SKKN Sử dụng đồ dùng dạy học tự làm - Mô hình: Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa ở các vĩ độ khác nhau, để minh họa trong dạy bài 9: Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa - Địa lí 6

SKKN Sử dụng đồ dùng dạy học tự làm - Mô hình: Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa ở các vĩ độ khác nhau, để minh họa trong dạy bài 9: Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa - Địa lí 6

 Quá trình toàn cầu hóa đã làm thế giới có những thay đổi nhanh chóng, đặt nước ta đứng trước những thời cơ hội nhập sâu rộng, nhưng cũng nhiều thách thức, khó khăn. Hơn nữa, theo mục tiêu phát triển tổng quát đến năm 2020, nước ta trở thành một nước công nghiệp hiện đại; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế để phát triển đất nước; nâng cao vị thế và uy tín trong khu vực và thế giới. Do đó, giáo dục đào tạo càng đóng vai trò quan trọng hơn bao giờ hết. Nhân tố quyết định thắng lợi quá trình CNH-HĐH và hội nhập quốc tế chính là nguồn nhân lực. Cùng với số lượng thì chất lượng nhân lực dựa trên cơ sở mặt bằng dân trí cần được chú trọng nâng cao, việc này được bắt đầu từ công tác giáo dục. Đảng và Nhà nước ta luôn xác định ‘‘Giáo dục là quốc sách hàng đầu”, ‘‘Đầu tư cho giáo dục, đào tạo là đầu tư cho phát triển”

 Song song với đó, trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta đã và đang có những bước thay đổi to lớn trong công tác giáo dục- đào tạo, thể hiện rõ trong trong Hội nghị Trung ương 8 khóa XI Đảng ta đã khẳng định: Đổi mới căn bản và toàn diện về giáo dục và đào tạo. Trong Đại hội XII tiếp tục khẳng định: ‘‘Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực”. Trong đó, một giải pháp quan trọng được nêu trong văn kiện, đó là: Đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển năng lực và phẩm chất của người học. Theo đó, cùng với đổi mới về mục tiêu, chương trình, nội dung, cấu trúc sách giáo khoa, phương pháp quản lí, thì đổi mới phương pháp dạy học là yếu tố hết sức quan trọng, nó quyết định đến hiệu quả, mục tiêu của giáo dục. Đổi mới phương pháp giáo dục chính là cải tiến những hình thức, cách thức làm việc kém hiệu quả của giáo viên và học sinh để sử dụng hình thức, cách thức làm việc hiệu quả hơn nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh, trên cơ sở đó hướng tới một mục tiêu giáo dục cao hơn, toàn diện hơn, bao gồm cả phẩm chất đạo đức, tr thức, năng lực, kĩ năng và khả năng chiếm lĩnh tri thức mới một cách độc lập sáng tạo.

 

doc 25 trang thuychi01 26032
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Sử dụng đồ dùng dạy học tự làm - Mô hình: Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa ở các vĩ độ khác nhau, để minh họa trong dạy bài 9: Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa - Địa lí 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. MỞ ĐẦU
1- Lí do chọn đề tài
 Quá trình toàn cầu hóa đã làm thế giới có những thay đổi nhanh chóng, đặt nước ta đứng trước những thời cơ hội nhập sâu rộng, nhưng cũng nhiều thách thức, khó khăn. Hơn nữa, theo mục tiêu phát triển tổng quát đến năm 2020, nước ta trở thành một nước công nghiệp hiện đại; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế để phát triển đất nước; nâng cao vị thế và uy tín trong khu vực và thế giới. Do đó, giáo dục đào tạo càng đóng vai trò quan trọng hơn bao giờ hết. Nhân tố quyết định thắng lợi quá trình CNH-HĐH và hội nhập quốc tế chính là nguồn nhân lực. Cùng với số lượng thì chất lượng nhân lực dựa trên cơ sở mặt bằng dân trí cần được chú trọng nâng cao, việc này được bắt đầu từ công tác giáo dục. Đảng và Nhà nước ta luôn xác định ‘‘Giáo dục là quốc sách hàng đầu”, ‘‘Đầu tư cho giáo dục, đào tạo là đầu tư cho phát triển”
