SKKN Phương pháp sử dụng công thức toán khi làm bài tập Vật lý12 cho học sinh trung bình

SKKN Phương pháp sử dụng công thức toán khi làm bài tập Vật lý12 cho học sinh trung bình

Trong quá trình giảng dạy môn vật lý ở trung hoc phổ thông, tôi thấy rằng mặc dù học sinh yêu thích môn lý.Nhưng một thời gian sau các em học sinh trung bình, yếu hay bị nản.Không phải vì giáo viên dạy kém đi mà do đặc thù của môn học.Những học sinh chăm chỉ đam mê thì không nói làm gì, các em đã có sẵn tư chất nên khi gặp những bài toán khó các em không bị nản chí.Với đối tượng học sinh yếu, trung bình để giữ lửa yêu thích môn học cho các em thực sự rất khó vì khả năng của các em có hạn.Chính vì thế đây là đối tượng tôi quan tâm và muốn tìm ra phương pháp dạy phù hợp để các em dần dần yêu thích môn học của tôi.Có nhiều cách để các em có hứng thú khi học tập như sưu tầm các câu chuyện khoa học, các tình huống vui trong vật lý,hay những câu truyện.Tuy nhiên, đó mới chỉ ra bước khởi đầu còn mấu chốt vẫn là kiến thức các em thu nhận được.Trong quá trình áp dụng bài tập điều tôi thấy các em gặp khó khăn chính là biến đổi toán học và tìm công thức vận dụng toán học phù hợp với bài toán. Với các em học sinh khá giỏi thì các em sẽ nhanh chóng tìm ra,nhưng với học sinh yếu, trung bình thì đó là một khó khăn vì dường như các em đã quên hoàn toàn. Đây chính là lí do tôi chọn đề tài này.

doc 19 trang thuychi01 6693
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Phương pháp sử dụng công thức toán khi làm bài tập Vật lý12 cho học sinh trung bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT CẨM THỦY3
 PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG CÔNG THỨC TOÁN 
 KHI LÀM BÀI TẬP VẬT LÝ12 CHO HS TRUNG BÌNH
Chung Thị Sen
Tổ: Lý- Hóa- Công nghệ
Trường THPT3Cẩm Thủy
A.Mở đầu
1.Lí do chọn đề tài
	Trong quá trình giảng dạy môn vật lý ở trung hoc phổ thông, tôi thấy rằng mặc dù học sinh yêu thích môn lý.Nhưng một thời gian sau các em học sinh trung bình, yếu hay bị nản.Không phải vì giáo viên dạy kém đi mà do đặc thù của môn học.Những học sinh chăm chỉ đam mê thì không nói làm gì, các em đã có sẵn tư chất nên khi gặp những bài toán khó các em không bị nản chí.Với đối tượng học sinh yếu, trung bình để giữ lửa yêu thích môn học cho các em thực sự rất khó vì khả năng của các em có hạn.Chính vì thế đây là đối tượng tôi quan tâm và muốn tìm ra phương pháp dạy phù hợp để các em dần dần yêu thích môn học của tôi.Có nhiều cách để các em có hứng thú khi học tập như sưu tầm các câu chuyện khoa học, các tình huống vui trong vật lý,hay những câu truyện.Tuy nhiên, đó mới chỉ ra bước khởi đầu còn mấu chốt vẫn là kiến thức các em thu nhận được.Trong quá trình áp dụng bài tập điều tôi thấy các em gặp khó khăn chính là biến đổi toán học và tìm công thức vận dụng toán học phù hợp với bài toán. Với các em học sinh khá giỏi thì các em sẽ nhanh chóng tìm ra,nhưng với học sinh yếu, trung bình thì đó là một khó khăn vì dường như các em đã quên hoàn toàn. Đây chính là lí do tôi chọn đề tài này.
 2. Mục đích nghiên cứu
 - Chuẩn bị các phương tiện như máy chiếu, các thiết kế trên máy tính, lên hệ thống các câu hỏi và chuẩn bị mảng kiến thức giới thiệu cho học sinh ôn tập trước.
 - Chuẩn bị các công thức toán phù hợp với nội dung cần truyền tải trong tiết học.
 - Củng cố kiến thức trong chương trình học một cách liên tục, giúp học sinh khắc sâu kiến thức cơ bản.
 3.Đối tượng nghiên cứu.
