SKKN Sử dụng hoạt động học tập trải nghiệm thực tế cho học sinh trong dạy học bài lịch sử địa phương lớp 10 với chủ đề: “lam kinh - Hành trình về nguồn”

SKKN Sử dụng hoạt động học tập trải nghiệm thực tế cho học sinh trong dạy học bài lịch sử địa phương lớp 10 với chủ đề: “lam kinh - Hành trình về nguồn”

Người Việt Nam từ xưa vẫn quan niệm : “Trăm hay không bằng tay quen”. “Học đi đôi với hành”, “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”.

Để nhấn mạnh yếu tố thực hành và vận dụng thực tế. Hơn 2000 năm trước, Khổng Tử (551 – 479 TCN) đã nói “Những gì tôi nghe, tôi sẽ quên. Những gì tôi thấy, tôi sẽ nhớ. Những gì tôi làm, tôi sẽ hiểu”.

Ở nước ta, một trong những quan điểm đổi mới giáo dục và đào tạo được nêu trong Nghị quyết Hội nghị trung ương 8 khóa XI của BCHTW là: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa 2 dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học ” [1]. Theo đó quan điểm chỉ đạo của Đảng là: “Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triến toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội” [1]. Điều đó cho thấy, việc đổi mới hình thức, phương pháp dạy học theo Chương trình mới sau năm 2015 đặc biệt nhấn mạnh hình thức học tập trải nghiệm.

Trong những năm qua, bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông là một trong những môn học bị cho là môn “phụ”, nặng nề, nhàm chán, khô khan thậm chí là môn học mà học sinh “sợ nhất”. Tâm lý sợ dẫn đến chán ghét môn học đã làm chất lượng dạy và học thấp, làm cho xã hội không khỏi lo lắng. Nâng cao chất lượng dạy và học lịch sử đang là vấn đề bức thiết đặt ra. Một trong những giải pháp góp phần nâng cao chất lượng dạy học theo Dự thảo chương trình mới sau năm 2015 là tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học lịch sử. Hoạt động học tập trải nghiệm sáng tạo là hình thức học tập gắn học tập với thực tiễn, gắn giáo dục trong nhà trường với giáo dục ngoài xã hội, “phá vỡ” không gian lớp học, đồng thời có sự tham gia của nhiều nguồn lực xã hội vào quá trình giáo dục. Đây là một hình thức tổ chức dạy học tạo điều kiện cho học sinh có những trải nghiệm khám phá mới mẻ, qua đó góp phần hình thành năng lực, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng sưu tầm, đánh giá tư liệu sự kiện lịch sử, phát triển năng lực người học.

 

docx 17 trang thuychi01 18644
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Sử dụng hoạt động học tập trải nghiệm thực tế cho học sinh trong dạy học bài lịch sử địa phương lớp 10 với chủ đề: “lam kinh - Hành trình về nguồn”", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
 1.1. Lí do chọn đề tài 
Người Việt Nam từ xưa vẫn quan niệm : “Trăm hay không bằng tay quen”. “Học đi đôi với hành”, “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. 
Để nhấn mạnh yếu tố thực hành và vận dụng thực tế. Hơn 2000 năm trước, Khổng Tử (551 – 479 TCN) đã nói “Những gì tôi nghe, tôi sẽ quên. Những gì tôi thấy, tôi sẽ nhớ. Những gì tôi làm, tôi sẽ hiểu”.
Ở nước ta, một trong những quan điểm đổi mới giáo dục và đào tạo được nêu trong Nghị quyết Hội nghị trung ương 8 khóa XI của BCHTW là: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa 2 dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học” [1]. Theo đó quan điểm chỉ đạo của Đảng là: “Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triến toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội” [1]. Điều đó cho thấy, việc đổi mới hình thức, phương pháp dạy học theo Chương trình mới sau năm 2015 đặc biệt nhấn mạnh hình thức học tập trải nghiệm. 
