SKKN Phương pháp giải bài tập di truyền bằng cách tính tần số alen

SKKN Phương pháp giải bài tập di truyền bằng cách tính tần số alen

 Sinh học là môn học thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan, đặc biệt năm học 2016-2017, bộ Giáo dục và Đào tạo đã có thay đổi trong tổ chức thi trung học phổ thông quốc gia (THPT GQ) yêu cầu học sinh làm bài thi tổng hợp. Điều đó đòi hỏi học sinh thi gói bài thi khoa học tự nhiên (KHTN) phải học cả 3 môn, trong đó ngoài việc trang bị kiến thức, học sinh cần phải rèn luyện và nâng cao kĩ năng làm bài sao cho bài làm có kết quả chính xác và nhanh nhất .

 Qua thực tế giảng dạy, trực tiếp ôn thi đại học và ôn luyện học sinh giỏi nhiều năm, tôi nhận thấy các dạng bài tập di truyền yêu cầu xác định tỉ lệ kiểu gen hay tỉ lệ kiểu hình khi xuất hiện tượng giao phối ngẫu nhiên hay bài tập di truyền phả hệ là dạng toán khó, nếu được giải đơn thuần dựa theo cơ sở tế bào học thì mất nhiều thời gian bởi có thể học sinh phải thực hiện nhiều phép lai mới tìm ra kết quả, đôi khi khiến bài toán trở nên rườm rà và dễ sai sót. Đặc biệt với dạng bài tập lai liên quan đến hai cặp gen, có sự di truyền liên kết giới tính hay các dạng bài tập phả hệ về khả năng xuất hiện hay không xuất hiện tính trạng nào đó ở thế hệ sau, nếu vận dụng cách giải thông thường khiến học sinh dễ nhầm lẫn, giải nửa chừng, thậm chí bỏ qua không làm. Trong khi đó nếu vận dụng cách tính tần số alen để giải thì bài toán sẽ trở nên đơn giản, không sai sót và nhanh hơn .

 Với những nhận định trên tôi tiếp tục vận dụng cách tính tần số alen vào giải các bài tập di truyền để mở rộng và hoàn thiện phạm vi đã nghiên cứu nhằm xây dựng chuyên đề giảng dạy mà bản thân đã tìm tòi, tích lũy và đúc rút trong đề tài: "Phương pháp giải bài tập di truyền bằng cách tính tần số alen". Qua nghiên cứu, bản thân cũng gặp nhiều bài tập di truyền được giải theo phương pháp này xong chưa viết sâu và chi tiết, trong khi đó ở đề tài trước tôi nhận được sự đồng thuận cao ở các đồng nghiệp và nâng cao hiệu quả trong giảng dạy trong nhà trường. Vì thế tôi tin và hy vọng phương pháp này sẽ giúp học sinh nhìn nhận kiến thức một cách tường minh, dễ hiểu từ đó rút ngắn được thời gian làm bài và cho kết quả chính xác, đồng thời bổ sung thêm phương pháp giải bài tập di truyền cùng đồng nghiệp, góp phần nhỏ trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy sinh học trong các nhà trường THPT theo yêu cầu hiện nay.

