SKKN Soạn giảng giáo án ngoại khóa nhằm nâng cao chất lượng dạy và học bài máy thu hình môn Công nghệ 12

SKKN Soạn giảng giáo án ngoại khóa nhằm nâng cao chất lượng dạy và học bài máy thu hình môn Công nghệ 12

Giáo dục đào tạo được coi là quốc sách hàng đầu của mỗi Quốc gia, mỗi dân tộc. Hiện nay Đảng, Nhà nước ta luôn coi đổi mới giáo dục là nhiệm vụ cấp bách, hàng đầu. Giáo dục đổi mới, không nhưng về nội dung mà còn đổi mới cả về phương pháp giảng dạy, đưa học sinh về đúng vị trí của mình, học sinh là trung tâm của giáo dục, coi sụ phát triển toàn diện của học sinh là trọng tâm.

Hoạt động ngoại khóa có thể được coi như một trong các hình thức để đánh giá học sinh theo quan điểm phát triển toàn diện và càng có ý nghĩa hơn nếu các hoạt động ngoại khóa có tác động trở lại, giúp học sinh có thêm hứng thú, niềm vui trong học tập và rèn luyện đạo đức. Chất lượng dạy học sẽ cao, kích thích được hứng thú, nhu cầu, sở thích và khả năng độc lập, tích cực tư duy của học sinh. Trong nhà trường hiện nay, vấn đề đó chưa được quan tâm đúng mức. Với mong muốn tìm hiểu sâu hơn về hoạt động ngoại khóa trong trường phổ thông, tìm cách thiết kế giáo án và tổ chức hoạt động ngoại khóa môn công nghệ một cách hiệu quả, thiết thực, tôi quyết định chọn đề tài “ SOẠN GIẢNG GIÁO ÁN NGOẠI KHÓA NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ

doc 12 trang thuychi01 8641
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Soạn giảng giáo án ngoại khóa nhằm nâng cao chất lượng dạy và học bài máy thu hình môn Công nghệ 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
NỘI DUNG TRANG
1. MỞ ĐẦU....................................................................................................... 2
1.1. Lí do chon đề tài......................................................................................... 2
1.2. mục đích nghiên cứu................................................................................... 2
1.3. đối tượng nghiên cứu.................................................................................. 2
1.4. phương pháp nghiên cứu............................................................................. 3
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIÊM.................................................. 3
2.1. Cơ sở lí luân của sáng kiến kinh nghiệm..................................................... 3
2.2. thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm....................... 4
2.3. giải pháp giải quyết vấn đề.......................................................................... 4
2.4. hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm............................................................ 9
3 KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ............................................................................... 10
3.1. kết luận........................................................................................................ 10
3.2. kiến nghị...................................................................................................... 10
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................ 12	
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Giáo dục đào tạo được coi là quốc sách hàng đầu của mỗi Quốc gia, mỗi dân tộc. Hiện nay Đảng, Nhà nước ta luôn coi đổi mới giáo dục là nhiệm vụ cấp bách, hàng đầu... Giáo dục đổi mới, không nhưng về nội dung mà còn đổi mới cả về phương pháp giảng dạy, đưa học sinh về đúng vị trí của mình, học sinh là trung tâm của giáo dục, coi sụ phát triển toàn diện của học sinh là trọng tâm.
