SKKN Phương pháp tích hợp kiến thức pháp luật vào bài giảng bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia

SKKN Phương pháp tích hợp kiến thức pháp luật vào bài giảng bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia

 Việt nam là một nước giàu đẹp không chỉ về truyền thống văn hóa lịch sử, nếp sống văn hóa của con người ma còn nổi tiếng về tài nguyên thiên nhiên với hệ thống sinh học phong phú, đa dạng như hệ sinh thái rừng và sinh thái biển trong đó có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo rường Sa. Điều nay giúp cho chúng ta có nhiều thuận lợi trong việc phát triển kinh tế nhưng cung mang đến nhiều bất lợi mà chung ta không ngờ đến.

 Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày nay bên cạnh những thuận lợi, Việt nam cũng đang phải đối măt với những thách thức nguy cơ. Như âm mưu chống phá của các thế lực thù địch bằng “Âm mưu diễn biến hòa bình” – Bạo loạn lật đổ chống phá cách mạng nước ta một cách toàn diện, gây bất ổn về chính trị - xã hội, xâm phạm chủ quyền lãnh thổ biên giới quốc gia nước ta.

 Xây dựng và bảo vệ tổ quóc là hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam.

 Đại đai biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng xác định: “ Xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân vững mạnh toàn diện; bảo vệ vững chắc Tổ quốc, độc lập chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ;bảo vệ Đảng, Nhà nước, bảo vệ nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa.

 

doc 22 trang thuychi01 7170
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Phương pháp tích hợp kiến thức pháp luật vào bài giảng bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 – Phần mở đầu
1.1 – Lý do chọn đề tài
 Việt nam là một nước giàu đẹp không chỉ về truyền thống văn hóa lịch sử, nếp sống văn hóa của con người ma còn nổi tiếng về tài nguyên thiên nhiên với hệ thống sinh học phong phú, đa dạng như hệ sinh thái rừng và sinh thái biển trong đó có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo rường Sa. Điều nay giúp cho chúng ta có nhiều thuận lợi trong việc phát triển kinh tế nhưng cung mang đến nhiều bất lợi mà chung ta không ngờ đến.
 Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày nay bên cạnh những thuận lợi, Việt nam cũng đang phải đối măt với những thách thức nguy cơ. Như âm mưu chống phá của các thế lực thù địch bằng “Âm mưu diễn biến hòa bình” – Bạo loạn lật đổ chống phá cách mạng nước ta một cách toàn diện, gây bất ổn về chính trị - xã hội, xâm phạm chủ quyền lãnh thổ biên giới quốc gia nước ta.
 Xây dựng và bảo vệ tổ quóc là hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam.
 Đại đai biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng xác định: “ Xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân vững mạnh toàn diện; bảo vệ vững chắc Tổ quốc, độc lập chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ;bảo vệ Đảng, Nhà nước, bảo vệ nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa....
 Vơí ý nghĩa và tầm quan trọng như vậy nhưng nhiều học sinh vẫn không quân tâm đến bài học tiếp nhận kiến thức một cách thụ động điều đó làm ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả của bài học nói riêng và môn họcnói chung. Là một giáo viên dưới mái trường XHCN tôi không thể không băn khoăn và tôi luôn không ngừng tìm tòi học hỏi những kinh nghiệm để giúp học sinh có được những kết quả tốt nhÊt cho môn học này.
1.2 Mục đích nghiên cứu. 
 Nhận thức đúng đắn về môn học QP – AN nói chung cũng như bài “Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia” nói riêng, qua đó không ngừng bồi dưỡng lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội đồng thời nắm được cơ bản về kiến thức pháp luật về chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia để tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cộng đồng về khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng ven biển, hải đảo..... tránh bị những phần tử xấu lợi dụng, lôi kéo vào nhưng cuộc biểu tình chống người thi hành công vụ gây mất trật tự an toàn xã hội.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
 Để đưa kiến thức pháp luật về bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia đến với học sinh môt cách có hiệu quả tôi lựa chọn đối tượng nghiên cứu là “Phương pháp tích hợp kiến thức pháp luật vào bài giảng bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia”
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Để thực hiện đề tai này tôi đã sử dụng một số phương pháp sau:
a) Phương pháp nghiên cứu lý luận.
