SKKN Phương pháp đồ thị kết hợp với phương trình ion thu gọn

SKKN Phương pháp đồ thị kết hợp với phương trình ion thu gọn

Phương pháp giải nhanh bài toán hóa học có vai trò đặc biệt quan trọng đối với học sinh THPT - đặc biệt là trong các bài thi trắc nghiệm khách quan của kì thi THPT quốc gia như hiện nay với thời gian rất ngắn học sinh phải giải quyết rất nhiều dạng bài tập khác nhau

 Một bài tập hoá học có thể giải theo nhiều phương pháp khác nhau và đều đi đến một kết quả, nhưng với từng bài toán, dạng toán giải theo phương pháp nào là dễ nhất, ngắn gọn nhất, nhanh nhất và chính xác nhất là vấn đề không dễ đối với giao viên cũng như học sinh.

 

doc 16 trang thuychi01 6160
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Phương pháp đồ thị kết hợp với phương trình ion thu gọn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
NỘI DUNG
Trang
1. Mở đầu
1
1.1. Lý do chọn đề tài
1
1.2. Mục đích nghiên cứu
1
1.3. Đối tượng nghiên cứu 
2
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2
2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề
2
2.2 Thực trạng của vấn đề
3
2.3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
4
2.4. Hiệu quả của sáng kiến
12
3. Kết luận và kiến nghị 
13
3.1 Kết luận
13
3.2 Kiến nghị
13
Tài liệu tham khảo
15
1 . Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài 
	Phương pháp giải nhanh bài toán hóa học có vai trò đặc biệt quan trọng đối với học sinh THPT - đặc biệt là trong các bài thi trắc nghiệm khách quan của kì thi THPT quốc gia như hiện nay với thời gian rất ngắn học sinh phải giải quyết rất nhiều dạng bài tập khác nhau
	Một bài tập hoá học có thể giải theo nhiều phương pháp khác nhau và đều đi đến một kết quả, nhưng với từng bài toán, dạng toán giải theo phương pháp nào là dễ nhất, ngắn gọn nhất, nhanh nhất và chính xác nhất là vấn đề không dễ đối với giao viên cũng như học sinh.
	Chẳng hạn khi gặp bài toán sau: Rót từ từ dung dịch Ba(OH)2 0,2M vào 150 ml dung dịch AlCl3 0,04M thấy lượng kết tủa phụ thuộc vào số ml dung dịch Ba(OH)2 theo đồ thị dưới đây. Giá trị của a và b tương ứng là: [8]
A. 45 ml và 60 ml. B. 45 ml và 90 ml. C. 90 ml và 120 ml. D. 60 ml và 90 ml.
	Việc giải bài toán này bằng các phương pháp thông thường như viết phương trình hoá học thì có thể thực hiện được nhưng sẽ gặp những vướng mắc nhất định dẫn tới bài toán trỏ nên phức tạp, mất thời gian. Để khắc phục được những nhược điểm đó ta nên nghỉ đến “phương pháp đồ thị kết hợp với phương trình ion thu gọn”. 
	Để thấy rõ nhưng ưu điểm nhược điểm của tường phương pháp ta giải bài toán trên theo hai cách và so sánh.
1.2 . Mục đích nghiên cứu 
	+ Trước hết phải làm cho học sinh hiểu tầm quan trọng của của phần này trong các đề thi đại học và cao đẳng hàng năm.
	+ Chuẩn bị cho các em những kiến thức cơ bản và vững vàng, hiểu được bản chất của vấn đề về các phản ứng xảy ra trong dung dịch chất điện li và các vấn đề liên quan.
	+ Trình bày đầy đủ các kiến thức lý luận về “phương pháp đồ thị kết hợp với phương trình ion thu gọn” và các kiến thức liên quan trong chương trình hóa học phổ thông.