Hoạt động ngoại khóa có thể được coi như một trong các hình thức để đánh giá học sinh theo quan điểm phát triển toàn diện và càng có ý nghĩa hơn nếu các hoạt động ngoại khóa có tác động trở lại, giúp học sinh có thêm hứng thú, niềm vui trong học tập và rèn luyện đạo đức. Chất lượng dạy học sẽ cao, kích thích được hứng thú, nhu cầu, sở thích và khả năng độc lập, tích cực tư duy của học sinh. Trong nhà trường hiện nay, vấn đề đó chưa được quan tâm đúng mức. Với mong muốn tìm hiểu sâu hơn về hoạt động ngoại khóa trong trường phổ thông, tìm cách thiết kế giáo án và tổ chức hoạt động ngoại khóa môn công nghệ một cách hiệu quả, thiết thực, tôi quyết định chọn đề tài “ SOẠN GIẢNG GIÁO ÁN NGOẠI KHÓA NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC BÀI MÁY THU HÌNH MÔN CÔNG NGHỆ 12"
1.2. Mục đích nghiên cứu
Thiết kế và giảng dạy ngoại khóa bài máy thu hình lớp 12, nhằm nâng cao chất lượng dạy học, kích thích hứng thú và tư duy tích cực với bài máy thu hình nói riêng và với môn công nghệ nói chung.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài "Soạn giảng giáo án ngoại khóa nhằm nâng cao chất lượng dạy và học bài máy thu hình môn công lớp 12", giúp học sinh hiểu sâu hơn về máy thu hình, nhận biết được các loại máy thu hình hiện có trên thị trường hiên nay và biết được các công nghệ mới, tiến bộ khoa học kĩ thuật được áp dụng vào việc sản xuất máy thu hình hiện nay
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết: nghiên cứu tài liệu liên quan đến đề tài, phân tích và tổng hợp, khái quát hóa.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: điều tra và thu thập thông tin, thực nghiệm sư phạm
- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận sáng kiến kinh nghiệm
Trong đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định Giáo dục - Đào tạo và Khoa học - Kĩ thuật là quốc sách hàng đầu. Phát triển giáo dục là một trong trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện để phát triển nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. vì vậy chúng ta cần phải nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.
	Hoạt động ngoài giờ lên lớp giúp học sinh vận dụng những tri thúc đã học để giải quyết các vấn đề do thực tiễn đời sống đặt ra, biết điều chỉnh hành vi đạo đức, lối sống cho phù hợp, biết được sự phát triển của khoa học kĩ thuật, ... từ đó rèn luyện cho mình những kĩ năng giao tiếp, ứng xử có văn hóa, những thói quen trong học tập, lao động, kĩ năng tự quản, tự tổ chức, điều khiển, nhận xét, đánh giá, hòa nhập và thực hiện một số hoạt động tập thể có hiệu quả.
	Thực tế cho thấy, đa số học sinh nói chung, và học sinh trường THPT Tĩnh Gia 2 nói riêng, ngại tham gia ngoài giờ lên lớp. Đó là do sự tồn tại của một số khó khăn về nhân lực, cơ sở vật chất thiếu thốn, nguồn kinh phí hạn hẹp, và quan trọng hơn là nội dung trong sách giáo khoa nặng về lí thuyết, khuân mẫu, cứng nhắc, ít mang lại hứng thú cho học sinh, không mang lại cho học sinh cảm giác được thực nghiệm mà chỉ mang tính ép buộc là phần nhiều. Vì vậy, một số học sinh có năng lực học tập chỉ tập trung đầu tư vào học tập các môn khối, các môn thi tốt nghiệp cuối cấp, số môn học còn lại, trong đó có môn công nghệ được gọi là môn phụ , nên các em ít quan tâm, đầu tư thời gian học cho các môn này. Còn số học sinh chưa tích cực thì lại dành thời gian vào vui chơi vô bổ như: chơi game, tụ tập đánh bài, lao theo các trào lưu lệch lạc trên mạng xã hội,... Thực tế đó dẫn đến tình trạng ngày càng nhiều học sinh hư hỏng, đua đòi, sống thực dụng, thờ ơ, bi quan với cuộc sống, nói năng hành xử thô bạo, thiếu văn hóa, lệch lạc về hành vi cũng như tư tưởng,...
