SKKN Phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh chủ đề cân bằng của vật rắn

SKKN Phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh chủ đề cân bằng của vật rắn

Hiện nay, nước ta đang trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nền kinh tế hội nhập với cộng đồng thế giới mang lại cơ hội phát triển đất nước nhưng kèm theo đó là sự cạnh tranh quyết liệt. Nền kinh tế đòi hỏi phải có nguồn nhân lực có phẩm chất đạo đức tốt, có tri thức gắn liền với năng lực tiếp thu tinh hoa văn hoá của nhân loại, có tư duy sáng tạo, có kỹ năng, năng lực thực hành giỏi, có tác phong công nghiệp, có tính tổ chức kỷ luật

Nâng cao chất lượng giáo dục là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu trong xã hội. Những năm gần đây ngành giáo dục và đào tạo đã không ngừng đổi mới, cải cách chương trình SGK, sách tham khảo cả về cả nội dung và phương pháp dạy học nhằm bồi dưỡng năng lực thực tiễn, tư duy sáng tạo và nâng cao tính tích cực, tự chủ tìm tòi xây dựng và chiếm lĩnh tri thức cho học sinh. Do đó dạy và học môn Vật lý ở trường THPT nhận được sự quan tâm đổi mới sâu sắc và mạnh mẽ. Giáo viên được trang bị các thiết bị thí nghiệm, được hướng dẫn các phương án tiến hành thí nghiệm, được bồi dưỡng cách dạy học theo chương trình và SGK Vật lý mới. Tuy nhiên, việc dạy học Vật lý ở các trường THPT vẫn chưa được như mong muốn, tình trạng phổ biến của việc dạy và học vẫn là giáo viên thuyết trình, thông báo, hầu như không làm thí nghiệm, thiếu vận dụng thực tiễn, học sinh tiếp thu một cách thụ động, bắt chước, dạy học theo kiểu truyền thụ một chiều. Một số trường có sử dụng thiết bị thí nghiệm nhưng chưa phát huy được năng lực, tư duy của học sinh, việc thực hiện vẫn mang nặng tính hình thức, khẩu hiệu.

 

doc 24 trang thuychi01 13843
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh chủ đề cân bằng của vật rắn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG
 PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH
CHỦ ĐỀ CÂN BẰNG CỦA VẬT RẮN
Người thực hiện: Đậu Thị Bích
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc môn: Vật Lý
THANH HOÁ NĂM 2019
MỤC LỤC
 TRANG
I. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do lựa chọn đề tài	03
1.2. Mục đích nghiên cứu	03
1.3. Đối tượng nghiên cứu	04
1.4. Phương pháp nghiên cứu	04
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm	04
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm	04
2.3. Giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 	05
2.3.1. Nội dung kiến thức trọng tâm	05
2.3.2. Tổ chức dạy học	06
 2.2.3. Xây dựng câu hỏi/ bài tập kiểm tra, đánh giá trong và sau
 quá trình dạy học của chuyên đề.................................................14
 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, 
 với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường........................................19
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận	20
3.2. Kiến nghị	20
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI SKKN CỦA TÁC GIẢ
PHỤ LỤC
I. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, nước ta đang trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nền kinh tế hội nhập với cộng đồng thế giới mang lại cơ hội phát triển đất nước nhưng kèm theo đó là sự cạnh tranh quyết liệt. Nền kinh tế đòi hỏi phải có nguồn nhân lực có phẩm chất đạo đức tốt, có tri thức gắn liền với năng lực tiếp thu tinh hoa văn hoá của nhân loại, có tư duy sáng tạo, có kỹ năng, năng lực thực hành giỏi, có tác phong công nghiệp, có tính tổ chức kỷ luật
Nâng cao chất lượng giáo dục là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu trong xã hội. Những năm gần đây ngành giáo dục và đào tạo đã không ngừng đổi mới, cải cách chương trình SGK, sách tham khảo cả về cả nội dung và phương pháp dạy học nhằm bồi dưỡng năng lực thực tiễn, tư duy sáng tạo và nâng cao tính tích cực, tự chủ tìm tòi xây dựng và chiếm lĩnh tri thức cho học sinh. Do đó dạy và học môn Vật lý ở trường THPT nhận được sự quan tâm đổi mới sâu sắc và mạnh mẽ. Giáo viên được trang bị các thiết bị thí nghiệm, được hướng dẫn các phương án tiến hành thí nghiệm, được bồi dưỡng cách dạy học theo chương trình và SGK Vật lý mới. Tuy nhiên, việc dạy học Vật lý ở các trường THPT vẫn chưa được như mong muốn, tình trạng phổ biến của việc dạy và học vẫn là giáo viên thuyết trình, thông báo, hầu như không làm thí nghiệm, thiếu vận dụng thực tiễn, học sinh tiếp thu một cách thụ động, bắt chước, dạy học theo kiểu truyền thụ một chiều. Một số trường có sử dụng thiết bị thí nghiệm nhưng chưa phát huy được năng lực, tư duy của học sinh, việc thực hiện vẫn mang nặng tính hình thức, khẩu hiệu. 
Theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực của học sinh, kết hợp với dạy học theo chủ đề, tích hợp liên môn của bộ Giáo dục và Đào tạo cộng với kinh nghiệm giảng dạy nhiều năm của bản thân, tôi xin trình bày sáng kiến kinh nghiệm “PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH, CHỦ ĐỀ CÂN BẰNG CỦA VẬT RẮN” vật lý 10 ban cơ bản. Qua đề tài tôi mong muốn góp phần nâng cao chất lượng dạy học Vật lý ở trường THPT, nhất là dạy học phần kiến thức cân bằng vật rắn. Phần kiến thức này được vận dụng nhiều trong cuộc sống, trong khoa học kỹ thuật, với nội dung phong phú cả về bài tập lẫn vận dụng giải thích thực tiễn lao động sản xuất. 
1.2. Mục đích nghiên cứu 
Xây dựng tiến trình dạy chủ đề cân bằng vật rắn dựa trên cơ sở lý thuyết: Điều kiện cân bằng của chất điểm; Quy tắc hình bình hành; Quy tắc hợp lực có giá đồng quy; Quy tắc mô men lực; Quy tắc hợp lực song song cùng chiều.
Nội dung kiến thức trong chuyên đề " Cân bằng của vật rắn" được tổ chức dạy học trong 5 tiết, trong đó:
 - Lí thuyết (3 tiết)
 - Bài tập vận dụng (1tiết).
 - Kiểm tra đánh giá (1 tiết).
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Soạn thảo kiến thức và tiến trình dạy chủ đề “ CÂN BẰNG VẬT RẮN” theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh khối 10 ban cơ bản.
1.4. Phương pháp nghiên cứu 
- Nghiên cứu lý thuyết: nghiên cứu sách, báo, mạng internet, chương trình và SKG Vật lý 10 ban cơ bản để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài và các căn cứ cho những đề xuất về tiến trình dạy học. 
- Điều tra thực trạng dạy học phần kiến thức này ở trường THPT với việc sử dụng kết quả kiểm tra định kỳ, dự giờ, trao đổi với giáo viên, học sinh.
- Thực nghiệm sư phạm ở trường THPT về tiến trình dạy học đã soạn thảo.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1.Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
- Vật lí học là cơ sở của nhiều ngành khoa học kỹ thuật quan trọng. Vật lí có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ, qua lại với các môn khác. Việc dạy học vật lí THPT cần rèn luyện cho học sinh đạt được:
+ Kỹ năng quan sát các hiện tượng thu thập thông tin và dữ liệu cần thiết.
+ Kỹ năng sử dụng các dụng cụ đo lường phổ biến, lắp ráp và tiến hành các thí nghiệm đơn giản.
+ Kỹ năng phân tích xử lí các thông tin dữ liệu thu được từ quan sát hoặc thí nghiệm.