 Song song với đó, trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta đã và đang có những bước thay đổi to lớn trong công tác giáo dục- đào tạo, thể hiện rõ trong trong Hội nghị Trung ương 8 khóa XI Đảng ta đã khẳng định: Đổi mới căn bản và toàn diện về giáo dục và đào tạo. Trong Đại hội XII tiếp tục khẳng định: ‘‘Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực”. Trong đó, một giải pháp quan trọng được nêu trong văn kiện, đó là: Đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển năng lực và phẩm chất của người học. Theo đó, cùng với đổi mới về mục tiêu, chương trình, nội dung, cấu trúc sách giáo khoa, phương pháp quản lí, thì đổi mới phương pháp dạy học là yếu tố hết sức quan trọng, nó quyết định đến hiệu quả, mục tiêu của giáo dục. Đổi mới phương pháp giáo dục chính là cải tiến những hình thức, cách thức làm việc kém hiệu quả của giáo viên và học sinh để sử dụng hình thức, cách thức làm việc hiệu quả hơn nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh, trên cơ sở đó hướng tới một mục tiêu giáo dục cao hơn, toàn diện hơn, bao gồm cả phẩm chất đạo đức, tr thức, năng lực, kĩ năng và khả năng chiếm lĩnh tri thức mới một cách độc lập sáng tạo.
 Môn Địa lí là môn học gắn liền với thiên nhiên, với đất nước và đời sống con người, học địa lí giúp các em hiểu và giải thích được một số đối tượng, sự vật và hiện tượng địa lí diễn ra xung quanh con người. Tuy nhiên, các đối tượng, sự vật và hiện tượng địa lí có thể xảy ra trước mắt các em, nhưng có những sự vật, hiện tượng địa lí không phải lúc nào cũng xảy ra trước mắt, nhất là sự vật, hiện tượng địa lí tự nhiên. Vì vậy, nhiều khi phải thông qua quan sát tranh ảnh, hình vẽ, bản đồ, mô hình,....nên việc dạy và học gặp không ít khó khăn
 Ngày nay, nhờ sự hỗ trợ đắc lực của các phương tiện kĩ thuật hiện đại trong giảng dạy đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc truyền thụ kiến thức, làm cho người học tiếp cận với các sự vật hiện tượng, đối tượng địa lí trực quan hơn, tạo cho các em có nhiều hứng thú trong học tập và tiếp thu kiến thức thuận lợi hơn rất nhiều. Tuy nhiên, ngay cả khi có sự hỗ trợ của các phương tiện kĩ thuật hiện đại đó thì việc truyền thụ kiến thức cho các em vẫn còn gặp nhiều hạn chế.
 Trong chương trình Địa lí 6, các em sẽ được tìm hiểu về các đối tượng, sự vật và hiện tượng địa lí về tự nhiên diễn ra trên Trái Đất. Trong đó, có nhiều sự vật, hiện tượng khá quen thuộc, gần gũi, xảy ra xung quanh, thậm chí ngay trước mắt các em, các em có thể quan sát, cảm nhận thấy. Nhưng có nhiều sự vật, hiện tượng lại không diễn ra trước mắt các em, hoặc diến ra trong một không gian rộng lớn, rất khó quan sát tổng thể, lại là những kiến thức khá trừu tượng đối với đối tượng học sinh lớp 6- khối lớp nhỏ tuổi trong khối THCS, đòi hỏi tư duy không gian rất lớn, nên để cho các em hiểu và giải thích được các sự vật hiện tượng đó lại không hề đơn giản, đòi hỏi giáo viên phải vận dụng linh hoạt, sáng tạo các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, đặc biệt phải sử dụng đồ dùng dạy học triệt để, phù hợp với nội dung bài học và tâm sinh lí lứa tuổi
 Trên thực tế, bản thân tôi đã từng gặp khó khăn, lúng túng khi truyền thụ cho các em tiếp thu và hiểu kiến thức, sự vật, hiện tượng địa lí ở một số bài học, trong số đó có bài: ‘‘Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa”- Địa lí 6. Sau nhiều năm công tác, giảng dạy, bản thân tôi luôn tìm tòi, nghiên cứu về phương pháp, sử dụng phương tiện, cách thức truyền đạt để bài học đạt hiệu quả cao nhất. Trong quá trình đó, tôi đã đúc rút được kinh nghiệm và mạnh dạn đưa ra để quý thầy cô, đồng nghiệp cùng tham khảo, chia sẽ, đó là: Sử dụng đồ dùng dạy học tự làm- mô hình: Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa ở các vĩ độ khác nhau, để minh họa trong dạy bài 9: ‘‘Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa”- Địa lí 6
2- Mục đích nghiên cứu.