 Phương pháp này nhằm thu thập các thông tin lý luận để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài.
b) Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Nhóm phương pháp này nhằm thu thập các thông tin thực tiễn để xây dựng cơ sở thực tiễn của đề tài như:
- Phương pháp điều tra;
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm GD;
- Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm.
c) Phương pháp thống kê toán học.
2 – Nội dung
2.1. Cơ sở lý luận: 
 Giáo dục pháp luật trong nhà trường có ý nghĩa đặc biệt quan trọng vì nhà trường là nơi đào tạo nên những con người mới, có đức, có tài, có ý thức kỷ luật cao đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. “Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân đặc biệt là học sinh chủ nhân tương lai của đất nước phải ý thức chấp hành Hiến pháp và pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống các tội phạm, các hành vi phạm Hiến pháp và pháp luật về bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia. 
 Kiến thức pháp luật trong môn Giáo dục quốc phòng – An ninh được thể hiện ở rất nhiều bai trong sách giáo khoa như: Lịch sử, truyền thống quân đội, công an nhân dân Việt Nam; Tác hại của ma túy và trách nhiệm của học sinh trong phòng, chống ma túy (lớp 10); Luật nghĩa vụ quân sự và trách nhiệm của học sinh...... Đặc biệt là bài “Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia (lớp 11). 
 Trong thực tế hiện nay vấn đề chủ quyền lãnh thổ quốc gia trong đó vấn đề về “Biên giới quốc gia trên biển” đang thu hút sự quân tâm của nhiều tầng lớp trong xã hội. Học sinh, thế hệ trẻ chủ nhân tương lai của đât nước cần đi tiên phong trong các hoạt động thúc đẩy cộng đồng quan tâm và có trách nhiệm đối với những vấn đề liên quan đến môi trường bảo vệ môi trường, phát huy tiềm năng và bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.
  Chúng ta cần quán triệt lập trường nhất quán của Đảng và Nhà nước ta là Việt nam khẳng định c đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; chủ quyền  đối với vùng nội thủy, lãnh hải; quyền chủ quyền và quyền tài phán trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa theo quy định của Công ước  Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982. 
  HS phải là người đi đầu trong việc tích cực tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cộng đồng về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển và hải đảo Việt Nam. 
  Tăng cường học tập, nghiên cứu, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biên giới quốc gia trên đất liền cũng như biển, đảo.  Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cộng đồng về khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng ven biển, hải đảo.
  Với ý nghĩa và tầm quan trọng như vậy nhưng nhiều học sinh vẫn còn chưa quan tâm đến bài học, tiếp nhận kiến thức một cách thụ động điều đó làm ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả của bài học nói riêng và môn họcnói chung. 
 Vì những lý do trên tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài này để nghiên cứu nhằm khắc phục những mặt còn hạn chế, tạo hưng thú cho học sinh trong quá trình học tập đồng thời góp phần nâng cao chất lượng cho học sinh trong bài học này.
2.2. Thực trạng
 Chủ quyền lãnh thổ quốc gia trong đó vấn đề về “Biên giới quốc gia trên biển” đang thu hút sự quân tâm của nhiều tầng lớp trong xã hội. Học sinh cần đi tiên phong trong các hoạt động thúc đẩy cộng đồng có trách nhiệm đối với những vấn đề liên quan đến môi trường bảo vệ môi trường, phát huy tiềm năng và bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.
  HS phải là người đi đầu trong việc tích cực tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cộng đồng về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển và hải đảo Việt Nam. Tăng cường học tập, nghiên cứu, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biên giới quốc gia trên đất liền cũng như biển, đảo.  Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cộng đồng về khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng ven biển, hải đảo.
  Với ý nghĩa và tầm quan trọng như vậy nhưng nhiều học sinh vẫn còn chưa quan tâm đến bài học, tiếp nhận kiến thức một cách thụ động điều đó làm ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả của bài học nói riêng và môn học nói chung. 