+ Kỹ năng vận dụng kiến thức giải thích các hiện tượng vật lí đơn giản trong thực tế cuộc sống.
+ Khả năng đề xuất các dự đoán hoặc giả thiết đơn giản về mối quan hệ hoặc bản chất hiện tượng vật lí.
+ Khả năng đề xuất phương án thí nghiệm đơn giản để kiểm tra dự đoán hoặc giả thiết đã đề ra.
+ Kỹ năng diễn đạt rõ ràng, chính xác bằng ngôn ngữ vật lí.
- Giáo viên dạy học vật lí phải tính toán để có thời gian dành cho các hoạt động tự lực của học sinh đáp ứng các yêu cầu:
+ Tạo điều kiện để học sinh quan sát trực tiếp các hiện tượng vật lí.
+ Tạo điều kiện để học sinh thu thập và xử lí thông tin, nêu ra các vấn đề cần tìm hiểu.
+ Tạo điều kiện để học sinh trao đổi nhóm, tìm phương án giải quyết vấn đề, tiến hành thí nghiệm, thảo luận kết quả và rút ra kết luận cần thiết.
+ Tạo điều kiện để học sinh nắm được nội dung chính của bài học trên lớp.
2.2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
Hiện nay giáo viên dạy vật lí tại các trường THPT đa số sử dụng phương pháp truyền thống, đó là nêu kiến thức truyền đạt một chiều, bắt học sinh nhớ thụ động, cứng nhắc, không có hệ thống, sau đó được mô phỏng qua các ví dụ. Học sinh tiếp thu định luật một cách miễn cưỡng về mặt ngôn ngữ, không có sự mềm dẻo tư duy, không có kỹ năng vận dụng định luật giải thích các hiện tượng. Một số ít học sinh có thể giải thích hiện tượng theo kiểu nói lại lời giáo viên. Học sinh không khắc sâu được nội hàm kiến thức mà chỉ thuộc lòng câu chữ định luật dẫn đến khó khăn cho tiếp thu kiến thức tiếp theo từ đó dẫn đến học sinh chán nản, lười học, không hứng thú với môn vật lí.
 Với kinh nghiệm dạy học và trên tinh thần tiếp thu phương pháp mới tác giả xin trình bày phương pháp dạy chuyên đề cân bằng của vật rắn theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
2.3. Giải pháp
Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh, tổ chức dạy học giải quyết vấn đề kết hợp với dạy học theo chủ đề, tích hợp liên môn.
2.3.1. Nội dung kiến thức trọng tâm
 Xuất phát từ việc tìm tòi khám phá để trả lời câu hỏi “Khi nào vật chịu tác dụng của nhiều lực nằm cân bằng?” đi đến rút ra điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực và ba lực không song song; của một vật có trục quay cố định, cân bằng của một vật có mặt chân đế.
 Trong quá trình tìm điều kiện cân bằng của vật, xuất hiện đại lượng vật lí mới đặc trưng cho tác dụng làm quay vật của lực gọi là Mô men lực và đồng thời xây dựng nên quy tắc tổng hợp hai lực đồng quy và hai lực song song.
Các kiến thức trọng tâm của chuyên đề:
* Tổng hợp lực là thay thế các lực tác dụng đồng thời vào cùng một vật bằng một lực có tác dụng giống hệt như các lực ấy. Lực thay thế này gọi là hợp lực.
 Quy tắc hình bình hành: Nếu hai lực đồng quy làm thành hai cạnh của một hình bình hành, thì đường chéo kẻ từ điểm đồng quy biểu diễn hợp lực của chúng.
* Muốn cho một chất điểm đứng cân bằng thì hợp lực của các lực tác dụng lên nó phải bằng không.
* Điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực :
 Muốn cho một vật chịu tác dụng của hai lực ở trạng thái cân bằng thì hai lực đó phải cùng giá, cùng độ lớn và ngược chiều.
* Điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của ba lực không song song:
- Ba lực đó phải có giá đồng phẳng và đồng quy
- Hợp lực của hai lực phải cân bằng với lực thứ ba
* Quy tắc tổng hợp hai lực đồng quy: Muốn tổng hợp hai lực có giá đồng quy tác dụng lên một vật rắn, trước hết ta trượt hai vectơ lực đó trên giá của chúng đến điểm đồng quy, rồi áp dụng quy tắc hình bình hành để tìm hợp lực.
* Quy tắc xác định hợp lực của hai lực song song cùng chiều :
- Hợp lực của hai lực song song cùng chiều tác dụng vào vật rắn là một lực song song, cùng chiều với hai lực và có độ lớn bằng tổng độ lớn của hai lực đó:
 F=F1 + F2
- Giá của hợp lực nằm trong mặt phẳng chứa hai lực và chia khoảng cách giữa hai lực này thành những đoạn tỉ lệ nghịch với độ lớn của hai lực 
* Cân bằng của vật có một điểm tựa hoặc một trục quay cố định:
- Cân bằng không bền: Một vật bị lệch khỏi vị trí cân bằng không bền thì vật không thể tự trở về vị trí đó được, vì trọng lực làm cho vật lệch xa vị trí cân bằng.
- Cân bằng bền: Một vật bị lệch khỏi vị trí cân bằng bền thì dưới tác dụng của trọng lực, vật lại trở về vị trí đó. 
- Cân bằng phiếm định: Nếu trọng tâm của vật trùng với trục quay thì vật ở trạng thái cân bằng phiếm đinh. Trọng lực không có tác dụng làm quay và vật đứng yên ở vị trí bất kì.
* Điều kiện cân bằng của một vật có mặt chân đế là giá của trọng lực phải xuyên qua mặt chân đế (hay là trọng tâm “ rơi “ trên mặt chân đế ).
* Momen của lực đối với một trục quay là đại lượng đặc trưng cho tác dụng làm quay của lực và được đo bằng tích của lực với cánh tay đòn của nó.
- Công thức momen của lực: M = F.d
trong đó, d là cánh tay đòn, là khoảng cách từ trục quay đến giá của lực (nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục quay).
 - Trong hệ SI, đơn vị của momen lực niutơn mét ( N.m)
* Quy tắc momen lực: Muốn cho một vật có trục quay cố định ở trạng thái cân bằng thì M = M’ trong đó, M là tổng các momen lực có xu hướng làm cho vật quay theo chiều kim đồng hồ, M’ là tổng các momen lực có xu hướng làm cho vật quay ngược chiều kim đồng hồ
2.3.2. Tổ chức dạy học 
2.3.2.1. Mục tiêu dạy học chuyên đề
a. Kiến thức
- Phát biểu được điều kiện cân bằng của vật rắn chịu tác dụng của 2 lực, của 3 lực có giá không song song.
- Phát biểu được quy tắc hợp lực 2 lực song song cùng chiều.
- Trình bày được khái niệm trọng tâm của một vật.
- Trình bày được phương pháp xác định trọng tâm của một vật rắn mỏng, phẳng và đồng chất bằng phương pháp thực nghiệm.
- Trình bày được các dạng cân bằng của vật rắn .
- Trình bày được điều kiện cân bằng của vật có mặt chân đế.
- Trình bày được khái niệm momen lực.
- Trình bày được điều kiện cân bằng của vật rắn có trục quay cố định.
- Trình bày được điều kiện cân bằng của vật có mặt chân đế.
- Phân biệt được 3 dạng cân bằng của vật rắn.
 b. Kỹ năng
- Vận dụng được kiến thức trong chuyên đề để giải các bài tập vật lí trong sách giáo khoa.
- Vận dụng được các kiến thức trong chuyên đề để giải thích được các hiện tượng vật lí trong đời sống và trong kĩ thuật liên quan đến điều kiện cân bằng của vật rắn.
- Thu thập, đánh giá, lựa chọn và xử lí thông tin từ các nguồn khác nhau để giải quyết các vấn đề bài học:
 Học sinh đọc sách giáo khoa, sách tham khảo, báo chí, các nghiên cứu khoa học, internet để tìm hiểu về các vấn đề của bài học.