Trong những năm qua, bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông là một trong những môn học bị cho là môn “phụ”, nặng nề, nhàm chán, khô khan thậm chí là môn học mà học sinh “sợ nhất”. Tâm lý sợ dẫn đến chán ghét môn học đã làm chất lượng dạy và học thấp, làm cho xã hội không khỏi lo lắng. Nâng cao chất lượng dạy và học lịch sử đang là vấn đề bức thiết đặt ra. Một trong những giải pháp góp phần nâng cao chất lượng dạy học theo Dự thảo chương trình mới sau năm 2015 là tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học lịch sử. Hoạt động học tập trải nghiệm sáng tạo là hình thức học tập gắn học tập với thực tiễn, gắn giáo dục trong nhà trường với giáo dục ngoài xã hội, “phá vỡ” không gian lớp học, đồng thời có sự tham gia của nhiều nguồn lực xã hội vào quá trình giáo dục. Đây là một hình thức tổ chức dạy học tạo điều kiện cho học sinh có những trải nghiệm khám phá mới mẻ, qua đó góp phần hình thành năng lực, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng sưu tầm, đánh giá tư liệu sự kiện lịch sử, phát triển năng lực người học. 
Như vây, việc đưa hoạt động giáo dục trải nghiệm vào xây dựng cấu trúc chương trình giáo dục phổ thông mới đã cho thấy tầm quan trọng của hình thức dạy học này trong việc nâng cao chất lượng dạy và học nói chung và dạy học Lịch sử nói riêng.
 	Xuất phát từ thực tiễn dạy học Lịch sử ở trường phổ thông hiện nay và yêu cầu của việc tổ chức hoạt động học tập trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong dạy học Lịch sử, tôi lựa chọn vấn đề: “Sử dụng hoạt động học tập trải nghiệm thực tế cho hoc̣ sinh trong dạy học bài: Lịch sử địa phương lớp 10 với chủ đề Lam Kinh – Hành trình về nguồn” làm đề tài nghiên cứu cho sáng kiến kinh nghiệm của mình.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Hoạt động trải nghiệm sẽ tạo cơ hội cho học sinh huy động, tổng hợp kiến thức, kỹ năng của các môn học, các lĩnh vực giáo dục khác nhau để có thể trải nghiệm thực tiễn trong nhà trường, gia đình và xã hội. Đồng thời giúp các em có cơ hội để tham gia các hoạt động phục vụ cộng đồng và hoạt động hướng nghiệp.
“Lịch sử là cô giáo của cuộc sống, là bó đuốc soi đường đi tới tương lai”, vì vậy tìm hiểu, nghiên cứu và nắm vững tiến trình của lịch sử của dân tộc, của nền văn hóa Việt Nam không chỉ là nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi người hiện nay mà còn có ý nghĩa khoa học và thực tiễn sâu sắc.
Để nắm vững lịch sử dân tộc ta không chỉ có những hiểu biết về tổ tiên, đất nước và dân tộc mình trong công cuộc xây dựng non sông gấm vóc như ngày nay mà còn góp phần bồi dưỡng tình yêu ông bà, cha mẹ, yêu quê hương đất nước và lòng tự tôn dân tộc. Có biết được quá trình đấu tranh dựng và giữ nước thấm đẫm máu xương, nước mắt của ông cha, biết ơn kính trọng những thế hệ đi trước và nhận biết được trách nhiệm của mình trong việc giữ gìn, phát huy truyền thống dân tộc; Có hiểu được tường tận về lịch sử dân tộc thì mới hiểu được giá trị của cuộc sống và mới có cái nhìn đúng đắn về cuộc sống hiện tại , đặt cơ sở cho sự phát triển tương lai.
