SKKN Phương pháp dạy thơ chữ hán trung đại

SKKN Phương pháp dạy thơ chữ hán trung đại

Trong các mục tiêu chung của môn Ngữ văn ở trường trung học phổ thông hiện nay thì mục tiêu bồi dưỡng và nâng cao thêm một bước năng lực văn học cho học sinh, trong đó có năng lực đọc - hiểu văn bản là một trong những mục tiêu hết sức quan trọng. Chính vì thế chương trình được xây dựng theo hai trục tích hợp: đọc văn và làm văn ,bên cạnh việc cung cấp những kiến thức về tiếng việt và lí luận văn học. Với nguyên tắc tích hợp, chương trình hiện nay vẫn dựa vào tiến trình lịch sử văn học dân tộc nhưng mỗi thời kì, mỗi giai đoạn sẽ lựa chọn ra những thể loại ,những tác phẩm văn học tiêu biểu để tiến hành đọc - hiểu. Theo tinh thần này dạy học văn có nhiệm vụ kép: thông qua dạy kiến thức mà trang bị và rèn luyện cho học sinh cách đọc, phương pháp đọc để các em có thể tự mình đọc và hiểu những văn bản khác.

 Trong nhà trường, đọc- hiểu là một cách thức quan trọng để phát huy tính tích cực chủ động của học sinh, biến việc dạy của một người thành việc đọc của nhiều người, thay thế phương pháp dạy truyền thống thầy giảng trò ghi.Từ việc chủ động đó mà học sinh dần nâng cao năng lực văn chương của mình.

Xác định rõ vai trò của đọc- hiểu như vậy, nhưng trong nhà trường phổ thông Việt Nam hiện nay có một thực tế là không phải giáo viên nào cũng hiểu rõ bản chất của đọc- hiểu và có những biện pháp đọc- hiểu phù hợp với từng thời kì , thể loại văn học khác nhau trong đó có bộ phận thơ chữ Hán trung đại Việt Nam.

 

doc 22 trang thuychi01 6400
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Phương pháp dạy thơ chữ hán trung đại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lí do chọn đề tài
Trong các mục tiêu chung của môn Ngữ văn ở trường trung học phổ thông hiện nay thì mục tiêu bồi dưỡng và nâng cao thêm một bước năng lực văn học cho học sinh, trong đó có năng lực đọc - hiểu văn bản là một trong những mục tiêu hết sức quan trọng. Chính vì thế chương trình được xây dựng theo hai trục tích hợp: đọc văn và làm văn ,bên cạnh việc cung cấp những kiến thức về tiếng việt và lí luận văn học. Với nguyên tắc tích hợp, chương trình hiện nay vẫn dựa vào tiến trình lịch sử văn học dân tộc nhưng mỗi thời kì, mỗi giai đoạn sẽ lựa chọn ra những thể loại ,những tác phẩm văn học tiêu biểu để tiến hành đọc - hiểu. Theo tinh thần này dạy học văn có nhiệm vụ kép: thông qua dạy kiến thức mà trang bị và rèn luyện cho học sinh cách đọc, phương pháp đọc để các em có thể tự mình đọc và hiểu những văn bản khác.
 	Trong nhà trường, đọc- hiểu là một cách thức quan trọng để phát huy tính tích cực chủ động của học sinh, biến việc dạy của một người thành việc đọc của nhiều người, thay thế phương pháp dạy truyền thống thầy giảng trò ghi.Từ việc chủ động đó mà học sinh dần nâng cao năng lực văn chương của mình.
Xác định rõ vai trò của đọc- hiểu như vậy, nhưng trong nhà trường phổ thông Việt Nam hiện nay có một thực tế là không phải giáo viên nào cũng hiểu rõ bản chất của đọc- hiểu và có những biện pháp đọc- hiểu phù hợp với từng thời kì , thể loại văn học khác nhau trong đó có bộ phận thơ chữ Hán trung đại Việt Nam.