 - Vận dụng sự tương tự giữa điều kiện cân bằng của chất điểm và vật rắn khi chúng chịu tác dụng của hai lực, từ đó phát biểu được giả thiết về điều kiện cân bằng của vật rắn chịu tác dụng của 2 lực.
 - Đề xuất được giả thuyết trong quá trình dạy học giải quyết vấn đề các kiến thức trong chuyên đề.
 - Xác định mục đích, đề xuất phương án, lắp ráp, tiến hành xử lí kết quả thí nghiệm và rút ra nhận xét.
c. Thái độ
- Tự tin đưa ra các ý kiến cá nhân khi thực hiện nhiệm vụ ở lớp và ở nhà .
- Chủ động trao đổi với giáo viên và các bạn học sinh khác.
- Hợp tác chặt chẽ với các bạn trong các hoạt động nhóm.
- Say mê khoa học, khách quan, trung thực, cẩn thận
d. Định hướng các năng lực được hình thành
* Năng lực sử dụng kiến thức: Sử dụng được kiến thức vào giải các bài toán có liên quan đến cân bằng của vật rắn và các bài toán có liên quan đến thực tiễn.
* Năng lực thực nghiệm: Đề xuất được các dự đoán có căn cứ về sự phụ thuộc, liên quan giữa các đại lượng vật lý. Đề xuất được các dụng cụ thí nghiệm và cách bố trí hợp lý, đưa ra được kế hoạch thí nghiệm với các dụng cụ đã xây dựng. Thực hiện các thí nghiệm theo kế hoạch đã đề xuất.
* Năng lực trao đổi thông tin: Thực hiện các trao đổi, thảo luận với bạn để thực hiện nhiệm vụ.
* Năng lực cá thể: Kết hợp được các kiến thức trong việc giải các bài toán về cân bằng của vật rắn. Sử dụng kiến thức đã học vào lý giải hoặc vận dụng ở các tình huống thực tiễn.
2.3.2.2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
a) Chuẩn bị của GV
 - Các phương tiện tương ứng với từng hoạt động ở dưới đây.
b) Chuẩn bị của HS
 - Ôn tập các kiến thức về các định luật Niu tơn.
 - Chuẩn bị các thiết bị thí nghiệm đơn giản theo yêu cầu của giáo viên.
2.3.2.3. Tiến trình dạy học
* Tiết 1
Hoạt động 1: Xác định điều kiện để vật rắn chịu tác dụng của 2 lực cân bằng
Mục tiêu: Xác định được điều kiện để vật rắn chịu tác dụng của hai lực cân bằng
Phương tiện:- Hai lực kế, dây nối, vật gố có 2 lỗ buộc dây, các tấm gỗ có hình tròn, tam giác, vuông, chữ nhật, hình người bằng nhựa mềm (đồ chơi trẻ em)
Tổ chức dạy học:
TT
Nội dung
Năng lực được hình thành
a.
Nêu vấn đề và phát biểu vấn đề cần nghiên cứu
- Tiến hành thí nghiệm trong SGK với các miếng gỗ và dây cao su, từ đó đặt ra câu hỏi:
- Khi nào vật rắn chịu tác dụng của 2 lực cân bằng nằm cân bằng?
P2, P3
X1, X2
b.
Giải quyết vấn đề 
- HS đưa ra dự đoán về điều kiện cân bằng của vật rắn khi chịu tác dụng của hai lực. Cơ sở của dự đoán này là dựa trên kinh nghiệm thực tế và sự tương tự với sự cân bằng của chất điểm. 
- Mỗi nhóm học sinh tự tiến hành thí nghiệm kiểm tra dự đoán để nêu ra với các vật có hình dạng khác nhau, lực tác dụng khác nhau về độ lớn, phương và điểm đặt.
P7, P8
c.