- Truyền đạt kiến thức địa lí một cách trực quan, thuận lợi và hiệu quả nhất trong bài.
- Tạo sự hứng thú, tính tự giác, sáng tạo và tư duy độc lập của học sinh trong tiếp thu kiến thức Địa lí.
3- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
a. Đối tượng nghiên cứu:Học sinh lớp 6
b. Phạm vi nghiên cứu: Học sinh khối 6 trường THCS Công Bình năm học 2013-2014; 2014-2015, 2015-2016 và năm học 2016-2017 
4- Phương pháp nghiên cứu.
a. Dựa trên nghiên cứu tài liệu 
b. Phương pháp quan sát, phân tích, so sánh
c. Phương pháp thực nghiệm sư phạm, khảo sát thực tế
II. NỘI DUNG
 1- Cơ sở lí luận
 Dạy học là một nghệ thuật truyền thụ kiến thức, người giáo viên vừa là một nhà tri thức, nhà khoa học, vừa là một nhà tâm lí và là một nghệ sĩ. Trước sự thay đổi và yêu cầu của tình hình mới, đòi hỏi người giáo viên không ngừng tìm tòi, học hỏi vận dụng một cách linh hoạt và sáng tạo các phương pháp, hình thức, phương thức tổ chức, kĩ thuật dạy học một cách hiệu quả nhất đối với từng bài học, từng tiết học.
 Trên cơ sở đó, Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII khẳng định “Phải đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy, sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến, các phương tiện hiện đại vào quy trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh”
 Trong Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI, Ban chấp hành Trung ương Đảng cũng đã xác định “Tiếp tuc đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học”.
 Trong Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, Đảng ta tiếp tục khẳng định: ‘‘Đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục và đào tạo”. Trong đó, phương pháp dạy và học mới không chỉ làm cho người học phát triển tư duy độc lập, sáng tạo mà còn giúp người thầy thêm tiến bộ và trưởng thành.
 Đổi mới phương pháp dạy học là yếu tố quan trọng quyết định đến khả năng tiếp thu, lĩnh hội kiến thức của học sinh, từ đó quyết định đến chất lượng giáo dục. Đổi mới phương pháp dạy học là đổi mới cách dạy của thầy, đổi mới cách học của trò, đổi mới mối quan hệ trao đổi thông tin giữa thầy và trò, tăng cường mối quan hệ giữa trí tuệ và tâm hồn, giữa tư duy và cảm xúc trong dạy học. Trong mỗi giờ học cần cho học sinh có điều kiện hoạt động nhiều hơn, thực hành nhiều hơn và được thảo luận, suy nghĩ nhiều hơn, từ đó thay đổi cách học tập của học sinh, từ học tập thụ động đến chủ động tích cực, sáng tạo tiếp thu, chiếm lĩnh kiến thức bài học biến quá trình dạy học của giáo viên thành quá trình tự học của học sinh. Điều đó cũng khẳng định được vai trò hết sức quan trọng của người giáo viên trong việc tổ chức thực hiện truyền thụ kiến thức ở mỗi giờ dạy, tiết học, nó sẽ quyết định việc học sinh lĩnh hội được lượng kiến thức nhiều hay ít, thụ động hay chủ động, tích cực hay không tích cực.
 Mặt khác, theo quan điểm phép tư duy biện chứng, quá trình nhận thức của con người là: “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn” qua đó hình thành nên các khái niệm, quy luật và các mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng.
