SKKN Giúp học sinh giải nhanh bài tập trắc nghiệm phần thấu kính

SKKN Giúp học sinh giải nhanh bài tập trắc nghiệm phần thấu kính

Trong năm học 2017 - 2018, Bộ Giáo dục và đào tạo đã Quyết định thi tốt nghiệp THPT Quốc gia môn Vật lí cũng như các môn học khác sẽ có phần kiến thức lớp 11, môn Vật lí với hình thức thi trắc nghiệm khách quan (TNKQ).

Để đáp ứng được yêu cầu hiện nay về đổi mới phương pháp dạy học nói chung và đổi mới phương pháp dạy học môn Vật lí nói riêng đòi hỏi giáo viên phải đưa ra các phương pháp giải nhanh giúp học sinh giải được các bài tập trắc nghiệm Vật lí trong thời gian ngắn nhất.

Vật lí lớp 11 có nội dung rất rộng, bao gồm nhiều kiến thức vật lí phức tạp như: Điện trường, từ trườn, điện một chiều, quang hình. Dẫn đến số lượng bài tập (Đặc biệt là các bài tập trắc nghiệm khách quan) là vô cùng đa dạng và phong phú. Đòi hỏi học sinh không những biết, hiểu mà còn phải biết vận dụng thành thạo các kiến thức đạt đến mức kĩ năng, kĩ xảo.

Tuy nhiên với lượng kiến thức vật lí theo cấu trúc thi của bộ rất nhiều, đòi hỏi học sinh phải nhớ được hết kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa, đồng thời phải áp dụng linh hoạt các công thức để giải nhanh các bài toán trắc nghiệm. Nhưng với đề thi THPT Quốc gia thời gian trung bình là 1,25 phút/câu hỏi là thời gian qua ngắn nếu các em làm bài theo thứ tự như làm tự luận mới tìm ra kết quả. Có một số đơn vị kiến thức tuy chỉ chiếm từ 2 đến 3 câu trong cấu trúc đề thi THPT Quốc gia nhưng đa số học sinh không làm được, không phải vì đề bài quá khó mà do làm ra kết quả cảu câu hỏi đó quá dài nên học sinh thường bỏ qua hoặc chọn đáp án bất kỳ, trong đó có phần về thấu kính .

Các dạng bài tập về thấu kính có rất nhiều dạng khác nhau và rất phong phú. Tuy nhiên, chương trình Sách giáo khoa và các tài liệu tham khảo lại đề cập rất ít đến các dạng bài tập ở phần này. Cần phải có các phương pháp để giúp học sinh có thể làm được các bài tập đó một cách nhanh nhất mà không ảnh hưởng tới chương trình giảng dạy.

Để đáp ứng được yêu cầu hiện nay về đổi mới phương pháp dạy học nói chung và đổi mới phương pháp dạy học môn Vật lí nói riêng đòi hỏi giáo viên phải đưa ra các phương pháp giải nhanh giúp học sinh giải được các bài tập trắc nghiệm Vật lí trong thời gian ngắn nhất.

Xuất phát từ thực trạng đó, tôi đã mạnh dạn đưa ra sáng kiến: “Giúp học sinh giải nhanh bài tập trắc nghiệm phần thấu kính”.

 

doc 14 trang thuychi01 7162
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Giúp học sinh giải nhanh bài tập trắc nghiệm phần thấu kính", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Trang
I
MỞ ĐẦU
2
1
LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
2
2
MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
3
3
ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
3
4
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3
II
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
4
1
CƠ SỞ LÍ LUẬN
4
2
THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
4
3
CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
5
3.1
Lựa chọn các lớp
5
3.2
Xác định mức độ ban đầu của kiến thức
5
3.3
Giảng dạy thực nghiệm
6
3.4
Xác định mức độ đạt được của kiến thức
9
3.5
Xác định mức độ gia tăng của kiến thức
11
4
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
11
III
KẾT LUẬN
13
I. MỞ ĐẦU

LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Trong năm học 2017 - 2018, Bộ Giáo dục và đào tạo đã Quyết định thi tốt nghiệp THPT Quốc gia môn Vật lí cũng như các môn học khác sẽ có phần kiến thức lớp 11, môn Vật lí với hình thức thi trắc nghiệm khách quan (TNKQ). 