Thơ chữ Hán thời kì trung đại Việt Nam là thời kì văn học rất xa đối với học sinh hiện nay, vậy nên việc tiếp nhận văn bản của các em thường gặp nhiều khó khăn. Một mặt do tài liệu nghiên cứu còn hạn chế, do giáo viên cũng chưa thực sự thấm nhuần những đặc trưng của thơ chữ Hán trung đại, chưa tiếp cận tác phẩm ở góc độ phù hợp và còn do rào cản về ngôn ngữ, quan niệm thẩm mĩ.v.v
Từ những lí do trên, tôi thấy rằng việc tìm hiểu phương pháp dạy đọc-hiểu thơ chữ Hán trung đại Việt Nam cho học sinh là việc làm cần thiết, có ý nghĩa góp phần làm thay đổi phần nào thực trạng dạy và học hiện nay.
2.Mục đích nghiên cứu
Thông qua việc nghiên cứu các tài liệu liên quan đến vấn đề đọc - hiểu, vấn đề dạy học thơ chữ Hán trung đại, nhằm đề xuất cách thức, biện pháp góp phần nâng cao –hiệu quả kỹ năng đọc - hiểu thơ chữ Hán trung đại Việt Nam . Cụ thể là hướng dẫn đọc- hiểu bài thơ Độc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du trong chương trình Ngữ văn lớp 10 THPT qua việc thiết kế giáo án thể nghiệm, tiến hành dạy thể nghiệm và đánh giá kết quả thể nghiệm.
3. Đối tượng nghiên cứu
	- Lý thuyết đọc - hiểu, thi pháp thơ chữ Hán trung đại, các phương pháp dạy học thơ trung đại.
	- Hoạt động dạy và học của giáo viên, học sinh lớp 10 trường THPT Cẩm Thủy 1.
	- Các văn bản thơ chữ Hán trung đại Việt Nam lớp 10 THPT - cụ thể là bài Độc Tiểu Thanh Kí. 
	- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu các mô hình đọc - hiểu để tìm ra những cách thức, biện pháp phù hợp trong dạy học thơ chữ Hán trung đại lớp 10 nhằm nâng cao kỹ năng đọc - hiểu cho học sinh THPT.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp tổng hợp, phân tích lí luận và thực tiễn.
Phương pháp khảo sát thực tế.
Phương pháp thể nghiệm.
Phương pháp so sánh đối chiếu
II-NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
1. Cơ sở lí luận
Đọc văn là hoạt động diễn ra trong quá trình tiếp nhận văn chương. Đọc không phải chỉ là hành động nhận thức nội dung ý tưởng từ văn bản mà còn là hoạt động trực quan sinh động giàu cảm xúc, được khái quát bằng kinh nghiệm sống của mỗi người. Để biểu đạt được được mục đích trên chúng ta cần hiểu rõ khái niệm đọc - hiểu văn bản.
 “Dạy văn là dạy cho học sinh năng lực đọc, kỹ năng đọc để học sinh có thể đọc hiểu bất cứ văn bản nào cùng loại. Từ đọc hiểu văn mà trực tiếp nhận các giá trị văn học, trực tiếp thể nghiệm các tư tưởng và cảm xúc được truyền đạt bằng nghệ thuật ngôn từ, hình thành cách đọc riêng có cá tính. Đó là con đường duy nhất để bồi dưỡng cho học sinh năng lực của chủ thể tiếp nhận thẩm mỹ. Do đó hiểu bản chất môn văn là môn dạy đọc văn vừa thể hiện cách hiểu thực sự bản chất của văn học, vừa hiểu đúng thực chất việc dạy văn là dạy năng lực, phát triển năng lực là chủ thể của học sinh” (1) 
Dạy đọc - hiểu là vừa dạy cách thức tiếp xúc với văn bản, thông hiểu nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa hàm ẩn cũng như thấy được vai trò tác dụng của các hình thức, biện pháp nghệ thuật ngôn từ, các thông điệp tư tưởng, tình cảm của người viết, các giá trị tự thân của hình tượng nghệ thuật và cả ý nghĩa xã hội nhân văn của tác phẩm trong ngữ cảnh của nó, vừa tập trung hình thành cách đọc văn, phương pháp đọc hiểu theo thể loại, để dần dần các em có thể tự đọc được văn, hiểu tác phẩm văn học một cách khoa học, đúng đắn.