- Tập trung chủ yếu là nội dung chương trình ôn tập lớp 12. Nghiên cứu nội dung phần dao động điều hòa. Do đó, có thể ứng dụng vào các chương: SÓNG CƠ, DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU, SÓNG ĐIỆN TỪ. 
- Mọi đối tượng học sinh có thể vận dụng, nhưng đối tượng học sinh yếu,trung bình có thể vận dụng dễ dàng,dễ hiểu phù hợp với khả năng của các em.
4.Phương pháp nghiên cứu
- Trong quá trình giảng dạy luôn tìm ra cách để các em yêu thích môn của mình. Đây là ý tưởng tôi luôn mong muốn viết thành đề tài.
- Công thức toán thì vẫn vậy nhưng vấn đề là cách sắp xếp và đưa ra đúng từng thời điểm để học sinh không cảm thấy quá tải khi cùng một lúc phải nhớ nhiều công thức.
- Chọn lọc các bài tập ở tất cả các tài liệu từ internet, sách tham khảo, từ cách giải của học sinh, từ đồng nghiệp, chứ không nhất thiết giống cách viết của tác giả nào. Tôi chỉ sử dụng các công thức mà các tác giả đã viết sẵn phục vụ cho bài viết của mình.
B. NỘI DUNG
B.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
- Toán học là công cụ không thể thiếu trong các môn học, đặc biệt là các môn tự nhiên.Trong đó Vật lý là môn sử dụng nhiều nhất. Nên những học sinh giỏi toán thì cũng học lý rất tốt bởi vì các em đã có tư duy toán học logic.
- Với học sinh yếu và trung bình các em sẽ nản trí ngay khi không tìm ra cách giải vì vậy giáo viên phải là người định hướng, chỉ ra ngay hướng giải để các em vận dụng. Có như vậy các em mới có hứng thú học tiếp.
- Mặc dù các bài tập tôi đưa ra với chúng ta có vẻ là đơn giản nhưng với đối tượng học sinh tôi đề cập thì đó là một vấn đề lớn, một biện pháp kích thích học tập, một cách giúp các em cảm nhận môn vật lý nhẹ nhàng hơn.
-Sau đây là phần nội dung kiến thức trong đề tài nghiên cứu của tôi:
I.Phần dao động điều hòa
1. Xác định các đại lượng đặc trưng của một dao động hòa.
 HS phải dựa vào phương trình dao động tổng quát sau: x=Acos(ωt+φ) để xác định.
	Trong đó: A: Biên độ của dao động (đơn vị chiều dài)
 x: li độ (đơn vị chiều dài)
 ω: tốc độ góc (rad/s)
 (ωt+φ): pha dao động (rad)
 φ : pha ban đầu (rad)
Nhưng thực tế không phải lúc nào bài toán cũng đưa ra y như dạng tổng quát. Vậy lúc này HS cần có thêm kiến thức biến đổi lượng giác toán học thích hợp. Những công thức đó là:
 -sina= cos(a +)	(1)
 sina= cos(a -)	(2)
 -cosa= cos(a+ )	(3)
 sin3a= 3sina – 4sin3a	(4)
 cos3a= 4cos3a – 3cosa	(5)
Trong đó công thức (1), (2), (3) là hay gặp nhất.
Ví dụ 1: Phương trình dao động điều hòa của một vật có dạng x=- 6sin(10t +) (cm). Xác định biên độ, pha ban đầu của dao động?(6)
 Giải: 
 HS cần áp dụng cách biến đổi (1) ta có:
 x= 6sin(10t ++)= 6sin(10t+ )
Từ đó suy ra: A= 6cm
	 φ = rad
Ghi chú: - Trong trang này (1),(2),(3),(4),(5) là của tác giả chọn lọc từ sách giáo khoa đại số 11
 -(6) là của tác giả
Ví dụ 2: Phương trình dao động điều hòa của một vật có dạng x= - cos(5t -) (cm). Xác định biên độ, pha ban đầu của dao động? (7)
 Giải: 
 HS cần áp dụng cách biến đổi (3) ta có:
 x= - cos(5t -)= cos(5t -+ )=cos(5t+ ) cm
 Từ đó suy ra: A= 1cm
 φ= rad
Ví dụ 3: Li độ có phương trình: x= 12sin ωt – 16sin3 ωt. Nếu vật dao động điều hòa thì gia tốc có độ lớn cực đại là bao nhiêu? (8)
Giải: HS cần áp dụng cách biến đổi (4) ta có x= 4(3sin ωt - 4sin3 ωt)= 4sin3 ωt
Đến đây nếu không có gì thay đổi ta có thể giữ nguyên phương trình này. Vì đây cũng là dạng tổng quát theo hàm sin của dao động điều hòa.