 

doc 29 trang thuychi01 9233
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Phương pháp giải bài tập di truyền bằng cách tính tần số alen", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
TRƯỜNG THCS&THPT THỐNG NHẤT
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP DI TRUYỀN 
BẰNG CÁCH TÍNH TẦN SỐ ALEN
Người thực hiện: Đoàn Thị Thảo
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực: Sinh học
THANH HOÁ NĂM 2017
MỤC LỤC 
1. Mở đầu .1
1.1. Lí do chọn đề tài 1
1.2. Mục đích nghiên cứu..1
1.3. Đối tượng nghiên cứu.1
1.4. Phương pháp nghiên cứu.2
1.5.Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm...2
2. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm..2
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.2
2.2.Thực trạng vấn đề trước khi viết sáng kiến kinh nghiệm..3
2.3.Giải pháp sử dụng cách tính tần số alen để giải bài tập di truyền 4
2.3.1.Các bài toán lai một cặp tính trạng, gen quy định nằm trên NST thường 4
2.3.2.Bài toán lai một cặp tính trạng, gen quy định tính trạng nằm trên NST giới tính X, không có alen trên Y...8
2.3.3. Bài toán lai hai cặp tính trạng, mỗi gen quy định một tính trạng nằm trên NST thường 9
2.3.4. Các bài tập di truyền phả hệ ...11
2.3.5.Bài tập vận dụng..15
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.18
3. Kết luận và kiến nghị..19
3.1.Kết luận...19
3.2. Kiến nghị19
TÀI LIỆU THAM KHẢO 20
DANH MỤC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM...21
CÁC TỪ VIẾT TẮT
THPT : trung học phổ thông
THPT QG : trung học phổ thông quốc gia
KHTN : khoa học tự nhiên
KG: kiểu gen
KH: kiểu hình 
TLKG: tỉ lệ kiểu gen
TLKH: tỉ lệ kiểu hình 
NST: nhiễm sắc thể 
1. Mở đầu 
. Lí do chọn đề tài 
 Sinh học là môn học thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan, đặc biệt năm học 2016-2017, bộ Giáo dục và Đào tạo đã có thay đổi trong tổ chức thi trung học phổ thông quốc gia (THPT GQ) yêu cầu học sinh làm bài thi tổng hợp. Điều đó đòi hỏi học sinh thi gói bài thi khoa học tự nhiên (KHTN) phải học cả 3 môn, trong đó ngoài việc trang bị kiến thức, học sinh cần phải rèn luyện và nâng cao kĩ năng làm bài sao cho bài làm có kết quả chính xác và nhanh nhất . 
 Qua thực tế giảng dạy, trực tiếp ôn thi đại học và ôn luyện học sinh giỏi nhiều năm, tôi nhận thấy các dạng bài tập di truyền yêu cầu xác định tỉ lệ kiểu gen hay tỉ lệ kiểu hình khi xuất hiện tượng giao phối ngẫu nhiên hay bài tập di truyền phả hệ là dạng toán khó, nếu được giải đơn thuần dựa theo cơ sở tế bào học thì mất nhiều thời gian bởi có thể học sinh phải thực hiện nhiều phép lai mới tìm ra kết quả, đôi khi khiến bài toán trở nên rườm rà và dễ sai sót. Đặc biệt với dạng bài tập lai liên quan đến hai cặp gen, có sự di truyền liên kết giới tính hay các dạng bài tập phả hệ về khả năng xuất hiện hay không xuất hiện tính trạng nào đó ở thế hệ sau, nếu vận dụng cách giải thông thường khiến học sinh dễ nhầm lẫn, giải nửa chừng, thậm chí bỏ qua không làm. Trong khi đó nếu vận dụng cách tính tần số alen để giải thì bài toán sẽ trở nên đơn giản, không sai sót và nhanh hơn . 
 Với những nhận định trên tôi tiếp tục vận dụng cách tính tần số alen vào giải các bài tập di truyền để mở rộng và hoàn thiện phạm vi đã nghiên cứu nhằm xây dựng chuyên đề giảng dạy mà bản thân đã tìm tòi, tích lũy và đúc rút trong đề tài: "Phương pháp giải bài tập di truyền bằng cách tính tần số alen". Qua nghiên cứu, bản thân cũng gặp nhiều bài tập di truyền được giải theo phương pháp này xong chưa viết sâu và chi tiết, trong khi đó ở đề tài trước tôi nhận được sự đồng thuận cao ở các đồng nghiệp và nâng cao hiệu quả trong giảng dạy trong nhà trường. Vì thế tôi tin và hy vọng phương pháp này sẽ giúp học sinh nhìn nhận kiến thức một cách tường minh, dễ hiểu từ đó rút ngắn được thời gian làm bài và cho kết quả chính xác, đồng thời bổ sung thêm phương pháp giải bài tập di truyền cùng đồng nghiệp, góp phần nhỏ trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy sinh học trong các nhà trường THPT theo yêu cầu hiện nay. 