________________________________________________________
(1) Đọc - hiểu văn bản - một khâu đột phá trong nội dung và phương pháp dạy học hiện nay - GS.TS Trần Đình Sử .Phebinhvanhoc.com.vn Số ra ngày 01/09/2013
Tuy nhiên mỗi thể loại văn học có phương pháp đọc- hiểu riêng, đọc hiểu thơ trung đại khác thơ hiện đại. “Đối với văn học trung đại Việt Nam tồn tại hai thành phần văn học đó là thành phần văn học chữ Hán và thành phần văn học chữ Nôm”( 1)
Là bộ phận văn học xuất hiện khá xa so với học sinh hiện nay do đó dạy đọc - hiểu văn bản thơ đã khó đọc- hiểu thơ trung đại là vấn đề nan giải hiện nay đối với cả giáo viên và học sinh. Việc hình thành cho học sinh phương pháp đọc - hiểu thơ chữ Hán trung đại là hết sức cần thiết để đáp ứng yêu cầu dạy văn và học văn hiện nay trong nhà trường THPT.
2. CƠ SỞ THỰC TIỄN.
2.1. Đối với giáo viên dạy môn ngữ văn. 
 Văn bản thơ chữ Hán trung đại – những văn bản thơ có tính quy phạm chặt chẽ là những tác phẩm được tạo nên trên quan điểm “ Quý hồ tinh bất quý hồ đa” nên việc tổ chức dẫn dắt cho học sinh tự chiếm lĩnh được tiếng nói tư tưởng, tình cảm của nhà thơ đã gửi gắm trong các bài thơ là việc làm không mấy dễ dàng. Đây là khó khăn mà hầu hết giáo viên nói chung và giáo viên trường THPT Cẩm Thủy 1 đang trăn trở . 
 Nếu việc cảm thụ, phát hiện cho hết cái hay cái đẹp của bài thơ nói chung đã là khó thì đọc hiểu thơ chữ Hán trung đại lại càng khó hơn. Có khi chỉ một từ, một hình ảnh, một câu thơ nhưng cũng gây những trở ngại trong việc khai thác giá trị văn bản .
 Thói quen dạy của một số giáo viên và thói quen học của một số học sinh theo phương pháp cũ: giáo viên thuyết giảng học sinh ghi chép cũng là một trở ngại không nhỏ đối với việc đổi mới theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh.
2.2. Đối với học sinh
Hiện nay trong các nhà trường phổ thông thái độ đối với môn Ngữ văn của học sinh có sự phân lập rất rõ. Những môn học thời thượng (Toán, Lý, Hoá, Tin học, Ngoại ngữ.) được các em lựa chọn để đáp ứng nhu cầu thi và nhu cầu việc làm của mình. Môn ngữ văn hiện nay mặc dù đã xuất hiện trong nhiều tổ hợp xét tuyển đại học cao đẳng nhưng cũng chưa được các em chú trọng nhiều do cơ hội việc làm của những ngành học có xét tuyển môn ngữ văn còn hạn chế.
Với phần văn học trung đại nói chung và thơ trữ tình chữ Hán trung đại Việt Nam lớp 10 nói riêng nhiều học sinh tỏ ra ngại học, không hứng thú... 
________________________________________________________________
(1) Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX- Ngữ Văn 10 tập 1- Nxbgd-2017-trang 104.
Nhiều học sinh chưa có thói quen chủ động tìm hiểu khám phá tác phẩm, còn thờ ơ với tác phẩm văn chương, nhất là thơ. Cá biệt có em “sợ” thơ, bởi vì có những bài thơ phiên âm từ chữ Hán sang âm Hán- Việt, từ ngữ khó hiểu, điển cố 
nặng nề gây cho các em nhiều trở ngại , mà cách giảng của giáo viên nhiều lúc cũng chưa làm cho các em hiểu rõ và thấy được cái hay cái đẹp của nó. Từ đó học sinh mất hứng thú khi học văn và kéo theo chất lượng học văn ngày càng sa sút.
Tôi đã tiến hành khảo sát việc dạy và học thơ chữ Hán trung đại Việt Nam lớp 10 của giáo viên và học sinh như sau.
Đối tượng khảo sát : Giáo viên, học sinh lớp 10 Trường THPT Cẩm Thủy 1
Hình thức khảo sát: Dự giờ đối với giáo viên, kiểm tra vở soạn bài ,ghi bài kết quả chất lượng sau giờ học của học sinh. Kết quả khảo sát như sau : 
 Về phía giáo viên : giáo viên chuẩn bị giáo án chu đáo cẩn thận và truyền đạt đến học sinh những nội dung cơ bản của bài học. 