Để đáp ứng được yêu cầu hiện nay về đổi mới phương pháp dạy học nói chung và đổi mới phương pháp dạy học môn Vật lí nói riêng đòi hỏi giáo viên phải đưa ra các phương pháp giải nhanh giúp học sinh giải được các bài tập trắc nghiệm Vật lí trong thời gian ngắn nhất.
Vật lí lớp 11 có nội dung rất rộng, bao gồm nhiều kiến thức vật lí phức tạp như: Điện trường, từ trườn, điện một chiều, quang hình. Dẫn đến số lượng bài tập (Đặc biệt là các bài tập trắc nghiệm khách quan) là vô cùng đa dạng và phong phú. Đòi hỏi học sinh không những biết, hiểu mà còn phải biết vận dụng thành thạo các kiến thức đạt đến mức kĩ năng, kĩ xảo.
Tuy nhiên với lượng kiến thức vật lí theo cấu trúc thi của bộ rất nhiều, đòi hỏi học sinh phải nhớ được hết kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa, đồng thời phải áp dụng linh hoạt các công thức để giải nhanh các bài toán trắc nghiệm. Nhưng với đề thi THPT Quốc gia thời gian trung bình là 1,25 phút/câu hỏi là thời gian qua ngắn nếu các em làm bài theo thứ tự như làm tự luận mới tìm ra kết quả. Có một số đơn vị kiến thức tuy chỉ chiếm từ 2 đến 3 câu trong cấu trúc đề thi THPT Quốc gia nhưng đa số học sinh không làm được, không phải vì đề bài quá khó mà do làm ra kết quả cảu câu hỏi đó quá dài nên học sinh thường bỏ qua hoặc chọn đáp án bất kỳ, trong đó có phần về thấu kính . 
Các dạng bài tập về thấu kính có rất nhiều dạng khác nhau và rất phong phú. Tuy nhiên, chương trình Sách giáo khoa và các tài liệu tham khảo lại đề cập rất ít đến các dạng bài tập ở phần này. Cần phải có các phương pháp để giúp học sinh có thể làm được các bài tập đó một cách nhanh nhất mà không ảnh hưởng tới chương trình giảng dạy.
Để đáp ứng được yêu cầu hiện nay về đổi mới phương pháp dạy học nói chung và đổi mới phương pháp dạy học môn Vật lí nói riêng đòi hỏi giáo viên phải đưa ra các phương pháp giải nhanh giúp học sinh giải được các bài tập trắc nghiệm Vật lí trong thời gian ngắn nhất.
Xuất phát từ thực trạng đó, tôi đã mạnh dạn đưa ra sáng kiến: “Giúp học sinh giải nhanh bài tập trắc nghiệm phần thấu kính”.
MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Mục đích khi nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm này là nhằm cung cấp cho học sinh phương pháp giải nhanh các bài tập trắc nghiệm khách quan về phần thấu kính. Đồng thời cung cấp cho học sinh tài liệu học tập về thấu kính vì trong sáng kiến kinh nghiệm này có các dạng bài tập tự luận và các câu hỏi trắc nghiệm từ dễ đến khó.
ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
Phương pháp dạy học môn vật lí, phần thấu kính.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Dạy học Vật lí thuộc số các môn khoa học giáo dục, chúng có những quy luật khác nhau và có các phương pháp nghiên cứu riêng. Mặt khác khi dạy học sinh với nội dung của sáng kiến kinh nghiệm lại không có thời lượng trong giờ chính khoá mà tôi phải lồng ghép vào trong các tiết ôn tâp, bài tập. Khi nghiên cứu và làm sáng kiến kinh nghiệm này tôi chọn phương pháp:
Khảo sát tư liệu:
Khảo sát tư liệu là việc nghiên cứu các bài kiểm tra của học sinh và các nguồn tư liệu khác có liên quan tới quá trình dạy học Vậ lí. Khi nghiên cứu phải có mục đích rõ ràng và có kế hoạch cụ thể.