Vậy gia tốc cực đại: amax= ω2A= (3ω)2 .4= 36ω2 
 Bài tập áp dụng:(9)
Bài 1: Phương trình dao động điều hòa của một vật có dạng x= -3cos2πt (cm). Tìm biên độ, pha ban đầu,tốc độ cực đại, gia tốc cực đại, cơ năng.
Bài 2: Phương trình dao động điều hòa của một vật có dạng x= -4sin5πt (cm). Tìm biên độ, pha dao động,chu kì, tần số của dao động.
2.Xác định thời điểm thứ nhất, thứ 2, thứ 3.vật qua vị trí có li độ x=x0, hoặc vật có tốc độ v=v0.(10)
 Để làm dạng bài tập này buộc các em phải biết cách giải phương trình lượng giác cơ bản sau:
Sinα= sina α= a +k2π hoặc α= π- a + k2π
Cosα= cosa α= +a +k2π hoặc α= -a +k2π
Ví dụ 4: Một vật dao động hòa với phương trình x= 24cos(t + π) (cm). Xác định thời điểm đầu tiên vật qua vị trí có li độ x= -12 cm và tốc độ tại thời điểm đó.(11)
Giải: ta có:
-12 = 24cos(t + π)
 cos(t + π) = -= cos( + π) (chú ý cần căn cứ xem thời điểm ban đầu vật bắt đầu xuất phát từ đâu)
 	t = t= s 0,67s
Tốc độ: v= -ωAsin( + π) = -(12π)(-) = 32,6 33cm/s
Ghi chú: -Trong trang 4: (7) tham khảo từ tài liệu ôn thi vật lí 247 trên internet
- (8),(9),(10): là của tác giả
- (11): sách bài tập vật lý 12 cơ bản.
3.Bài toán tổng hợp dao động điều hòa.
 - Ngoài việc các em sử dụng các công thức cơ bản của sách giáo khoa về tổng hợp dao động điều hòa:
 A2 = A12 + A22 + 2A1A2COS()
 tan = 
 Trong đó cần lưu ý các em chọn góc nằm trong khoảng hai góc và 
 -Khi tổng hợp đôi khi các bài toán không có sẵn ở dạng tổng quát thì học sinh phải tìm cách đưa về dạng tổng quát mà không làm biến đổi tần số góc, lúc này các em cần có công cụ toán học sau:
 -sina= cos(a +)	(1)
 sina= cos(a -)	(2)
 -cosa= cos(a+ )	(3)
 cosa + cosb = 2coscos (4)
 cosa - cosb = -2sinsin (5)
Ví dụ 1: Tìm phương trình dao động tổng hợp của các dao động cùng phương sau: (12)
 x1= a sin(2πt + )
 x2= a cos2πt
Giải:
 Áp dụng (2) và (4) ta có:
	x1= a sin(2πt + ) = a cos(2πt + - ) = a cos(2πt- )
Do đó : x= x1 + x2 = 2a coscos(2πt - ) = 1,9a cos(2πt - )
Ví dụ 2: Xác định dao động tổng hợp của hai dao động cùng phương sau: (13)
 x1= a cosωt ; x2 = 2a sin(ωt + )
 x1= a sin(2πt + ) ; x2= a cos2πt
Giải: Cả hai câu này ta đều phải dùng công thức (2) và sau đó sử dụng hai công thức cơ bản của tổng hợp hai dao động điều hòa, ta được kết quả như sau:
A= a
Vậy: x= a cos(ωt + )
A 2,4a
 = - 0,37 rad
 Vậy: x = 2,4a cos(2πt – 0,37).
Như vậy với loại bài tâp này, các em HS có thể sử dụng thành thạo cách làm mà không bỡ ngỡ khi đề bài ra không đúng dạng tổng quát.
Ghi chú: - Trong trang 5: (12), (13) tham khảo từ tài liệu Phương pháp giải toán vật lý 12 của tác giả Mai Chánh Trí.
4.Ứng dụng đường tròn lượng giác vào các bài toán dao động điều hòa.
a. Cơ sở lí thuyết 
Xét điểm M chuyển động tròn đều theo chiều dương (ngược chiều kim đồng hồ) với tốc độ góc ω trên quỹ đạo tâm O bán kính OM = A.