1.2. Mục đích nghiên cứu 
- So sánh thấy được lợi thế khi vận dụng cách tính tần số alen trong giải các dạng bài tập di truyền so với phương pháp thông thường. 
- Xây dựng được phương pháp giải hiệu quả, giúp học sinh hiểu đúng bản chất, hình thành và rèn luyện kĩ năng giải nhanh, chính xác các bài tập di truyền, từ đó nâng cao chất lượng học tập ở học sinh nhằm đạt kết quả cao trong các kì thi.
- Nghiên cứu, tích luỹ kiến thức, xây dựng thành các chuyên đề dạy học phục vụ cho công tác ôn luyện đại học và học sinh giỏi của bản thân. 
1.3. Đối tượng nghiên cứu 
 Đề tài nghiên cứu các dạng bài tập di truyền ( bài tập lai, bài tập di truyền phả hệ ) ở học sinh lớp 12A1, 12A2 năm học 2016-2017 trường THCS&THPT Thống Nhất là lớp có học sinh học và thi THPT QG với bài thi KHTN nhằm khẳng định ưu điểm và tính khả thi của phương pháp áp dụng cách tính tần số alen trong giải các dạng bài tập di truyền so với cách giải thông thường.
1.4 Phương pháp nghiên cứu 
- Phương pháp nghiên cứu cơ sở lý thuyết 
- Phương pháp thu thập thông tin 
- Phương pháp so sánh, đối chiếu và khái quát hóa 
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm 
- Mở rộng đối tượng nghiên cứu so với đề tài “ phương pháp giải bài tập phả hệ bằng cách tính tần số alen” năm học 2014-2015.
- Có sự tổng quát hóa phương pháp giải.
- Có sự đối chiếu, so sánh giữa phương pháp giải thông thường so với phương pháp đề nghị của đề tài. 
2. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
 - Cơ sở tế bào học, đã làm sáng tỏ nội dung các qui luật di truyền của Men Đen. Vì thế, "qui luật phân li của Men Đen là qui luật di truyền cơ bản của mọi qui luật di truyền trong nhân khác": 
+ Với qui luật phân li, sự phân li của cặp gen Aa trong giảm phân và sự kết hợp ngẫu nhiên của hai loại giao tử có tỉ lệ ( 1/2A: 1/2a) trong thụ tinh tạo nên các tổ hợp gen tương ứng theo tỉ lệ 1AA: 2Aa: 1aa [3]. Nếu alen trội là trội hoàn toàn thì KH trội (A-) có TLKG là AA: Aa, khi các cá thể này giảm phân sẽ tạo tỉ lệ giao tử: A=, a= .
+ Đối với qui luật phân li độc lập, sự phân li độc lập của các cặp gen( Aa,Bb ) và tổ hợp ngẫu nhiên của các alen trong giảm phân đã tạo nên các loại giao tử có tỉ lệ ngang nhau l/4AB: 1/4Ab:1/4aB:1/4ab. Các loại giao tử này kết hợp ngẫu nhiên trong thụ tinh tạo nên các loại tổ hợp gen theo tỉ lệ : 1AABB : 2AABb : 2AaBB: 4AaBb: 1AAbb : 2Aabb : 1aaBB : 2aaBb : 1aabb [3]. 