 Về phía học sinh : Học sinh tiếp thu một cách thụ động và ghi chép vào vở nhưng thực chất các em không nắm được cụ thể chi tiết giá trị của từng hình ảnh, biện pháp tu từ. Khả năng ghi nhớ không lâu.
Thực tế cho thấy cách dạy học phổ biến hiện nay trong các trường THPT đối với thơ trữ tình chữ Hán trung đại là áp dụng kiểu dạy học nêu vấn đề, phối hợp giữa các phương pháp dạy học như thuyết trình, vấn đápviệc phát huy tính tích cực của học sinh đã được giáo viên quan tâm và thực hiện khá tốt, khá nghiêm túc. Và mỗi giáo viên đều tìm cho mình một cách thức riêng để truyền tải kiến thức đến học sinh.
 Tuy nhiên qua kết quả khảo sát đối với giáo viên và học sinh thì cách dạy học đọc- hiểu thơ trữ tình chữ Hán trung đại Việt Nam ở lớp 10 chưa thật có sự khác biệt kể cả cách thức hướng dẫn của giáo viên và kể cả cách tiếp nhận của học sinh. Chính điều này phần nào khiến cho văn học trung đại Việt Nam nói chung và thơ trữ tình chữ Hán nói riêng chưa thật sự tìm được chỗ đứng trong lòng học sinh.
3. Các giải pháp đã sử dụng để hướng dẫn học sinh đọc - hiểu thơ chữ Hán trung đại Việt Nam trong chương trình ngữ văn lớp 10
 3.1.Bám sát đặc trưng thi pháp .
 Giáo viên cần bám sát những đặc trưng này trong quá trình hướng dẫn học sinh đọc- hiểu ,đồng thời cũng cấp những kiến thức này đến học sinh để học sinh chủ động trong quá trình khai thác khám phá tác phẩm.
Thi pháp có nhiều cách hiểu trong đó có cách hiểu phổ biến đó là các nguyên tắc, biện pháp chung để làm nên giá trị đặc sắc của một tác phẩm, tác giả, trào lưu...Do vậy khi đọc hiểu thơ trữ tình trung đại nói chung và thơ trữ tình chữ Hán trung đại lớp 10 nói riêng không thể không bám sát vào đặc trưng thi pháp của văn học trung đại.Thi pháp văn học trung đại được khái quát như sau:
Về quan niệm “ coi trọng mục đích giáo huấn thi dĩ ngôn chí, văn dĩ tải đạo”(1)
Về thể loại: “với thành phần chữ Hán chủ yếu là các thể loại tiếp thu từ Trung Quốc như Hịch, cáo chiếu, biểu, truyền kì, kí sự, tiểu thuyết chương hồi, thơ cổ phong, thơ Đường luật: với thành phần chữ Nôm có Lục bát, Song thất lục bát, Đường luật, Diễn ca, truyện Nôm, Ngâm khúc, Vãn, Hát nói. (2) 
Về kết cấu : Một bài thơ trữ tình Hán - Nôm thường có “tuân theo kết cấu rất chặt chẽ”( 3) .Một bài Đường luật có tám câu, hay bốn câu, thất ngôn hay ngũ ngôn đều là một chỉnh thể có cấu trúc riêng, kết cấu theo hai chiều ngang dọc kết với nhau thành một chỉnh thể hài hoà cân đối. Kết cấu theo chiều dọc bằng bố cục, niêm, đối, vần; kết cấu theo chiều ngang bằng thanh luật bằng trắc.
Về tư duy nghệ thuật : “Tư duy theo kiểu mẫu nghệ thuật đã có sẵn đã thành công thức” (4).Chẳng hạn nói đến vẻ đẹp của người phụ nữ thì phải đẹp nghiêng nước nghiêng thành, vẻ đẹp chim sa cá lặn. nói đến tài phải cầm, kì, thi, họa . Nói đến mùa xuân phải có hoa mai, hoa đào đi liền với cỏ non, chim én; mùa hè phải đi liền với hoa lựu, hoa sen, tiếng chim quyên kêu khắc khoải.. Mùa thu phải có hoa cúc, lá ngô đồng rụng; mùa đông phải có cây tùng, chim hạc. Trong sáng tác của các nhà thơ, nhà văn trung đại hình như không thể vắng bóng thiên nhiên. Thiên nhiên làm nên diện mạo, linh hồn của tác phẩm. Thiên nhiên vừa là vẻ đẹp của thiên nhiên vừa là đối tượng để nhà thơ gửi gắm cảm xúc tâm trạng. đặc biệt thiên nhiên trở thành chuẩn mực cho vẻ đẹp của con người đây là điểm khác biệt với thơ hiện đại. 