Thực nghiệm sư phạm.
Hình thức phổ biến của thực nghiệm sư phạm là so sánh kết quả dạy học trong các lớp thực nhiệm với các lớp đối chứng. Lớp đối chứng là lớp học trong giảng dạy có đưa vào các sáng kiến kinh nghiệm giúp học sinh giải nhanh các câu hỏi và bài tập TNKQ. 
Trong quá trình nghiên cứu tôi đã lựa chọn lớp 11B2 là lớp thực nghiệm và lớp 11B1 là lớp đối chứng
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Nghị quyết Đại hội của Đảng cộng sản Việt Nam qua các kỳ Đại hội luôn khẳng định: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”, “Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển”. Để chất lượng giáo dục đạt kết quả cao đòi hỏi người giáo viên phải có chuyên môn vững vàng, đồng thời phải có khinh nghiệm giảng dạy để đưa ra các phương pháp giúp học sinh học tập đạt kết quả cao nhất. 	 
Trong hệ thống các môn học của nhà trường THPT, mỗi môn học có một vai trò riêng đối với việc hoàn thiện tri thức và phát triển nhân cách học sinh. Trong các môn học đó, Vật lí học giữ một vai trò quan trọng giúp học sinh có một cái nhìn khoa học về thực tiễn cuộc sống. Có thể nói Vật lí là môn học gắn liền với thực tiễn. Những thành tựu của vật lí được ứng dụng vào thực tiễn lao động sản xuất, giúp chúng ta có sự hiểu biết về tự nhiên, về thế giới xung quanh. Ngược lại thực tiễn là yếu tố kiểm chứng sự đúng đắn của tri thức vật lí, là động lực thúc đẩy vật lí phát triển.
Đất nước đang trong thời kì phát triển và hội nhập, để bắt kịp với xu thế phát triển chung của thời đại, trong những năm qua chúng ta đã thực hiện cải cách giáo dục, đổi mới phương pháp dạy và học. Việc dạy học Vật lí cũng không nằm ngoài xu hướng chung đó. Để có thể giữ tốt vai trò là người hướng dẫn, định hướng để học sinh nghiên cứu, tìm tòi và tiếp nhận kiến thức thì đòi hỏi bản thân người giáo viên ngoài có hệ thống kiến thức sâu rộng, vững vàng còn phải có phương pháp sư phạm tốt, biết đưa ra hệ thống các công thức trong từng bài dạy,từng phần và từng chương phù hợp với từng đối tượng học sinh. Xuất phát từ quan điểm trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Giúp học sinh giải nhanh bài tập trăc nghiệm phần thấu kính”.
2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG:
Trong quá trình dạy học chính khóa, phần kiến thức về thấu kính vô cùng quan trọng. Tuy nhiên trong SGK thời kượng tiết lí thuyết và bài tập rất ít không thể đáp ứng được việc nắm kiến thức cũng như vận dụng kiến thức vào giải các bài tập cho học sinh. Bên cạnh đó sách tham khảo cũng đề cập chung chung rất khó cho việc lĩnh hội kiến thức của học sinh. Dẫn đến kết quả kiểm tr a khảo sát rất thấp.
Một thực trạng nữa là các hiện tượng vật lí đòi hỏi sự tư duy, tưởng tượng trong quá trình học và làm bài kiểm tra làm cho học sinh rất khó hiểu. Các em cần được giáo viên đưa ra những phương pháp giải nhanh để các em áp dụng một cách có hiệu quả và thành thạo nhất.
Thực tế giảng dạy những năm vừa qua cho thấy nhiều học sinh thực sự lúng túng trước những yêu cầu đặt ra của giáo viên. Riêng môn vật lí, khi luyện tập, làm bài tập phần sóng cơ học nói chung và thấu kính nói riêng học sinh chưa phân biệt được rạch ròi các khái niệm, chưa biết áp dụng lí thuyết vào bài tập cụ thể. Học sinh rất mơ hồ trước những bài tập liên quan đến thấu kính. Mặt khác học sinh rất thiếu thốn tài liệu học tập, rất ít học sinh có thêm sách tham khảo. Do vậy các em không có nhiều cơ hội để tiếp xúc, cọ xát với các dạng bài tập khác nhau. Điều đó đã hạn chế không ít khả năng tự học của các em.