Trong đó, nếu alen trội là trội hoàn toàn thì: 
 . KH(A-B-) có TLKG là 1AABB : 2AABb : 2AaBB : 4AaBb AABB:AABb:AaBB: AaBb tạo giao tử có tỉ lệ: AB :Ab :aB : ab 
 . KH(A-bb) có TLKH là 1AAbb : 2Aabb AAbb : Aabb tạo giao tử có tỉ lệ: Ab : ab 
 . KH(aaB-) có TLKG 1aaBB : 2aaBb aaBB : Aabb tạo giao tử có tỉ lệ:: aB : ab
- Với "bản chất của giao phối là do các giao tử kết hợp với nhau". Nên khi xét các cá thể giao phối ngẫu nhiên, từ chỗ xác định được tỉ lệ các loại giao tử của cá thể lai để tìm ra tần số các alen chung, ta sẽ lập một sơ đồ lai chung để xác định kết quả lai cần tìm.Cách tính trên vừa giữ nguyên bản chất của cơ sở tế bào học vừa khai thác được lợi thế của cách tính tần số alen trong quần thể. [5]
- Trong khi đó, ở góc độ quần thể, mỗi quần thể có vốn gen đặc trưng, được thể hiện qua tần số alen và tần số kiểu gen của quần thể và được tính theo cách:
 Số alen đó
 Tần số alen = 	 x 100%
	 Tổng số alen trong quần thể
 Số cá thể có kiểu gen đó
Tần số kiểu gen = 	 x 100%[4]
	 Tổng số kiểu gen có trong quần thể
 Gäi p lµ tÇn sè cña alen A
 q lµ tÇn sè cña alen a
+ Với quần thể ( cá thể ), tính trạng do gen nằm trên nhiễm sắc thể thường, có cấu trúc di truyền (thµnh phÇn KG) dạng :
xAA : yAa : z aa suy ra tần số alen pA = x + ; qa = z + ,
khi ngẫu phối quần thể đạt trạng thái cân bằng theo định luật Hacđi-Vanbec, tỉ lệ kiểu gen thoả mãn công thức: p2AA + 2pqAa + q2aa = 1, à p + q = 1. [3]
+ Với quần thể ( cá thể ), tính trạng do gen nằm trên NST giới tính X ( không có alen trên Y), có cấu trúc di truyền của mỗi cơ thế cái (XX) và đực( XY) dạng: 
Cơ thể (XX): xXAXA: yXAXa : zXa Xa suy ra tần số alen pA = x + ; qa = z + 
Cơ thể (XY) : x XAY: y XaY suy ra tần số alen pA = ; qa = ; Y= ,
khi ngẫu phối quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền theo định luật Hacđi-Vanbec, tỉ lệ kiểu gen thỏa mãn công thức: 
 0.5p2+pq+0.5q2+0.5p+ 0.5q= 1à p + q = 1. 
 Như vậy, về bản chất phép lai giữa hai cá thể hay giữa nhiều cá thể với nhau ( quần thể ) thì tỉ lệ mỗi loại giao tử được tạo ra đều được xác định dựa trên cơ sở tế bào học và tính theo cách trên. Tuy nhiên nếu áp dụng cách xác định giao tử trên cơ sở tế bào học để giải các bài tập di truyền có hiện tượng giao phối ngẫu nhiên hay bài tập di truyền phả hệ thì có thể học sinh phải viết rất nhiều phép lai, dễ sai sót. Trong khi nếu ta xác định tỉ lệ kiểu gen của cơ thể lai, tìm tần số các loại giao tử thì việc xác định kết quả lai sẽ nhanh, dễ hiểu và chính xác hơn. Đó chính là cơ sở mấu chốt mà tác giả đã xây dựng và vận dụng cách tính tần số alen vào giải các bài tập di truyền .
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm .
* Đối với giáo viên: 
 Trên thực tế, qua khảo sát tình hình giảng dạy của giáo viên sở tại và một số trường THPT đa phần các thầy cô đều giải bài tập di truyền theo phương pháp thông thường là viết các sơ đồ lai có thể xảy ra rồi xác định tỉ lệ kiểu gen(TLKG) hay tỉ lệ kiểu hình (TLKH). Cách giải này chỉ phù hợp và hiệu quả với những học sinh có sức học trung bình, điều đó khiến tốc độ giải bài tập và thời gian hoàn thành đề thi bị chậm, dễ sai sót, mặt khác sẽ khiến học sinh có lực học khá có tâm lí suốt ruột, không cuốn hút các em. Ở trường sở tại, do chất lượng đầu vào thấp, lại không đều nên để dạy sát đối tượng và lôi cuốn hết các em là rất khó.Vì vậy khi bản thân khai thác theo hướng xác định tần số kiểu gen từ đó xác định tần số alen của cơ thể lai liên quan để tính được TLKG hay TLKH cần tìm ở thế hệ sau thì bài dạy thường lôi cuốn được nhiều đối tượng học sinh, học sinh dễ hiểu, thích thú và tự tin trước các dạng bài tập di truyền. 
