SKKN Phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh thông qua việc bổ sung phim, ảnh kết hợp với các phương pháp dạy học tích cực trong chương Bảo quản, chế biến nông lâm thủy sản Công nghệ 10

SKKN Phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh thông qua việc bổ sung phim, ảnh kết hợp với các phương pháp dạy học tích cực trong chương Bảo quản, chế biến nông lâm thủy sản Công nghệ 10

Trong dạy hiện nay có rất nhiều phương pháp dạy học và kỹ thuật dạy học tích cực được áp dụng mang lại hiệu quả cao, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong quá trình lĩnh hội tri thức. Tuy nhiên nếu chỉ đơn thuần áp dụng các hương pháp dạy học một cách rập khuôn, máy móc thì khó phát huy tối đa hiệu quả dạy học mà trái lại nó còn gây ra sự nhàm chán, gượng ép. Để phát huy tối đa hiệu quả của các phương pháp dạy học tích cực thì phương tiện dạy học được coi là “trợ thủ đắc lực”. Một trong những phương tiện dạy học có khả năng hỗ trợ tốt nhất trong các phương pháp dạy học tích cực hiện nay là phim, ảnh.

Phim, ảnh là nguồn thông tin phong phú, thể hiện những nội dung kiến thức mới, là con đường tốt giúp HS tiếp cận hiện thực khách quan, góp phần khắc sâu, mở rộng tri thức, phát triển năng lực tư duy. Để tiếp thu một vấn đề sẽ rất hiệu quả nếu người học vừa được nghe, được nhìn và được suy nghĩ theo logic. Công nghệ 10 là môn học gắn nhiều với thực tiễn, nhưng những hình ảnh trong SGK chương Bảo quản chế biến nông, lâm, thuỷ sản chưa đủ để giúp học sinh lĩnh hội một cách sâu sắc kiến thức. Vì vậy cần bổ sung thêm phim, ảnh trong tiết dạy nhằm khơi dậy khả năng tìm tòi, yêu thích môn học.

Vậy vấn đề đặt ra là làm thế nào để bổ sung nguồn phim, ảnh để tổ chức dạy học Công nghệ 10 nói chung và dạy học chương Bảo quản chế biến nông, lâm, thuỷ sản nói riêng một cách có hiệu quả.

Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài: “Phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh thông qua việc bổ sung phim, ảnh kết hợp với các phương pháp dạy học tích cực trong chương Bảo quản, chế biến nông lâm thủy sản Công nghệ 10”.

 

doc 21 trang thuychi01 13124
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh thông qua việc bổ sung phim, ảnh kết hợp với các phương pháp dạy học tích cực trong chương Bảo quản, chế biến nông lâm thủy sản Công nghệ 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
	PHẦN 1. MỞ ĐẦU...............................................................................1
1. Lí do chọn đề tài..........................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu...................................................................................1
3. Đối tượng nghiên cứu..................................................................................1
4. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................1
	PHẦN 2. NỘI DUNG...........................................................................3
I. Cơ sở lí luận.................................................................................................3
1. . Một số khái niệm cơ bản...........................................................................3
2. Cấu trúc nội dung chương Bảo quản,
 Chế biến nông, lâm, thủy sản -CN 10............................................................3
II. Thực trạng sử dụng phương tiện dạy học phần Bảo quản, 
chế biến nông, lâm thủy sản - Công nghệ 10
 ở trường THPT 4 Thọ Xuân...........................................................................4
1. Thực trạng giảng dạy của giáo viên............................................................4
2. Việc học của HS đối với môn Công nghệ 10..............................................5
III. Giải pháp thực hiện...................................................................................5
1. Nguyên tác thiết kế và quy trình bổ sung phim, 
ảnh trong dạy học chương Bảo quản và chế biến nông, lâm,
 thuỷ sản môn Công nghệ 10...........................................................................5
2. Sử dụng phim, ảnh trong dạy học chương Bảo quản và 
chế biến Nông, Lâm, Thủy sản - Công nghệ 10.
