SKKN Phương pháp giải nhanh một dạng bài toán tổng hợp giữa quy luật di truyền tương tác với di truyền liên kết bằng cách dựa vào tỉ lệ các loại kiểu hình đặc trưng, chương II, phần V, Sinh học 12

SKKN Phương pháp giải nhanh một dạng bài toán tổng hợp giữa quy luật di truyền tương tác với di truyền liên kết bằng cách dựa vào tỉ lệ các loại kiểu hình đặc trưng, chương II, phần V, Sinh học 12

Chương trình Sinh học từ các cấp THCS đến cấp THPT hiện nay là một chương trình được xây dựng theo dạng "đồng tâm xoắn ốc" do đó mà càng lên các lớp học cao hơn, lượng kiến thức về các vấn đề nghiên cứu ngày càng sâu và rộng hơn. Chính vì vậy chương trình Sinh học 12 THPT cuối cấp đã thể hiện rõ điều này với 3 nội dung lớn gồm: Di truyền học, Tiến hóa và Sinh thái học.

 Với 3 nội dung cùng với lượng kiến thức lớn này đã bao trùm gần hết nội dung của các đề thi tốt nghiệp, đại học những năm trước hoặc đề thi THPT Quốc Gia hai năm học gần đây nhất. Trong cấu trúc đề thi THPT Quốc Gia năm 2015 chương "Tính quy luật của hiện tượng di truyền, phần V Di truyền học", chiếm 10 trong số 50 câu. Tuy nhiên, thời lượng học chương trình lại rất ngắn. Cụ thể như học sinh học chương trình chuẩn chỉ được nghiên cứu phần này trong 6 tiết ( chưa tính 1 tiết bài tập và 1 tiết thực hành ), học sinh học chương trình nâng cao cũng chỉ được nghiên cứu trong 7 tiết ( chưa tính 1 tiết bài tập và 1 tiết thực hành). Trong khi đó các bài tập về quy luật di truyền trong các đề thi hiện nay thường hỏi với những câu hỏi mang tính tư duy cao ở mức hiểu và vận dụng cùng lúc nhiều quy luật di truyền, với nhiều dữ kiện khác nhau trong đề. Với những dạng bài tập tổng hợp nhiều quy luật như vậy đối với học sinh thực sự là khó mà với số lượng câu nhiều trong một đề thi cũng như thời lượng học tập bộ môn lại ít như vậy sẽ khó có thể linh hoạt vận dụng hết khả năng để giải quyết các bài tập này.

 Thực tế qua nhiều năm giảng dạy tại trường THPT Hậu Lộc 3 và ôn thi học sinh giỏi, tốt nghiệp, đại học, cao đẳng hoặc gần nhất là THPT Quốc gia tôi nhận thấy rằng học sinh thường bối rối hoặc bế tắc trong các bài tập tổng hợp nhiều quy luật di truyền chi phối phép lai, không chỉ vì nó khó và phức tạp mà còn vì thời gian giải ra kết quả rất lâu, dễ xảy ra nhầm lẫn. Trong khi đó, xu hướng chung của hình thức kiểm tra đánh giá học sinh hiện nay đang được áp dụng là sử dụng câu hỏi trắc nghiệm, với những ưu điểm như phạm vi kiến thức rộng, chống được "học tủ, học lệch", kiểm tra được nhiều kỹ năng khác của học sinh ngoài kiến thức. Mặt khác hiện nay đã có nhiều sách giáo khoa tham khảo cũng có đề cấp đến các dạng bài tập này nhưng chưa định hình rõ cách giải chung hoặc định hình cách giải xong vẫn chưa giúp học sinh vận dụng một cách có hiệu quả nhất.

 

doc 26 trang thuychi01 10715
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Phương pháp giải nhanh một dạng bài toán tổng hợp giữa quy luật di truyền tương tác với di truyền liên kết bằng cách dựa vào tỉ lệ các loại kiểu hình đặc trưng, chương II, phần V, Sinh học 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Trang
A. MỞ ĐẦU............................................................................................................ .... 
I. Lý do chọn đề tài................................................................................................ ..... 