 Là một giáo viên dưới mái trường XHCN tôi không thể không băn khoăn và tôi luôn không ngừng tìm tòi học hỏi những kinh nghiệm để giúp học sinh có được những kết quả tốt nhÊt cho bài học nói riêng và môn học này nói chung.
2.3. Các giải pháp thực hiện.
2.3.1 - Đối với giáo viên
 Luôn không ngừng học hỏi bạn bè, đồng nghiệp ... có kiến thức sâu rộng, thường xuyên trau dồi, tích lũy kiến thức pháp luật qua việc tự học, tự nghiên cứu ở trong sách vở, báo chí, mạng lưới thông tin báo đài, internet, ... để nâng cao trình độ,gọt sắc tư duy, góp phần tìm ra những hình thức, biện pháp thích hợp để thực hiện đề tài. Đồng thời đổi mới phương pháp dạy học là hướng tới hoạt động tích cực, chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động, tăng cường sử dụng các phương tiện thiết bị dạy học, khả năng vận dụng và truyền đạt kiếnthức một cách linh hoạt, đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin để trau rồi kiến thức chuyên môn.
 Đổi mới phương pháp giảng dạy đáp ứng ngày càng cao nhu cầu giáo dục trong thời kì mới.
 Chuẩn bị tốt trước khi lên lớp .. 
2.3.2- Đối với học sinh.
 Cần nghiên cứu bài trước ở nhà, nghiêm túc, tự giác tích cực trong học tập
Tích cực phát biểu xây dựng bài, bổ xung ý kiến làm theo những yêu cầu của giáo viên với nhiệm vụ bài học.
 Tham khảo tài liệu, chủ động nắm bắt nội dung bài học, tìm hiểu, nghiên cứu pháp luật từ các trang web, báo chí và các mạng lưới thông tin khác để trả lời câu hỏi, đặt câu hỏi, giải quyết tình huống pháp luật, thực hiện theo yêu cầu của giáo viên; từ đó góp phần làm cho tiết học
2.3.3- Các biện pháp để tổ chức thực hiện
1. Xác định mục tiêu, nội dung trong bài học có thể tích hợp .
 Tìm hiểu từng mục tiêu bài dạy và trình độ phát triển tâm sinh lý của học sinh để có cách tổ chức hợp lí cho từng hoạt động học tập, nêu vấn đề tạo ra những tình huống pháp luật cụ thể đề nghiên cứu nhằm giúp học sinh độc lập suy nghĩ, giải quyết vấn đề và thể hiện bằng hành động của mình. Ngoài ra, từ mục tiêu mỗi bài dạy, giáo viên định hình và thiết kế nội dung hoạt động sao cho đảm bảo kiến thức trọng tâm, hệ thống được các đơn vị kiến thức, đủ điều kiện rút ra các nhận xét và kết luận cụ thể.
2. Tổ chức hoạt động. 
a. Biện pháp thảo luận nhóm: Giáo viên thực hiện theo các bước sau: 
 Bước 1: Giao nhiệm vụ: 
 Giáo viên hướng dẫn những tài liệu tham khảo liên quan đến bài học, giao nhiệm vụ cho từng nhóm hoặc cả lớp tìm hiểu tài liệu để chuẩn bị trước nội dung. Chia học sinh thành 4 nhóm, mỗi nhóm nghiên cứu và cử đại diện trả lời, những thành viên của tổ khác có thể tham gia ý kiến.
Bước 2: Tổ chức: 
 Giáo viên xây đựng hệ thống câu hỏi cho những bài học có nội dung tích hợp, dẫn dắt đưa nội dung tích hợp vào bài giảng, hướng dẫn học sinh căn cứ vào một số điều luật quy định để trả lời câu hỏi đó. Các câu hỏi có thể cho dưới dạng câu hỏi nêu vấn đề; câu hỏi vấn đáp; Các nhóm thảo luận để trả lời câu hỏi. 