.........................................................................................................................8
3. Những ví dụ về sử dụng nguồn phim, ảnh kết hợp với 
các phương pháp dạy học tích cực trong phần Bảo quản 
và chế biến nông, lâm, thủy sản - Công nghệ 
10 ở trường THPT..........................................................................................10
IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm........................................ ..............16
PHẦN 3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ........................................................19
1. Kết luận......................................................................................................19     
2. Kiến nghị....................................................................................................19
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
Trong dạy hiện nay có rất nhiều phương pháp dạy học và kỹ thuật dạy học tích cực được áp dụng mang lại hiệu quả cao, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong quá trình lĩnh hội tri thức. Tuy nhiên nếu chỉ đơn thuần áp dụng các hương pháp dạy học một cách rập khuôn, máy móc thì khó phát huy tối đa hiệu quả dạy học mà trái lại nó còn gây ra sự nhàm chán, gượng ép. Để phát huy tối đa hiệu quả của các phương pháp dạy học tích cực thì phương tiện dạy học được coi là “trợ thủ đắc lực”. Một trong những phương tiện dạy học có khả năng hỗ trợ tốt nhất trong các phương pháp dạy học tích cực hiện nay là phim, ảnh.
Phim, ảnh là nguồn thông tin phong phú, thể hiện những nội dung kiến thức mới, là con đường tốt giúp HS tiếp cận hiện thực khách quan, góp phần khắc sâu, mở rộng tri thức, phát triển năng lực tư duy. Để tiếp thu một vấn đề sẽ rất hiệu quả nếu người học vừa được nghe, được nhìn và được suy nghĩ theo logic. Công nghệ 10 là môn học gắn nhiều với thực tiễn, nhưng những hình ảnh trong SGK chương Bảo quản chế biến nông, lâm, thuỷ sản chưa đủ để giúp học sinh lĩnh hội một cách sâu sắc kiến thức. Vì vậy cần bổ sung thêm phim, ảnh trong tiết dạy nhằm khơi dậy khả năng tìm tòi, yêu thích môn học.
Vậy vấn đề đặt ra là làm thế nào để bổ sung nguồn phim, ảnh để tổ chức dạy học Công nghệ 10 nói chung và dạy học chương Bảo quản chế biến nông, lâm, thuỷ sản nói riêng một cách có hiệu quả.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài: “Phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh thông qua việc bổ sung phim, ảnh kết hợp với các phương pháp dạy học tích cực trong chương Bảo quản, chế biến nông lâm thủy sản Công nghệ 10”.
2. Mục đích nghiên cứu.
Thiết kế, sử dụng phim, ảnh trong dạy học chương 3- Bảo quản và chế biến nông, lâm, thủy sản - Công nghệ 10, nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, nâng cao hiệu quả dạy học Công nghệ 10.
3. Đối tượng nghiên cứu.
	Vấn đề sử dụng phim, ảnh kết hợp với các phương pháp dạy học trong chương trình công nghệ 10.	
4. Phương pháp nghiên cứu.
4.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết.
- Nghiên cứu tài liệu và các công trình nghiên cứu đổi mới PPDH theo hướng tích cực hóa việc học của học sinh.
- Nghiên cứu về cấu trúc và nội dung chương trình Công nghệ 10 (phần Nông, Lâm, Ngư nghiệp).
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về các phương pháp bổ sung phim, ảnh trong nội dung chương 3: Bảo quản, chế biến nông, lâm, thuỷ sản - Công nghệ 10 theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh.
4.2. Phương pháp chuyên gia.
Gặp gỡ, trao đổi, tiếp thu ý kiến của các đồng nghiệp để làm cơ sở cho việc nghiên cứu đề tài.
4.3. Phương pháp thực tập sư phạm.
Thực nghiệm sư phạm ở trường THPT 4 Thọ Xuân, tiến hành theo quy trình của đề tài nghiên cứu khoa học giáo dục để đánh giá hiệu quả của đề tài nghiên cứu.
