SKKN Phân tích truyện cổ tích Tấm Cám từ quan niệm về con số của dân gian

SKKN Phân tích truyện cổ tích Tấm Cám từ quan niệm về con số của dân gian

 Phân tích tác phẩm văn học là một khâu khó nhất có tính thử thách cao nhất đối với người dạy văn và học văn. Thông thường lâu nay, phân tích tác phẩm mới thực hiện thao tác giảng giải thế giới nghệ thuật để tìm nội dung tác phẩm. Như vậy, phân tích tác phẩm còn thiếu đi một thao tác quan trọng nữa. Đó là phải cắt nghĩa là tại sao tác giả phản ánh nội dung như thế?. Như vậy, người cảm nhận tác phẩm mới khám phá được lớp nghĩa trên bề mặt tác phẩm, còn chiều sâu của nội dung tác phẩm – lớp trầm tích của nó vẫn còn thiếu vắng. Để tìm được lớp trầm tích ấy, người phân tích tác phẩm khi và chỉ khi cắt nghĩa được quan niệm về con người và cuộc sống, thế giới quan của nghÖ sü.

 Vì vậy, dạy văn và học văn phải khám phá, phát hiện được quan niệm về con người, thế giới quan của tác giả khi phân tích tác phẩm là một điêù cần thiết.

 Tác phẩm Tấm Cám có vị trí quan trọng trong chương trình Ngữ văn THTH . Vì vậy, đề tài: Phân tích tác phẩm truyện cổ tích tấm Cám từ quan niệm về con số của dân gian là rất cần thiết đối với việc dạy văn và học văn.

 

doc 16 trang thuychi01 8860
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Phân tích truyện cổ tích Tấm Cám từ quan niệm về con số của dân gian", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phân tích truyện cổ tích Tấm Cám
từ quan niệm về con số của dân gian.
 A. Đặt vấn đề
 Phân tích tác phẩm văn học là một khâu khó nhất có tính thử thách cao nhất đối với người dạy văn và học văn. Thông thường lâu nay, phân tích tác phẩm mới thực hiện thao tác giảng giải thế giới nghệ thuật để tìm nội dung tác phẩm. Như vậy, phân tích tác phẩm còn thiếu đi một thao tác quan trọng nữa. Đó là phải cắt nghĩa là tại sao tác giả phản ánh nội dung như thế?. Như vậy, người cảm nhận tác phẩm mới khám phá được lớp nghĩa trên bề mặt tác phẩm, còn chiều sâu của nội dung tác phẩm – lớp trầm tích của nó vẫn còn thiếu vắng. Để tìm được lớp trầm tích ấy, người phân tích tác phẩm khi và chỉ khi cắt nghĩa được quan niệm về con người và cuộc sống, thế giới quan của nghÖ sü. 
 Vì vậy, dạy văn và học văn phải khám phá, phát hiện được quan niệm về con người, thế giới quan của tác giả khi phân tích tác phẩm là một điêù cần thiết.
 Tác phẩm Tấm Cám có vị trí quan trọng trong chương trình Ngữ văn THTH . Vì vậy, đề tài: Phân tích tác phẩm truyện cổ tích tấm Cám từ quan niệm về con số của dân gian là rất cần thiết đối với việc dạy văn và học văn. 
1. Cơ sở lý luận :
 a. Đối tượng của văn học là thế giới tự nhiên mà trung tâm là con người. Nhà văn sáng tác nghệ thuật dù ý thức hay không ý thức cũng xuất phát từ quan niệm của con người và cuộc sống. Từ đó, nó chi phối toàn bộ thế giới nghệ thuật của tác phẩm. cả về tổ chức và ý tưởng tác phẩm. Nó chi phối về thể loại, hình tượng, ngôn ngữ, đề tài, chủ đề, kết cấu, thủ pháp nghệ thuật.