II. Mục đích nghiên cứu..............................................................................................
III. Đối tượng nghiên cứu............................................................................................
IV. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................
1
1
2
2
2
B. NỘI DUNG..............................................................................................
I. Cơ sở lý luận..............................................................................................
1. Tổng quan về Tương tác gen - Liên kết gen - Hoán vị gen................................
2. Mối quan hệ giữa Tương tác gen - Liên kết gen - Hoán vị gen trong trường hợp 3 cặp gen nằm trên 2 cặp NST quy định 2 cặp tính trạng................................
3. Cơ sở để xác định các loại kiểu hình đặc trưng được hình thành từ những phép lai.............................................................................................................	
II.Thực trạng của vấn đề nghiên cứu tại trường THPT ... .................................
III. Xây dựng phương pháp và vận dung phương pháp giải bài tập liên quan .......................................................................................................................
1. Xây dựng phương pháp......................................................................................
2. Vận dụng phương pháp để giải một số bài tập liên quan......................................
IV. Ưu điểm của sáng kiến....................................................................................
3
3
3
3
3
4
4
4
9
23
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. Kết luận........................................................................................................................
II. Kiến nghị ..................................................................................................................
24
24
A. MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
	Chương trình Sinh học từ các cấp THCS đến cấp THPT hiện nay là một chương trình được xây dựng theo dạng "đồng tâm xoắn ốc" do đó mà càng lên các lớp học cao hơn, lượng kiến thức về các vấn đề nghiên cứu ngày càng sâu và rộng hơn. Chính vì vậy chương trình Sinh học 12 THPT cuối cấp đã thể hiện rõ điều này với 3 nội dung lớn gồm: Di truyền học, Tiến hóa và Sinh thái học.
	Với 3 nội dung cùng với lượng kiến thức lớn này đã bao trùm gần hết nội dung của các đề thi tốt nghiệp, đại học những năm trước hoặc đề thi THPT Quốc Gia hai năm học gần đây nhất. Trong cấu trúc đề thi THPT Quốc Gia năm 2015 chương "Tính quy luật của hiện tượng di truyền, phần V Di truyền học", chiếm 10 trong số 50 câu. Tuy nhiên, thời lượng học chương trình lại rất ngắn. Cụ thể như học sinh học chương trình chuẩn chỉ được nghiên cứu phần này trong 6 tiết ( chưa tính 1 tiết bài tập và 1 tiết thực hành ), học sinh học chương trình nâng cao cũng chỉ được nghiên cứu trong 7 tiết ( chưa tính 1 tiết bài tập và 1 tiết thực hành). Trong khi đó các bài tập về quy luật di truyền trong các đề thi hiện nay thường hỏi với những câu hỏi mang tính tư duy cao ở mức hiểu và vận dụng cùng lúc nhiều quy luật di truyền, với nhiều dữ kiện khác nhau trong đề. Với những dạng bài tập tổng hợp nhiều quy luật như vậy đối với học sinh thực sự là khó mà với số lượng câu nhiều trong một đề thi cũng như thời lượng học tập bộ môn lại ít như vậy sẽ khó có thể linh hoạt vận dụng hết khả năng để giải quyết các bài tập này.
	Thực tế qua nhiều năm giảng dạy tại trường THPT Hậu Lộc 3 và ôn thi học sinh giỏi, tốt nghiệp, đại học, cao đẳng hoặc gần nhất là THPT Quốc gia tôi nhận thấy rằng học sinh thường bối rối hoặc bế tắc trong các bài tập tổng hợp nhiều quy luật di truyền chi phối phép lai, không chỉ vì nó khó và phức tạp mà còn vì thời gian giải ra kết quả rất lâu, dễ xảy ra nhầm lẫn. Trong khi đó, xu hướng chung của hình thức kiểm tra đánh giá học sinh hiện nay đang được áp dụng là sử dụng câu hỏi trắc nghiệm, với những ưu điểm như phạm vi kiến thức rộng, chống được "học tủ, học lệch", kiểm tra được nhiều kỹ năng khác của học sinh ngoài kiến thức. Mặt khác hiện nay đã có nhiều sách giáo khoa tham khảo cũng có đề cấp đến các dạng bài tập này nhưng chưa định hình rõ cách giải chung hoặc định hình cách giải xong vẫn chưa giúp học sinh vận dụng một cách có hiệu quả nhất. 