Xuất phát từ thực tế đó và nhằm mục đích tích lũy vốn tri thức cho thế hệ học sinh, những mầm non tương lai của đất nước. Với mong muốn bồi dưỡng cho các em học sinh biết trân trọng những đóng góp của nhân dân Thanh hóa trong phong trào giải phóng dân tộc chống quân Minh đầu thế kỷ XV và bồi đắp cho các em truyền thống “ Uống nước nhớ nguồn”, sự ham học hỏi đối với môn lich sử, đặc biệt là Lịch sử địa phương, bảo vệ di tích lịch sử.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là học sinh các lớp khối 10 đang học môn Lịch sử tại trường THPT Tô Hiến Thành. Trong đó lớp 10C6 là đối tượng đã được thực nghiệm.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
1.4.1. Cơ sở lí thuyết.
- Đề tài dựa trên quan điểm phương pháp luận biện chứng khoa học của chủ nghĩa Mác- Lê nin về nghiên cứu khoa học.
- Đề tài dựa trên quan điểm chỉ đạo giáo dục của Đảng và Nhà nước. 
- Đề tài còn dựa trên cơ sở lí luận về phương pháp dạy học bộ môn Lịch sử và các bộ môn khác có liên quan đến đề tài.
1.4.2. Vận dụng.
 Để thực hiện hiệu quả đề tài này, tôi đã vận dụng những phương pháp nghiên cứu cơ bản sau:
- Phương pháp thu thập tài liệu: Dựa vào các nguồn tài liệu từ sách, báo, internet, thu thập các tư liệu có liên quan để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài.
- Phương pháp thực nghiệm.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Dựa trên những tài liệu thu thập được và kết quả thống kê, phân loại, tiến hành phân tích, chỉ ra những nét chính, những điểm khái quát nhất của từng nội dung, từ đó phát biểu thành những ý cô đọng, góp phần giải quyết thấu đáo những vấn đề trọng tâm cơ bản mà mục tiêu đề tài đã đặt ra.
- Phương pháp so sánh: Trong quá trình thực hiện để tài, tôi đã tiến hành so sánh phương pháp học tập truyền thống với phương pháp học tập từ hoạt động trải nghiệm thực tế từ đó đúc kết được những ưu điểm của đề tài nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả học tập môn Lịch sử.
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm.
1.5.1 Về thiết kế giáo án: 
Đây là một bài dạy nội khóa với phương pháp trải nghiệm sáng tạo, mục đích của bài học ngoài việc hỗ trợ các em hiểu về khu di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh, từ đó hiểu sâu sắc hơn bài 19: Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X-XV trong chương trình lịch sử lớp 10, các em còn được rèn luyện các kỹ năng cơ bản (kỹ năng làm việc nhóm, thuyết trình, giải quyết vấn đề), đặc biệt hướng tới giáo dục định hướng nghề nghiệp. 
1.5.2. Cách thực hiện hoạt động trải nghiệm thực tế được chia thành 4 bước:
1. Hoạt động 1 - khởi động, triển khai – địa điểm trên xe (trên đường đến khu di tích lịch sử Lam Kinh) 
2. Hoạt động 2- báo cáo nhiệm vụ ( tại di tích Lam kinh):
3. Hoạt động 3- trải nghiệm di sản (tại di tích Lam Kinh):
4. Hoạt động 4- bày tỏ cảm xúc ( trên xe – khi xe trở về trường ).
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Xác định tầm quan trọng của hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học, Nghị quyết Hội nghị trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo có đề cập đến vấn đề tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh như là một phương pháp dạy học tích cực trong quá trình dạy học. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo bản chất là những hoạt động giáo dục nhằm hình thành và phát triển cho học sinh phẩm chất tư tưởng, ý chí tình cảm, giá trị và kĩ năng sống và những năng lực cần có của con người trong xã hội hiện đại. Nội dung của hoạt động trải nghiệm sáng tạo được thiết kế theo hướng tích nhiều lĩnh vực, môn học thành các chủ điểm mang tính chất mở. Hình thức và phương pháp tổ chức đa dạng, phong phú, mềm dẻo, linh hoạt, mở về không gian thời gian, quy mô, đối tượng và số lượngđể học sinh có nhiều cơ hội tự trải nghiệm và phát huy tối đa khả năng sáng tạo của các em.