b. Nhưng sự đổi mới của văn học không cho phép ta chỉ dừng ở nội dung xã hội được phản ánh mà còn phải đề cập đến con người trong chiều sâu miêu tả của hình tượng nghệ thuật – nghĩa là đề cập đến những quan niệm có tính chất triết học, thẩm mỹ - một dạng thế giới quan thể hiện sự cảm nhận khái quát mang tính chủ quan của tác giả về con người và từ đó khám phá ra nguyên tắc thẩm mỹ chi phối ngòi bút tác giả. Việc nghiên cứu quan niệm con người sẽ cho phép ta xác định được mức độ chiếm lĩnh con người cả về chiều rộng lẫn chiều sâu của bất kỳ hiện tượng văn học nào. Qua đó, ta cũng sẽ xác định được sự đóng góp đích thực của nhà văn đó cho lịch sử phát triển của văn học dân tộc.
 c. Môn văn học là môn nghệ thuật nhưng cũng là môn khoa học nên cảm nhận tác phẩm văn học trên cơ sở ấy. Dù hiện tượng văn học nào cũng phải cắt nghĩa, giải thích trên bình diện khoa học.
d. Xuất phát từ nguyên lý: Văn học là nhân học.Ta có thể đi đến kết luận rằng giá trị của văn học là ở chỗ nó đã hiểu và cảm nhận được con người sâu sắc đến mức độ nào. Con người vừa là chủ thể vừa là đối tượng của sáng tạo văn học. Vì vậy, muốn xác định giá trị của bất kỳ một hiện tượng văn học nào trong lịch sử ta không thể bỏ qua vấn đề quan niệm của con người được đề cập trong đó.
- Phân tích văn học dân gian không thể không đi sâu thêm một bước vào việc gắn với hoàn cảnh lịch sử, địa lý, phong tục, tín ngưỡng, quam niệm và các yếu tố khác trong đời sống tinh thần, vật chất của người Việt cổ.( Văn học dân gian Việt Nam- tập hai- tác giả Phùng Tiến Tửu- trích ý kiến của hai giáo sư Nguyễn Khánh Toàn và Cao Huy Đỉnh).
 - Văn học dân gian có tính nguyên hợp:văn, sử, triết bất phân. Về triết học có nguyên lý xem xét sự vật, sự việc, hiện tượng phải căn cứ vào bản chất chứ không căn cứ hiện tượng và hành động, suy nghĩ mang tính bột phát. Nhiều hiện tượng trùng lập giúp ta hiểu về bản chất sự việc, sự vật, con người chính xác và kết luận vấn đề có tính thuyết phục hơn.
 Theo quan niệm của nhân dân, con số ba, bảy, năm, chín một trăm, và bội số của số ba, tổng là chin, dân gian quy ước là số nhiều hiện tượng để khẳng định bản chất của vấn đề, sự việc, con người. Ngược lại số ít là một, vài.
 2.Cơ sở thực tế
 Phần lớn giáo viên khi giảng dạy tác phẩm văn học chỉ mới phân tích nghệ thuật, giảng giải những yếu tố nghệ thuật để bật ra nội dụng được chuyển tải từ các yếu tố nghệ thuật ấy. Bài giảng còn thiếu khâu cắt nghĩa các yếu tố nghệ thuật, nội dung ấy một cách khoa học, chưa cắt nghĩa, lý giải được những nội dung trong tác phẩm một cách thấu đáo hoặc còn có tính chất khiên cưỡng, hay có thể bỏ qua thao tác cắt nghĩa nội dung tác phẩm. Điều đó đã làm giảm đi rất nhiều sự hứng thú, tư duy của học sinh trong giờ học văn. Bởi chỉ khi học sinh hiểu bài thì mới say mê học. Muốn cắt nghĩa một cách thấu đáo những vấn đề ấy không thể không cắt nghĩa bằng quan niệm về con người và cuộc sống, thế giới quan của nhà văn về con số dân gian.
 Trong thức tế giảng dạy, một số giáo viên không bám vào ý nghĩa con con số như một thủ pháp nghệ thuật - tham gia như yếu tố hưũ hiệu đểb chuyển tải nội dung tác phẩm.
 Ngoài cuộc đời, ta cần biết để giải thích tại sao người ta chọn số sim “đẹp”, biển số xe đẹp- tứ quý nếu không phải giải thích do quan niệm về con số may mắn, rủi , nhiều, ít.
 3. Những giải pháp
a. Quan niệm về con số dân gian là gì?