Báo cáo kết quả nghiên cứu, thảo luận và đưa ra kết luận
Giáo viên tổng hợp kết quả thí nghiệm và rút ra kết luận
K1, K2, X1, X5, X6
Hoạt động 2: Xác định trọng tâm vật rắn
Mục tiêu:
- Trình bày được khái niệm trọng tâm vật rắn
- Xác định được trọng tâm vật rắn bằng thí nghiệm
- Xác định được trọng tâm của cơ thể trong một số hoạt động thường ngày
Phương tiện:
- Dây nối, các tấm gỗ có hình: tròn, tam giác, vuông, chữ nhật, hình người bằng nhựa (đồ chơi trẻ em).
- Giáo viên có thể yêu cầu học sinh chuẩn bị tự chế các vật có hình thù khác nhau bằng bìa, bằng mica hoặc bằng gỗ: VD như hình bản đồ Việt Nam, hình người, hình chữ U, các hình học cơ bản: hình tròn, hình e líp, hình vuông, hình chữ nhật, tam giác
Tổ chức dạy học:
TT
Nội dung
Năng lực được hình thành
a.
Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại khái niệm trọng tâm.
 - Giáo viên yêu cầu học sinh đề xuất cách xác định trọng tâm của các vật. Gợi ý nếu học sinh không trả lời được 
 - Hãy thiết kế phương án thí nghiệm và tiến hành cách thức xác định trọng tâm của các vật có hình dạng khác nhau 
K1, K2
b.
Giải quyết vấn đề 
 (Tổ chức dạy học theo nhóm)
 Chia nhóm thực hiện các nhiệm vụ (mỗi nhiệm vụ là một nhóm) :
 Nhiệm vụ 1: Xác định trọng tâm của một tấm bìa có hình bản đồ nước Việt Nam
 Nhiệm vụ 2: Xác định trọng tâm hình học của các tấm gỗ bằng cách vẽ hình và các định trọng tâm của các miếng gỗ bằng thí nghiệm rồi rút ra kết luân.
 Nhiệm vụ 3: Xác định trọng tâm mô hình người bằng nhựa bằng thí nghiệm.
K3, 
P7, 
P8
c.
Báo cáo kết quả nghiên cứu, thảo luận và đưa ra kết luận
 - Đại diện các nhóm học sinh báo cáo kết quả nhiệm vụ. (Cũng có thể cho học sinh luân chuyển thực hiện các nhiệm vụ nói trên) 
K1, K2,X1,
X5, X6, X7,X8
* Tiết 2
Hoạt động 3: Các dạng cân bằng
Mục tiêu:
- Phân biệt được dạng cân bằng.
- Nhận biết được điều kiện cân bằng của vật có mặt chân đế.
Phương tiện:
- Các ảnh chụp một số hiện tượng thực tiễn.
- Một số dụng cụ để tiến hành thí nghiệm đơn giản: cốc, dĩa, tăm, chuồn chuồn tre.
Tổ chức dạy học:
 - Đọc sách giáo khoa vật lí 10 (trang107) về các dạng cân bằng trả lời câu hỏi: Vì sao các vật dưới đây cân bằng, xác định xem trong từng trường hợp sau đây thuộc loại cân bằng nào?
 - Đọc sách giáo khoa về mặt chân đế. Tiến hành trải nghiệm sau đây về điều kiện cân bằng của một vật rắn có mặt chân đế: 
- Trải nghiệm 1: Đứng dựa lưng sát gót vào tường, giữ chân thẳng không trùng gối rồi từ từ gập người vuông góc. Cảm nhận trọng tâm cơ thể thông qua sự mất thăng bằng khi góc nghiêng của phần trên cơ thể đủ lớn. Kiểm nghiệm lại vị trí trọng tâm bằng cách xác định trọng tâm hình nhân bằng nhựa ở trạng thái tương tự. Cũng có thể tổ chức thành trò chơi với trải nghiệm tương tự bằng cách đặt một lá bài ở cách mũi chân 20cm, ai cúi xuống lấy được lá bài là người chiến thắng.