	Từ thực trạng nêu trên, đòi hỏi nhà trường cần phải chú trọng nhiều hơn đến việc giáo dục toàn diện cho học sinh thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp, đặc biệt là hoạt động ngoại khóa, với sự hoạt động đa dạng về hình thức và chủ đề thiết thực với học sinh. Có thể là hình thức tập trung với quy mô lớn, hoặc có thể ở quy mô nhỏ hơn của từng môn học. Đặc biệt ở các môn học xưa nay được quan niệm là môn phụ. Môn công nghệ mang đậm chất đặc thù, gắn liên với sự phát triển Khoa học - Kĩ thuật, là môn học có thể nói là khô khan với học sinh, nếu được học ngoại khóa một số tiết thì điều đó ít nhiều sẽ mang đến cho học sinh sự hưng phấn, thấy kiến thức minh học thiết thực hơn, sẽ chú tâm học hơn.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
	Qua c«ng t¸c gi¶ng d¹y m«n c«ng nghÖ nãi chung vµ m«n c«ng nghÖ líp 12 ë tr­êng THPT TÜnh Gia 2 nãi riªng. Trong nh÷ng n¨m qua t«i thÊy r»ng ®a sè häc sinh:
	- Kh«ng chÞu tËp trung häc bµi, lu«n coi c«ng nghÖ lµ m«n häc phô.
	- Ýt vËn dông thùc tÕ, t×m tßi häc hái hoÆc vËn dông mét c¸ch thô ®éng .
	- Kh«ng chÞu khã suy nghÜ logic, Ýt häc bµi vµ lµm c¸c bµi tËp ®­îc giao vÒ nhµ.
- §a sè ch­a cã ý thøc trong vÊn ®Ò tự học tự bồi dưỡng để nâng cao kiến thức, chưa thật sự tìm tòi khám phá và bắt kịp sự tiến bộ của khoa học - kĩ thuật.
- Nội dung trong sách giáo khoa còn ít ỏi, khô khan, cứng nhắc, chưa cập nhật theo kịp tiến bộ Khoa học - Kĩ thuật,...
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề. 
Từ thực trạng trên, đa số học sinh như thế đã dẫn tới kết quả các em không thích học môn công nghệ, nếu có thì các em cũng không có hứng thú cao đối với môn học, đặc biệt là các em khối 12 đang chuẩn bị cho kì thi THPT Quốc Gia sắp tới, ... Chính vì vậy tôi đã mạnh dạn áp dụng một số tiết học ngoại khóa cả trong và ngoài nhà trường, thường xuyên cập nhật các thành tựu Khoa học - Kĩ thuật liên quan đên bài học, qua hình ảnh, video, tham quan thực tế,... điều đó đã đem lại kết quả khả quan: Đa số học sinh ở lớp tôi giảng dạy đã có sự chú ý và đam mê đối với môn học nhiều hơn, có hứng thú tìm tòi sự phát triển, tiến bộ của khoa học - kĩ thuật, có tính tự học, có kĩ năng tự quản, tự đánh giá, có tính tập thể trong các hoạt động,... 
	Dưới đây là giáo án ngoại khóa môn công nghệ 12, bài Máy thu hình mà tôi đã áp dụng giảng dạy cho học sinh trường THPT Tĩnh Gia 2:
GIÁO ÁN HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA BÀI: MÁY THU HÌNH
(CÔNG NGHỆ 12)
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS đạt được
1.1. Kiến thức.
 - Củng cố các kiến thức đã học về máy thu hình.
.- Biết được các loại máy thu hình hiện có trên thị trường, 
.- Biết được cấu tạo bên trong của máy thu hình
 - Nắm bắt được công nghệ chế tạo máy thu hình cũng như tiến bộ của khoa học kỹ thuật.
1.2. Kỹ năng
 - Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích, tổng hợp, đánh giá sự vật hiện tượng.
1.3. Thái độ
- Có tinh thần hợp tác nhóm.