 Thủ pháp nghệ thuật, sử dụng thi liệu: “Văn học trung đại, dẫn nhiều điển tích điển cố, thủ pháp ước lệ tượng trưng”( 5) được nhà văn sử dụng triệt để, nghiêm túc và phổ biến. .Đặc trưng thi pháp này hình thành từ bối cảnh lịch sử xã hội phong kiến và cảm quan thẩm mỹ của tầng lớp nghệ sĩ Hán học. 
3.2. Chú giải, cắt nghĩa, phân tích, bình giá thơ .
 3.2.1.Chú giải .
 Chú giải chính là biện pháp rút gần khoảng cách thẩm mỹ giữa học sinh với thơ văn cổ để tiếp nhận văn bản có hiệu quả.
Thơ trữ tình trung đại thuộc loại hình song ngữ, trong quá trình sáng tác các tác giả sử dụng chữ Hán, chữ Nôm, các từ Việt cổ mà ngày nay ít còn sử dụng.
___________________________________________________________________________
(1)(2)(3)(4)(5) Khái quát văn học Việt nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX - Ngữ Văn 10 tập 1- Nxbgd-2017-trang 104.
 Vì vậy, một biện pháp hữu hiệu để giải mã văn bản đó là chú giải các từ 
ngữ đó. Trong quá trình chú giải cần phải làm rõ nguồn chú giải ở đâu. Nguồn chú giải có thể trong sách giáo khoa hoặc từ các tài liệu uy tín khác. Từ việc chú giải giáo viên vận dụng vào quá trình tiến hành đọc – hiếu. . Đây là biện pháp quan trọng dùng trong đọc hiểu thơ trữ tình trung đại nói chung và thơ trữ tình chữ Hán trung đại Việt Nam lớp 10 nói riêng. 
Sở dĩ chúng ta cần phải chú giải kĩ lương bởi vì ngôn ngữ thơ cổ là ngôn ngữ rất uyên bác, hàm súc. Hình thức chữ Hán, chữ Nôm vốn đã khó hiểu đối với học sinh lại thêm các biện pháp nghệ thuật ước lệ, tượng trưng cùng nhiều điển tích, điển cố khiến cho bài học càng trở lên xa lạ, khó tiếp nhận.
Trong chú giải, thì việc làm đầu tiên là chú giải từ. Bởi ngôn ngữ người xưa chủ yếu là chữ Hán, chữ Nôm với những từ ngữ cổ, thuật ngữ cổ rất xa lạ với con người hiện đại ngày nay.
Chú giải từ ngữ là làm cho từ ngữ đó được hiểu một cách rõ ràng, nói cách khác là làm cho học sinh hiểu từ và thông nghĩa, hiểu câu thơ trước rồi sau đó mới có cơ sở để cảm thụ văn chương. Thơ trữ tình chữ Hán trung đại Việt Nam khi phiên âm sẽ là các từ Hán Việt trong đó có cả các từ Hán- Việt cổ mà ngày nay không dùng nữa. Đây chính là hàng rào ngăn cách giữa học sinh ngày nay với thơ trữ tình chữ Hán trung đại. Chưa làm cho học sinh vỡ nghĩa những từ ngữ ấy thì các em sẽ không thể nào hiểu câu thơ chứ chưa nói đến việc cảm thụ văn chương.
Công việc thứ hai phải làm khi chú giải là chú giải điển cố, điến tích. Điển cố là lấy xưa để nói nay, nhắc lại việc xưa bằng một vài chữ mà gợi lên sâu sắc các tầng ý nghĩa, khiến lời văn thêm sinh động. Việc dùng điển cố khiến cho câu thơ thêm hàm súc, chuyển tải được thông tin lớn. 