 Thực tế cho ta thấy, để đạt được mục tiêu giáo dục, cần có sự kết hợp của nhiều yếu tố: từ chương trình, nôi dung, hình thức giáo dục, phương pháp, phương tiện, kĩ thuật dạy học....Nhưng trong bất kỳ giai đoạn nào, hoàn cảnh nào yếu tố quyết định đến chất lượng giáo dục vẫn là người giáo viên. Theo đó, người giáo viên phải biết kết hợp một cách khéo léo các phương pháp, hình thức và vận dụng thuần thục, linh hoạt, sáng tạo các phương tiện hiện đại kết hợp với truyền thống, các kĩ thuật, kĩ năng trong một bài dạy, một tiết dạy thì bài dạy đó, tiết dạy đó sẽ thành công. 
 Bài: ‘‘Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa”- Địa lí 6, là bài học có những nội dung kiến thức thể hiện các sự vật, hiện tượng diễn ra xung quanh các em, thậm chí gần gũi với các em, nhưng cũng có những sự vật, hiện tượng lại không diễn ra trước mắt các em, lại phân bố trong không gian địa lí rộng lớn, khá trừu tượng. Vì vậy, khi giảng dạy bài học này, thiết nghĩ giáo viên ngoài việc áp dụng phương pháp, hình thức, kĩ thuật truyền đạt linh hoạt, phù hợp, dễ hiểu, thì cần sử dụng các phương tiện dạy học trực quan, gần với thực tế nhất, để học sinh dễ quan sát, dễ tư duy và từ đó có thể dễ dàng liên hệ với thực tế để hình thành kiến thức. Cùng với tranh ảnh, hình vẽ, video,... thì sử dụng mô hình địa lí là phương tiện được xem là trực quan, sinh động và dễ hiểu nhất để minh chứng cho các sự vật, hiện tượng địa lí tự nhiên mang tính trừu tượng lại không diễn ra trước mắt chúng ta. Thông qua mô hình hóa thì việc học sinh tiếp cận các yếu tố địa lí tự nhiên trở nên dễ dàng, hiệu quả hơn, tạo cho các em có nhiều hứng thú hơn trong học tập, qua đó thúc đẩy sự tư duy, chủ động tiếp thu, chiếm lĩnh và hình thành tri thức cho bản thân các em. 
2- Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
a. Thuận lợi
 Kiến thức địa lí tự nhiên, nhất là kiến thức trong bài: “Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa”- Địa lí 6, là những kiến thức có quan hệ mật thiết, gần gũi với đời sống hàng ngày của các em nên trong quá trình dạy học, việc liên hệ với thực tế khá là thuận lợi. Hơn nữa, các sự vật, hiện tượng ngày, đêm dài ngắn là những kiến thức khá sinh động, lại đang diễn ra và ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, sinh hoạt hàng ngày nơi các em đang sinh sống nên tạo nên sự hứng thú, tìm tòi, khám phá của các em. 
 Trường THCS Công Bình nằm trên địa bàn thuần nông, hầu hết các em có đạo đức khá tốt, ngoan ngoãn, vâng lời thầy cô giáo, thực hiện tốt các nội quy, quy định của nhà trường
 Sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, chính quyền địa phương, Ban gám hiệu nhà trường đến sự nghiệp giáo dục và sự quan tâm của phụ huynh học sinh ngày càng nhiều hơn đến việc học của các em, cũng là một động lực to lớn thúc đẩy đến sự chuyển biến, nâng cao chất lượng giảng dạy nhà trường.
 Cơ sở vật chất, trang thiết bị ngày càng phát triển, đặc biệt thiết bị CNTT đã hỗ trợ và đáp ứng phần nào đến công tác dạy và học của thầy và trò
b. Khó khăn
 Những kiến thức địa lí được đề cập trong bài khá là trừu tượng, được phân bố trong không gian địa lí rộng lớn, nên thực tế trong quá trình giảng dạy, truyền đạt trước đây, tôi thấy học sinh tiếp thu các kiến thức trên gặp nhiều khó khăn.