Xuất phát từ thực trạng trên, với mong muốn giúp học sinh học tốt hơn, có kiến thức Vật lí phần sóng âm vững vàng hơn tôi đã xây dưng hệ thống các công thức mà trong sách giáo khoa không có giúp học sinh chủ động khai thác lĩnh hội kiến thức về thấu kính.
Kết quả thi khảo sát chất lượng lớp khối lần 2 năm học 2017 – 2018
(Thời gian trường THPT Thạch Thành II tổ chức là vào tháng 2 năm 2018), ngay trước khi tôi bắt đầu dạy phần Quang hình trong đó có bài thấu kính.
Lớp
Điểm 1,2, 3
Điểm 4
Điểm 5, 6
Điểm 7, 8
Điểm 9,10
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
11B1
0
0
2
5, 3
4
10,6
20
57,8
12
26, 3
11B2
6
16,7
7
19,4
20
55,6
3
8, 3
0
0
Lớp 11B1 và lớp 11B2 là hai lớp khối 11 học bồi dưỡng môn Vật lí. Tuy nhiên theo kết quả thi chọn lớp cuối năm học lớ 10 thì lớp 11B1 có kết quả cao hơn còn lớp 11B2 kết quả thấp hơn. Theo bảng số liệu ở trên cũng thể hiện rõ là chất lượng lớp 11B1 cao hơn hẳn lớp 11B2. Chính vì thế tôi muốn đưa vào giải pháp nghiên cứu của tôi thực hiện dạy ở 11B2 nhằm mục đích nâng cao kết quả học tập của 11B2.
3. CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
3.1.Lựa chọn các lớp: lớp thực nghiệm và lớp đối chứng:
Năm học 2017 - 2018 tôi được phân công giảng dạy khối 11, trong đó có lớp 11B1 và 11B2 là hai lớp học ban cơ bản và có điểm thi khối chọn đầu vào tương đương nhau.Tuy nhiên lớp 11B1 học tốt hơn lớp 11B2. Do đó tôi chọn lớp 11B2 là lớp thực nghiệm và lớp 11B1 là lớp đối chứng.
3.2. Xác định mức độ ban đầu của kiến thức: M1
Trước khi nghiên cứu và đưa vào giảng dạy phần sáng kiến kinh nghiệm của mình tôi tiến hành cho 2 lớp cùng làm bài kiểm tra 15 phút ở tiết tự chọn liền kề trước đó với câu hỏi như nhau về thấu kính.
Kết quả kiểm tra như sau:
Lớp đối chứng 11B1: M1Đ (Sĩ số 38 )
Điểm 1, 2, 3
Điểm 4
Điểm 5, 6
Điểm 7,8
Điểm 9, 10
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
3
7,8
2
5,2
17
45
14
36,8
2
5,2
Lớp thực nghiệm 11B2: M1T (Sĩ số 36)
Điểm 1, 2, 3
Điểm 4
Điểm 5, 6
Điểm 7,8
Điểm 9, 10
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
3
5,8
3
5,8
20
51,2
10
33,3
0
3,9
3.3. Giảng dạy thực nghiệm:
Để giải quyết thực trạng trên, tôi đã đưa ra giải pháp sau: Các dạng toán về thấu kính được lồng ghép vào các bài học và đặc biệt là các tiết bài tập ở lớp 11B2. Còn lớp 11B1 không đưa vào giảng dạy
Sau đây là nội dung của từng dạng toán:
Dạng 1: XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT ĐỘ PHÓNG ĐẠI CỦA ẢNH
1. Phương pháp giải:
Áp dụng công thức của thấu kính 
+ Nếu d’>0 thì kết luận ảnh là ảnh thật, ngược chiều cách thấu kính một khoảng d’
+ Nếu d’<0 thì kết luận ảnh là ảnh ảo, cùng chiều cách thấu kính một khoảng |d’|
Độ phóng đại của ảnh: 
Lưu ý: Khi áp dụng phải sử dụng đúng quy ước về dấu.
