ trên: Ở hoạt động củng cố bài học.
	11. “Nước đổ đầu vịt” hay “ nước đổ lá khoai’’
	Bài học có liên quan: Bài 37 - Các hiện tượng bề mặt chất lỏng – Vật lý 10
	*Ý nghĩa: Câu thành ngữ này ý nói những lời dạy bảo, khuyên can chỉ vô ích, tốn công không có tác dụng gì, câu này thường dùng với những người không biết nghe lời dạy bảo của cha mẹ, thầy cô.
	*Góc nhìn vật lý: Trong vật lý câu thành ngữ này có liên quan đến một hiện tượng vật lý đó là hiện tượng ‘Không dính ướt’. Khi đổ nước lên tàu lá khoai lực căng bề mặt của nước sẽ làm cho nước co lại có dạng hình cầu hơi dẹt, khi nghiêng tàu lá khoai ta thấy nước chảy đi mà không bám lại một chút nào trên lá.
	*Thời điểm sử dụng câu thành ngữ trên: Sau mục II – Hiện tượng dính ướt, không dính ướt.
	2.3.4. Ví dụ về biên soạn giáo án tiết dạy tự chọn Vật lý [4]
Chủ đề: CA DAO, TỤC NGỮ, THÀNH NGỮ QUA GÓC NHÌN VẬT LÝ
	Ngày soạn: 05/11/2018
	Ngày giảng: 08/11/2018
	I. Mục tiêu
	1. Kiến thức
	- Giúp học sinh ôn lại những kiến thức vật lý: Về âm học, đặc điểm của chất khí, chất lỏng, chất rắn, sự bay hơi, đặc điểm của các lực tác dụng vào vật, động năng, thế năng, cơ năng.
	- Tạo cho học sinh một góc nhìn khác về bộ môn vật lý, nhận thấy các kiến thức của môn học cũng gần gũi với đời sống, các em có hứng thú hơn với môn học.
	- Tiết học có liên hệ chặt chẽ với bộ môn ngữ văn, bên cạnh giải thích các câu ca dao tục ngữ theo hướng thông thường của mạch kiến thức ngữ văn, học sinh còn tìm lời giải đáp cho những câu ca dao tục ngữ theo hướng vật lý và bằng những kiến thức vật lý.
	- Qua tiết dạy hình thành cho học sinh những kĩ năng sống tích cực được đúc rút ra từ những câu ca dao tục ngữ.
	2. Kĩ năng
	- Hình thành cho học sinh kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng và năng lực hoạt động nhóm.
	- Học sinh tích cực thể hiện bản thân, mạnh dạn trình bày ý kiến.
	- Hình thành cho học sinh kĩ năng tự tìm tòi tài liệu.
	II. Chuẩn bị
	1. Giáo viên
	- Chuẩn bị giáo án, tài liệu liên quan.
	- Tìm tòi các hoạt động sáng tạo nhằm thúc đẩy năng lực của học sinh.
	2. Học sinh
	Chuẩn bị các dụng cụ dưới sự hướng dẫn của giáo viên:
                + Tranh vẽ.
                + Tài liệu liên quan đến bài học.
III. Tiến trình lên lớp
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Thời lượng
Kiến thức cần đạt
Ổn định lớp
Đặt vấn đề
 Kho tàng ca dao, tục ngữ, thành ngữ trong văn học Việt Nam được ông cha ta đúc kết từ thực tế cuộc sống và lao động sản xuất. Thông qua ca dao, tục ngữ thành ngữ ông cha ta muốn răn dạy con cháu cách sống đẹp, sống tốt đồng thời cũng để lại cho con cháu những kinh nghiệm quý báu trong lao động sản xuất.