	Nhằm giúp HS có các thao tác nhanh trong giải toán tổng hợp nhiều quy luật di truyền trong một phép lai, tôi mạnh dạn đề xuất sáng kiến qua kinh nghiệm thực tế giảng dạy của bản thân: 
 " Phương pháp giải nhanh một dạng bài toán tổng hợp giữa quy luật di truyền tương tác với di truyền liên kết bằng cách dựa vào tỉ lệ các loại kiểu hình đặc trưng, chươngII, phần V, Sinh học 12 "
	Với sáng kiến kinh nghiệm này tôi chỉ có một mong muốn giúp HS thấy rõ được mối liên hệ mật thiết của các quy luật di truyền mà có cách xác định nhanh kết quả trong làm toán trắc nghiệm và bài tập tự luận.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
- Định hình rõ cách giải các dạng bài tập lai có sự tổ hợp của những quy luật di truyền như
	+ Tương tác gen - liên kết gen.
	+ Tương tác gen - hoán vị gen.
	+ Vận dụng ở một số trường hợp phân li độc lâp - liên kết gen, phân li độc lâp - hoán vị gen, phân li độc lập - tương tác gen.
- Đơn giản hóa một số dạng bài tập phức tạp để học sinh có thể giải nhanh hơn.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
	Nghiên cứu cơ sở khoa học trong mối quan hệ giữa các quy luật di truyền phân li - phân li độc lập - tương tác gen - hoán vị gen, sự hình thành các loại "kiểu hình đặc trưng" trong các phép lai từ đó xây dựng được phương pháp giải nhanh dạng bài tập lai tổng hợp của nhiều quy luật di truyền tương tác gen - phân li - liên kết gen, tương tác gen - phân li - hoán vị gen.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
Đề tài được thực hiện dựa trên các phương pháp cơ bản như sau:
	- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết bằng cách dựa vào các tài liệu như SGK Sinh học 12 Cơ bản, nâng cao, sách tham khảo về di truyền học.
	- Phương pháp thống kê xử lý số liệu (ở nhiều năm học, với nhiều lớp học sinh) thông qua các bài kiểm tra, kết quả của các kỳ thi có các dạng bài tập liên quan đến phương pháp xây dựng.
B. NỘI DUNG.
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN.
1. Tổng quan về Tương tác gen - Liên kết gen - Hoán vị gen.
a. Tương tác gen(tác động của nhiều gen lên sự hình thành 1 tính trạng).
	Hiện tượng nhiều gen không alen không chỉ tác động riêng rẽ lên sự hình thành tính trạng mà còn tác động qua lại với nhau để cùng quy định 1 tính trạng. Thực chất của tương tác gen là sự tương tác giữa sản phẩm của gen này với gen khác hoặc sản phẩm của gen khác. Gồm các kiểu tương tác với các tỉ lệ đặc trưng từ phép lai P : AaBb x AaBb
	+ Bổ sung : 9 : 7, 9 : 6 : 1, 9 : 3 : 3 : 1, 9: 3 : 4.
	+ Át chế : át chế trội: 12 : 3 : 1, 13 : 3 hoặc át chế lặn: 9 : 3 : 4
	+ Cộng gộp:	 1: 4 : 6 : 4 : 1 và 15 : 1
b. Liên kết gen.
	Hiện tượng các gen trên cùng 1 NST có hiện tượng liên kết hoàn toàn làm thành nhóm gen liên kết nên khi di truyền chúng di truyền cùng nhau. Số nhóm liên kết ở mỗi loài tương ứng với số NST trong bộ đơn bội(n) của loài đó. Số nhóm tính trạng liên kết tương ứng với số nhóm gen liên kết. Một số phép lai cho tỉ lệ đặc trưng:
+ P: (Aa, Bb)x (aa,bb) cho tỉ lệ (A-B-) : aabb 
+ P: (Aa, Bb)x (Aa,Bb) cho tỉ lệ: (A-B-) : aabb nếu P: 
	hoặc A-bb : (A-B-): (aaB-) nếu P: 
c. Hoán vị gen.