Với học sinh điển cố trong văn học khiến các em khó hiểu hoặc không hiểu hết dụng ý nghệ thuật của tác giả hoặc phần lớn các em chỉ hiểu hời hợt bên ngoài mà không thấy được cái hay, chất văn chương, “ý tại ngôn ngoại, “cái gợi” mà điển cố đưa lại. Chú giải điển cố là giúp học sinh tái hiện nội dung văn bản, ý nghĩa của nó đối với người xưa, từ đó giúp các em tự vận động để hiểu thơ trữ tình trung đại.
Khi chú giải điển cố bước đầu tiên là chú giải nghĩa đen của điển cố nghĩa là làm cho học sinh hiểu biết rõ nguồn gốc của điển cố. Việc làm này học sinh có thể tham khảo trong phần chú thích của sách giáo khoa hoặc chuẩn bị trước ở nhà. Sau khi chú giải nghĩa đen giáo viên cần phân tích giá trị thẩm mỹ của điển cố bằng việc đặt vào trong câu thơ, trong văn bản để cắt nghĩa ý của câu thơ từ đó tìm ra ẩn ý mà nhà thơ gửi gắm. 
Ví dụ khi dạy bài thơ Tỏ Lòng của Phạm Ngũ Lão cần giúp học sinh làm rõ điển cố trong câu “ Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu ” .Vũ Hầu tức Gia Cát Lượng người thời Tam Quốc có nhiều công lao giúp Lưu Bị khôi phục nhà Hán” (1).
________________________________________________________________
(1) Tỏ Lòng- Phạm Ngũ Lão- Ngữ Văn 10 tập 1- Nxbgd-2017-trang 115.
Mượn điển cố để bộc lộ vẻ đẹp nhân cách của Phạm Ngũ Lão. Đó là cách nói khiêm nhường bộc lộ khát vọng hoài bão mãnh liệt của Phạm Ngũ Lão, thể hiện trách nhiệm với đất nước với nhân dân. 
Như vậy chú giải là biện pháp quan trọng trong quá trình dạy văn học trung đại nói chung và thơ trữ tình chữ Hán trung đại lớp 10 nói riêng. Biện pháp này bước đầu giúp học sinh khám phá thế giới nghệ thuật của tác phẩm văn chương, góp phần kích thích sự hứng thú và khả năng chủ động, tích cực suy nghĩ, tìm hiểu bài thơ. Chú giải góp phần làm cho hàm ý nghệ thuật trở nên dễ hiểu, cụ thể hơn.
3.2.2.Cắt nghĩa
Thơ trữ tình trung đại là loại hình văn học có khoảng cách lớn với học sinh về cả không gian và thời gian, tư duy nghệ thuật, quan điểm thẩm mỹ. Do vậy bên cạnh việc chú giải từ ngữ, điển cố thì công việc tiếp theo để giải mã văn bản đó là cắt nghĩa. Nếu đọc văn mà không hiểu nghĩa của từ, ngữ, câu và mối quan hệ của chúng trong văn bản thì các em không thể nào tiếp nhận được ý đồ nghệ thuật của tác giả. Quá trình cắt nghĩa là làm cho ý nghĩa của từ, ngữ, câu, ý nghĩa của hình ảnh nổi bật trong văn bản, làm sáng tỏ hình tượng. Cắt nghĩa là một cách tìm ra câu trả lời của tác giả đến với bạn đọc thông qua văn bản . Cắt nghĩa là tìm ra ý nghĩa của văn bản, thông qua cắt nghĩa các yếu tố, các hình ảnh, từ ngữ, câu, các bộ phận trong chỉnh thể của mạch văn bản, làm cho chúng bộc lộ ý nghĩa riêng của từng thành phần .
 Cắt nghĩa từ ngữ trong thơ chữ Hán trung đại: Từ ngữ trong thơ trữ tình chữ hán trung đại lớp 10 khi phiên âm là các từ Hán Việt có tính đa nghĩa, đa tầng. Vì vậy khi đọc hiểu văn bản phải thông qua cắt nghĩa từ ngữ mới có thể hiểu nghĩa của câu thơ.