 Cơ sở vật chất thiếu đồng bộ; trang thiết bị, phương tiện phục vụ cho công tác giảng dạy của nhà trường còn hạn chế; thiết bị CNTT còn thiếu, chưa đáp ứng được so với nhu cầu giảng dạy. Đồ dùng dạy học còn thiếu hoặc đã bị hư hỏng không sử dụng được.Hơn nữa, các đồ dùng dạy học dưới dạng mô hình hóa rất ít, điều đó đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dạy và học.
 Mặt khác, trường THCS Công Bình đóng trên địa bàn xã có nhiều khó khăn của huyện Nông Cống, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, phần lớn học sinh thuộc gia đình hộ nghèo hoặc cận nghèo (chiếm hơn 50% học sinh con hộ nghèo và cận nghèo), bố mẹ đi làm ăn xa, sự quan tâm đến học tập của con cháu còn nhiều hạn chế, việc học tập nghiên cứu bài vở ở nhà của các em là còn ít, hiệu quả học tập chưa cao; việc tiếp nhận thông tin kiến thức của phần lớn học sinh chủ yếu dựa vào khả năng truyền thụ kiến thức của giáo viên ở trên lớp.
 Hơn nữa, thực tế hiện nay, trong suy nghĩ của một bộ phận không nhỏ phụ huynh và học sinh xem nhẹ một số môn học, trong đó có môn Địa lí nên cũng ít quan tâm, đôn đốc, đầu tư cho môn học này, vì vậy cũng ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả học tập môn Địa lí của các em.
c. Kết quả kiểm tra, đánh giá trước khi áp dụng sáng kiến.
 Qua khảo sát thực tế kiến thức sau bài học khi chưa áp dụng đề tài cho thấy kết quả giáo dục còn thấp. Cụ thể như sau:
* Hình thức khảo sát: Kiểm tra viết 45 phút
* Đối tượng khảo sát: Học sinh khối 6 trường THCS Công Bình trong năm học 2013-2014 và 2014-2015
* Thời gian khảo sát: Tháng 11 năm 2013 và tháng 11 năm 2014
* Đề bài: 
Câu 1. Em hãy cho biết: Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn khác nhau ở nửa cầu 
 Bắc và nửa cầu Nam vào ngày 22/6 và 22/12
Câu 2. Em hãy cho biết giới hạn của hai miền cực có ngày hoặc đêm dài suốt 24 
 giờ. Số ngày có ngày hoặc đêm dài suốt 24 giờ thay đổi như thế nào ở 
 hai miền cực?
Câu 3: Hãy rút ra kết luận về hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa ở vĩ độ 
 trên Trái Đất.
* Kết quả sau khi tiến hành khảo sát như sau:
Năm học
Tổng
HS
Điểm giỏi
Điểm khá
Điểm TB
Điểm yếu
Điểm kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
2013-2014
55
4
7,3
7
12,7
21
38,2
17
30,9
6
10,9
2014-2015
53
3
5,7
8
15,1
18
34,0
19
35,8
5
9,4
 Qua khảo sát cho thấy: Điểm khá, giỏi chiếm tỉ lệ còn thấp, trong khi tỉ lệ điểm yếu, kém chiếm tỉ lệ cao. Như vậy, hiệu qua giảng dạy còn hạn chế,chất lượng giáo dục thấp, chưa đáp ứng được mục tiêu giáo dục đặt ra. Vì vậy, bản thân tôi đã có những suy nghĩ và thay đổi phương pháp, hình thức, cách thức truyền đạt bài học để đạt được kết quả cao hơn. 