4.4. Phương pháp thống kê toán học.
Sử dụng phương pháp thống kê toán học để thống kê, xử lý, đánh giá kết quả thu được.
PHẦN 2. NỘI DUNG.
I. Cơ sở lí luận.
1. Một số khái niệm cơ bản.
1.1. Khái niệm tư liệu.
 Tư liệu là những thông tin rút ra từ tài liệu viết tay, in ấn, từ các đồ vật như: công cụ sản xuất, công trình kiến trúc, đồ dùng cá nhân, phim ảnh, băng hình, internet và là những thông tin sống động từ con người.[1]
1.2. Tư liệu dạy học.
Tư liệu dạy học là tài liệu sử dụng cho việc nghiên cứu, học tập giúp làm rõ thêm, phong phú, bổ sung thêm kiến thức về một vấn đề nào đó cho giáo viên (GV) và học sinh (HS). Tư liệu dạy học bao gồm: Các giáo trình giảng dạy đại học, cao đẳng; SGK phổ thông, sách hướng dẫn giảng dạy; các sách, báo, tạp chí liên quan đến bộ môn giảng dạy và học tập; các loại hình vẽ, tranh ảnh, tập san, phim, phần mềm vi tínhđược tuyển chọn phù hợp với mục đích dạy học.[8] 
1.3. Phương tiện dạy học.
Phương tiện dạy học (PTDH) là những công cụ mà người thầy giáo và HS sử dụng trong quá trình dạy học nhằm đạt được mục đích dạy học. Đó là những công cụ giúp người thầy tổ chức, điều khiển quá trình dạy học và những công cụ giúp người học tổ chức hoạt động nhận thức của mình một cách hiệu quả.[8] 
1.4. Phương tiện trực quan.
Phương tiện trực quan (PTTQ) là những công cụ, (phương tiện) mà người GV và HS sử dụng trong quá trình dạy học nhằm xây dựng cho HS những biểu tượng về sự vật, hiện tượng, hình thành khái niệm thông qua sự tri giác trực tiếp bằng các giác quan của người học.[10]
1.5. Tư liệu phim, ảnh.	
1.5.1. Phim trong dạy học.
	Phim là một trong những phương tiện nghe nhìn. Các phương tiện nghe nhìn được đánh giá là các PTDH có hiệu quả cao. Sử dụng phương tiện nghe nhìn trong giờ học tạo điều kiện cho HS tiếp thu bài học tốt hơn, nhớ bài lâu hơn nhờ sử dụng nhiều nguồn kích thích sự chú ý của HS (hình ảnh, âm thanh, hình ảnh động...). [12]
1.5.2. Ảnh trong dạy học.
	Những dạng hình ảnh được sử dụng trong dạy học được gọi là tư liệu hình ảnh. Vậy tư liệu hình ảnh có thể được hiểu là những loại vật chất chứa đựng các hình ảnh sử dụng trong việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập môn học, bài học hay vấn đề học tập.[16]
2. Cấu trúc nội dung kiến thức chương Bảo quản và chế biến nông lâm, thuỷ sản.
Cấu trúc chương Bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản – Công nghệ 10 gồm 9 bài: 7 bài lý thuyết, 2 bài thực hành. Có thể hệ thống hoá toàn bộ nội dung kiến thức chương Bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản bằng sơ đồ sau:
Mục đích, ý nghĩa của Bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản
Mục đích, ý nghĩa của bảo quản
Mục đích, ý nghĩa của chế biến
Đặc điểm của nông, lâm, thủy sản
Ảnh hưởng của điều kiện môi trường trong bảo quản
Bảo quản nông, lâm, thủy sản
Bảo quản hạt, củ giống
Bảo quản lương thực, thực phẩm
Bảo quản thịt, trứng, sữa, cá
Bảo quản rau, hoa, quả tươi
Chế biến nông, lâm, thủy sản
Chế biến gạo, sắn
Chế biến rau, quả
Chế biến thịt, cá
Chế biến sữa
Chế biến chè, cà phê nhân
Một số SP chế biến từ lâm sản
II. Thực trạng sử dụng phương tiện dạy học phần Bảo quản, chế biến nông, lâm thủy sản - Công nghệ 10 ở trường THPT 4 Thọ Xuân.