- Có ý thức tìm hiểu sự phát triển của khoa học kỹ thuật
1.4. Định hướng phát triển năng lực
- Phát triển năng lực tự học, năng lực sử dụng ngôn ngữ công nghệ.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
2.1. Chuẩn bị của giáo viên
- Kế hoạch tổ chức hoạt động ngoại khóa (Tờ trình, kế hoạch chi tiết, phân công nhiệm vụ, quy định khi tham gia ngoại khóa, kế hoạch bài học)
- Liên hệ với quản lí của siêu thị điện máy
2.2. Chuẩn bị của học sinh
 - Tìm hiểu kiến thức về máy thu hình.
 - Chia nhóm, phân công công việc cho từng thành viên trong nhóm.
.- Bản báo cáo kết quả hoạt động tham quan ngoại khóa của lớp.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
HOẠT ĐỘNG 1: Lập phương án, xây dựng kế hoạch ngoại khóa (Trước buổi ngoại khóa 02 tuần)
(1) Phương pháp: Thảo luận nhóm 
(2) Hình thức tổ chức hoạt động: 
GV bộ môn công nghệ 11, 12 thảo luận để lên phương án và xây dựng kế hoạch.
1. Căn cứ xây dựng kế hoạch:
 - Căn cứ kế hoạch hoạt động chuyên môn trường THPT Tĩnh Gia 2;
 - Căn cứ kế hoạch môn công nghệ của tổ Vật Lý – KTCN
 - Căn cứ kế hoạch hoạt động của Đoàn TNCS HCM năm 2018-2019.
2. Kế hoạch tổ chức: 
 + Mỗi lớp 12 tiến hành tổ chức chia thành 4 nhóm, mỗi nhóm bầu ra nhóm trưởng. các nhóm cần mang theo: bút, giấy, máy ảnh khi tham quan
 + Thời gian: 07 giờ 30’, ngày 22/10/2018
 + Địa điểm: siêu thị AS mart.
3. Hoàn thiện các văn bản kế hoạch: làm tờ trình trình tổ chuyên môn và BGH phê duyệt. 
GV: Thống nhất ý kiến để hoàn thiện các văn bản sau:
- Tờ trình trình tổ chuyên môn và BGH phê duyệt.
- Bản kế hoạch tổ chức ngoại khóa môn công nghệ 12.
HOẠT ĐỘNG 2: Phổ biến nội dung, hình thức tổ chức, quy định của buổi ngoại khóa (Trước buổi ngoại khóa 1 tuần)
(1) Phương pháp: Thuyết trình
(2) Hình thức tổ chức hoạt động:
 GV phổ biến đến HS bằng văn bản và hướng dẫn cụ thể từng mục nội dung trong văn bản.
GV: Hướng dẫn HS về các nội dung sau:
Thời gian:
 - Công tác chuẩn bị, tập trung, di chuyển: từ 7 giờ đến 7 giờ 30’ 
 - Tiến hành tham quan từ 7 giờ 30’ đến 9 giờ 00’
 - Báo cáo kết quả tại lớp từ 9 giờ 30’ đến 11 giờ.
 - Bản thu hoạch (nộp ngày 25/10/2018) 
 - Tiêu chí đánh giá (100 điểm)
 + Ổn định tổ chức,trật tự,tuân thủ đúng các quy định khi đi tham quan: 10 điểm
 + Chuẩn bị tốt các thiết bị phương tiện: 10 điểm 
 + Có ý thức tìm hiểu, ghi hình, chụp ảnh,ghi chép nội dung tham quan đầy đủ (nội dung phù hợp, tổ chức khoa học): 20 điểm
 + Báo cáo tham quan đầy đủ, khoa học, bán sát vào vấn đề cần nghiên cứu tìm hiểu: 60 điểm.
HOẠT ĐỘNG 3: Phân công nhiệm vụ các thành viên và chuẩn bị về cơ sở vật chất (07 ngày trước buổi ngoại khóa)
(1) Phương pháp: Tổ chức cuộc họp 
(2) Hình thức tổ chức hoạt động: 
Tổ chức họp BTC và các thành phần tham giaThành phần tham gia cuộc họp:
- Ban giám hiệu
- Bí thư đoàn thanh niên
- Tổ trưởng chuyên môn 
- Tổ trưởng văn phòng
- GV bộ môn công nghệ 11, 12.