Ở thời điểm t = 0, điểm M ở vị trí M0 được xác định bởi góc φ.
Ở thời điểm t bất kì Mt  được xác định bởi góc (ωt + φ).
 ​
Hình chiếu của Mt  xuống trục Ox là P có tọa độ: x =  = Acos(ωt + φ).
Vì hàm sin hay cosin là một hàm điều hòa, nên dao động của điểm P được gọi là dao động điều hòa.
Nhận xét:
Tâm của đường tròn là VTCB O.
Bán kính của đường tròn bằng với biên độ dao động: R = A
Vị trí ban đầu của vật trên đường tròn hợp với chiều dương trục Ox một góc φ.
Tốc độ quay của vật trên đường tròn bằng ω.
Nửa trên đường tròn quy định vật chuyển động theo chiều âm , nửa rưới theo chiều dương.
Bên cạnh cách biểu diễn trên, ta cần chú ý thêm:
Thời gian để chất điểm quay hết một vòng (3600) là một chu kỳ T.
Chiều quay của vật ngược chiều kim đồng hồ.
Góc mà bán kính nối vật chuyển động quét được trong quá trình vật chuyển động tròn đều: Δφ = ωΔt
thời gian để vật dao động điều hòa đi được góc Δφ là: Δt=
b. Vận dụng
Câu 1. Vật dao động điều hoà với phương trình x = 4cos(2πt)cm. Thời gian mà vật từ vị trí ban đầu đến vị trí có li độ x = + 2 cm theo chiều âm lần đầu tiên.(14)
A. 1/3 s 
B. 1/6 s 
C. 1/2 s 
D. 2/3 s
Lời giải​
Tại thời điểm t = 0 nên x = 4cos(2π.0) = 4cm: Vật ở biên độ dương
Khi vật đi qua li độ x = + 2 cm lần đầu tiên ( hình vẽ)
 ​
Từ hình vẽ, ta thấy: φ0 = π/3 rad
Ta có: φ=ωt→t=φ/ω=(π/3)/2π=1/6s
Chọn B.
Câu 2.
Vật dao động điều hoà với phương trình x = 4cos(2πt)cm. Thời gian mà vật từ vị trí ban đầu đến vị trí có li độ x = + 2 cm theo chiều dương lần đầu tiên.(15)
A. 17/12 s 
B. 5/6 s 
C. 5/12 s 
D. 1/6 s
Lời giải​
Tại thời điểm t = 0 nên x = 4cos(2π.0) = 4cm: Vật ở biên độ dương
Khi vật đi qua li độ x = + 2 cm lần dương lần đầu tiên ( hình vẽ)
Ghi chú: - Trong trang 7 phần ví dụ (14),(15) là của tác giả
 ​
Từ hình vẽ cho ta thấy: φ0 = 2π - π/3 = 5π/6 rad
Vận dụng công thức: φ=ωt→t=φ/ω=(5π/6)/2π=5/12s
Chọn C.
Câu 3.
Một vật dao động điều hoà với phương trình x = 4cos(4πt + π/6) cm. Thời điểm thứ 3 vật qua vị trí x = 2cm theo chiều dương.(16)
A. 9/8 s  B. 11/8 s  C. 5/8 s  D. 1,5 s
Lời giải
 ​
Chú ý: HS phải kết hợp cả trục thời gian trong dao động điều hòa để giải 
Chọn B.
Câu 4.
Vật dao động điều hòa với phương trình x = Acos(ωt + φ) (cm). Tính thời gian vật đi từ vị trí có li độ x1=−3√A2 đến vị trí có li độ x2= A/2 theo chiều dương.(17)
A. T/4	B. T/6
C. T/12 D. T/8
Ghi chú: - Trong trang 8 này ví dụ (16),(17) tham khảo tác giả Tăng Giáp nguồn internet.
Lời giải
 ​
Từ hình vẽ, ta có: Δt=Δφ/ω=Δφ.T/2π=(π/2).(T/2π)=T/4
Chọn A.
Câu 5.
Một vật dao động điều hoà với phương trình x = 4cos(4πt + π/6) cm. Thời điểm thứ 2009 vật qua vị trí x = 2cm.