Bước 3: Tổng kết, đánh giá: Giáo viên chia bảng thành 2 phần, mỗi phần dành cho 1 nhóm để trình bày bài thảo luận của mình (treo bảng phụ, giấy A0, hình ảnh minh họa, ), đồng thời cử 1 thư ký để ghi lại những nội dung bổ sung hoặc ghi điểm cho từng nhóm. Giáo viên yêu cầu đại diện từng nhóm lên trước lớp trình bày nội dung của nhóm đã tìm hiểu; cả lớp nghe và bổ sung thêm (nếu thấy thiếu sót); thư ký ghi lại tất cả những ý bổ sung. Giáo viên căn cứ vào nội dung đúng để cho điểm từng nhóm, chốt nội dung bài học; tuyên dương khen thưởng nhóm có số điểm cao, những cá nhân tích cực; nhắc nhở động viên nhóm thấp điểm; phê bình những học sinh chưa nghiêm túc trong học tập.
b. Biện Viết tham luận: Giáo viên thực hiện theo các bước sau:
 Bước 1:
 Giáo viên xác định mục tiêu bài học định hướng cho học sinh chọn chủ đề xây dựng kế hoạch thực hiện; giới thiệu tài liệu pháp luật liên quan đến chủ đề để học sinh tìm hiểu trước khi viết tham luận. 
Bước 2: Tổ chức: 
 Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm;
Nhóm 1: Viết tham luận vè chủ đề biên giới quốc gia trên đất liền.
Nhóm 2: Viết tham luận về chủ đề biên giới quốc gia trên biển.
 Bước 3: Tổng kết, đánh giá: 
 Tuyên dương, khen thưởng nhóm có số điểm cao, những cá nhân tích cực; nhắc nhở động viên nhóm thấp điểm; phê bình những học sinh chưa tích cực. 
c. Biện pháp thuyết trình, thuyết minh: Giáo viên thực hiện theo các bước sau: Bước 1: Giao nhiệm vụ: 
 Giáo viên lập kế hoạch, chọn nội dung; hướng dẫn những tài liệu pháp luật có liên quan để học sinh tham khảo; giao nhiệm vụ cho từng nhóm hoặc cả lớp chuẩn bị nội dung thuyết trình, thuyết minh. 
 Bước 2: Tổ chức: 
 Giáo viên chia lớp thành 2 hoặc 4 nhóm, mỗi nhóm thuyết trình, thuyết minh về nội dung mà giáo viên đã giao (nói, viết, minh họa hình ảnh tĩnh hoặc hình ảnh động qua phương tiện công nghệ thông tin). Những học sinh khác có thể đặt câu hỏi liên quan đến nội dung đang trình bày, yêu cầu người đang thuyết minh trả lời. 
 * Ví dụ: giáo viên nêu lên 2 vấn đề, yêu cầu học sinh thuyết trình trong thời gian 5 phút hoặc viết khoảng 100 từ cho 1 vấn đề: 
 - Vấn đề 1: Tại sao nói “Biên giới quốc gia nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thiêng liêng, bất khả xâm phạm”. 
 - Vấn đề 2: Là học sinh chúng ta phải làm gì để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay? (Học sinh dựa vào “Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” để giải quyết vấn đề). 
 Bước 3: Tổng kết, đánh giá: 
 Giáo viên cho cả lớp nhận xét và cho điểm mỗi nhóm bằng hình thức giơ tay. Giáo viên căn cứ vào nội dung truyền tải qua các bài thuyết minh để chốt nội dung bài học; tuyên dương, khen thưởng nhóm có số điểm cao, những cá nhân tích cực; nhắc nhở động viên nhóm thấp điểm; phê bình những học sinh chưa tích cực. 
d. Biện pháp kể chuyện: Giáo viên thực hiện theo các bước sau: 
Bước 1: Giáo viên chọn đề tài liên quan đến luật biên giới quốc gia; xây dựng kế hoạch thực hiện; giới thiệu một số kênh hình, chương trình, tạp chí, trang web,  liên quan đến đề tài để học sinh tìm hiểu, sưu tầm. Hướng dẫn học sinh cách sưu tầm qua các phương tiện thông tin, đặc biệt là internet,.... Kết hợp với Đoàn trường tổ chức hội thi kể chuyện tuyên truyền về bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia. 