3. Các giải pháp giải quyết vấn đề.
3.1. Thực hiện làm mô hình: Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa ở các vĩ độ khác nhau trên Trái Đất
 Bước 1: Chuẩn bị vật liệu gồm: Bìa Cac-tong, giấy trắng Ao, giấy màu, keo dán, bút màu, ốc vít
 Bước 2: Tiến hành làm mô hình: gồm 3 bộ phận chính: 
* Bộ phận thứ nhất: Sử dụng bìa Cac- tong cắt hai hình tròn có đường kính khoảng 40 cm, dán hai hình tròn tạo thành hình khối, có độ dày khoảng 15 cm, hai hình tròn tạo thành mặt trước và mặt sau của mô hình. Tiếp theo, sử dụng giấy trắng Ao cắt hình tròn có đường kính như hai hình tròn ở trên, sau đó vẽ hình vành khăn, tạo thành hai hình tròn. Hình tròn bên trong vẽ một số đường vĩ tuyến Trái Đất, trên mỗi đường vĩ tuyến chia thành 24 đoạn thẳng tương ứng số giờ trong ngày (24 giờ = 1 ngày đêm), chia thành hai nửa, mỗi nửa bằng 12 giờ. Vành tròn ngoài ghi vĩ độ của các đường vĩ tuyến. Sau đó dán vào mặt trước của mô hình. Có thể dùng giấy màu, bút màu để vẽ tạo tính thẩm mĩ cho mô hình, như hình vẽ (Hình 1)
 Cực Bắc
 900B 
 66033’B 66033’B
 12 11 10 9 8 7 6 5 4 3 2 1 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 
 400B 400B 
12 11 10 9 8 7 6 5 4 3 2 1 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 
 23027’B 23027’N
 12 11 10 9 8 7 6 5 4 3 2 1 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
00(XĐ) 00(XĐ)
 k 
12 11 10 9 8 7 6 5 4 3 2 1 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 
 23027N 23027’N 
12 11 10 9 8 7 6 5 4 3 2 1 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 
 400N 400N 
 66033’N 66033’N 
 Cực Nam
 900N 
 Hình 1
* Bộ phận thứ hai: Sử dụng bìa Cac- tong, cắt hình bán nguyệt có bán kính bằng vành tròn bên trong của hình tròn mặt trước và có mũi tên vuông góc tại tâm. Hình bán nguyệt được tô màu đen(thể hiện ban đêm), mũi tên tô màu đỏ (Hình 2)
 Hình 2
* Bộ phận thứ ba: Phần chân đế, sử dung bìa Cac- tong cắt dán thành hình thang có dạng khối hộp, độ dày của hình khối cũng khoảng 15cm, tạo thành phần chân đế (Hình 3) 
Hình 3
 Bước 3: Dùng giấy màu để dán trang trí, tạo tính thẩm mĩ, trực quan cho mô hình.
 Bước 4: Lắp ghép mô hình
- Xác định tâm hình tròn mặt trước có thể hiện một số đường vĩ tuyến; sau đó sử dụng ốc vít, bắt vít chặt giữa hình bán nguyệt với hình tròn mặt trước, sao cho hình bán nguyệt màu đen che khuất một nửa hình tròn tạo thành nửa hình tròn màu đen, nửa hình tròn màu trắng (nửa ngày, nửa đêm) 
- Sau khi sử dụng ốc vít ghép hai bộ phận trên lại, bước tiếp theo là đặt lên phần chân đế. Chú ý: khi đặt lên phần chấn đế phải để cho đường thẳng thể hiện trục Trái Đất phải nghiêng với mặt phẳng (mặt bàn) và đường thể hiện ranh giới sáng tối phải vuông góc với mặt phẳng (mặt bàn) (Hình 4) 
 66033’B Cực Bắc
 900B 
9
10
6
7
8
 400B 66033’B
2
3
4
5
1
1
8
9
10
4
3
2
6
7
 23027’B 
8
7
6
5
3
4
5
9
1
2
2
3
2
1
10
9
11
6
5
4
8
7
6
 00(XĐ) 
9
8
7
5
3
4
 1 400B 
ĐÊM
NGÀY
ĐÊM
11
10
2
1
21
1
10
11
5
4
3
7
8
9
7
6
5
6
 23027’N 1 23027’B 
10
9
8
2
3
4
 k 
1
12
11
1
 0
9
8
2
3
4
5
6
7
6
5
4
 400N 
 400N 00(XĐ) 
7
3
2
1
1
9
8
11
10
12
 2
3
4
5
6
8
7
 23027’ 1 23027’N
11
9
10
12
 66033’N 
 3 400N
 Cực Nam 66033’N
 900 N 
 Mặt bàn
 Hình 4 
3. 2. Sử dụng mô hình tự làm về Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa ở các vĩ độ khác nhau, đề minh họa trong bài dạy bài 9: “Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa”- Địa lí 6
 Kiến thức trọng tâm trong bài học: “Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa”- Địa lí 6, đó là: Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn ở các vĩ độ khác nhau trên Trái Đất là do hệ quả của Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời. Trước đây, để giảng dạy cho học sinh tiếp thu, hiểu và nắm chắc được hiện tượng này, bản thân tôi phải dựa vào tranh ảnh và hình vẽ sách giáo khoa để giảng giải, thuyết trình,... nhưng học sinh khá khó khăn trong việc tiếp nhận và hình thành kiến thức cho bản thân mình. Với mô hình “Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa ở các vĩ độ khác nhau trên Trái Đất” đã trở thành đồ dùng trực quan, hỗ trợ đắc lực, giúp tôi minh họa cho bài dạy có hiệu quả. 