A. 12049/24 s 
B. 12061/24 s 
C. 12025/ 24s 
D. 2131/24 s
Lời giải​
 Chọn A
Chú ý: Ứng dụng này cứ gặp bài toán có dạng dao động điều hòa là có thể vận dụng được. 
II. Phần điện xoay chiều
 Các hệ thức toán học trong các tam giác, hay hình bình hành, hình vuông, hình chữ nhật được áp dụng rất hiệu quả trong phương pháp vectơ buộc,vectơ trượt. Cụ thể:
1. Cơ sở lí thuyết 
Xét mạch RLC được mắc như hình vẽ:
​
Giả sử dòng điện xoay chiều có dạng: i = I0 cos(ωt + φi) thì
• Hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở: uR = U0 Rcos(ωt + φi)
 ​
• Hiệu điện thế giữa hai đầu cuộn cảm thuần: uL = UL Lcos(ωt + φi + π/2)
 ​
• Hiệu điện thế giữa hai đầu tụ điện: uC = U0 Ccos(ωt + φi- π/2) 
​
Khi muốn xác định hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng phương pháp giản đồ vectơ ta có hai cách vẽ: PP buộc chung gốc và PP vectơ trượt. Mỗi phương pháp đều có ưu và nhược điểm riêng, tùy theo tứng bài chúng ta nên sử dụng phương pháp nào.
a) Phương pháp vectơ buộc chung gốc
Định nghĩa: Phương pháp vectơ buộc chung gốc là vẽ các vectơ sao cho gốc của chúng xuất phát phát từ một điểm.
Giản đồ vectơ:
​
b) Phương pháp vectơ đa giác
Xét tổng véctơ:  = + + 
Quy tắc: Từ điểm ngọn của véc tơ a⃗  ta vẽ nối tiếp véctơ b⃗  (gốc của b⃗  trùng với ngọn của a⃗ ). Từ ngọn của véctơ  b⃗  vẽ nối tiếp véctơ c⃗ . Véctơ tổng d⃗  có gốc là gốc của a⃗  và có ngọn là ngọn của véc tơ cuối cùng c⃗ 
​
Với đoạn mạch RLC như hình vẽ, ta có: u = uR + uL + uC tương ứng 
 = + +  vận dụng quy tắc đa giác ta có giản đồ vectơ và kiến thức về độ lệch pha của uR, uL, uC so với i, ta có quy tắc:
uL luôn hướng thẳng đứng lên trên.
uR luôn hướng sang ngang.
uC luôn hướng thẳng đứng xuống dưới.
Lưu ý: 
Bước 1: Vẽ độ dài các véc-tơ tỉ lệ với các giá trị hiệu dụng tương ứng.
Bước 2: Nối các điểm trên giản đồ có liên quan đến dữ kiện của bài toán.
Bước 3: Biểu diễn các số liệu lên giản đồ.
Bước 4: Dựa vào các hệ thức lượng trong tam giác để tìm các điện áp hoặc góc chưa biết.
2.Một số kiến thức toán hay gặp: 
 2.1. Tam giác thường
​
Định lí hàm cos: a2=b2+c2−2bc.cos(α)
Định lí hàm sin: asinα=bsinβ=csinγ
Tổng ba góc trong tam giác bằng 1800.
Hai góc bù nhau bằng 1800.
Hai góc phụ nhau bằng 900.
Hai tam giác gọi là đồng dạng nhau khi các góc chúng tương ứng bằng nhau hoặc tỉ lệ giữa các cạnh bằng nhau.
2.2. Tam giác vuông
 ​
Định lí 1: BC2 = AB2 + AC2
Định lí 2: AB2 = BC.BH và AC2 = BC.CH
Định lí 3: AH2 = BH.HC
Định lí 4: AB.AC = BC.AH
3.2. Hình bình hành
​
c2 = b2 + a2 + 2abcos(α)
Lưu ý: a = b thì tứ giác là hình thoi, khi đó hai đướng chéo sẽ vuông góc với nhau.
3. Ví dụ minh họa
Câu 1: Đặt điện áp u = 220cos100πt (V) vào hai đầu đoạn mạch AB gồm hai đoạn mạch AM và MB mắc nối tiếp. Đoạn AM gồm cuộn cảm thuần L mắc nối tiếp với điện trở thuần R, đoạn MB chỉ có tụ điện C. Biết điện áp giữa hai đầu đoạn mạch AM và điện áp giữa hai đầu đoạn mạch MB có giá trị hiệu dụng bằng nhau nhưng lệch pha nhau 2π/3. Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch AM bằng (18)
A. 220 V. 
B. 220/V. 
C. 220 V. 
D. 110 V.
Ghi chú: - Trong trang 13 phần ví dụ minh họa, câu 1 (18) có nhiều nguồn tài liệu, ở đây tôi tham khảo từ chương trình VTV2 bố sung kiến thức vật lý.