Quan niệm của con người về con số của dân gian chính là những quy ước về lượng trong đời sống. Nó gồm số nhiều và số ít. Từ đó, nó đi vào trong văn như một yếu tố nghệ thuật tham gia vào biểu hiện nội dung tác phẩm.
 Quan niệm số nhiều: Con số 3(ba),5(năm), 7(bảy), 100( một trăm) .
 Đặc biệt là bội số của 3 như số là 9, 36 kế của Tôn Tử, Dân gian hay dung số cực đại ba vạn chín nghìn;
 Số nhiều có khi tổng là 9 như 72 phép thần thông biến hóa, 81 kiếp nạn của nhân vật Tôn Ngộ Không trong tác phẩm Tây du ký của Ngô Thừa Ân. Hay nồi cơm của nhân vật Thạch Sanh trong truyện cổ tích Thạch Sanh 18 nước chư hầu mà không ăn hết
 Quan niệm về số ít như số 1, vài, hai.
b. Vài ví dụ về quan niệm con số - yêú tố nghệ thuật trong văn học Việt Nam .
1,Ca dao: 
 Tình yêu chung thủy, bền vững được kết hợp dùng hình ảnh gừng cay, muối mặn và đơn vị thời lượng ba năm,chin tháng biểu tượng cho thời gian dài mãi mãi cho lứa đôi hạnh phúc:
 - Muối đã mặn ba năm còn mặn
 Gừng đã cay chín tháng còn cay
 Đôi ta tình nặng nghĩa dày
 Dù có xa nhau ba vạn sáu ngàn ngày cũng nỏ xa.
 Đây là sự đối lập giữa hai cảnh ngộ, người thì nhiều vợ, người không vợ nào:
 -Trách trời ăn ở không công.
 Người năm bảy vợ người không vợ nào.
 Tình yê u đẹp không duyên được nhìn thi vị hóa hơn vật chất nhà giàu có :
 - Một gian nhà lá lòa xòa
 Phải duyên xem tựa chín tòa gỗ lim.
 Số từ mười tám gánh lông của lỗ mũi cô gái được phóng đại gây cười mà có sự vô lý là chồng yêu chồng bảo râu rồng trời cho. Thật là giống đời yêu nên tốt, ghét nên xấu. 
 -Lỗ mũi em mười tám gánh lông
 Chồng yêu chồng bảo râu rồng trời cho.
 Sự khát vọng về tình yêu của đôi trai gái được thành duyên, nghệ thuật so sánh như thể con tằm, cùng ăn một chỗ cùng nằm một nong. số từ chỉ số ít một như một nguyện ước họ thành đôi đẻ xây mộng đẹp. 
 - Đôi ta như thể con tằm
 Cùng ăn một chỗ cùng nằm một nong.
 Ngày xưa, không gian bến sông, chiếc cầu là nơi hò hẹn của nhiều đôi trai gái yêu nhau, tác giả dân gian diễn tả điều đó bằng số từ một trăm cô gái rửa chân nơi có cầu hò hẹn đó để chiếc cầu trở nên lãng mạn hơn- đẹp như tuổi thanh xuân.
 - Cầu này cầu nghĩa, cầu tình
 Một trăm con gái rửa chân cầu này.
2, Quan niệm về con số của một số tác phẩm thể loại thơ 
-Hồ Xuân Hương:
 Mượn hình ảnh bánh trôi nước và số từ chỉ số nhiều ba, bảy kết hợp với cá từ nổi chìm làm nổi bật thân phận bấp bênh của người phụ nữ xưa.
 Thân em vừa trắng lại vừa tròn
 Bảy nổi ba chìm với nước non 
- Nguyễn Du: 
 Trong cuộc báo ân, báo oán của Thúy Kiều, Nguyễn Du miêu tả sức mạnh của Từ Hái với số quân đông, mạnh để tăng quyền uy qua số lượng ba quân: 
 -Ba quân chỉ ngọn cờ đào
 Đạo vô Lam Tích, đạo vào Lâm Truy.
 Hay sức mạnh của Từ Hải, Nguyễn Du miêu tả chiến công của Từ Hải đạp đổ không phải một vài huyện thành mà bằng số lượng nhiều năm tòa cõi Nam. 