Nội dung: GV bộ môn công nghệ 11, 12 đề xuất phương án về nhân sự và cơ sở vật chất BGH và các thành phần tham gia cuộc họp góp ý và thống nhất chung về phương án.Yêu cầu chung: 
- Bao quát hoạt động: GV bộ môn công nghệ 11, 12
- Quản lý HS: Giáo viên chủ nhiệm và một giáo viên công nghệ được phân công 
HOẠT ĐỘNG 4: Tổ chức hoạt động ngoại khóa
(1) Phương pháp: Tổ chức hoạt động trải nghiệm
 (2) Hình thức tổ chức hoạt động:
 HS tổ chức tham quan khu bán hàng điện tử và khu bảo hành, sửa chữa của siêu thị theo các nội dung đã được hướng dẫn.
GV: Quán xuyến hoạt động của HS theo phân công nhiệm vụ. Chú ý các mặt sau:
 - Thời gian: yêu cầu đúng giờ theo quy định của BTC
.- Nội dung: các nhóm HS tìm hiểu các loại Tivi có bán trong siêu thị, tìm hiểu công nghệ chế tạo và các thông số kĩ thuật của tivi thông qua nhân viên bán hàng. Tìm hiểu cấu tạo bên trong qua các nhân viên bảo hành sửa chữa của siêu thị.
.- Cách thức tổ chức tham quan theo nhóm phải đảm bảo trật tự, tìm hiểu nội dung một cách khoa học.
- Ý thức tham gia: Đúng nhiệm vụ được phân công, đảm bảo văn hóa học đường.
Nhắc nhở HS nếu vi phạm quy định của BTC.
HS: Tiến hành hoạt động tham quan theo nội dung đã hướng.
GV: Theo dõi các hoạt động của từng lớp để chấm điểm theo thang điểm
HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tổng kết
(1) Phương pháp: Nhắc nhở dưới hình thức tập trung 
(2) Hình thức tổ chức hoạt động:
- GV: Nhận xét chung về buổi ngoại khóa
- HS: Lắng nghe, tiếp thu ý kiến.
- GV hướng dẫn, nhắc nhở: HS thu dọn và vệ sinh sạch sẽ khu vực tham quan, đồng thời giữ gìn vệ sinh chung.
- HS: Thực hiện theo hướng dẫn
HOẠT ĐỘNG 6: Tổng kết, rút kinh nghiệm cho từng nhóm (Tiết công nghệ đầu tiên sau buổi ngoại khóa)
(1) Phương pháp: Nhắc nhở dưới hình thức tập trung
(2) Hình thức tổ chức hoạt động:
- GV: Nhận xét chung về buổi ngoại khóa
- HS: Lắng nghe, tiếp thu ý kiến. 
- GV: Yêu cầu HS từng nhóm nêu ưu điểm, nhược điểm của hoạt động kinh doanh của lớp mình từ đó rút kinh nghiệm những điều chưa làm được.
- GV: Lắng nghe, nhận xét, góp ý cho mỗi nhóm
- HS: Lắng nghe, ghi chép.
- GV: nêu các nhận xét về
 + Hoạt động tại buổi ngoại khóa
 + Bản thu hoạch 
GV: Chấm điểm căn cứ vào các văn bản của HS và hoạt động ngoại khóa của học sinh. Chấm điểm mức độ hoàn thành nhiệm vụ của từng nhóm HS theo phân công nhiệm vụ đã nộp trong văn bản. Cộng điểm cho các thành viên tích cực, hoàn thành tốt nhiệm vụ. Nhắc nhở các nhóm hoặc cá nhân chưa cố gắng hoặc không hoàn thành nhiệm vụ được phân công.