Bài giải:
Chọn C.
Câu 2.Trên đoạn mạch xoay chiều không phân nhánh có bốn điểm theo đúng thứ tự A, M, N và B. Giữa hai điểm A và M chỉ có điện trở thuần, giữa hai điểm M và N chỉ có tụ điện, giữa hai điểm N và B chỉ có cuộn cảm. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp xoay chiều 240V – 50 Hz thì uMB và uAM lệch pha nhau π/3, uAB và uMB lệch pha nhau π/6. Điện áp hiệu dụng trên R là: (19)
A. 80 (V). 
B. 60 (V). 
C. 80 (V). 
D. 60 (V).
Lời giải​
Chọn C.
Ghi chú: - trong trang 14, câu 2(19) tham khảo của tác giả Tăng giáp
Câu 3.Đặt điện áp xoay chiều tần số 50 Hz vào hai đầu đoạn mạch AB gồm hai đoạn mạch AM và MB mắc nối tiếp. Đoạn AM gồm điện trở thuần R = 100 Ω mắc nối tiếp với cuộn cảm thuần có độ tự cảm L, đoạn MB chỉ có tụ điện có điện dung C = 0,05/π (mF). Biết điện áp giữa hai đầu đoạn mạch MB và điện áp giữa hai đầu đoạn mạch AB lệch pha nhau π/3. Giá trị L bằng: (20)
A. 2/π (H). 
B. 1/π (H). 
C. /π (H). 
D. 3/π (H).
Lời giải​
Chọn B.
Câu 4.Cho mạch điện RLC nối tiếp, cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L thay đổi được. Đặt vào hai đầu đoạn mạch điện áp u = 200 cos100πt(V). Điều chỉnh L = L1 thì điện áp hiệu dụng hai đầu cuộn dây đạt cực đại và gấp đôi điện áp hiệu dụng trên điện trở R khi đó. Sau đó điều chỉnh L = L2 để điện áp hiệu dụng trên R cực đại, thì điện áp hiệu dụng hai đầu cuộn dây là: (21)
A. 100 V. 
B. 300 V. 
C. 200 V. 
D. 150 V.
Ghi chú: - Trong trang 15, ví dụ câu 3(20), câu 4(21) của tác giả Tăng Giáp
Lời giải:
Chọn C.
Câu 5.Cho mạch điện xoay chiều mắc nối tiếp theo thứ tự: điện trở R, tụ điện C và cuộn cảm thuần L có độ tự cảm thay đổi. Điều chỉnh độ tự cảm sao cho điện áp hiệu dụng trên cuộn cảm đạt giá trị cực đại, khi đó điện áp hiệu dụng trên R là 100 V và khi điện áp tức thời hai đầu mạch là 100 V thì điện áp tức thời của đoạn mạch RC là 50 V. Điện áp hiệu dụng của đoạn mạch là: (22)
A. 100 V.  B. 100 V.  C. 200V.  D. 50 V.
Lời giải​
Chọn B.
Ghi chú: - Trong trang 16, ví dụ câu 5 (22) nguồn internet.
B.2: Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
- Trong quá trính giảng dạy tôi được tiếp xúc với nhiều thế hệ học sinh, đặc biệt là HS yếu, trung bình và số it HS khá. Đây là những đối tượng ở các lớp sau các lớp chọn. Đa số các em đều hạn chế kiến thức về mọi môn, và là đối tượng đặt ra mục tiêu cần bồi dưỡng,bổ sung kiến thức.
- Thời gian đầu các em rất hào hứng, nhưng cũng nhiều HS thắc mắc: “ sao môn Lý khó thế cô”. Ngoài việc động viên các em chịu khó tiếp thu, tôi còn tìm cách dạy phù hợp với khả năng của các em, thậm chí qua từng bài có một chút đổi mới để phù hợp với các em.
- Trong quá trinh giảng dạy các đồng nghiệp thường nói rằng các em HS biến đổi toán học rất yêu. Đó là thực trạng của học sinh bây giờ, thậm chí các em rất chậm khi vận dụng một kết quả toán học với một dạng công thức của vật lý mặc dù chúng chỉ khác nhau về kí hiệu.