	+ Giới thiệu cho học sinh các phương pháp giải nhanh các bài toán về "phương pháp đồ thị kết hợp với phương trình ion thu gọn để giải bài toán về muối nhôm tác dụng với dung dịch kiềm".
	+ Giành thời gian cho học sinh rèn luyện kỹ năng sau khi được học lý thuyết và được học các phương pháp giải bài toán "về muối nhôm tác dụng với dung dịch kiềm".
1.3. Đối tượng nghiên cứu
	+ Kiến thức phần nhôm và hợp chất của nhôm giành cho học sinh lớp 12 THPT.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
	+ Dựa trên cơ sở lý luận khoa học và khả năng thực hành của học sinh.
	+ Phương pháp khảo sát thực tế thu thập thông tin, thực hành trên nhiều lớp và nhiều giáo viên hóa trong cùng trường.
2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề [1]
	Phản ứng giữa muối của hiđroxit luỡng tính Al3+với với hỗn hợp dung dịch kiềm ( NaOH, KOH, Ca(OH)2, Ba(OH)2).
a) Dạng 1: [2] Biết nX Al3+, và nNaOH => Xác định lượng kết tủa Al(OH)3
 Ví dụ Cho từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch Al2(SO4)3
 Pthh : Al2(SO4)3 2Al3+ + 3SO42+
 Al3+ + 3OH- Al(OH)3 (1)
 Al(OH)3 + OH- AlO2- + H2O (2)
T
 Số phản ứng xảy ra
Sản phẩm tạo ra
T≤3
 (1)
Al(OH)3 và Al3+ có thể dư
 3<T< 4
 (1) và (2)
Al(OH)3 và AlO2-
T ≥4
 (2)
AlO2- và NaOH có thể dư 
I. Thiết lập dáng của đồ thị:
Cho từ từ dung dịch chứa NaOH vào dung dịch chứa a mol AlCl3 ta có: 
+ Pư xảy ra:
	Al3+ + 3OH- → Al(OH)3↓
	Al(OH)3 + OH- → Al(OH)4-[AlO2- + + 2H2O]
+ Đồ thị biểu diễn hai pư trên như sau:
+ Ta luôn có: và BM = a
II. Phương pháp giải: 
@ Dáng của đồ thị: Tam giác không cân
@ Tọa độ các điểm quan trọng
+ Điểm xuất phát: (0,0)
+ Điểm cực đại(kết tủa cực đại): (a, 3a)[a là số mol của Al3+] Þ kết tủa cực đại là a mol.
+ Điểm cực tiểu: (0, 4a)
@ Tỉ lệ trong đồ thị: (1:3) và (1:1).
b) Dạng 2: [2] Biết nX ( X là Al3+, Zn2+, Cr3+ ) và=> Xác định lượng OH- phản ứng
 Nguyên tắc : so sánh với 
 + Nếu = => chỉ xảy ra (1)
 Pthh : Al3+ + 3OH- Al(OH)3 (1)
 + Nếu ≠ => xảy ra 2 trường hợp 
 TH1 : dư hoặc vừa đủ phản ứng tạo tủa ở ( 1)
 Pthh : Al3+ + 3OH- Al(OH)3 (1)
 TH2 : thiếu chưa đủ đẻ hoà tan hết kết tủa 
 Pthh : Al3+ + 3OH- Al(OH)3 (1)
 Al(OH)3 + OH- AlO2- + H2O (2)
2.2. Thực trạng của vấn đề
	Trong quá trình giảng dạy ở trường THPT tôi nhận thấy chương trình chuẩn và nâng cao Hóa học lớp 12 hiện hành chỉ giới thiệu phương trình ion thu gọn đơn giản và hầu như không đề cập đến mối liên hệ giữa phương trình ion thu gọn và phương pháp đồ thị của dạng bài toán này trong khi đó yêu cầu của bài tập, của các đề thi (kì thi THPT quốc gia, thi học sinh giỏi các cấp) về đồ thị lại rất lạ và khó mà ngày càng thường xuyên hơn, phức tạp hơn. Khi gặp các bài tập phức tạp là học sinh lúng túng không tìm ra hướng giải quyết. Để giúp các em hiểu rõ hơn và tìm ra được hướng giải nhanh các bài tập về Dung dịch kiềm tác dung với muối nhôm tôi cố gắng tìm tòi tài liệu tham khảo, trao đổi kinh nghiệm cùng bạn bè đồng nghiệp để tìm ra những giải pháp tốt nhất giúp các em học sinh hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập của mình. Trong khuôn khổ bài viết này tôi chỉ xin nêu một số thí dụ cụ thể mà tôi đã sử dụng trong quá trình giảng dạy để giúp học sinh làm tốt các bài tập Dung dịch kiềm tác dụng với muối nhôm.