Bước 2: Tổ chức:
 Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm; Mỗi nhóm sưu tầm và kể 1 câu chuyện tuyên truyền về bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia. (có quy định thời gian cụ thể). 
Bước 3: Tổng kết, đánh giá: 
 Giáo viên cho cả lớp nhận xét và cho điểm từng nhóm bằng hình thức giơ tay. Giáo viên căn cứ vào đề tài, nội dung truyền tải qua câu chuyện thuyết trình để chốt nội dung bài học; tuyên dương, khen thưởng nhóm có số điểm cao, những cá nhân tích cực; nhắc nhở động viên.
thực hiện và trình bày trước lớp (có quy định thời gian cụ thể). 
e. Một số biện pháp tích hợp khác: 
 Giáo viên xác định mục tiêu bài học; tự sưu tầm hoặc yêu cầu học sinh sưu tầm những hình ảnh, câu chuyện pháp luật,  mang tính thời sự qua thực tiễn cuộc sống hoặc qua các phương tiện thông tin đại chúng. Đầu tiết học giáo viên giới thiệu nội dung tiết học, lồng ghép thêm một vài câu chuyện tuyên truyền về bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia. ... Phần củng cố, giáo viên yêu cầu học sinh trình bày những câu chuyên tuyên truyền về bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia. mà mình sưu tầm được, từ đó đặt câu hỏi, đặt tình huống cụ thể, giới thiệu một số tài liệu cho học sinh chuẩn bị trước bài học (có thể lấy nội dung này để kiểm tra bài cũ), có như vậy thì nội dung tích hợp mới phát huy tính hiệu quả. 
 3. Kiểm tra, đánh giá. 
 Dùng biện pháp trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra, thi. Đây được xem như là một phương pháp đo đạc và đánh giá khách quan trình độ, khả năng, kết quả nhận thức của người học bằng hệ thống các câu hỏi theo những tiêu chí nhất định. Giáo viên thường sử dụng một số dạng câu trắc nghiệm: Lựa chọn đúng – sai; điền khuyết; lựa chọn nhiều phương án; lựa chọn cặp đôi;  
VD1: Khái niệm Biên giới quốc gia của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được quy định tại điều mấy của luật BGQG? 
a. Điều 1 Luật BGQG b. Điều 2 Luật BGQG c .Điều 3 Luật BGQG
VD2: Vùng tiếp giáp lãnh hải được quy định tại điều khoản nào? 
a. Điều 2 khoản 4 Luật BGQG b. Điều 2 khoản 3 Luật BGQG
 c .Điều 3 khoản 2 Luật BGQG d. Điều 3 khoản 4 Luật BGQG
2.3.4- Trích dẫn một số điều luật về biên giớ quốc gia và biên giới biển.
Điều 1 Luật BGQG quy định: Biên giới quốc gia của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là đường và mặt thẳng đứng theo đường đó để xác định giới hạn lãnh thổ đất liền, các đảo, các quần đảo trong đó có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, vùng biển, lòng đất, vùng trời của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 
Điều 4 khoản 1 Luật BGQG quy định: Đường cơ sở là đường gẫy khúc nối liền các điểm được lựa chọn tại ngấn nước thuỷ triều thấp nhất dọc theo bờ biển và các đảo gần bờ do Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam xác định và công bố. 
Điều 4 khoản 2 Luật BGQG quy định: Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển tiếp liền phía ngoài lãnh hải có chiều rộng mười hai hải lý.
Điều 4 khoản 3 Luật BGQG quy định:Vùng đặc quyền về kinh tế là vùng biển tiếp liền phía ngoài lãnh hải và hợp với lãnh hải thành một vùng biển rộng hai trăm hải lý tính từ đường cơ sở, trừ trường hợp điều ước quốc 5 tế giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các quốc gia hữu quan có quy định khác.
Điều 4 khoản 4 Luật BGQG quy định: Thềm lục địa là đáy biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần kéo dài tự nhiên của lục địa mở rộng ra ngoài lãnh hải cho đến bờ ngoài của rìa lục địa mà Việt Nam là quốc gia ven bờ có quyền chủ quyền, quyền tài phán được xác định theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, trừ trường hợp điều ước quốc tế giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các quốc gia hữu quan có quy định khác.