 	Hoán vị gen là hiện tượng trong quá trình giảm phân hình thành giao tử, ở một số tế bào, khi các nhiễm sắc thể tương đồng tiếp hợp với nhau, giữa chúng xảy ra hiện tượng trao đổi đoạn NST dẫn tới các gen đổi chỗ cho nhau. Tần số hoán vị gen(f) được tính bằng tỉ lệ phần trăm số cá thể có tái tổ hợp gen, hay tỉ lệ giữa số giao tử hoán vị trên tổng số giao tử, f≤50%. Một số biểu hiện khi có hoán vị gen:
+ Phép lai có sự xuất hiện biến dị tổ hợp.
+ P: (Aa, Bb)x (aa,bb) cho tỉ lệ ¹ 1 : 1
+ P: (Aa, Bb)x (Aa,Bb) cho tỉ lệ ¹ 3 : 1 hoặc 1 : 2: 1
+ Đối với phép lai P: (Aa, Bb)x (Aa,Bb)® Có tỉ lệ các loại kiểu hình biểu hiện mối quan hệ mật thiết theo công thức: %A-B-=0,5+%aabb; %A-bb=%aaB-=0,25-%aabb
2. Mối quan hệ giữa Tương tác gen - Liên kết gen - Hoán vị gen trong trường hợp 3 cặp gen nằm trên 2 cặp NST quy định 2 cặp tính trạng
Giả sử 3 cặp gen xét đó là Aa, Bb, Dd nằm trên 2 cặp NST, nếu Aa và Bb tương tác với nhau để cùng quy định 1 tính trạng khi đó xảy ra mối quan hệ cụ thể : 
	- TH1: Aa liên kết hoàn toàn hoặc không hoàn toàn với Dd , kiểu gen có thể là:
	 hoặc 
	- TH2: Aa liên kết hoàn toàn hoặc không hoàn toàn với Dd , kiểu gen có thể là:
	 hoặc
3. Cơ sở để xác định các loại kiểu hình đặc trưng được hình thành từ những phép lai:	
a. Khái niệm:	"Loại kiểu hình chỉ có 1 kiểu quy ước gen duy nhất"
	Từ loại kiểu hình đặc trưng này ta có thể phân tích mới quan hệ giữa Aa với Dd và Bb với Dd để tìm ra hiện tượng di truyền và kiểu gen của P.
Ví dụ: Phép lai xuất hiện kiểu tương tác bổ sung 9 : 7
	 A-B-: Hoa đỏ; A-bb =aaB- = aabb: hoa trắng
	D: Thân cao; d- thân thấp
	P(Aa,Bb,Dd) ® F Xuất hiện: Đỏ, cao(A-B-D-) ; Đỏ, thấp(A-B-dd); Trắng, cao(A-bbD-; aaB-D-;aabbD-); Trắng thấp(A-bbdd; aaB-dd;aabbdd)
+ Kiểu hình đặc trưng: Đỏ, cao(A-B-D-) ; Đỏ, thấp(A-B-dd) là kiểu hình đặc trưng vì chỉ có 1 kiểu quy ước gen duy nhất là (A-B-D-) và (A-B-dd). 