1. Thực trạng giảng dạy của giáo viên.
	Tôi đã sử dụng phương pháp điều tra khảo sát về vấn đề sử dụng phương tiện dạy học tại trường THPT 4 Thọ Xuân và một số trường THPT khác trong huyện Thọ Xuân, kết quả thu được như sau: 
Về phương tiện dạy học tại trường thì cơ bản là rất ít, nếu có thì chỉ có một số hình ảnh, thiết bị thí nghiệm thuộc chương I,II. Còn phương tiện dạy học phục vụ cho chương III thì hầu như không có. Máy tính máy chiếu được trang bị nhưng chưa đồng bộ. Đây cũng là vấn đề bất cập hiện nay ở các trường THPT nói chung và trường THPT 4 Thọ Xuân nói riêng.
100% GV chỉ sử dụng những tranh, ảnh có sẵn ở SGK để giảng dạy. Hình ảnh bổ sung thì thỉnh thoảng mới đưa vào bài học( thường được sử dụng trong các tiết thao giảng). Trong khi chương trình phần bảo quản, chế biến nông lâm thủy sản Công nghệ 10 cần nhiều hình ảnh để minh họa nội dung, quy trình chế biến. Có những quy trình nếu chỉ mô tả không thôi thì học sinh sẽ khó hình dung. Chính vì thế tiết học đôi lúc nhàm chán không gây được hứng thú cho học sinh. Do vậy chưa nâng cao được hiệu quả trong dạy học, chưa tạo được tình huống có vấn đề, chưa đổi mới được phương pháp dạy.
Nguyên nhân của thực trạng trên.
	* Nguyên nhân chủ quan:	 
Đa số giáo viên cho rằng khó tìm phim phù hợp với nội dung bài học. Để có thể sử dụng tư liệu dạy học này, trước khi lên lớp GV cần có nhiều thời gian nghiên cứu, chuẩn bị tư liệu. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho nhiều giáo viên chưa thực sự tích cực sử dụng nhiều PTDH, đặc biệt là những PTDH hiện đại. Nhiều giáo viên còn lúng túng trong sử dụng một số loại PTDH. 
* Nguyên nhân khách quan:
Điều kiện nhà trường còn nhiều nhiều khó khăn, hệ thông máy tính và máy chiếu phục vụ cho công tác giảng dạy còn thiếu. Tổng số lớp học trong trường là 18 lớp nhưng chỉ có ba phòng học được trang bị máy tính và máy chiếu (chủ yếu phục vụ cho công tác thao giảng). Mỗi khi muốn dạy học có ứng dụng công nghệ thông tin thì giáo viên và học sinh phải chuyển lớp, điều này cũng gây ra một số hạn chế nhất định. 
2. Việc học của học sinh đối với môn Công nghệ 10.
Thực tế giảng dạy cho thấy, chất lượng giờ dạy môn Công nghệ 10 còn rất nhiều vấn đề cần lưu tâm. Thông thường hoạt động chủ yếu của học sinh là nghe giảng, ghi chép chứ các em chưa có ý thức tự giác trong việc nghiên cứu nội dung bài học. Chính vì vậy sinh ra tâm thế ỷ lại ở các em, chỉ có một số ít có ý thức tham gia phát biểu xây dựng bài, các bạn còn lại chỉ chờ giáo viên cung cấp kiến thức, thậm chí còn gây ồn ào, làm việc riêng trong giờ học. Các em hầu như không có hứng thú vào việc học tập bộ môn Công nghệ 10. 
Nguyên nhân thực trạng trên
Khi tiếp xúc và trò chuyện với học sinh, các em đều cho rằng môn Công nghệ chỉ là môn phụ, không thi tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia cũng như không thi đại học. Mặt khác các em còn cho rằng môn Công nghệ là môn học khô khan, nhiều kiến thức thực tế. 