Trong Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể Việt Nam sau 2015, cũng đề cập đến 8 lĩnh vực học tập chủ chốt và hoạt động giáo dục với tên gọi hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Trong đó, hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động mới với cả 3 cấp học, được phát triển từ các hoạt động tập thể, hoạt động ngoài giờ lên lớp, ngoại khóa của chương trình hiện hành, được thiết kế thành các chuyên đề tự chọn nhằm giúp học sinh phát triển các năng lực, kỹ năng, niềm tin, đạo đức. 
Trong tài liệu tập huấn mới nhất của bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2015, “Kĩ 
năng xây dựng và tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong trường trung 
học”, đã tập hợp đầy đủ và hệ thống những nghiên cứu của các nhà giáo dục đầu 
ngành về hoạt động trải nghiệm sáng tạo như: PGS.TS. Nguyễn Thúy Hồng, 
PGS.TS. Đinh Thị Kim Thoa, TS. Ngô Thị Thu Dung, ThS. Bùi Ngọc Diệp, ThS. Nguyễn Thị Thu Anh. TS. Nguyễn Văn Ninh, khoa Lịch Sử, 
ĐHSPHN, “Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học lịch sử lớp 10” có đề cập tới khái niệm, biện pháp và hình thức của hoạt động trải nghiêm sáng tạo. Ngoài ra, tác giả đã đưa ra một số ví dụ cụ thể về các hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học lịch sử lớp 10.Tài liệu đề cập những vấn đề chung của hoạt động trải nghiệm như khái niệm, đặc điểm; xác định mục tiêu, yêu cầu, xây dựng nội dung và cách thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong trường phổ thông; đánh giá hoạt động trải nghiệm với phương pháp và công cụ cụ thể. 
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Ở các trường THPT trong địa bàn thành phố Thanh Hóa, trong những năm qua đã có nhiều cố gắng trong việc triển khai các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, tự học, phát triển năng lực học sinh. Trong đó, nhiều trường đã triển khai các mô hình trường học gắn với cộng đồng, tổ chức hoạt động học tập trải nghiệm sáng tạo: Trường Chuyên Lam Sơn, THPT Tô Hiến Thành, THPT Trường Thi... Tuy nhiên, biện pháp này vẫn còn nhiều tồn tại: 
- Đa số GV lúng túng trong việc thiết kế các hoạt động trải nghiệm, chưa chủ động trong lựa chọn chủ đề và biện pháp vận dụng.
- Thiết kế một giáo án trải nghiệm thực tế đòi hỏi sự công phu, vì thế kế hoạch thực hiện không được nhiều.
- Việc quản lí học sinh, chi phí tốn kém cũng là những vấn đề tồn tại 
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1. Khái quát các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
 Để nâng cao chất lượng và hiệu quả trong dạy học trải nghiệm sáng tạo, trường THPT Tô Hiến Thành thường xuyên cùng với các thầy cô giáo trong bộ môn Lịch sử đã tổ chức cho học sinh đi tham quan bảo tàng lịch sử Thanh Hóa, đến các khu di tích lịch sử để học và trải nghiệm thực tế, nhằm giáo dục ý thức về bảo vệ di sản văn hóa dân tộc đồng thời khắc sâu hơn kiến thức lịch sử đã học.
 Trong chương trình lịch sử lớp 10 ban cơ bản bài 19: Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X-XV. Kiến thức thì rất nhiều nhưng thời lượng để dạy chỉ có một tiết nên giáo viên không thể đi sâu vào các cuộc kháng chiến, đặc biệt là cuộc khởi nghĩa Lam Sơn ở thế kỉ XV.