+ Kiểu hình không đặc trưng: Các kiểu hình còn lại vì nhiều kiểu quy ước gen như trắng, cao có tới 3 kiểu quy ước gen(A-bbD-; aaB-D-;aabbD-)
Tùy từng kiểu tương tác mà ta có các loại kiểu hình đặc trưng. P(Aa,Bb,Dd)® F cho các loại kiểu hình
b. Một số loại kiểu hình đặc trưng cho các kiểu tương tác
(Dựa vào các kiểu hình này để phân tích mối quan hệ giữa Aa, Bb, Dd)
+Kiểu tương tác bổ sung
Tỉ lệ
Có thể dựa vào một trong các loại tỉ lệ của loại kiểu hình đặc trưng
9:7
A-B- dd hoặc A-B- D-
9:6:1
A-B-dd hoặc A-B-D- hoặc aabbdd hoặcaabbD-
9:3:3: 1
Ưu tiên theo thứ tự: aabbdd ® aaB-dd hoặc A-bbdd ®A-B-dd
9:3:4
A-B-dd và A-bbdd hoặc A-B-dd và aaB-dd
- Kiểu tương tác át chế 
Tỉ lệ
Có thể dựa vào một trong các loại tỉ lệ của loại kiểu hình đặc trưng
13:3
 aaB-dd (A át chế B) hoặc A-bbdd (B át chế A)
12:3:1
 aaB-dd và aabbdd (A át chế B) hoặc A-bbdd ≠ aabbdd (B át chế A)
9:3:4
A-B-dd và A-bbdd hoặc A-B-dd và aaB-bb 
	- Kiểu tương tác cộng gộp
Tỉ lệ
Có thể dựa vào một trong các loại tỉ lệ của loại kiểu hình đặc trưng
15 : 1
 aabbdd
1: 4 : 6 : 4 : 1
AABB ≠ AABb=AaBB ≠AaBb = AAbb=aaBB ≠ aaBb= Aabb ≠ aabb
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN.
	 Chưa định hình được phương pháp chung nhất cho dạng bài tập này hoặc chỉ mới định hình cho một số trường hợp nhỏ chưa hoặc không áp dụng được cho nhiều bài toán khác nhau.
	Một số phương pháp giải thực hiện theo phương pháp truyền thống, dài mất thời gian chỉ áp dụng chủ yếu do dạng bài tập tự luận.
III. XÂY DỰNG PHƯƠNG PHÁP VÀ VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP LIÊN QUAN.
1. XÂY DỰNG PHƯƠNG PHÁP
1.1. Bước 1: Xét riêng sự di truyền của từng loại tính trạng khi đó ta nhận thấy
a. Xét loại tính trạng 1: Ta thu được tỉ lệ đặc trưng của các kiểu tương tác và ta có thể có các cách quy ước gen, cụ thể nếu xét P: AaBb x AaBb thì :
- Kiểu tương tác bổ sung
Tỉ lệ
Cách quy ước gen cho các loại kiểu hình
9:7
A-B- ≠ A-bb =aaB- = aabb
9:6:1
A-B- ≠ A-bb =aaB- ≠ aabb
9:3:3: 1
A-B- ≠ A-bb ≠aaB- ≠ aabb
9:3:4
A-B- ≠ A-bb ≠ aaB- = aabb hoặc A-B- ≠ aaB- ≠ A-bb = aabb
- Kiểu tương tác át chế 
Tỉ lệ
Cách quy ước gen cho các loại kiểu hình
13:3
 A-B- = A-bb = aabb ≠ aaB- (A át chế B)
 hoặc A-B- = aaB- = aabb ≠ A-bb (B át chế A)
12:3:1
 A-B- = A-bb ≠ aaB- ≠ aabb (A át chế B) 
hoặc A-B- = aaB- ≠ A-bb ≠ aabb (B át chế A)
9:3:4
A-B- ≠ A-bb ≠ aaB- = aabb hoặc A-B- ≠ aaB- ≠ A-bb = aabb
- Kiểu tương tác cộng gộp
Tỉ lệ
Cách quy ước gen cho các loại kiểu hình
15 : 1
 A-B- = A-bb = aaB- ≠ aabb
1: 4 : 6 : 4 : 1
AABB ≠ AABb=AaBB ≠AaBb = AAbb=aaBB ≠ aaBb= Aabb ≠ aabb
Lưu ý: Dấu "=" thể hiện các kiểu gen cùng quy định 1 loại kiểu hình, dấu " ≠" thể hiện các kiểu gen quy định các loại kiểu hình khác nhau.
b. Xét loại tính trạng 2: Thấy có tỉ lệ 3:1 theo quy luật phân li (nếu P : Dd x Dd)Þ ta có thể quy ước gen D- KH1 trội hoàn toàn d- KH1
	Vậy đến đây ta có thể kết luật P dị hợp 3 cặp gen P(Aa, Bb, Dd) và 3 cặp gen dị hợp này có thể xảy ra 3 khả năng sau:
	+ Khả năng 1: Aa, Bb, Dd nằm trên 3 cặp NST khác nhau, di truyền độc lập.