Bên cạnh những lí do khách quan trên thì còn một lí do chủ quan nữa là bản thân giáo viên dạy. Với tâm thế coi môn học là môn phụ, các em không mấy mặn mà, cộng thêm với cách thức truyền đạt theo kiểu đọc- chép của giáo viên thì học sinh càng không mấy quan tâm.
Bản thân là một giáo viên dạy môn Công nghệ được đào tạo đúng chuyên ngành, qua thực tế giảng dạy tôi thấy rằng nếu giáo viên đưa ra những tình huống có vấn đề, kết hợp với việc sử dụng các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực như: thảo luận nhóm, phiếu học tập, sử dụng băng hình cùng với những câu hỏi tìm tòi, kích thích tư duy, gây tranh luận thì không khí học tập sôi nổi hẳn, các em tích cực phát biểu xây dựng bài. 
III. Giải pháp thực hiện.
1. Nguyên tắc thiết kế và quy trình bổ sung phim, ảnh trong dạy học chương Bảo quản và chế biến nông, lâm, thuỷ sản môn Công nghệ 10.
1.1. Nguyên tắc. 
1.1.2. Đảm bảo tính khoa học sư phạm
Phim, ảnh đưa vào dạy học phải phù hợp với chương trình SGK. Nghĩa là phải căn cứ vào nội dung SGK và chương III môn Công nghệ 10 để lựa chọn phim, ảnh phù hợp. Đảm bảo cho HS tiếp thu được tri thức, kỹ năng tương ứng với chương trình học.
1.1.3 Đảm bảo tính thẩm mỹ
- Phim, ảnh bổ sung phục vụ cho quá trình dạy học phải đảm bảo màu sắc phù hợp, hài hòa, rõ nét. Làm cho GV và HS thích thú khi sử dụng, kích thích tính yêu nghề, yêu môn học.
1.1.4. Đảm bảo tính khoa học kỹ thuật
- Phim, ảnh dùng trong dạy học phải đảm bảo độ chính xác, độ tin cậy, chứa đựng nguồn thông tin ngắn, gọn, súc tích, kênh hình và kênh tiếng rõ ràng .
- Phim, ảnh dùng dạy học phải thể hiện các thành tựu mới nhất của khoa học kỹ thuật.
1.1.5. Đảm bảo tính kinh tế
Nội dung và đặc tính kết cấu của phim, ảnh dùng trong dạy học phải sao cho số lượng ít, chi phí tài chính nhỏ nhất mà vẫn đảm bảo hiệu quả sử dụng cao nhất.
1.2. Quy trình xây dựng phim, ảnh. 
 Bước 1: Phân tích nội dung kiến thức.
 Đối với việc bổ sung nguồn phim, ảnh đưa vào dạy học thì điều trước tiên GV cần phải phân tích, nghiên cứu nội dung để xác định được những kiến thức nào cần bổ sung, những kiến thức nào cần mở rộng và những kiến thức nào mà chưa có trong tư liệu trong SGK để từ đó định hướng cho việc tra cứu, tìm tòi, thu thập nguồn phim, ảnh phù hợp đưa vào dạy học .
Bước 2: Tra cứu, tìm tòi, thu thập nguồn phim, ảnh phù hợp với nội dung kiến thức bài học
Nguồn tư liệu như phim, ảnh có thể tra cứu, thu thập ở các nguồn khác nhau và chủ yếu là nằm ngoài SGK như: báo, tạp chí; các giáo trình liên quan đến bảo quản và chế biên nông sản, các Webside tìm kiếm, các cơ quan, tổ chức nghiên cứu.Trên cơ sở phân tích nội dung kiến thức bài học và nhu cầu về nguồn phim, ảnh cho nội dung bài học cụ thể, tôi thu thập và chọn lựa những nguồn phim, ảnh ở dạng thô, nghĩa là sao chụp lại một cách nguyên vẹn một đoạn trích, một hình ảnh có liên quan đến chương bảo quản, chế biến nông, lâm thuỷ sản.