 Lam Kinh là vùng đất thiêng “ địa linh nhân kiệt”, quê hương của người anh hùng dân tộc Lê Lợi, nơi phát tích cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đánh đuổi giặc Minh trong mười năm đầy gian khổ (1418-1428), cũng là nơi an nghỉ vĩnh hằng của gia tộc, các vua, thái hoàng, thái hậu triều Lê Sơ.Trải nghiệm thực tế tại khu di tích lịch sử Lam Kinh các em học sinh không chỉ được biết thêm về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn mà còn giáo dục ý thức bảo vệ di sản, bảo vệ môi trường và định hướng nghề nghiệp cho các em.
2.3.2. Thiết kế giáo án lịch sử địa phương lớp 10 với chủ đề: “Lam Sơn-Hành trình về nguồn”
GIÁO ÁN LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG VỚI CHỦ ĐỀ : “LAM KINH – HÀNH TRÌNH VỀ NGUỒN”
I. MỤC TIÊU DẠY HỌC
1. Về kiến thức
- Học sinh (HS) hiểu về Khu di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh (Lịch sử ra đời;vị trí địa lí của Lam Kinh và cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, quá trình bảo tồn, trùng tu, tôn tạo; cấu trúc; kiến trúc; giá trị; những di sản văn hoá (DSVH) liên quan); Đồng thời, HS nhận thức được mối quan hệ giữa sự kiện và di sản văn hóa, thấy được những đóng góp của lịch sử địa phương đối với lịch sử dân tộc.
- Học sinh liên kết nội dung kiến thức của các môn học: Lịch sử, Địa lí, Ngữ văn, GDCD, giáo dục hướng nghiệp.giúp học sinh có hiểu biết sâu sắc hơn những giá trị của khu di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh.
+ Giá trị văn hóa vật thể: Những giá trị về kiến trúc, hiện vật, di vật, bảo vật trong quần thể khu di tích
+ Văn hóa phi vật thể: Các giai thoại liên quan đến cuộc khởi nghĩa lam Sơn, trò Xuân Phả, các sản vật, tác phẩm văn học, bia kí,.
+ Hiểu biết thêm về những danh nhân, anh hùng dân tộc đã gắn liền với vùng đất Lam Kinh : Lê Lợi, Lê Lai, Nguyễn Trãi, Nguyễn Chích
- Trải nghiệm sáng tạo: HS cùng giáo viên học tập tại di tích và thực hiện dự án theo sự phân công, từ đó hiểu sâu sắc hơn về khu di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh.
- Sáng tạo - lan tỏa: Bảo tồn và phát huy những giá trị của khu di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh: HS theo sự hướng dẫn của giáo viên sẽ hợp tác nhóm, trên cơ sở đó biết cách giới thiệu, quảng bá cho khu di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh. 
- Học sinh biết và hiểu thêm cảnh quan ngoại hạng của khu di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh như giá trị sinh thái của Lam Kinh. Trên cơ sở đó, giáo dục bảo vệ môi trường.
2. Về thái độ
Tiếp tục bồi đắp tình yêu quê hương đất nước trách nhiệm của thế hệ trẻ trong công cuộc giữ gìn , bảo tồn và phát huy những giá trị giá trị của khu di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh, từ đó biết trân trọng, giữ gìn, bảo vệ chủ quyền biển, đảo, biên giới quốc gia. 
3. Về kĩ năng
- Biết nhận định, đánh giá những giá trị của sự vật, hiện tượng lịch sử; rèn luyện cho học sinh kĩ năng xác định kiến thức cơ bản, sự kiện cơ bản, so sánh, đánh giá các sự kiện lịch sử;
- Rèn kĩ năng xây dựng bài thuyết trình; Mạnh dạn, bình tĩnh và tự tin khi trình bày một vấn đề. Thiết lập được một bài phỏng vấn đúng chuẩn mực. Khả năng thuyết trình, giao tiếp trước đám đông;
- Rèn kĩ năng vận dụng kiến thức của các môn học để giải quyết tình huống thực tiễn đặt ra.