IV. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP
4.1. Tổng kết các kiến thức chung về bài máy thu hình.
4.2. Hướng dẫn học tập
Ôn tập các kiển thức đã học
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
- Sau khi áp dụng vào giảng dạy cho cả khối 12. + 12 C1, 12 C2 ( dạy theo truyền thống)
 + 12 C6, 12 C7 ( đã kết hợp ngoại khóa)
- Dưới đây là kết quả thống kê 
Lớp
Số HS
Giỏi
Tỉ lệ
Khá
Tỉ lệ
TB
Tỉ lệ
Còn lại
12 C1, 12 C2
80
0
0%
20
25%
35
43,75%
31,25%
12 C6, 12 C7
80
11
13,75%
37
46,25%
32
40%
0
- Sáng kiến kinh nghiệm này đã tạo cho học sinh các lớp được dạy học ngoại khóa một tâm thế học tập sôi nỗi, đúng với nghĩa: vừa học vừa chơi, các em được trực tiếp tìm hiểu các loại tivi hiện có trên thị trường với nhiều chủng loại, mẫu mã, được nghe các Kĩ thuật viên trong siêu thị giới thiệu về các công nghệ chế tạo, các phần mềm sử dụng có các loại tivi tiên tiến nhất,... Từ đó các em có hứng thú học tập và tìm hiểu sâu hơn về bài học cũng như môn học.
- Từ kết quả thực nghiệm trên cho thấy sau hoạt động ngoại khóa các em đã có tiến bộ rõ rệt trong việc học tập môn công nghệ.
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
3.1. Kết luận.
Hoạt động ngoại khóa có thể coi như một trong các hình thức để đánh giá học sinh theo quan điểm phát triển toàn diện và càng có ý nghĩa hơn nếu các hoạt động ngoại khóa có tác động ngược lại, giúp học sinh có thêm hứng thú, niềm vui trong học tập và rèn luyện đạo đức. 
Với những lí do trên hoạt động ngoại khóa cần được nhà trường quan tâm đổi mới về hình thức, nội dung và cách tổ chức thực hiện để học sinh tham gia với niềm ham mê, tự nguyện. Sáng kiến này có thể nhân rộng ra các môn học và các hoạt động khác của nhà trường để nâng cao kết quả giáo dục đạo đức và giảng dạy kiến thức cho học sinh.
3.2. kiến nghị
- Đề xuất với Sở GD&ĐT Thanh Hóa thường xuyên mở các lớp tập huấn, trang bị thêm về chuyên môn, kiến thức, máy chiếu, băng hình tư liệu có liên quan đến vấn đề dạy học ngoài giời lên lớp để việc dạy và học đạt hiệu quả tốt nhất.
- Nhà trường nên tạo mọi điều kiện có thể để các môn học có nhiều buổi học ngoại khóa bổ ích và lí thú.
	- 	Quá trình thực nghiệm sáng kiến chưa được một năm học xong bước đầu đã cho những kết quả khả quan. Tuy nhiên trong quá trình thực nghiệm và đưa ra sáng kiến còn rất nhiều sai sót, kính mong hội đồng khoa học nhà trường xem xét và góp ý thêm để sáng kiến của tôi được hoàn chỉnh hơn. 
	 Tôi xin chân thành cám ơn.!
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chương trình giáo dục phổ thông môn Công nghệ, Nhà xuất bản Giáo dục, 2006.
2. Sách giáo khoa Công nghệ 10, 11, 12, Nhà xuất bản Giáo dục 2008.
3. www.tailieu.net/to-chuc-hoat-dong-ngoai-khoa.
	 Tĩnh gia, ngày 20 tháng 05 năm 2019
	 Người Viết
Lâm Thanh Tình

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_soan_giang_giao_an_ngoai_khoa_nham_nang_cao_chat_luong.doc
  • docBIA.doc
  • docDANH MỤC.doc