Bước 3: Gia công và xử lý phim, ảnh
Xử lí ảnh: Các hình ảnh tìm được thường có kích thước nhỏ, độ phân giải thấp nên phải dùng Photozoom để phóng lớn. Ưu điểm của phần mềm này là khi phóng lớn hình ảnh vẫn không bị nhoè. Dùng paint để xoá hết những kí hiệu, chữ viếtkhông cần thiết đưa vào bài dạy để hình ảnh có trọng tâm hơn. 
Cách tìm và xử lí phim: Khai thác các đoạn phim trên các trang web truyền hình (vtv.org.vn; vntelevision.vn; htv.vnn.vn, you tube), từ các đĩa CD, đĩa RoomCác đoạn phim trên internet có thể download về sử dụng nhờ vào ứng dụng của phần mềm IDM.
Xử lí phim: Sử dụng phần mềm Camtasia Studio 8 để cắt và nối những đoạn phim thu thập được đảm bảo đúng thời gian trong tiết dạy. Phim tìm được thường quá dài, chứa những thông tin không cần thiết vì vậy tôi cắt bớt để vừa đảm bảo thời gian, vừa đúng kiến thức trọng tâm mà HS cần thu nhận. Cũng có đoạn phim nội dung nằm phân tán, vì vậy dùng phần mềm nối phim để liên kết chúng lại với nhau tạo một chỉnh thể giúp cho quá trình tiếp thu của HS được thông suốt, tập trung giải quyết vấn đề mà GV nêu ra.
Bước 4: Lưu trữ nguồn phim, ảnh theo hệ thống
Ứng dụng công nghệ thông tin: phim, ảnh đã thu thập xử lý, được lưu trữ vào file nhất định theo sơ đồ cây để thuận tiện cho quá trình đưa ra sử dụng vào bài học. Tôi lưu phim, ảnh vào máy tính, vào đĩa CD.
Ví dụ minh hoạ:
Bước 1: Phân tích nội dung kiến thức. 
Khi dạy phần I.1.c. “Quy trình bảo quản thóc, ngô” bài 42 “Bảo quản lương thực, thực phẩm”, tôi thấy rằng ở đây nội dung bài học là những kiến thức về các bước của quy trình bảo quản thóc, ngô. Tuy nhiên, nội dung các bước như thế nào SGK chưa nói rõ. Vì vậy, cần bổ sung tư liệu để làm rõ nội dung này. Tư liệu cần tìm kiếm đó là nguồn phim, ảnh bổ sung các bước trong quy trình.
Bước 2: Tra cứu tìm kiếm, thu thập nguồn phim, ảnh phù hợp với nội dung kiến thức bài học
Tôi tiến hành tìm phim từ you tobe.
Đoạn phim mô tả nội dung 3 bước: thu hoạch, tuốt tẽ hạt , làm sạch và phân loại ( Dài 4 phút 32s) (Nguồn: you tobe)
 Đoạn phim mô tả nội dung 3 bước: làm khô, làm nguội, phân loại theo chất lượng( dài 3 phút 29s) (Nguồn: you tobe)
 Đoạn phim mô tả nội dung bước đóng gói và bảo quản (Dài 54 giây)
(Nguồn: you tobe)
Bước 3: Gia công và xử lý phim, ảnh
Tôi tiến hành cắt và nối 3 đoạn phim bằng phần mềm Camtasia Studio 8. Sau khi tiến hành cắt và nối, tôi thu được một đoạn phim chứa đầy đủ tất cả các bước của một quy trình bảo quản thóc. Thời gian sau khi cắt và nối đoạn phim trên được rút ngắn còn 2 phút12 giây. Với thời gian này đảm bảo cho một tiết dạy.