 Miêu tả sức mạnh của Từ Hải 
 Huyện thành đạp đổ năm tòa cõi Nam.
-Tú Xương: 
 Nói về nỗi khổ của bà tú, tác giả Tú Xương đã lấy hình ảnh nắng mưa kết hợp với số từ năm, bảy thì người đọc cảm nhận bà tú rất vất vả tăng gấp bội lần: Năm nắng mười mưa dám quản công.
3,.Quan niệm về con số trong Truyện cổ tích thần kỳ.
* Khái niệm về truyện cổ tích
 Một thể loại truyện dân gian nảy sinh từ xã hội nguyên thủy nhưng nảy sinh trong xã hội có giai cấp với chức năng chủ yếu là phản ánh và lý giải các vấn đề xã hội, những số phận khác nhau của con người trong cuộc sống muôn màu, muôn vẻ khi đã có chế độ tư hữu về tài sản, có gia đình riêng, có mâu thuẫn giai cấp và đấu tranh xã hội quyết liệt.( Từ điển thuật ngữ văn học-NXBGD 1992Tr. 250).
 * Khái niệm về truyện cổ tích thần kỳ
 Truyện cổ tích thần kỳ các nhân vật thường gồm ba loại chính: Nhân vật chính diện hay phe chính thiện như Thạch Sanh, công chúa, hoàng tử, Tấm. Chử Đồng Tử, Sọ Dừa,...Nhân vật phản diện hay phe ác: Lý Thông, Cám, mẹ Cám... và các nhân vật thần kỳ hay báu vật có tác dụng kỳ diệu như Tiên, Bụt, Rắn thần, Đàn thần, Cung thần, Niêu cơm thần...(. Từ điển thuật ngữ văn học-NXBGD 1992Tr. 250).
 1. Nhân vật của truyện cổ tích thường mang tính đại diện, tiêu biểu cho một loại người, một từng lớp xã hội. Họ là nhân vật hoạt động theo chức năng của kiểu nhân vật cổ tích cho phép ta xác định được mức độ chiếm lĩnh con người cả về chiều rộng lẫn chiều sâu của bất kỳ hiện tượng văn học nào. Qua đó ta cũng sẽ xác định được sự đóng góp đích thực của truyện cổ tích cho lịch sử phát triển của văn học dân tộc.
 .2.Quan niệm về con số của dân gian trong Truyện cổ tích thần kỳ
 Nghệ sỹ dân gian quan niệm con số quy ước là số nhiều để khẳng định một vấn đề có tính bản chất chứ không còn là hiện tượng. Từ đó, tác giả giúp người nghe( truyện dân gian kể chứ không đọc) cảm nhận được tính cách nhân vật, nhân vật chức năng, chủ đề tác phẩm chính xác hơn, nhanh hơn.
 Truyện Thạch Sanh, để khẳng định tài năng của Thạch Sanh, tác giả dân gian kể có ba chiến tích : Chém Xà Tinh, diệt đại bàng, dẹp tan được 18 nước chư hầu. Thạch Sanh độ lượng cũng ba lần tha cho lý Thông. Dân gian đã xây dựng nhân vật Thạch Sanh có tính chất lý tưởng hóa những chuẩn mực về tài năng và đạo lý, tình nghĩa anh em. Ba chiến tích, ba lần tha cho Thạch Sanh, tác giả dân gian đã đạt được ý tường ca ngợi Thạch Sanh thực tài, đạo đức- nhân vật chính diện có vẻ đẹp lộng lộng tràn đầy thẩm mỹ.
 Ngược lại với Thạch Sanh, Lý Thông điển hình cho nhân vật phản diện với ba cái xấu: lừa lọc, độc ác, Tham lam ( Lừa Thạch Sanh vào miếu thần để chết thay cho mình, lấp cửa hang để giết Thạch Sanh nhằm cướp công cứu công chúa, vu oan cho Thạch Sanh lấy trộm vàng của nhà vua để Thạch Sanh bị khép vào tội chết). Ba điều xấu đã khẳng định bản chất thực về chân dung của một gã xấu xa, bỉ ổi tột độ đáng khinh bỉ. 