- Rèn kĩ năng sống: 
+ Tính hợp tác giữa các thành viên trong công việc; sự chia sẻ  Phát huy được năng lực riêng, sở trường của người học: khả năng giao tiếp, năng lực hùng biện, thuyết trình, năng lực lên kế hoạch, tổ chức sự kiện, năng lực viết lời bình, kĩ năng vi tính, tin học
+ Xây dựng những kĩ năng sống cơ bản trong học trò.Tinh thần hợp tác giữa các thành viên trong tập thể lớp sẽ được nâng lên. Từ đó, các em sẽ biết cách tự tổ chức các sự kiện riêng của lớp mình một cách hiệu quả; năng lực thuyết trình, hùng biện, điều hành một tập thể của các em sẽ được phát triển.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Kế hoạch:
+ Lập kế hoạch học tập, xây dựng kế hoạch, thông qua tổ bộ môn và báo cáo nhà trường duyệt kế hoạch.
+ Xây dựng kịch bản giờ học tại DS (có giáo án kèm theo)
+ Liên hệ với BQL Khu di tích Lam Kinh để thống nhất thời gian. 
+ Trao đổi với hướng dẫn viên điểm về nội dung, những yêu cầu của bài học để nhận được sự phối hợp tốt nhất. 
+ Thông báo cho HS và phụ huynh về kế hoạch học tập (địa điểm, thời gian, yêu cầu, những quy định, những lưu ý)
+ Triển khai các nhiệm vụ học tập đối với HS như đã thiết kế 
+ Liên hệ phương tiện đi lại và các dịch vụ đi kèm cần thiết (mua bảo hiểm cho đoàn, nước uống...)
2. Chuẩn bị của HS: 
- Thành lập nhóm theo tiêu chí GV nêu, lựa chọn nhiệm vụ học tập, bầu nhóm trưởng, phân công nhiệm vụ học tập cho các thành viên.
 - Chuẩn bị trang phục phù hợp, dụng cụ học tập, những vật dụng phục vụ cho học tập tại di sản theo yêu cầu thực hiện nhiệm vụ dự ánđược giao với sự tư vấn, hỗ trợ của giáo viên và sự điều hành của nhóm
- Hồ sơ theo dõi tiến độ thực hiện.
- Các phương tiện thu thập thông tin: máy ảnh, ghi âm, máy quay, điện thoại...
IV. TIẾN TRÌNH CỦA BÀI HỌC
1. Hoạt động 1 – Khởi động, triển khai 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
GV: Khởi động gây hứng thú học tập:
Sau khi lên Lê Lợi ngôi Hoàng đế đã tuyên bố trong “Bình Ngô Đại Cáo”
“ Ta đây chốn Lam Sơn dấy nghĩa
Chốn hoang dã nương mình”
Chúng ta biết rằng, Lam Kinh- căn cứ địa thần thánh của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, cũng là nơi khởi đầu của vương triều Hậu Lê huy hoàng trong lịch sử dân tộc. Ngày hôm nay, chúng ta sẽ tổ chức 01 giờ học rất đặc biệt-lịch sử địa phương với hoạt động trải nghiệm thực tế tại không gian di tích quốc gia Lam Kinh với chủ đề: “Lam Kinh-Hành trình về nguồn”
GV: phát vấn
Ước mơ sau này nghề tương lai của các em sẽ là nghề gì?
GV: cho HS chọn bốn nghề tương lai trên và chia thành 4 nhóm
- Nhà sử học tương lai
- Hướng dẫn viên du lịch tương lai
- Kiến trúc sư tương lai
- Nhà quản lí văn hóa tương lai
GV: giao nhiệm vụ cho từng nhóm
-Nhóm nhà sử học tương lai: Vì sao Lê Lợi chọn Lam Sơn phất cờ khởi nghĩa?
-Nhóm hướng dẫn viên du lịch: Bằng hiểu biết thực tế và kiến thức địa lí, em hãy giới thiệu về giá trị du lịch của khu di tích Lam Kinh?