*Đối với học sinh: 
 Khi giải bài tập lai có xảy ra giao phối ngẫu nhiên học sinh thường bế tắc không tìm được hướng giải hoặc do phải viết nhiều sơ đồ lai mà nhầm lẫn, thấy mất nhiều thời gian nên dừng lại hoặc bỏ qua không làm. Đối với bài tập phả hệ ở dạng sơ đồ, đa số học sinh chỉ dừng lại ở việc xác định được sự di truyền của tính trạng là trội hay lặn, do gen nằm trên NST nào quy định và có thể xác định được kiểu gen của một số thành viên trong sơ đồ, khi xác định yêu cầu của bài toán lại tỏ ra lúng túng hoặc giải một cách rườm rà, làm rối kiến thức trong bài, mất thời gian và thường không cho kết quả chính xác, ngoài ra dạng bài tập phả hệ ở dạng lời, nhiều học sinh lại chưa thể mô phỏng được dưới dạng sơ đồ, khiến việc giải bài mất thời gian và rối hơn, nhiều em bỏ trống .
 Trước thực trạng trên, tôi mong muốn mỗi giáo viên cần tìm phương pháp tổ chức dạy học sao cho nâng cao hiệu quả giảng dạy sinh học trong từng tiết học, phù hợp với đối tượng học sinh, gieo lên niềm say mê sinh học trong học sinh, giúp các em tin tưởng vào khoa học sinh học, tự tin giải các dạng bài tập di truyền. Từ đó có thể vận dụng vào giải thích, suy đoán khả năng xuất hiện TLKG, TLKH nào đó trong thực tế sản xuất và dự đoán về các bệnh di truyền ở người do đột biến gen gây nên, góp phần trong công tác phòng ngừa các bệnh di truyền trong dòng họ và cộng đồng hiện nay.
2.3. Giải pháp sử dụng cách tính tần số alen để giải bài tập di truyền 
2.3.1. Các bài toán lai một cặp tính trạng, gen quy định tính trạng nằm trên nhiễm sắc thể thường 
Phương pháp chung
Bước 1: Xác định tỉ lệ kiểu gen của cơ thể lai 
Từ kiểu hình của cơ thể lai đưa về tỉ lệ kiểu gen dưới dạng : x AA : y Aa : z aa 
Bước 2: Xác định tỉ lệ giao tử (tần số alen) 
 Kiểu gen 
Giao tử
xAA
yAa
zaa
A
x
y
a
y
z
- Vậy tỉ lệ các loại giao của cơ thế lai là: (x+ y)A : (z+y)a
Bước 3: Tổ hợp các loại giao tử 
 ♀
 ♂
(x+ y)A
(z+ y)a
 (x+ y)A
(x+ y)2AA
(x+ y)(z+ y)Aa
 (z+ y)a
(x+ y)(z+ y)Aa
(z+ y)2aa
Bước 4: Xác định TLKG hay TLKH theo yêu cầu
( Lưu ý:- Áp dụng cách tính tỉ lệ giao tử cho các bài toán di truyền theo hiện tượng tương tác gen bằng cách xét riêng từng cặp gen hoặc xét chung 
 - Bài toán thường cho cơ thể lai có kiểu hình trội lai với nhau hoặc lai với cơ thể khác, nên thực chất ta đưa TLKG của cơ thể lai về dạng (x AA : y Aa) và tính tần số alen theo công thức trên. Lưu ý này dùng cho tất cả các bài toán di truyền ) 
a. Bài toán lai một cặp tính trạng do một cặp gen quy định, di truyền theo qui luật phân li
Ví dụ:
 Ở ruồi giấm, alen A quy định tính trạng thân xám trội hoàn toàn so với alen a quy định tính trạng thân đen. Cặp alen này nằm trên cặp nhiễm sắc thể số II. Cho các con ruồi giấm cái thân xám giao phối ngẫu nhiên với các con ruồi giấm đực thân đen, đời F1 có 75% ruồi thân xám : 25% ruồi thân đen. Tiếp tục cho F1 giao phối ngẫu nhiên với nhau thu được F2. 