2.3. Các biện pháp tiến hành đề giải quyết vấn đề
Bài 1: [2] Cho 200ml dung dịch NaOH 1,9M tác dụng với 500 ml dung dịch AlCl3 0,2M ta thu được một kết tủa trắng keo, đun nóng kết tủa tắng keo đến khối lượng không đổi được m (g) chất rắn. Tìm m ? 
Bài giải
Ta có : và 
 Đặt T= => 3 Xảy ra (1) và 92)
 Ptpu : Al3+ + 3OH- Al(OH)3 (1)
 0,1 0,3	 0,1
 Al(OH)3 + OH- AlO2- + H2O (2)
 0,08 0,08
 Số mol chất rắn còn lại là : 
 2Al(OH)3 Al2O3 + 3H2O
 0,02 0,01
 Vậy m = 0,01.102=1,02 gam
Bài 2: [2]  Cho 3,42 g Al2(SO4)3 tác dụng với 25 ml dung dịch NaOH tạo ra 0,78 gam kết tủa. Tính nồng độ NaOH đã dùng. 
Bài giải
Ta có : và 
 Do khác => có hai trường hợp
Trường hợp 1 : Al3+ dư 
 Ptpu : Al3+ + 3OH- Al(OH)3 
 0,03 	0,01
 CM NaOH = 0,03/0,025 = 1,2M
 Trường hợp 2 : Al3+, OH- hết 
 Ptpu : Al3+ + 3OH- Al(OH)3 (1)
 0,02 0,06 0,02
 Al(OH)3 + OH- AlO2- + H2O (2)
 0,02-0,01 0,01
 CM NaOH = 0,07/0,025 = 2,8M
I. Thiết lập dáng của đồ thị:
Cho từ từ dung dịch chứa NaOH vào dung dịch chứa a mol AlCl3 ta có: 
+ Pư xảy ra:
	Al3+ + 3OH- → Al(OH)3↓
	Al(OH)3 + OH- → Al(OH)4-[AlO2- + + 2H2O]
+ Đồ thị biểu diễn hai pư trên như sau:
1. Mức độ nhận biết
VD1[8]: Cho từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch Al(NO3)3. Kết quả thí nghiệm được biểu diễn ở đồ thị dưới đây. Giá trị của a, b tương ứng là
A. 0,3 và 0,6.	B. 0,6 và 0,9.	C. 0,9 và 1,2. D. 0,5 và 0,9.	
Giải:
+ Từ đồ thị và tỉ lệ trong đồ thị ta có:
	@ a = 3.0,3 = 0,9 mol.
	@ b = a + 0,3 = 1,2 mol
+ Vậy đáp án là C
VD2[8]: Cho từ từ 2,2 lít dung dịch NaOH 0,5M vào 300 ml dung dịch AlCl3 1,0M pư thu được x gam kết tủa. Tính x?
Giải
+ Vì Al3+ = 0,3 mol Þ kết tủa max = 0,3 mol.
+ Số mol NaOH = 1,1 mol.