Trong trường học, những câu ca dao, tục ngữ tưởng như chỉ liên quan đến môn Văn  học nhưng thực tế ta lại thấy nó có mặt trong rất nhiều các môn học khác nữa mà cụ thể là bộ môn Vật lý. Ta có thể sử dụng kiến thức vật lý để giải thích các hiện tượng tự nhiên có trong ca dao tục ngữ đó. Trong phạm vi tiết học ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu một số câu ca dao tục ngữ có thể vận dụng kiến thức vật lý để giải thích,
1 phút
2 phút
Hoạt động 1. Giới thiệu cấu trúc bài học
GV: chia lớp thành 2 nhóm, các nhóm sẽ cùng thi với nhau qua 3 phần:
Phần I. Trò chơi ô chữ
Phần II. Ngôn ngữ hình thể
Phần III. Đuổi hình bắt chữ 
2 ph
Hoạt động 2. Phần I. Trò chơi ô chữ
Ở phần này có 2 ô chữ, mỗi ô chữ ứng với 1 câu ca dao tục ngữ nào đó. Nhiệm vụ của HS như sau: Lần lượt từng nhóm chọn hàng ngang, trả lời câu hỏi để tìm từ hàng ngang. Mỗi câu trả lời đúng được 10 điểm. Nếu nhóm chọn không trả lời được thì nhóm còn lại được quyền trả lời. Các nhóm được quyền trả lời câu ca dao tục ngữ bất cứ lúc nào (ngay cả khi chưa mở hết từ hàng ngang) số điểm cho nhóm trả lời đúng câu ca dao tục ngữ là 20 điểm.
GV: Sau khi học sinh trả lời được toàn bộ ô chữ, yêu cầu học sinh giải thích theo 2 hướng
(1) Giải thích theo ý nghĩa thông thường
(2) Giải thích theo góc nhìn vật lý
15 phút
  Phần I. Trò chơi ô chữ
* Ô chữ số 1
 “Trèo cao ngã đau”
+ Ý nghĩa: Không tự lượng sức mình, luôn tìm những thứ xa vời với năng lực của bản thân thì sẽ không đạt được kết quả mong muốn thậm chí có gây ra những hậu quả cho bản thân.
+ Góc nhìn vật lý: mối quan hệ giữa động năng, thế năng, cơ năng.
Khi trèo càng cao, thế năng của người càng tăng, khi rơi xuống, thế năng chuyển dần thành động năng (Giả sử bỏ qua ma sát để cơ năng bảo toàn) làm vận tốc của người tăng. Vận tốc người càng lớn khi chạm vào đất thì tương tác càng mạnh nên người càng bị đau.
 * Ô chữ số 2
 “ Nước đổ lá khoai’’
+ Ý nghĩa: Câu thành ngữ này ý nói những lời dạy bảo, khuyên can chỉ vô ích, tốn công không có tác dụng gì, câu này thường dùng với những người không biết nghe lời dạy bảo của cha mẹ, thầy cô.
+ Góc nhìn vật lý: Trong vật lý câu thành ngữ này có liên quan đến một hiện tượng vật lý đó là hiện tượng ‘Không dính ướt’. Khi đổ nước lên tàu lá khoai lực căng bề mặt của nước sẽ làm cho nước co lại có dạng hình cầu hơi dẹt, khi nghiêng tàu lá khoai ta thấy nước chảy đi mà không bám lại một chút nào trên lá. 
Hoạt động 3. Phần II. Ngôn ngữ hình thể
Mỗi nhóm cử 2 thành viên, 1 thành viên bốc thăm câu ca dao tục ngữ. Dùng ngôn ngữ hình thể diễn tả từng từ một, thành viên còn lại đoán xem bạn muốn diễn đat từ nào. Đoán đúng được câu ca dao tục ngữ được 20 điểm.
10 phút
Phần II. Ngôn ngữ hình thể
(1) “Trời nóng chóng khát, trời mát chóng đói”
+ Ý nghĩa: Một kinh nghiệm ông cha ta đúc kết qua đời sống thực tiễn.
+ Góc nhìn vật lý: Nói về hiện tượng bay hơi nước phụ thuộc vào nhiệt độ. Vào những ngày trời nóng, lỗ chân lông mở rộng, cơ thể con người bị mất nước do hiện tượng bay hơi nước qua da.
Trời mát: nhiệt độ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_su_dung_mot_so_cau_ca_dao_tuc_ngu_thanh_ngu_lien_quan_d.doc