a. Giải thích kết quả và viết sơ đồ lai từ P đến F1 .
b. Số con ruồi giấm thân đen mong đợi ở F2 chiếm tỉ lệ bao nhiêu? [7]
Hướng dẫn giải 
(*)Giải theo phương pháp thông thường
a. Giải thích kết quả và viết sơ đồ lai từ P đến F1
- F1 có 75% ruồi thân xám : 25% ruồi thân đen = 3 : 1, chứng tỏ thế hệ P ruồi cái có 2 kiểu gen AA và Aa ; ruồi đực có kiểu gen là aa. 
- F1 là kết quả của 2 phép lai sau: (1) ♀AA x ♂aa ; (2)♀Aa x ♂aa 
- Sơ đồ lai 
p
F1
- ♀AA x ♂aa 
- ♀Aa x ♂aa 
Tỉ lệ kiểu gen 
Tỉ lệ kiểu hình 
100%AA
50%AA : 50% aa
100%A-
50%A- : 50% aa
3Aa : 1aa
3 xám : 1 đen
b.Tỉ lệ ruồi thân đen ở F2 :
- Tỉ lệ các loại kiểu gen ở F1 Aa: aa. Vì F1 ngẫu phối nên có 3 phép lai sau: 
Các phép lai của F1.
Tỉ lệ kiểu gen ở F2
Tỉ lệ ruồi thân đen ở F2
Aa xAa 
2(Aa x aa ) 
aa x aa 
AA : Aa : aa
 Aa: aa
 aa
AA: Aa : aa
 Giải theo vận dụng cách tính tần số alen 
a. Giải thích kết quả và viết sơ đồ lai từ P đến F1.
- F1 có 75% ruồi thân xám : 25% ruồi thân đen = 3 : 1, chứng tỏ thế hệ P ruồi cái có 2 kiểu gen AA và Aa ; ruồi đực có kiểu gen là aa. 
- Ruồi cái P có KG (A-) với tỉ lệ 1AA : 1Aa tạo giao tử có tần số A: a, con đực có kiểu gen aa tạo giao tử có tần số 1a 
- Tổ hợp các giao tử đực và cái (A: a ) . (1a), được F1 có TLKG Aa: aa cho TLKH 3 xám : 1 đen 
b. Tỉ lệ ruồi thân đen ở F2 :
- Tỉ lệ các loại kiểu gen ở F1 Aa: aa, khi cho giao phối ngẫu nhiên suy ra tần số alen trong các loại giao tử của mỗi phần đực cái đều là A: a 
- Tổ hợp các giao tử đực và cái của các ruồi F1 ( A: a ) x ( A: a ), được F2 có TLKG AA: Aa : aa cho TLKH ruồi thân đen 
Nhận xét : Như vậy nếu giải bài toán trên theo phương pháp thông thường thì ở câu a ta phải viết 2 sơ đồ lai, câu b phải viết 3 sơ đồ lai sẽ mất nhiều thời gian và dễ sai sót . Do đó sử dụng cách tính tần số alen để tìm tỉ lệ các loại giao tử của các cơ thể lai, từ đó xác định TLKG và TLKH sẽ nhanh hơn, chính xác và không nhầm lẫn.
b. Bài toán lai một cặp tính trạng, gen nằm trên NST thường di truyền theo hiện tương tương tác gen 
 Ví dụ 
 Cho hai cây đều có quả tròn giao phấn với nhau, thu được F1 gồm toàn cây quả dẹt. Cho các cây F1 tự thụ phấn, thu được F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 9 cây quả dẹt : 6 cây quả tròn : 1 cây quả dài. Biết rằng không xảy ra đột biến . Theo lí thuyết có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng ?