	+ Khả năng 2: Aa nằm trên 1 cặp NST di truyền theo quy luật phân li, Bb và Dd cùng nằm trên 1 cặp NST khác di truyền liền kết gen hoặc hoán vị gen.
	+ Khả năng 3: Bb nằm trên 1 cặp NST di truyền theo quy luật phân li, Aa và Dd cùng nằm trên 1 cặp NST khác di truyền liền kết gen hoặc hoán vị gen.
Muốn biết xem xảy ra trường hợp nào ta tiếp Bước 2 và Bước 3:
1.2. Bước 2: Xét chung sự di truyền của các loại tính trạng bằng cách "nhân các tỉ lệ kiểu hình khi xét riêng" nhằm tìm ra hiện tượng di truyền chi phối đồng thời 2 loại tính trạng.
TH1: Nếu tỉ lệ kiểu hình thu được khi xét chung "bằng" với tỉ lệ kiểu hình F đề choÞ Aa, Bb và Dd nằm trên 3 cặp NST khác nhau và di truyền độc lậpÞ KG P AaBbDd
TH2: Nếu tỉ lệ kiểu hình thu được khi xét chung "khác" với tỉ lệ kiểu hình F đề choÞ Þ Aa, Bb và Dd nằm trên 2 cặp NST khác nhau, xảy ra các khả năng 2 hoặc 3 như trên.
1.3. Bước 3: Dựa vào tỉ lệ kiểu hình đặc trưng ở F đề cho để xác định kiểu gen của bố mẹ (P) đem lai và hiện tượng di truyền cụ thể(liên kết gen hay hoán vị gen)
a. TH1: KG của P AaBbDd x AaBbDd (Đã xác định ngay từ bước 2).
b.. TH2: Để biết rõ có hiện tượng hoán vị gen hay liên kết gen ta cần dựa vào "tỉ lệ của loại kiểu hình đặc trưng" ở F đề cho để xác định, cụ thể:
	Mọi loại kiểu hình đều có thể coi là đặc trưng tùy thuộc vào kiểu tương tác đó là gì mà ta có các loại kiểu hình đặc trưng. 
	Nếu xét phép lai:P(Aa,Bb,Dd)® F cho các loại kiểu hình, tất cả chúng đều có thể coi là đặc trưng tùy kiểu tương tác ta có thể phân tích:
Kiểu hình A-B-D- nếu phân tích thấy:
Kiểu hình A-B-dd hoặc A-bbD- hoặc aaB-D- hoặcA-bbD- nếu phân tích thấy:
Kiểu hình A-bbdd hoặc aaB-dd hoặc aabbD- nếu phân tích thấy:
Kiểu hình aabbdd nếu phân tích thấy:
Ta nên dựa vào bảng các loại kiểu hình đặc trưng cho các kiểu tương tác sau để chọn cho hợp lý từng bài tập cụ thể:
+Kiểu tương tác bổ sung
Tỉ lệ
Có thể dựa vào một trong các loại tỉ lệ của loại kiểu hình đặc trưng
9:7
A-B- dd hoặc A-B- D-
9:6:1
A-B-dd hoặc A-B-D- hoặc aabbdd hoặcaabbD-
9:3:3: 1
Ưu tiên theo thứ tự: aabbdd ® aaB-dd hoặc A-bbdd ®A-B-dd
9:3:4
A-B-dd và A-bbdd hoặc A-B-dd và aaB-dd
- Kiểu tương tác át chế 
Tỉ lệ
Có thể dựa vào một trong các loại tỉ lệ của loại kiểu hình đặc trưng
13:3
 aaB-dd (A át chế B) hoặc A-bbdd (B át chế A)
12:3:1
 aaB-dd và aabbdd (A át chế B) hoặc A-bbdd ≠ aabbdd (B át chế A)
9:3:4
A-B-dd và A-bbdd hoặc A-B-dd và aaB-bb 
	- Kiểu tương tác cộng gộp
Tỉ lệ
Có thể dựa vào một trong các loại tỉ lệ của loại kiểu hình đặc trưng
15 : 1
 aabbdd
1: 4 : 6 : 4 : 1
AABB ≠ AABb=AaBB ≠AaBb = AAbb=aaBB ≠ aaBb= Aabb ≠ aabb
Þ Từ những tỉ lệ kiểu hình đặc trưng này mà tùy bài toán ta có thể dễ dàng suy ra kiểu gen của P và hiện tượng tương tác gen cùng với liên kết gen hoặc hoán vị gen dễ dàng.