- Trải nghiệm 2: Ngồi trên ghế sao cho tạo thành góc vuông tại đầu gối. Cố gắng đứng dậy mà không nhoài người về phía trước.Sau khi trải nghiệm thảo luận với nhau về điều kiện cân bằng của vật có mặt chân đế.
Hoạt động 4: Điều kiện cân bằng của vật rắn khi tác dụng của 3 lực
Mục tiêu:
- Nêu được điều kiện cân bằng của vật rắn khi chịu tác dụng của 3 lực
- Phát biểu được quy tắc tổng hợp lực đồng quy, song song (cùng chiều hoặc ngược chiều)
Phương tiện:
- Bộ thí nghiệm tĩnh học vật rắn.
Tổ chức dạy học:
- Để tìm điều kiện cân bằng của vật chịu tác dụng của 3 lực ta có thể quy về tìm điều kiện cân bằng khi chịu tác dụng của 2 lực trong đó có 1 lực là hợp lực (Hợp lực là lực thay thế cho 2 lực thành phần sao cho tác dụng của nó giống hệt tác dụng của các lực thành phần).
 Như vậy vấn đề đặt ra là: Hợp lực và các lực thành phần có mối quan hệ với nhau như thế nào? 
Học sinh luân chuyển làm việc thực hiện khảo sát bằng con đường thực nghiệm 3 trường hợp theo cùng một cấu trúc nhiệm vụ: 
- Làm thế nào để xác định hợp lực của 2 lực (dựa vào tác dụng gây biến dạng).
- Hợp lực và các lực thành phần có mối quan hệ với nhau như thế nào?
Trường hợp 1: Hai lực thành phần đồng quy
- Buộc đầu O của lò xo (hay dây cao su) vào đế nam châm được thắt vào giữa một dây chỉ bền. Hai đầu dây chỉ này được móc vào hai lực kế được đặt trên bảng. 
- Cho hai lực kế đồng thời tác dụng lên lò xo theo hai phương tạo với nhau một góc nào đó, làm cho lò xo nằm song song với mặt bảng và dãn ra đến vị trí A.
- Đánh dấu trên bảng hình chiếu A’ của A và phương của hai lực F1 , F2 mà hai lực kế tác dụng vào lò xo. Đọc các chỉ số của hai lực kế.
- Dùng một lực kế kéo lò xo sao cho lò xo nằm song song với mặt phẳng bảng và đến vị trí A. Đánh dấu trên bảng phương của lực do lực kế tác dụng vào dây cao su và đọc số chỉ của lực kế.
- Biểu diễn lên bảng các véc tơ F1 , F2 và F theo cùng một tỉ lệ xích. Dựa vào hình vẽ trên bảng, rút ra mối liên hệ giữa các véc tơ F1 , F2 và F 
- Lặp lại thí nghiệp với các cặp lực F1 , F2 có độ lớn và phương khác để từ đó, rút ra quy tắc tổng hợp hai lực đồng quy.
Trường hợp2: Hai lực song song cùng chiều 
 - Treo thanh nhôm lên hai đế nam châm đặt trên bảng nhờ hai dây cao su hoặc móc vào hai lò xo hay hai lực kế trên bảng.
 - Treo lên thanh ở hai điểm Avà B cách nhau 30 cm lần lượt 3 gia trọng và 2 gia trọng. Đánh dấu trên bảng vị trí của thanh và các điểm đặt A, B của hai lực , mà các gia trọng tác dụng lên thanh. 
- Tháo bỏ các gia trọng trên sau đó treo 5 gia trọng vào thanh và dịch chuyển điểm treo các gia trọng trên thanh sao cho thanh nằm ở vị trí đã được đánh dấu. Đánh dấu lên bảng điểm đặt của hợp lực .
- Biểu diễn các lực lực lực P, P1 , P2 lên bảng, tìm mối liên hệ giữa P và P1, P2
- Lặp lại thí nghiệm với các

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_phuong_phap_day_hoc_theo_dinh_huong_phat_trien_nang_luc.doc