Điều 4 khoản 5 Luật BGQG quy định: Mốc quốc giới là dấu hiệu bằng vật thể dùng để đánh dấu đường biên giới quốc gia trên đất liền.
Điều 4 khoản 6 Luật BGQG quy định: Công trình biên giới là công trình được xây dựng để cố định đường biên giới quốc gia, công trình phục vụ việc quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia.
Điều 4 khoản 7 Luật BGQG quy định: Cửa khẩu là nơi thực hiện việc xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, xuất khẩu, nhập khẩu và qua lại biên giới quốc gia bao 6 gồm cửa khẩu đường bộ, cửa khẩu đường sắt, cửa khẩu đường thuỷ nội địa, cửa khẩu đường hàng hải và cửa khẩu đường hàng không.
Điều 4 khoản 2 Luật BGQG quy định: Đi qua không gây hại trong lãnh hải là việc tàu thuyền nước ngoài đi trong lãnh hải Việt Nam nhưng không làm phương hại đến hoà bình, an ninh, trật tự, môi trường sinh thái của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam và Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982.
Điều 5 Luật BGQG quy định: Khu vực biên giới bao gồm: 1. Khu vực biên giới trên đất liền gồm xã, phường, thị trấn có một phần địa giới hành chính trùng hợp với biên giới quốc gia trên đất liền; 2. Khu vực biên giới trên biển tính từ biên giới quốc gia trên biển vào hết địa giới hành chính xã, phường, thị trấn giáp biển và đảo, quần đảo; 7 3. Khu vực biên giới trên không gồm phần không gian dọc theo biên giới quốc gia có chiều rộng mười kilômét tính từ biên giới quốc gia trở vào. 
Điều 5 khoản 1 Luật BGQG quy định: Biên giới quốc gia được xác định bằng điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập hoặc do pháp luật Việt Nam quy định.
Điều 14 Luật BGQG quy định những hanhf vi bị bị nghiêm cấm ở khu vực biên giới quốc gia:1. Xê dịch, phá hoại mốc quốc giới; làm sai lệch, chệch hướng đi của đường biên giới quốc gia; làm đổi dòng chảy tự nhiên của sông, suối biên giới; gây hư hại mốc quốc giới; 2. Phá hoại an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới; xâm canh, xâm cư ở khu vực biên giới; phá hoại công trình biên giới; 3. Làm cạn kiệt nguồn nước, gây ngập úng, gây ô nhiễm môi trường, xâm phạm tài nguyên thiên nhiên và lợi ích quốc gia; 4. Qua lại trái phép biên giới quốc gia; buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ, vũ khí, ma tuý, chất nguy 9 hiểm về cháy, nổ qua biên giới quốc gia; vận chuyển qua biên giới quốc gia văn hoá phẩm độc hại và các loại hàng hoá khác mà Nhà nước cấm nhập khẩu, xuất khẩu; 5. Bay vào khu vực cấm bay; bắn, phóng, thả, đưa qua biên giới quốc gia trên không phương tiện bay, vật thể, các chất gây hại hoặc có nguy cơ gây hại cho quốc phòng, an ninh, kinh tế, sức khoẻ của nhân dân, môi trường, an toàn hàng không và trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới; 6. Các hành vi khác vi phạm pháp luật về biên giới quốc gia. 
Điều 3Luật Biển Việt Nam quy định: Vùng biển Việt Nam bao gồm nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam, được xác định theo pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế về biên giới lãnh thổ mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982. 
Điều 3 khoản 2Luật Biển Việt Nam quy định: Vùng biển quốc tế là tất cả các vùng biển nằm ngoài vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và các quốc gia khác, nhưng không bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển.
Điều 3 khoản 7 Luật Biển Việt Nam quy định: Đường đẳng sâu là đường nối liền các điểm có cùng độ sâu ở biển. 
Điều 4 Luật Biển Việt Nam quy định: 1. Quản lý và bảo v

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_phuong_phap_tich_hop_kien_thuc_phap_luat_vao_bai_giang.doc
  • docbia SKKN.doc