Bước 4: Lưu trữ nguồn phim, ảnh theo hệ thống
Sau khi tiến hành gia công và xử lý đoạn phim về quy trình bảo quản thóc, tôi thu được một đoạn phim hoàn chỉnh. Sau đó tiến hành lưu trữ trong ổ cứng của máy tính hoặc USB.vvv
2. Sử dụng phim, ảnh trong dạy học chương Bảo quản và chế biến Nông, Lâm, Thủy sản - Công nghệ 10.
2.1. Nguyên tắc sử dụng phim, hình ảnh trong dạy học 
 Nguyên tắc 1: Sử dụng phim, ảnh trong dạy học đúng mục đích
Việc sử dụng phim, ảnh phải phù hợp với mục đích dạy học. Tuỳ theo yêu cầu, nội dung kiến thức của bài học và thuỳ vào từng phương pháp giảng dạy mà có thể sử dụng những đoạn phim hay hình ảnh cho phù hợp, mỗi loại phim hay hình ảnh có thể sử dụng để minh họa hay tìm tòi, nghiên cứu, quan sát. 
Nguyên tắc 2: Sử dụng phim, ảnh dạy học đúng lúc
làm tăng thêm thế mạnh của phim, ảnh, nhất là trong sự háo hức chờ đợi của HS. Yếu tố bất ngờ khi phim, ảnh xuất hiện càng kích thích tính hấp dẫn và hứng thú từ người xem. Nếu cho các em xem trước thì dễ nhàm chán và phân tán sự chú ý của cả lớp
Nguyên tắc 3: Sử dụng phim, ảnh dạy học đúng chỗ
Sử dụng phim, ảnh dạy học đúng chỗ tức là phải tìm vị trí để giới thiệu, trình bày phim, ảnh trên lớp hợp lý nhất, giúp HS có thể đồng thời sử dụng nhiều giác quan để thiếp thu bài giảng một cách đồng đều ở mọi vị trí trên lớp.
Nguyên tắc 4: Sử dụng phim, ảnh trong dạy học đúng cường độ
	Hiệu quả của phim, ảnh sẽ giảm sút nếu kéo dài việc sử dụng một loại phương tiện hoặc hình ảnh cứ lặp đi lặp lại một cách đơn điệu. Không lạm dụng hình ảnh để đưa vài bài học 
2.2. Quy trình chung của việc sử dụng nguồn phim, ảnh bổ sung vào dạy học
Bước 1: Nêu vấn đề.
Cần cho HS biết được quan sát để làm gì? Quan sát cái gì? Bước này nhằm tạo cho HS ý thức sẵn sàng tiếp thu tri thức và tiếp thu một cách tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo. Xác định nhiệm vụ nhận thức cho HS có thể bằng các tình huống có vấn đề, bằng hệ thống các câu hỏi, tuỳ theo từng biện pháp dạy học mà GV lựa chọn.
Bước 2: Nghiên cứu tư liệu, thảo luận.
Để tổ chức hoạt động với nguồn phim, ảnh bổ sung, GV kết hợp với nhiều phương pháp khác nhau như hoạt động nhóm, hỏi đáp tìm tòi, dạy học giải quyết vấn đề, giải thích minh họa...
Bước 3: : Nhận xét, bổ sung và kết luận.
Sau khi HS đã đưa ra nhiệm vụ nhận thức, GV cần phải đưa ra một nhận định, kết luận cuối cùng về vấn đề đó nhằm hoàn thiện nội dung bài học, Đồng thời HS nắm được cách khai thác thông tin từ phim, ảnh.
Bước 4: Vận dụng.
Những kiến thức mới vừa được hình thành sẽ được vận dụng trong thực tiễn sinh hoạt và trong sản xuất. Đó cũng chính là mục tiêu cơ bản của môn học.
Thống kê một số phim, ảnh tôi đã sử dụng trong dạy học chương 3. Bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản. SGK Công nghệ 10.
Bài dạy
Tên nguồn phim, ảnh
Địa chỉ bổ sung
Bài 40: Mục đích, ý nghĩa của công tác bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản
Hình ảnh một số sản phẩm nông lâm thuỷ sản trước và sau khi chế biến
- Hình ảnh một số sản phẩm nông lâm thuỷ sản

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_phat_huy_tinh_chu_dong_sang_tao_cua_hoc_sinh_thong_qua.doc