+ Ta có đồ thị:
+ Từ đồ thị Þ a = 1,2 – 1,2 = 0,1 mol Þ kết tủa = 7,8 gam.
2. Mức độ hiểu.
VD3[8]: Cho 200 ml dung dịch AlCl3 1,5M pư với V lít dung dịch NaOH 0,5M thu được 15,6 gam kết tủa. Tính V?
Giải
+ Số mol Al3+ = 0,3 mol Þ kết tủa max = 0,3 mol
+ Từ đồ thị Þ a = 0,2. 3 = 0,6 mol và 1,2 – b = 0,2 Þ b = 1,0 mol Þ V = 1,2 và 2,0 lít.
VD4: Cho 800 ml dung dịch KOH x mol/l pư với 500 ml dung dịch Al2(SO4)3 0,4M đến pư hoàn toàn thu được 11,7 gam kết tủa. Tính x?
Giải
+ Số mol Al3+ = 0,4 mol Þ kết tủa max = 0,4 mol
+ Từ đồ thị Þ a = 0,15. 3 = 0,45 mol và 1, 6 – b = 0,15 Þ b = 1,45 mol
 Þ x = 0,5625 và 1,8125 lít.
3. Mức độ vận dụng
Chú ý: Khi thêm OH- vào dung dịch chứa x mol H+ và a mol Al3+ thì OH- pư với H+ trước Þ các phản ứng xảy ra theo thứ tự sau:
H+ + OH- → H2O
Al3+ + 3OH- → Al(OH)3↓
Al(OH)3 + OH- → Al(OH)4-
+ Từ các phản ứng trên ta có dáng đồ thị của bài toán như sau:
VD5[8] Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch hh gồm a mol HCl và b mol AlCl3, kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau: 
Tỉ lệ a : b là 
A. 4 : 3. 	B. 2 : 1. 	C. 1 : 1. 	D. 2 : 3. 
Giải
+ Từ đồ thị Þ a = 0,8 mol
+ Mặt khác ta có: nOH- = a + 4b = 2,8 + 0,4 Þ b = 0,6 mol Þ a : b = 4 : 3.
VD6[3]: Cho từ từ V ml dung dịch NaOH 1M vào 200 ml dung dịch gồm HCl 0,5M và Al2(SO4)3 0,25M. Đồ thị biểu diễn khối lượng kết tủa theo V như hình dưới. Giá trị của a, b tương ứng là:
A. 0,1 và 400.	B. 0,05 và 400.	C. 0,2 và 400.	D. 0,1 và 300.	
Giải
+ Ta có số mol H+ = 0,1 mol; Al3+ = 0,1 mol
+ Vì kết tủa cực đại bằng số mol Al3+ = 0,1 mol Þ a = 0,1 mol.
+ Từ đồ thì ta cũng có: số mol OH- ứng với b là = nH+ + 3nAl3+ = 0,1 + 3.0,1 = 0,4 mol 
Þ b = 0,4 : 1 = 0,4 lít = 400 ml.
Bài tập tự giải [8]
Câu 1: Dung dịch X chứa HCl 0,2M và AlCl3 0,1M. Cho từ từ 500 ml dung dịch Y chứa KOH 0,4M và NaOH 0,7M vào 1 lít dung dịch X thu được m gam kết tủa. Tính m ?