I. F2 có 5 loại kiểu gen quy định quả tròn .
II. Cho tất cả các cây quả dẹt F2 tự thụ phấn, thu được F3 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 9 cây quả dẹt : 6 cây quả tròn : 1 cây quả dài. 
III. Cho tất cả các cây quả tròn F2 giao phấn ngẫu nhiên, thu được F3 có số cây quả dẹt chiếm tỉ lệ 2/9
IV. Cho tất cả các cây quả dẹt F2 giao phấn ngẫu nhiên, thu được F3 phân li theo tỉ lệ: 16 cây quả dẹt : 64 cây quả tròn : 1 cây quả dài
 A.4 B. 3 C. 2 D. 1 [7]
Hướng dẫn giải 
- P : quả tròn x quả tròn F1 : quả dẹt 
- F1 x F1 F2 9 cây quả dẹt : 6 cây quả tròn : 1 cây quả dài. Suy ra F1 dị hợp 2 cặp gen (AaBb), tính trạng dạng quả di tuyền theo hiện tượng tương tác gen kiểu bổ trợ 9: 6: 1, trong đó F2 có TLKH : 9A- B- quả dẹt : 6(A- bb , aaB-) quả tròn : 1aabb quả dài.
+ Các cây quả tròn F2 có 4 loại KG gồm : AAbb ; Aabb; aaBB; aaBb I sai
+ Các cây quả dẹt F2 có các KG phân li theo tỉ lệ:1AABB:2AABb:2AaBB:4AaBb= AABB: AABb: AaBB: AaBb tự thụ phấn khi giảm phân chỉ cơ thể AaBb tạo giao tử ab = x = , F3 có cây quả dài chiếm x = II sai
+ Tương tự, các cây quả tròn F2 có các KG phân li theo tỉ lệ AAbb : Aabb: aaBB: aaBb giao phấn ngẫu nhiên khi giảm phân tạo các giao tử có tỉ lệ là 
 KG 
Giao tử 
AAbb
Aabb
aaBB
aaBb
Ab
aB
ab
- Vậy các cây quả tròn F2 nói trên sẽ cho 3 loại giao tử với tỉ lệ là Ab: aB ab 
Suy ra F3 có cây quả dẹt chiếm tỉ lệ Ab x aB = III đúng 
+ Các cây quả dẹt F2 có các KG phân li theo tỉ lệ:
1AABB:2AABb:2AaBB:4AaBb= AABB: AABb: AaBB: AaBb giao phấn ngẫu nhiên tính tương tự theo cách trên ta xác định được tỉ lệ các giao tử của các cây quả dẹt là 
 Giao tử 
Kiểu gen
AB
Ab
Ab
Ab
AABB
AABb
AaBB
AaBb
-Vậy các cây quả dẹt F2 nói trên sẽ cho 4 loại giao tử với tỉ lệ là: AB:Ab:aB: ab
 Suy quả dẹt F3 A-B- = x+x( ++)x 2 + xx2= IV sai 
 Đáp án đúng : D
 Nhận xét : Ở ví dụ trên nếu giải theo phương pháp thông thường câu III phải viết 6 hoặc 4 sơ đồ lai, câu IV phải viết 10 hoặc 6 sơ đồ lai nên mất nhiều thời gian và dễ sai sót. Trong khi đó áp dụng cách viết giao tử chung rồi lập bảng hoặc tìm trực tiếp tích các giao tử sẽ dễ dàng xác định được TLKG hay TLKH, lại chính xác. 