2. Bài tập áp dụng:
Bài 1: Về thấu kính hội tu:
Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ, trước thấu kính, cách thấu một khoảng d. Tiêu cự của thấu kính là 20cm. Xác định vị trí, tính chất, độ phóng đại của ảnh khi:
a. d = 80 cm 
b.d = 60 cm
c. d = 40 cm
d. d = 10 cm
Giải:
a. Áp dụng công thức của thấu kính 
Vì d’>0 nên ảnh là ảnh thật, ngược chiều cách thấu kính một khoảng 
Độ phóng đại của ảnh: 
b. Áp dụng công thức của thấu kính 
Vì d’>0 nên ảnh là ảnh thật, ngược chiều cách thấu kính một khoảng 
Độ phóng đại của ảnh: 
c. Áp dụng công thức của thấu kính 
Vì d’>0 nên ảnh là ảnh thật, ngược chiều cách thấu kính một khoảng 
Độ phóng đại của ảnh: 
d. Áp dụng công thức của thấu kính 
Vì d’<0 nên ảnh là ảnh ảo, cùng chiều cách thấu kính một khoảng 
Độ phóng đại của ảnh: 
Bài 2: Về thấu kính phân kì:
Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của thấu kính phân kì, trước thấu kính, cách thấu một khoảng d. Tiêu cự của thấu kính là 60cm. Xác định vị trí, tính chất, độ phóng đại của ảnh khi:
a. d = 120 cm 
b.d = 40 cm
Giải:
a. Áp dụng công thức của thấu kính 
Vì d’<0 nên ảnh là ảnh ảo, cùng chiều cách thấu kính một khoảng 
Độ phóng đại của ảnh: 
b. Áp dụng công thức của thấu kính 
Vì d’<0 nên ảnh là ảnh ảo, cùng chiều cách thấu kính một khoảng 
Độ phóng đại của ảnh: 
Dạng 2: XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ CỦA VẬT, CỦA ẢNH KHI BIẾT KHOẢNG CÁCH GIỮA VẬT VÀ ẢNH
1. Phương pháp giải:
Đối với thấu kính hội tụ: 
Đối với thấu kính phân kì: 
2. Bài tập áp dụng:
Bài 1: Về thấu kính hội tu:
Một vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ cho ảnh cách thấu kính 90 cm. Tiêu cự của thấu kính là 20 cm. Xác định vị trí của vật và vị trí của ảnh.
Giải: 
Trường hợp ảnh thật:
Phương trình có hai nghiệm là và ( loại vì ảnh là thật)
Với ta có : Ảnh thật
Với ta có: Ảnh thật
Trường hợp ảnh ảo:
Phương trình có hai nghiệm là và ( loại vì vật là thật)
Với ta có : Ảnh thật
Bài 2: Về thấu kính phân kì:
Một vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của thấu kính phân kì cho ảnh cách thấu kính 7,5 cm. Tiêu cự của thấu kính là 15 cm. Xác định vị trí của vật và vị trí của ảnh
Giải: 
Phương trình có hai nghiệm là và ( loại vì vật là thật)
Dạng 3: TÍNH TIÊU CỰ CỦA THẤU KÍNH KHI BIẾT SỰ DỊCH CHUYỂN CỦA VẬT VÀ ĐỘ PHÓNG ĐẠI CỦA ẢNH 
1. Phương pháp giải:
Khi vật dịch chuyển lại gần thấu kính thì ảnh dịch chuyển ra xa thấu kính và ngược lại 
2. Bài tập áp dụng:
Một vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ cho ảnh rõ nét trên màn. Dịch chuyển vật lại gần thấu kính 2 cm thì phải dịch chuyển màn 30cm mới thu được ảnh rõ nét trên màn. Ảnh này lớn gấp ảnh trước. Tính tiêu cự của thấu kính.