Ví dụ: Từ “ Độc” trong nhan đề bài thơ Độc Tiểu Thanh kí nghĩa là đọc. Nhưng từ “ Độc” trong câu thơ “ Độc điếu song tiền nhất chỉ thư” lại là sự cô đơn cô độc, một mình(1) Hay nhan đề “ Độc Tiểu Thanh kí” có hai cách hiểu đó là đọc tập thơ còn sót lại của nàng Tiểu Thanh hoặc đó là đọc truyện viết về nàng Tiểu Thanh.(2)
 Cắt nghĩa hình ảnh trong thơ trữ tình trung đại. Hình ảnh trong thơ trữ tình trung đại thường cô đọng, súc tích, gợi nhiều liên tưởng ở người đọc. Thêm vào đó các nhà thơ thường sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật tu từ, nhiều hình ảnh ước lệ, tượng trưng mang tính công thức
____________________________________________________________________________________
(1) - Để học tốt ngữ văn 10- Lê A- Bùi Minh Toán- Hà Bình Trị -NXBGD-2007- trang 190.
(2)-Độc Tiểu Thanh kí- SGK- Ngữ Văn 10- tập 1- NXBGD-2017- Trang 131.
Đây là điều gây trở ngại cho việc tiếp nhận văn bản cho học sinh ngày nay. Vì vậy mục đích cắt nghĩa hình ảnh là làm bật sáng hình ảnh, làm rõ dụng ý nghệ thuật của tác giả bài thơ. Mỗi hình ảnh được sử dụng là sự sáng tạo của người nghệ sĩ thông qua đó họ gửi gắm một thông điệp nhất định. Nếu không cắt nghĩa hình ảnh thì khó có thể hiểu thông được dụng ý nghệ thuật đó, hoặc nếu có hiểu thì cũng rất hời hợt.
 Cắt nghĩa câu trong thơ trữ tình trung đại. Lời thơ trong thơ trữ tình trung đại phải đẹp đẽ, trau chuốt, giàu hình ảnh, lời thơ phải đa nghĩa có như vậy mới hấp dẫn. Do vậy người làm thơ chịu sự quy định chặt chẽ về niêm luật (số tiếng, số câu, nhịp điệu, hài thanh). Thơ trữ tình trung đại lớp 10 chủ yếu là thể tài tự tình, do vậy không được phép dài dòng, kể lể, miêu tả quá cụ thể, chi tiết.
Do vậy, sau việc cắt nghĩa từ ngữ, hình ảnh thì công việc tiếp theo là cắt nghĩa câu. Đây là thao tác cơ bản để học sinh hiểu ý cơ bản của câu thơ, điều mà nhà thơ định nói.
3.2.3. Phân tích văn bản
“Phân tích là hoạt động chia nhỏ đối tượng thành các yếu tố , các bộ phận để xem xét”(1). Đối với môn ngữ văn, thì phân tích chính là cách để giáo viên và học sinh tiêp cận văn bản ở góc độ sâu nhất. Tuy nhiên với thơ trữ tình chữ Hán trung đại lớp 10 thì đây được coi là con đường chính để chiếm lĩnh tác phẩm. Phân tích thơ trữ tình chữ Hán trung đại Việt Nam lớp 10 cần tập trung vào các thao tác sau:
 Phân tích từ ngữ. Khi phân tích từ ngữ trong thơ trữ tình trung đại cũng cần chú ý tới sự sáng tạo trong việc lựa chọn từ ngữ của các tác giả. 
 Phân tích các lớp nghĩa trong văn bản trữ tình trung đại Từ hiện thực khách quan nhà văn bằng nhận thức chủ quan và tư duy nghệ thuật của mình sáng tạo nên hình tượng văn học. Khi tiếp nhận tác phẩm văn chương, người đọc lại đi theo hành trình ngược lai, nghĩa là thông qua hình tượng nghệ thuật để khám phá hiện thực khách quan. 
3.2.4.Bình giá .
Nhà phê bình Hoài Thanh từng viết “Bình thơ là từ chỗ mình cảm thấy hay, làm thế nào cho người khác cũng cảm thấy hay”(2) “ Bình là một phương pháp có tính đặc thù trong cảm thụ và truyền thụ văn thơ” (3). Nội dung bình giá cần 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_phuong_phap_day_tho_chu_han_trung_dai.doc
  • docBÌA SKKN NGỮ VĂN 2018.doc
  • docxDANH MỤC SKKN ĐẠT GIẢI.DOC.docx
  • docxMỤC LỤC SKKN NGỮ VĂN 2018.DOC.docx
  • docxTÀI LIỆU THAM KHẢO VIẾT SKKN NGỮ VĂN 2018.DOC.docx