 A. 3,90 gam. 	B. 1,56 gam. 	C. 8,10 gam. 	D. 2,34 gam. 
Câu 2: Hoà tan hoàn toàn a gam Al2O3 trong 400 ml dung dịch HNO3 1M thu được dung dịch X. Thêm 300 ml dung dịch NaOH 1M vào dung dịch X thì thu được 3,9 gam kết tủa. Vậy giá trị của a tương ứng là
A. 8,5 gam	B. 10,2 gam	C. 5,1 gam	D. 4,25 gam
Câu 3: Hoà tan hết m gam Al2(SO4)3 vào nước được dung dịch A. Cho 300 ml dung dịch NaOH 1M vào A, thu được x gam kết tủa. Mặc khác, nếu cho 400 ml dung dịch NaOH 1M vào A, cũng thu được x gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 21,375	B. 42,75	C. 17,1	D. 22,8
Câu 4: Cho 150 ml dung dịch KOH 1,2M tác dụng với 100 ml dung dịch AlCl3 nồng độ x mol/l, thu được dung dịch Y và 4,68 gam kết tủa. Loại bỏ kết tủa, thêm tiếp 175 ml dung dịch KOH 1,2M vào Y, thu được 2,34 gam kết tủa. Giá trị của x là
 A. 1,2. 	B. 0,8. 	C. 0,9. 	D. 1,0. 
Câu 5: Cho 200 ml dung dịch Al2(SO4)3 tác dụng với dung dịch NaOH 1M nhận thấy số mol kết tủa phụ thuộc vào thể tích dung dịch NaOH theo đồ thị sau. Nồng độ của dung dịch Al2(SO4)3 trong thí nghiệm trên là:
A. 0,125M.	B. 0,25M.	C. 0,375M.	D. 0,50M.
Câu 6: Rót từ từ dung dịch Ba(OH)2 0,2M vào 150 ml dung dịch AlCl3 0,04M thấy lượng kết tủa phụ thuộc vào số ml dung dịch Ba(OH)2 theo đồ thị dưới đây. Giá trị của a và b tương ứng là:
A. 45 ml và 60 ml. B. 45 ml và 90 ml. C. 90 ml và 120 ml. D. 60 ml và 90 ml.
Câu 7: Cho a mol Al tan hoàn toàn vào dung dịch chứa b mol HCl thu được dung dịch Y chứa 2 chất tan có cùng nồng độ mol. Thêm từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch Y ta có đồ thị sau 
Cho a mol Al pư với dung dịch hh chứa 0,15b mol FeCl3 và 0,2b mol CuCl2. Sau khi pư kết thúc thu được x gam chất rắn. Giá trị của x là
A. 11,776.	B. 12,896.	C. 10,874.	D. 9,864.
Câu 8: Cho 100 ml dung dịch AlCl3 1M pư với dung dịch NaOH 0,5M nhận thấy số mol kết tủa phụ thuộc vào thể tích dung dịch NaOH theo đồ thị sau. Giá trị của b là
A. 360 ml.	B. 340 ml.	C. 350 ml.	D. 320 ml.	
Câu 9: Cho 400 ml dung dịch E gồm AlCl3 (x) mol/l và Al2(SO4)3 (y) mol/l tác dụng với 612 ml dung dịch NaOH 1M. Sau khi phản ứng kết thúc thu được 8,424 gam kết tủa. Mặt khác, khi cho 400 ml dung dịch E tác dụng với dung dịch BaCl2 dư thì thu được 33,552 gam kết tủa. Tỉ lệ x : y là
A. 7 : 4.	B. 7 : 3.	C. 5 : 4.	D. 5 : 4.	
C©u 10: Cho m gam hh Na, Al, t¸c dông víi n­íc d­ th× thu ®­îc 6,72 lit khÝ (®ktc). NÕu cho m gam hh trªn t¸c dông víi 50 ml dd NaOH 2M + H2SO4 0,5M . Gi¸ trÞ cña m lµ:
	A. 6,5	B. 17,7	C. 4,425	D. 8,85.
C©u 11: Cho 200 ml dd Al2(SO4)3 t¸c dông víi dd NaOH 1M, nhËn thÊy khi dïng 180 ml hay 340 ml dd NaOH ®Òu thu ®­îc l­îng kÕt tña nh­ nhau.Nång ®é dd Al2(SO4)3 trong thÝ nghiÖm trªn lµ:
	A. 0,125M.	B. 0,25M.	C. 0,375M.	D. 0,5M.
C©u 12: Rãt 200 ml dd NaOH a mol/l vµo cèc ®ùng 200 ml dd AlCl3 2M . KÕt tña thu ®­îc ®em nung trong kh«ng khÝ ®Õn khèi l­îng kh«ng ®æi ®­îc 5,1 gam chÊt r¾n. Gi¸ trÞ cña a lµ:
	A. 1,5.	B. 3.	C.1,5 hoÆc 7,5.	D. 1,5 hoÆc 3.
C©u13: X lµ dd chøa 0,1M AlCl3, Y lµ dd chøa 0,32mol NaOH. Thùc hiÖn hai thÝ nghiÖm:
 TN1: Cho tõ tõ Y vµo X, sau khi cho hÕt Y vµo X ®­îc a gam kÕt tña.
 TN2: Cho tõ tõ X vµo Y,sau khi cho hÕt X vµo Y ®­îc b gam kÕt tña.
NhËn ®Þnh nµo sau ®©y ®óng?
 A. a= b = 3,12 	B. a = b =6,24 	C. a = 3,12; b = 6,24 	D. a = 6,24; b = 3,12
C©u 14: X lµ dd AlCl3, Y lµ dd NaOH 2M . cho 150ml dd Y vµo cèc chøa 100ml dd X, khuÊy ®Òu tíi pø hoµn toµn thÊy trong cèc cã 7,8g kÕt tña. Thªm tiÕp vµo cèc 100ml dd Y, khuÊy ®Òu ®Õn khi kÕt thóc pø thÊy trong cèc cã 10,92g kÕt tña. Nång ®é mol cña dd X lµ:
 A. 3,2M 	B. 2,0M 	C. 1,6M 	D. 1,0M
C©u 15: X lµ dd AlCl3, Y lµ dd NaOH 1M. Cho 240ml dd Y vµo cèc chøa 100ml dd X, khuÊy ®Òu tíi pø hoµn toµn thÊy trong cèc cã 6,24g kÕt tña. thªm tiÕp vµo cèc 100ml dd Y, khuÊy ®Òu ®Õn khi kÕt thóc pø thÊy trong cèc cã 4,68g kÕt tña. Nång ®é mol cña dd X lµ:
 A. 1,0M 	B. 1,2M 	C. 1,5M 	D. 1,6M
C©u 16: Chai m gam hh Na2O vµ Al2O3 thµnh 2 phÇn b»ng nhau: 
- PhÇn 1: Hoµ tan trong n­íc d­ thu ®­îc 1,02g chÊt r¾n kh«ng tan.
- PhÇn 2: Hoµ tan võa hÕt 140ml dd HCl 1M.
Gi¸ trÞ cña m lµ:
 A. 2,26 	B. 2,66 	C. 5,32 	D. 7,0
C©u 17: Cho 200ml dung dịch Al2(SO4)3 tác dụng với dung dịch KOH 0,4M được một kết tủa keo. Lọc kết tủa nung đến khói lượng không đổi được 2,04 gam. Tính thể tích dung dịch KOH đã dùng. 
C©u 18: Thêm m gam K vào 300 ml dung dịch chứa Ba(OH)2 0,1M và NaOH 0,1Mthu được dung dịch X. Cho từ từ dung dịch X vào 200 ml dung dịch Al2(SO4)2 0,1M thu được kết tủa Y. Để thu được lượng kết tủa lớn nhất thì m bằng bao nhiêu.