 Con số biểu thị cho số lượng nhiều đã góp phần nổi bật chủ đề : Ước mơ được thực hiên công bằng- người có công thì được nhận thưởng- hạnh phúc. Kẻ bất tài mà tham lam, độc ác 
- Truyện cổ tích Sọ Dừa, nhân dân ta khát vọng cho Sọ Dừa- típ người xấu xí, bất hạnh có ba tiêu chuẩn hạnh phúc của con người: Về hình thức, Sọ Dừa đã được hóa thành một chàng trai thanh niên tuấn tú. Về gia đình, Sọ Dừa có người vợ là cô gái út của phú ông thảo hiền. Về công danh, Sọ Dừa đỗ trạng nguyên. Ba điều ấy nói về tình thương, nhân đạo bao la của nhân dân ta giành cho người bất hạnh. 
 Quan niệm về con số của dân gian đã chi phối toàn bộ thế giới nghệ thuật của Truyện cổ tích thần kỳ, về ý nghĩa con số( hay số lần) tham gia có vị trí như một thủ thuật nghệ thuật hữu hiệu, đắc lực cho việc thể hiện chủ đề tác phẩm.
*.Về đề tài: Truyện cổ tích thần kỳ thường viết về những người bất hạnh
( như người mồ côi: Tấm trong truyện Tấm Cám, người em út trong truyện Cây tre trăm đốt), người thấp cổ, bé họng(Nguòi đi ở như nhân vật anh khoai trong truyện Cây tre trăm đốt, Thạch Sanh trong truyện Thạch Sanh ), người xấu xí (như Sọ Dừa trong truyện Sọ Dừa, nàng ếch trong truyện Người lấy ếch)...
*. Về nội dung. 
 Truyện cổ tích thần kỳ phản ánh cuộc đấu tranh giai cấp, thiện ác trong xã hội đương thời.
 * Về nhân vật: Từ quan niệm ấy, tác giả dân gian sáng tạo ra các tuyến nhân vật đối lập nhau: Thiện, ác; chính diện, phản diện. Trong cuộc đấu tranh ấy, song hành với sự vận động của các nhân vật người là nhân vật kỳ ảo như bụt, tiên, con gà biết nói tiếng người, sự biến hóa của nhân vật kỳ ảo  
 Nhân vật kỳ ảo đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của truyện và đứng về phía chính nghĩa, góp phần làm không nhỏ để nhân vật thiện, chính nghĩa giành phần chiến thắng, kẻ ác bị trừng trị, ước mơ tha thiết của con người là công bằng ở đời được thực hiện.
3. Cách phân tích một truyện Cổ tích thần kỳ từ quan niệm của con người về con số.
Giáo viên hướng dẫn học sinh theo các bước sau đây: 
Bước 1: Phát hiện, khám phá được quan niệm của con người của truyện cổ tích là ở hiền gặp , ác giả ác báo. Để nổi bật hành động của nhân vật thuộc tuyến chính diện, tuyến nhân vật phản diện, tác giả sử dụng thủ thuật về con số( hay số lần) các chi tiết nào đó được lập đi lập lại nhiều lần có dụng ý nổi bật tư tưởng tác phẩm đó và hệ thống tác phẩm của chính tác giả ấy, dựa vào hoàn cảnh sáng tác tác phẩm. Khâu này là định hướng phân tích cho toàn bài.
Bước 2: Chia đoạn rồi tìm các yếu tố nghệ thuật như nhân vật trữ tình, hình tượng, hình ảnh, từ ngữ, các biện pháp tu từ,vv.
Bước 3: Giảng giải các yếu tố nghệ thuật ấy( Xem như là giải mã) để tìm những cảm xúc, tình cảm, tư tưởng về cuộc sống mà tác giả muốn phản ánh.
Bước 4: Tóm tắt nội dung toàn đoạn.
Bước 5: Cắt nghĩa những vấn đề mà tác giả phán ánh bằng quan niệm về con người của tác giả.
Bước 6: Nhắc lại nội dung toàn đoạn vừa phân tích.
B. Thực nghiệm phân tích Truyện cổ tích Tấm Cám.( Tác giả SKKN chỉ đề cặp khâu tìm hiểu văn bản tác phẩm, phân tích truyện).
 Bước 1: Định hướng phân tích-Xác định quan niệm của con người về con số . 