Giải:
Khi chưa dịch chuyển vật: 
Sau khi dịch chuyển vật: vật ở vị trí d-2 thì ảnh ở vị trí 
Theo bài ra ta có: (1)
Mặt khác: 
Thay (2) vào (1) tìm được f = 15 cm
3.4. Xác định mức độ đạt được của kiến thức M2
Sau khi dạy ở lớp 11B2 tôi tiến hành cho 2 lớp 11B1 và 11B2 cùng làm bài kiểm tra 15 phút theo 10 câu hỏi sau:
Câu 1: Một thấu kính có tiêu cự 40 cm. Vật sáng qua thấu kính cho ảnh cao gấp 2 lần vật. Khoảng cách từ vật tới thấu kính là:
10cm
30cm
10cm hoặc 30 cm
20cm
Câu 2: Thấu kính có tiêu cự 50 cm. Vật sáng cách thấu kính 20 cm. Ảnh sẽ là :
Ảo, lớn gấp 4 lần vật
Ảo, lớn gấp 5 lần vật
Thật, lớn gấp 4 lần vật
Thật, lớn gấp 3 lần vật
Câu 3: Một vật sáng qua thấu kính cho ảnh ngược chiều gấp 3 lần vật và cách vật 40 cm. Tiêu cự của thấu kính là:
30 cm
15 cm
10 cm
7,5 cm
Câu 4: Một vật sáng qua thấu kính cho ảnh ngược chiều gấp 3 lần vật. Dịch chuyển vật ra xa thấu kính 5 cm được ảnh mới cao gấp 5 lần vật. Tiêu cự của thấu kính là:
25 cm
-15cm
15 cm
20 cm
Câu 5: Một thấu kính phân kì có tiêu cự 30 cm. Vật sáng qua thấu kính cho ảnh cách vật 40 cm. Vật sáng cách thấu kính một khoảng là:
A. 60 cm 
B. 20 cm
C. 40 cm
D. 30 cm
Câu 6: Vật thật cách thấu kính 60 cm, cho ảnh cùng chiều nhỏ hơn vật ba lần. Tiêu cự của thấu kính là:
30cm
-40cm
50cm
-30cm
Câu 7: Thấu kính hội tụ có tiêu cự 12 cm, vật thật cho ảnh ngược chiều, lớn hơn và cách vật 54 cm. Vật cách thấu kính là:
20 cm
18 cm
36 cm
40 cm
Câu 8: Một vật sáng nằm trong khoản tiêu cự của thấu kính hội tụ, cho ảnh ảo:
Cùng chiều, nhỏ hơn vật.
Cùng chiều, gần thấu kính hơn vật.
Ngược chiều, lớn hơn vật.
Cùng chiều, xa thấu kính hơn vật.
Câu 9: Thấu kính hội tụ có tiêu cự 12 cm, vật thật cho ảnh cùng chiều, lớn hơn và cách vật 6 cm. Vật cách thấu kính là:
12 cm
10 cm
6 cm
5 cm
Câu 10: Công thức tính độ phóng đại của thấu kính là:
Kết quả kiểm tra như sau:
Lớp đối chứng 11B1: M2Đ
Điểm 1, 2, 3
Điểm 4
Điểm 5, 6
Điểm 7,8
Điểm 9, 10
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
1
2.6
5
13.2
18
47.4
12
31.6
2
5,2
Lớp thực nghiệm 11B2: M1T 
Điểm 1, 2, 3
Điểm 4
Điểm 5, 6
Điểm 7,8
Điểm 9, 10
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
0
0
2
5.5
17
55.6
13
27,8
4
11.1
3.5. Đánh giá mức độ gia tăng của kiến thức:
Lớp đối chứng 11B1:
Mức độ kiến thức
Điểm 1, 2, 3
Điểm 4
Điểm 5, 6
Điểm 7,8
Điểm 9, 10
M1Đ
7,8%
5,2%
45%
36,8%
5,2%
M2Đ
2,6%
13,2%
47,4%
31,6%
5,2%
GĐ=M2Đ-M1Đ
-5,2%
8%
2,4%
-5,2%
0%
Lớp thực nghiệm 11B2:
Mức độ kiến thức
Điểm 1, 2, 3
Điểm 4
Điểm 5, 6
Điểm 7,8
Điểm 9, 10
M1T
5,8%
5,8%
51,2%
33,3%
3,9%
M2T
0%
5,5%
55,6%
27,8%
11,1%
GT=M2T-M1T
-5,8%
-0, 3%
4,4%
-5,5%
7,2%
4. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1/ Nhận xét chung:
Nhìn chung khi áp dụng phương pháp dạy học trong phần thấu kính học sinh tự giác, chủ động trong quá trình nhận thức và say mê học tập hơn bởi kết quả làm bài của các em rất nhanh và cho kết quả chính xác, từ đó học sinh tự tìm tòi ra kiến thức mới và lĩnh hội kiến thức mới một cách vững chắc. Do đó kết quả giảng dạy cao hơn và đã được kiểm nghiệm qua quá trình giảng dạy và kết quả từ bài kiểm tra của học sinh. Việc sử dụng các công thức do giáo viên hướng dẫn học sinh tự xây dựng công thức và ghi nhớ những công thức trong sách giáo khoa để làm nhanh các câu hỏi và bài tập trắc nghiệm về phần thấu kính.