1.4. Bước 4: Có thể lập sơ đồ lai, tính tỉ lệ một hoặc một số loại KG, KH cụ thể ở F tùy thuộc vào yêu cầu của đề bài.
2. VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐỂ GIẢI MỘT SỐ BÀI TẬP LIÊN QUAN.
2.1. Một số dạng bài tập tổng hợp giữa tương tác gen - Liên kết gen: 
a. Bài tập tự luận
Bài 1: Một loài thực vật khi cho F1 có cùng kiểu hình tự thụ phấn được F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 56,25% cây có hạt phấn dài, màu vàng; 25% cây có hạt phấn ngắn, màu trắng; 18,75% cây có hạt phấn ngắn, màu vàng. Cho biết màu sắc hạt phấn do 1 cặp gen quy định. Cấu trúc của NST thay đổi trong giảm phân. Hãy biện luận tìm quy luật di truyền để chi phối các tính trạng và lập sơ đồ lai?.
Hướng dẫn:
Bước 1: Xét riêng từng tính trạng ở F2: 
+ Kích thước hạt phấn: → Tính trạng kích thước hạt phấn di truyền theo quy luật tương tác bổ sung. 
Quy ước: A-B-: Hạt phấn dài	 A-bb= aaB-=aabb: Hạt phấn ngắn. 
F1 có kiểu gen AaBb.
+ Màu hạt phấn: → Tính trạng màu sắc hạt phấn di truyền theo quy luật phân li, Quy ước: D: Vàng> d:Trắng ÞF1 có kiểu gen Dd.
Như vậy F1 dị hợp 3 cặp gen(Aa, Bb, Dd).
Bước 2: Xét chung sự di truyền của 2 tính trạng ở con lai ta có
(9 hạt phấn dài : 7 hạt phấn ngắn).(3 hạt phấn vàng : 1 hạt phấn trắng)= 27: 21: 9: 7 ¹ Tỉ lể kiểu hình F2 đề cho Þ Có hiện tượng Aa liên kết với Dd trên 1 cặp NST hoặc Bb liên kết với Dd trên 1 cặp NST.
Bước 3: Dựa vào tỉ lệ kiểu hình đặc trưng ở F đề cho để xác định kiểu gen của bố mẹ (P) đem lai và hiện tượng di truyền cụ thể(liên kết gen hay hoán vị gen)
Ta dựa vào loại kiểu hình đặc trưng : A-B-D-(hạt phấn dài, màu vàng) = 56,25%= 
. Vì A-D-(hoặc B-D-)=Þ có hiện tượng liên kết genÞ Kiểu gen của F1 cần tìm hoặc 
Bước 4: Lập sơ đồ lai x hoặc x (HS tự lập như cách giải thông thường)
Bài 2: Ở một loài thực vật, cho lai bố mẹ đều thuần chủng, khác nhau 3 cặp gen tương phản thì đời F1 đồng loạt xuất hiện cây hoa đỏ, tròn. Tiếp trục cho F1 giao phấn với nhau thì thu được đời F2 có các kết quả sau: 738 cây hoa đỏ, quả tròn : 614 cây hoa hồng, quả tròn : 369 cây hoa đỏ, quả bầu : 124 cây hoa hồng, quả bầu : 123 cây hoa trắng, quả tròn. Biện luận tìm ra các hiện tượng di truyền chi phối phép lai và viết sơ đồ lai?