Câu 19: Thêm m gam kali vào 300 ml dung dịch chứa Ba(OH)2 0,1M và NaOH 0,1M thu được dung dịch X. Cho từ từ dung dịch X vào 200 ml dung dịch Al2(SO4)3 0,1M thu được kết tủa Y. Để thu được lượng kết tủa Y lớn nhất thì giá trị của m là 
 A. 1,59.	B. 1,17.	C. 1,71.	D. 1,95.
Câu 20: Hoà tan 0,54 gam Al bằng 0,5 lít dung dịch H2SO4 0,1M thu được dung dịch A. Thêm V lít dung dịch NaOH 0,1M vào dung dịch A cho đến khi kết tủa tan một phần, lọc kết tủa nung ở 
nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thu được 0,51 gam chất rắn. Giá trị V là:
 	A. 0,8 lít. B. 1,1 lít.	C. 1,2 lít.	D. 1,5 lít. 
Câu 21: Thêm 240 ml dung dịch NaOH 1M vào một cốc thuỷ tinh đựng 100 ml dung dịch AlCl3 nồng độ x mol/lít, khuấy đều đến phản ứng hoàn toàn thấy trong cốc có 0,08 mol chất kết tủa. Thêm tiếp 100 ml dung dịch NaOH 1M vào cốc, khuấy đều đến phản ứng hoàn toàn thấy trong cốc có 0,06 mol chất kết tủa. Tính x.
A. 0,75M.	 	B. 1M.	 C. 0,5M.	 D. 0,8M.
Câu 22: Thêm 150 ml dung dịch NaOH 2M vào một cốc đựng 100 ml dung dịch AlCl3 nồng độ x mol/l, sau khi phản ứng hoàn toàn thấy trong cốc có 0,1 mol chất kết tủa. Thêm tiếp 100 ml dung dịch NaOH 2M vào cốc, sau khi phản ứng hoàn toàn thấy trong cốc có 0,14 mol chất kết tủa. 
Tính x. 
 A. 1,6M.	B. 1,0M.	C. 0,8M.	 	D. 2,0M.
Câu 23: Cho 9,12 gam hỗn hợp rắn gồm Al(OH)3 và MgSO4 vào dung dịch chứa a mol H2SO4 loãng (dùng dư) thu được dung dịch X. Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào X, phản ứng được biểu diễn theo đồ thị sau:
Số mol kết tủa
0,25
0,00
0,22
Số mol Ba(OH)2
Giá trị của a là:
	A. 0,20.	B. 0,15.	C. 0,18.	D. 0,14.	
2.4. Hiệu quả của sáng kiến 
	Trong quá trình giảng dạy tôi đã phân dạng để dạy và bồi dưỡng cho học sinh lớp 12, đặc biệt là việc dạy và bồi dưỡng cho học sinh lớp 12A2, 12A3 năm học 2017 - 2018 và 12B2, 12B3 năm học 2018 - 2019.
	Những năm học trước việc phân dạng bài tập này để dạy và ôn luyện cho học sinh chưa được kĩ. Rút kinh nghiệm cho những năm qua tôi vẫn thường xuyên suy nghĩ, trao đổi cùng đồng nghiệp trong tổ, đặc biệt là những buổi sinh hoạt chuyên môn tổ thường đưa ra những vấn đề còn băn khoăn để mọi người cùng bàn và đi đến thống nhất chung. Dạy học sinh có nhiều em chăm học, học giỏi đó cũng là động lực giúp tôi phải cố gắng nhiều, đọc sách nhiều và suy nghĩ để tìm ra những phương pháp tốt nhất để cùng các em đồng hành trên con đường tìm hiểu kiến thức. 
	Sau khi dạy xong phần dung dịch kiềm tác dung với muối nhôm tôi đã kiểm tra đánh giá học sinh, kết quả của các lớp như sau:
Kết quả trước và sau khi áp dụng như sau:
 Thực trạng trước khi sử dụng
 Kết quả sau khi sử dụng
 Lớp
 Tỉ lệ ( trên trung bình )
 Lớp
 Tỉ lệ (trên trung bình)
12B2
12B3
12A2
12A3
51 %
49 %
52 %
48%
12B2
12B3
12A2
12A3
85,5%
75 %
83 %
72 %
	- Khi áp dụng các biện pháp đã nêu trên vào quá trình giảng dạy tôi thấy học sinh học hứng thú hơn, nhớ lâu hơn, nhận thức đúng về các dạng bài tập.