a. Sử dụng mô hình trong dạy mục 1: Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn ở các vĩ độ khác nhau trên Trái Đất:
* Thứ nhất, sử dụng mô hình để minh họa cho học sinh thấy hiện tượng ngày và đêm trên Trái Đất. 
 Mở đầu mục 1 của bài học, giáo viên kết hợp hình 24- SGK và sử dụng mô hình tự làm này để chỉ cho thấy trong khi chuyển động quanh Mặt Trời, Trái Đất chỉ được chiếu sáng một nửa, nửa được chiếu sáng là ban ngày, nửa không được chiếu sáng là ban đêm. Giáo viên chỉ việc xoay hình bán nguyệt chia đôi hình tròn theo chiều thẳng đứng, tạo thành một bị che khuất màu đen, đây cũng là nửa bị khuất ánh sáng mặt trời trên Trái Đât, đó là đêm, nửa còn lại trắng là nửa được ánh sáng mặt trời chiếu sáng, đó là ngày (Phụ lục 1)
* Thứ hai, sử dụng mô hình để minh họa cho học sinh thấy: Vì sao đường chỉ trục Trái Đất và đường phân chia sáng tôi không trùng nhau.
 Để học sinh trả lời được câu hỏi: Vì sao đường biểu hiện trục Trái Đất và đường phân chia sáng tối không trùng nhau? Giáo viên sử dụng mô hình để chỉ trên mô hình cho học sinh thấy đường nghiêng với mặt bàn(BN) là đường thể hiện trục Trái Đất; đường vuông góc với mặt bàn là đường phân chia sáng tối (ST). Qua đó, học sinh phân biệt được đường thể hiện trục Trái Đất và đường phân chia sáng tối và dễ dàng trả lời được : Do trục Trái Đất nghiêng, còn đường phân chia sáng tối là đường thẳng đứng (Phụ lục 1).
* Thứ ba, sử dụng mô hình để minh họa góc chiếu của ánh sáng mặt trời vuông góc với mặt đất vào ngày 22/6 (hạ chí) và ngày 22/12 (đông chí) tại vĩ tuyến 23027’Bắc(chí tuyến Bắc) và 23027’N(chí tuyến Nam)
 Đối với câu hỏi: Vào ngày 22/6 (hạ chí), ánh sáng mặt trời chiếu thẳng góc vào mặt đất ở vĩ tuyến bao nhiêu? Vĩ tuyến đó là đường gì? Giáo viên cho học sinh quan sát hình 24 trong SGK, hoặc tranh ảnh treo tường, xác định vị trí vuông góc của ánh sáng Mặt Trời với mặt đất và yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi. Sau đó, giáo viên sử dụng mô hình để minh họa: Giáo viên xoay hình bán nguyệt sao cho mũi tên trên hình bán nguyệt chỉ vào vị trí đường vĩ tuyến 23027’B. Học sinh dễ dàng quan sát và xác định, ghi nhớ được vị trí mũi tên chỉ vuông góc với mặt đất là tại vĩ tuyến 23027’B và đó là đường Chí tuyến Bắc(phụ lục 2)
 Tương tự, với câu hỏ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_su_dung_do_dung_day_hoc_tu_lam_mo_hinh_hien_tuong_ngay.doc