Hướng dẫn:
Bước 1: Xét riêng từng tính trạng ở F2: 
+ Màu sắc hoa: Đỏ : hồng : trắng =(738+369) : (614+124) : 123=9 : 6 : 1Þ Có hiện tượng tương tác bổ sung, quy ước gen: A-B-: Đỏ; A-bb=aaB-: Hồng; aabb: Trắng Þ F1 có KG: AaBb.
+ Hình dạng quả: Þ tính trạng di truyền theo quy luật phân li, quy ước gen D- tròn> d- bầu , kiểu gen F1: Dd
Bước 2: Xét chung sự di truyền của 2 tính trạng ở con lai ta có
(9 : 6 : 1)x(3:1)=27 : 18 : 9 : 6 : 3 : 1 ¹ tỉ lệ kiểu hình F2 đề cho 6 : 5 : 3 : 1 : 1 Þ Có hiện tượng Aa liên kết với Dd trên 1 cặp NST hoặc Bb liên kết với Dd trên 1 cặp NST.
Bước 3: Dựa vào tỉ lệ kiểu hình đặc trưng ở F đề cho để xác định kiểu gen của bố mẹ (P) đem lai và hiện tượng di truyền cụ thể(liên kết gen hay hoán vị gen)
Ta dựa vào loại kiểu hình đặc trưng : A-B-dd(đỏ, bầu dục)= 
 A-B-dd(đỏ, bầu dục) = . 
Vì B-dd(hoặc A-dd) =Þ Có hiện tượng liên kết gen, kiểu gen của F1 hoặc 
Lưu ý: Ta có thể dựa vào loại kiểu hình đặc trưng khác là A-B-D-(đỏ, tròn) = (A-) x (B-D-) hoặc (B-) x (A-D-). Vì (B-D-) hoặc (A-D-)=Þ Có hiện tượng liên kết gen, kiểu gen của F1 hoặc 
Bước 4: Lập sơ đồ lai F1 x hoặc x (HS tự lập như cách giải thông thường)
Bài 3: Một loài thực vật khi đem F1 dị hợp 3 cặp gen tự thụ phấn được F2 phân li theo tỉ lệ kiểu hình: 196 thân thấp, quả bầu ; 589 thân cao, quả bầu; 392 thân thấp, quả tròn; 1961 thân cao, quả tròn. Biện luận quy luật di truyền chi phối phép lai và tìm kiểu gen của F1? 
Nếu cho F1 giao phối với cá thể chưa biết kiểu gen, thu được thế hệ lai: 238 thân cao, quả bầu; 81 thân thấp, quả bầu; 242 thân cao, quả tròn; 79 thân thấp, quả tròn. Xác định kiểu gen của cây khác?
Hướng dẫn:
Bước 1: Xét riêng từng tính trạng ở F2: 
+Chiều dài thân: Þ Có hiện tượng tương tác át chế, quy ước gen (A át chế): A-B = A-bb=aabb :Thân cao ; aaB-: Thân thấp Þ F1 có KG: AaBb.
+ Hình dạng quả: Þ tính trạng di truyền theo quy luật phân li, quy ước gen D- tròn> d- bầu , kiểu gen F1: Dd
Bước 2: Xét chung sự di truyền của 2 tính trạng ở con lai ta có
(13 : 3)x(3:1)=39 : 13 : 9 : 3 ¹ tỉ lệ kiểu hình F2 đề cho 10 : 3 : 2 : 1 Þ Có hiện tượng Aa liên kết với Dd trên 1 cặp NST hoặc Bb liên kết với Dd trên 1 cặp NST.
Bước 3: Dựa vào tỉ lệ kiểu hình đặc trưng ở F đề cho để xác định kiểu gen của bố mẹ (P) đem lai và hiện tượng di truyền cụ thể(liên kết gen hay hoán vị gen)
Kiểu hình đặc trưng có thể chọn là aaB-D- hoặc aaB-dd : 
Chọn aaB-dd (Thấp, bầu) = 
 mà aaB-dd. . 
Vì B-dd =Þ Có hiện tượng liên

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_phuong_phap_giai_nhanh_mot_dang_bai_toan_tong_hop_giua.doc