	- Học sinh không thấy e ngại với những câu hỏi, bài tập đồ thị và bài toán xảy ra trong dung dịch chất điện ly. 
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
	+ Bằng cách phân loại, phân dạng bài để dạy và bồi dưỡng cho học sinh kết quả học tập của các em được nâng lên rõ rệt.
	+ Qua đó chúng ta thấy rằng việc đào sâu các kiến thức trong sách giáo khoa, việc nghiên cứu các tài liệu, chương trình học và chương trình thi có kết quả rất khả quan đối với học sinh, gây được lòng tin với các em từ đó làm tốt hơn được công tác giáo dục cho học sinh.
3.2. Kiến nghị và đề xuất
	* Đối với giáo viên: Qua thực tế giảng dạy nhiều năm khi áp dụng các phương pháp trên, tôi thấy rằng để có thể giúp học sinh chủ động hơn trong quá trình lĩnh hội kiến thức và giải nhanh các bài tập dung dịch thì vai trò chủ yếu thuộc về giáo viên giảng dạy. Muốn làm được điều đó giáo viên cần: Nghiên cứu, tìm tòi các tài liệu liên quan đến bài tập về chất lưỡng tính, hệ thống các nội dung cơ bản và phân loại các dạng bài tập, đặc biệt tìm ra được phương pháp giải nhanh, phù hợp nhất để truyền thụ cho học sinh một cách có hiệu quả.
	* Đối với học sinh:
	- Cần nắm được bản chất của các quá trình xảy ra khi trộn lẫn các dung dịch vì có sự tham gia của nhiều loại ion nên bài toán rất phức tạp.
	- Có kỹ năng nhận dạng bài tập, biết cách vận dụng linh hoạt các phương pháp giải, công thức tính phù hợp.
	* Đối với nhà trường: Nhà trường cần tổ chức các buổi hội giảng nhiều hơn nữa để thúc đẩy sự đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao hiệu quả nghiên cứu cho giáo viên; có tủ sách lưu lại các chuyên đề bồi dưỡng học tập của giáo viên hàng năm để làm cơ sở nghiên cứu phát triển thành đề tài.
	* Về phía Sở GD & ĐT nên tổ chức các chuyên đề về chuyên môn nhiều hơn nữa để hỗ trợ GV trong việc tìm tòi bài dạy được tốt hơn.
	Đề nghị các cấp lãnh đạo tạo điều kiện giúp đỡ học sinh và giáo viên có nhiều tài liệu, sách tham khảo trong nhà trường; các chuyên đề SKKN hàng năm đưa lên các trang web của sở GD- ĐT để giáo viên tham khảo.
	Trong khuôn khổ bài viết này tôi chỉ trình bày một phần nhỏ bài toán về muối nhôm tác dụng với dung dịch kiềm Bài viết không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự góp ý chân thành của các đồng nghiệp .
Xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Thanh Hóa, ngày 25 tháng 5 năm 2019
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác.
Người viết SKKN
Hoàng Thị Tâm
Tài liệu tham khảo
1. Cơ sở lí thuyết hóa vô cơ của tác giả Hoàng Nhâm và tuyển tập các bài giảng vô cơ của tác giả TS Cao Cự Giác
2. Bộ đề thi Hóa học của tác giả TS Cao Cự Giác
3. Bộ đề thi Hóa học của tác giả PGS.TS Nguyễn Xuân Trường
4. Đề thi minh họa của Bộ GD&ĐT 2019
5. Đề thi THPTQG năm 2017
6. Đề thi THPTQG năm 2017
7. Đề thi khảo sát THPTQG của trường THPT Chuyên Vinh
8. Nguồn internet.

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_phuong_phap_do_thi_ket_hop_voi_phuong_trinh_ion_thu_gon.doc