- Nhóm kiến trúc sư: Hãy tìm tấm bia được coi Là bia cổ độc nhất vô nhị ở tỉnh Thanh có nội dung do Nguyễn Trãi soạn thảo nói về thân thế và ca ngợi sự nghiệp của Lê Lợi hãy giới thiệu về bảo vật này.
- Nhà quản lí văn hóa: Trong vai nhà quản lý văn hoá, hãy trình bày thực trạng di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh. Đề xuất giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh.
GV: cho HS chuẩn bị nội dung và sẽ báo cáo tại chặng 2: Báo cáo nhiệm vụ tại di sản.
HS: Chọn nghề theo sở thích cuả mình theo 4 nhóm
- Nhà sử học tương lai
- Hướng dẫn viên du lịch
- Kiến trúc sư tương lai
- Nhà quản lí văn hóa tương lai
 Các nhóm bầu nhóm trưởng và nhóm phó , thảo luận để phân công công việc của nhóm mình.
2. Hoạt động 2 : Học tại khu di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
GV:Cho các nhóm báo cáo nhiệm vụ tại khu di tích Lam Kinh
-Nhóm nhà sử học tương lai: Vì sao Lê Lợi chọn Lam Sơn phất cờ khởi nghĩa?
GV: Cho HS các nhóm tương tác với nhau.
GV: Giới thiệu thuyết minh viên của khu di tích lịch sử Lam Kinh cùng tương tác với học sinh
Nhóm hướng dẫn viên du lịch: Bằng hiểu biết thực tế và kiến thức địa lí, em hãy giới thiệu về giá trị du lịch của khu di tích Lam Kinh?
GV: Cho HS các nhóm tương tác với nhau.
GV: Giới thiệu thuyết minh viên của khu di tích lịch sử Lam Kinh cùng tương tác với học sinh. 
GV: giới thiệu nhóm kiến trúc sư tương lai:
- Nhóm Kiến trúc sư: Hãy tìm tấm bia được coi Là bia cổ độc nhất vô nhị ở tỉnh Thanh Hóa có nội dung do Nguyễn Trãi soạn thảo nói về thân thế và ca ngợi sự nghiệp của Lê Lợi hãy giới thiệu về bảo vật này.
GV: Cho HS các nhóm tương tác với nhau.
GV: Giới thiệu thuyết minh viên của khu di tích lịch sử Lam Kinh cùng tương tác với học sinh. 
GV: giới thiệu nhóm nhà quản lí văn hóa tương lai:
- Nhà quản lí văn hóa: Trong vai nhà quản lý văn hoá, hãy trình bày thực trạng di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh. Đề xuất giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị của di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh.
HS: Nhóm nhà sử học tương lai
Đại diện của nhóm sử dụng sa bàn của khu di tích lịch sử Lam Kinh để báo cáo nhiệm vụ của mình:
Lam Sơn có điều kiện địa lý thuận lợi cho cuộc khởi nghĩa: Lam Sơn là cửa ngõ đi vào miền núi rừng trùng điệp, hiểm trở phía Tây đất Thanh Hoá. Từ đây, nghĩa quân có thể hoạt động mà vẫn bảo đảm được bí mật, an toàn; Mặt khác, Lam Sơn nằm liền con đường núi - một huyết mạch kín đáo do thiên nhiên ban tặng – khi thất thế, có thể bí mật rút vào thủ hiểm; “lúc thuận”, có thể nhanh chóng xuất quân đánh vào Nam, tiến ra Bắc dễ dàng. Ngoài vị trí đắc địa tự nhiên, Lam Sơn còn nằm 
gần biên giới Việt Nam - Lào; các dân tộc của hai nước ở đây có mối quan hệ thân tộc, láng giềng, nên nghĩa quân có thể tranh thủ sự giúp đỡ của Bạn trong sự nghiệp kháng c

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_su_dung_hoat_dong_hoc_tap_trai_nghiem_thuc_te_cho_hoc_s.docx
  • docMục lục bia - HUYỀN.doc