2/ Kết quả cụ thể:
Lớp
Điểm 1, 2, 3
Điểm 4
Điểm 5, 6
Điểm 7,8
Điểm 9, 10
Đối chứng GĐ
-5,2%
8%
2,4%
-5,2%
0%
Thực nghiệm GT
-5,8%
-0, 3%
4,4%
-5,5%
7,2%
G = GT - GĐ
-0,4%
-7,7%
2%
-0, 3%
7,2%
Như vậy khi sử dụng phương pháp giảng dạy bằng cách giúp học sinh xây dựng các công thức để giải nhanh các câu hỏi và bài tập trắc nghiệm về thấu kính giúp cho học sinh tự tìm ra kiến thức mới và lĩnh hội kiến thức mới một cách vững chắc, tự các em rút ra phương pháp học tập cho bản thân nhờ sự định hướng của giáo viên thì chất lượng học sinh được nâng lên rõ rệt, cụ thể: Số điểm trung bình, khá, giỏi tăng lên ở lớp thực nghiệm cao hơn rất nhiều so với lớp đối chứng.
III. KẾT LUẬN:
1/ Kết luận:
	Từ thực tế giảng dạy về thấu kính bất cứ giáo viên nào cũng nhận thấy khối lượng kiến thức lí thuyết và bài tập theo phân phối chương trình là rất ít nhưng lượng bài tập rất nhiều và phong phú. Hơn thế nữa đây là phần kiến thức cơ bản, trọng tâm của chương Quang hình và chắc chắn sẽ có trong đề thi THPT Quốc gia hằng năm. Các tài liệu tham khảo nhiều nhưng không phân loại rõ ràng và không đưa ra công thức tính nhanh cho học sinh áp dụng, gây nhiều khó khăn cho học sinh khi học phần thấu kính. Sáng kiến kinh nghiệm này góp phần giải quyết vấn đề này. Đồng thời cũng tạo cho học sinh ý thức tìm tòi, học hỏi và hứng thú học tập môn Vật lí.
2/ Kiến nghị:
Vì thời gian áp dụng sáng kiến ngắn, số lần áp dụng mới là một lần nên không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự góp ý của đồng nghiệp để bản thân tôi có kinh nghiệm hơn trong việc giảng dạy. Đặc biệt là sự hỗ trợ của đồng nghiệp trong việc cung cấp các tài liệu về các đề thi của các trương Chuyên hoặc đề Thi học sinh giỏi các tỉnh để sáng kiến kinh nghiệm của tôi có thể sử dụng để bồi dưỡng học sinh giỏi về phần thấu kính.
Thạch Thành, ngày 15 tháng 5 năm 2018
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình tự viết không sao chép của người khác
Quách Thị Toan
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bài tập cơ bản và nâng cao theo chuyên đề môn vật lí – Tác giả Vũ Văn Hùng – Phạm Kiều Oanh

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_giup_hoc_sinh_giai_nhanh_bai_tap_trac_nghiem_phan_thau.doc