- Trong các tài liệu tham khảo hiện nay thì các tác giả chỉ tổng hợp một số công thức toán ngay ở phần lý thuyết cùng với các công thức vật lý. Điều nàycũng mang tính hệ thống, xong với các em HS yếu thì càng làm các em nản chí và khi gặp bài tập thì cũng không biết vận dụng công thức nào trước. Vì vậy, tôi phải chia nhỏ mảng công thức kèm theo bài tập áp dụng khi dạy từng dạng bài tập, cứ làm như vậy cho từng chương tôi nhận thấy kết quả đạt được là khả thi. HS có hứng học tập.
B.3 Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
- Các giải pháp đã sử dụng trong quá trình thực hiện phương pháp này:
+ Phân loại bài tập từng chương, từ loại đơn giản đến loại trung bình, loại khó chỉ dạy ít và dạy sau khi các em đã thạo loại đơn giản.
+ Sưu tầm các công thức toán có thể sử dụng cho từng loại để giới thiệu trước khi đi làm từng loại bài tập, kể cả các công thức vật lý ở lớp dưới có liên quan nữa.
+ Sưu tầm các loại bài tập từ nhiều nguồn như: vật lí 247, thư viện đề thi và kiểm tra, sách tham khảo, youtube.
B.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
- Tôi nghĩ đây là một sáng kiến rất có hiệu quả, đòi hỏi giáo viên phải mất nhiều thời gian để xây dựng sắp xếp.
- Khác với các sáng kiến kinh nghiệm khác thường hay đào sâu vào một mảng kiến thức khó và phục vụ cho đối tượng HS khá, giỏi mà chưa quan tâm nhiều đến đối tượng HS yếu, trung bình chiếm số lượng đông trong nhà trường.
- Tạo được tính khích lệ tinh thần học cho các em. Vì các em được tiếp cận kiến thức một cách đơn giản, nhẹ nhàng.
C. Kết luận, kiến nghị
- Qua quá trình tích lũy kinh nghiệm giảng dạy môn vật lý, tôi thấy phương pháp thực hiện của mình là có hiệu quả. Không chỉ ứng dụng cho bản thân mà các đồng nghiệp cũng có thể vận dụng theo hướng này. Giáo viên cần có tâm huyết với đối tượng học sinh còn hạn chế về kiến thức để kích thích sự yêu thích môn học.
- Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm của tôi, rất mong được các đồng chí tham khảo và đóng góp ý kiến để tôi bổ sung ứng dụng vào quá trình dạy học.
- Tài liệu tham khảo: Vật lý 247, tìm đọc tài liệu của thầy Chu Văn Biên, Kênh vtv2 bổ trợ kiến thức vật lý, trên youtube..
Tài liệu tham khảo:
(1),(2),(3),(4),(5),(6): Là của tác giả
(7): Vật lý 247 internet
(8), (9),(10): Của tác giả
(11): Sách bài tập vật lí 12 cơ bản
(12), (13): Phương pháp giải toán vật lý 12- Mai Chánh Trí
(14), (15): Của tác giả
(16), (17): Của tác giả Tăng Giáp
(18): Chương trình VTV2 bổ trợ kiến thức vật lý
(19), (20),(21) : Tác giả Tăng Giáp
(22): Nguồn internet
D. Phụ lục
A.Mở đầu
1.Lí do chọn đề tàiTrang2
2. Mục đích nghiên cứuTrang2
3.Đối tượng nghiên cứuTrang2
4.Phương pháp nghiên cứu..Trang2
B.Nội dung
B.1.Cơ sở lí luận của SKKN Trang3
I. Phần dao động điều hòaTrang3
1.Xác định các đại lượng đặc trưng của dao động điều hòaTrang3
2.Xác định thời điểm 1,2,3qua x0.Trang4
3.Bài toán tổng hợp dao động điều hòa..Trang5
4.Ứng dụng vòng tròn lượng giácTrang6
II.Phần điện xoay chiều...Trang 9
B.2.Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng SKKN. Trang16
B.3.Giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề Trang17
B.4.Hiệu quả của SKKN với hoạt động giáo dục, bản thân, đồng nghiệp và 
Nhà trường Trang17

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_phuong_phap_su_dung_cong_thuc_toan_khi_lam_bai_tap_vat.doc