2.3.2. Bài toán lai một cặp tính trạng, gen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X, không có alen trên Y 
Phương pháp chung 
Bước 1: Xác dịnh tỉ lệ kiểu gen của cơ thể lai
Từ kiểu hình của cơ thể lai đưa về tỉ lệ kiểu gen: 
cơ thể (XX): xXAXA: yXAXa : zXaXa, cơ thể (XY) : m XAY: n XaY 
 Bước 2: Xác định tỉ lệ các loại giao tử của mỗi cơ thể ( mỗi giới ) 
+ Cơ thể (XX): XA = x + ; Xa = z + 
+Cơ thể (XY) : XA = ; Xa = ; Y= 
Bước 3: Tổ hợp các loại giao tử 
 XY
XX
XA = 
Xa = 
Y= 
XA = x + 
(x + )XAXA
(x + )XAXa
(x + )XAY
Xa = z + 
(z + ) XAXa
(z + )Xa Xa 
(z + )XaY 
Bước 4: Xác định TLKG hay TLKH theo yêu cầu 
Ví dụ 
 Ở ruồi giấm, gen quy định màu mắt nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X có 2 alen, alen A quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định mắt trắng. Lai ruồi cái mắt đỏ với ruồi đực mắt trắng (P) thu được F1 gồm 50% ruồi mắt đỏ, 50% ruồi mắt trắng. Cho F1 giao phối tự do với nhau thu được F2. Theo lí thuyết, trong tổng số ruồi F2, ruồi cái mắt đỏ chiếm tỉ lệ
 A. 6,25%. B. 18,75%. C. 75%. D. 31,25%. [1]
Hướng dẫn giải 
- P: ruồi cái mắt đỏ x ruồi đực mắt trắng được F1: 50% mắt đỏ; 50% mắt trắng
 Ruồi cái mắt đỏ có kiểu gen XAXa
- P: XAXa x XaY TLKG F1: 50% (XAXa, XAY) : 50% (XaXa, XaY)
- Tỉ lệ mỗi loại giao tử của mỗi giới:
 Ở giới cái: (50% XAXa: 50% XaXa) giảm phân cho 25% XA : 75% Xa
 Ở giới đực: (50% XAY: 50% XaY) giảm phân cho 25% XA: 25%Xa: 50%Y
- Cho ngẫu phối: (25% XA:75% Xa).(25% XA: 25%Xa: 50%Y) 
 = 6,25%XAXA + (18,75% + 6,25%) XAXa 
 = 31,25%	Đáp án D
Nhận xét: Như vậy nếu cho F1 giao phối tự do với nhau ta phải thực hiện 4 phép lai, do đó sẽ mất thời gian hơn so với hpương pháp của đề tài. 
2.3.3. Bài toán lai 2 cắp tính trạng, mỗi gen quy định 1 tính trạng nằm trên NST thường 
Phương pháp chung 
Bước 1: Xác định tỉ lệ kiểu gen của cơ thể đem lai
- Ta hiểu tỉ lệ kiểu gen của từng cặp là 
 + Cặp A,a : có tỉ lệ kiểu gen dạng: x AA : y Aa : z aa
 + Cặp B,b : có tỉ lệ kiểu gen dạng: mBB: nBb: p bb
 TLKG chung: xmAABB: xnAABb: ymAaBB: ynAaBb: xpAAbb : ypAabb: zaaBB: zaaBb : zpaabb
- Từ kiểu hình ta xác định tỉ lệ kiểu gen của mỗi cơ thể lai 
 + KH(A-B-) có tỉ lệ KG: xmAABB: xnAABb: ymAaBB: ynAaBb
 + KH(A-bb) có tỉ lệ KG: xpAAbb : ypAabb
 + KH(aaB-) có tỉ lệ KG : zaaBB: zaaBb 
(tùy từng trường hợp về vị trí tương đối của các gen mà xác định tỉ lệ kiểu gen phù hợp với quy luật di truyền chi phối phép lai ) 
Bước 2: Xác định tỉ lệ các loại giao tử 
Từ tỉ lệ kiểu gen của mỗi cơ thể ta xác định tần số alen của cơ thể lai 
Bước 3: Tổ hợp các giao tử 
Bước 4: Xác định TLKG hay TLKH theo yêu cầu 
( Lưu ý : ta có thể thực hiện theo cách tính độc lập tần số alen của mỗi gen, sau đó suy ra TLKG hay TLKH tương ứng , rồi xác định TLKG ( TLKH ) chung :
 x AA : y Aa : z aa A= x+ y , a= z+ y TLKG( TLKH

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_phuong_phap_giai_bai_tap_di_truyen_bang_cach_tinh_tan_s.doc