 +Dựa vào hoàn cảnh ra đời của truyện cổ tích, ta thấy truyện cổ tích Tấm Cám ra đời khi xã hội có giai cấp, xã hội và gia đình có nhiều cái xấu, cái ác đang hoành hành.
+ Quan niệm về cuộc sống và con người của tác giả dân gian quan niệm vạn vật hữu linh, người và thế giới thần linh hiểu nhau, sống chung với nhau. Điều đó được được biểu hiện trong cuộc sống như yêu nhau người ta thề trước vầng trăng, thần sông, thần núi, kết nghĩa anh em thì cắt máu ăn thề...Triết lý nhân sinh: Ở hiền gặp lành, ác giả, ác báo.
 Từ hiểu biết trên đây về quan niệm con số của người nghệ sỹ dân gian, giáo viên hướng dẫn học sinh đi vào cảm nhận tác phẩm như sau:
 Học sinh
 Giáo viên
 -Truyện cổ tích Tấm Cám do ai sáng tác? Truyện được ra đời trong hoàn cảnh xã hội ntn?
Truyện cổ tích Tấm Cám thuộc kiểu truyện gì? 
Truyện phản ánh điều gì? Nhân dân ta gửi gắm khát vọng gì?
- Truyện có kết cấu mấy phần ? 
-Số phận của Tấm được miêu tả thông qua những chi tiết nào?( về hoàn cảnh gia đình? 
- Có mấy lần Tấm bị mẹ con Cám đối xử bất công? Ssos lần bất công ấy nói lên bản chất gì của mẹ con Cám và số phận của Tấm?) 
-Cuộc gặp gỡ kỳ duyên của Tấm và Hoàng tử nhờ yếu tố nghệ thuật gì? Em hãy kể tóm tắt?
-Quá trình bảo vệ hạnh ph úc của Tấm như thế nào? 
(Tấm bị mẹ con Cám giết hại mấy lần? Qua đó, em cảm nhận được tội ác của mẹ Cám như thế nào?) 
-Việc bảo vệ, giành lại hạnh phúc của Tấm có yếu tố nào tác động và có ý nghĩa gì ?
-Taị sao kết thúc truyện, Tấm trừng trị Cám? Điều đó có hợp với đạo lý dân tộc không? Đó là sự lựa chọn có hợp lý không? Dựa vào đâu để Tấm trừng trị mẹ con Cám?
- Hạnh phúc của Tấm có được lâu dài không? Vì sao? Bằng cách nào để Tấm giành lại hạnh phúc và bảo vệ hạnh phúc lâu dài?
- Vì sao mà Tấm được hạnh phúc và chiến thắng cái ác, cái xấu?
1 .Tác giả: Nhân dân lao động.
2. Hoàn cảnh ra đời của truyện cổ tích Tấm Cám: Xã hội đã phân chia giai cấp, có người bóc lột người, có người giàu, người nghèo,có gia đinh chế độ phụ quyền, có cái ác, cái xấu, có thiện, tốt.
3. Tìm hiểu văn bản 
 +Truyện Tấm Cám kiểu truyện về người mồ côi trong truyện cổ tích thần kỳ.Truyện phản ánh số phận của cô gái mồ côi bất hạnh cùng mơ ước đổi đời và công lý xã hội của nhân dân lao động .
+Số phận của Tấm gắn liền với cuộc đấu tranh chống cái ác. Tấm đã chiến thắng cái ác. Điều đó thể hiện quan niệm về hạnh phúc của nhân dân lao động.
 ->Kết cấu truyện cổ tích Tấm Cám như sau:
Phần 1: Số phận của Tấm.
Phần 2: Con đường đến với hạnh phúc và cuộc đấu tranh bảo vệ hạnh phúc của Tấm.
 Phân tích đoạn 1:
1, Số phận của Tấm
+Mồ côi cả cha và mẹ, Tấm phải ở với dì ghẻ và Cám- em cùng cha khác mẹ với Tấm.
+ Mẹ con Cám đối xử với Tấm 
 -Tấm phải làm lụng khổ sở suốt ngày, còn Cám thì rong chơi suốt ngày. 
 - Dì ghẻ chỉ cho ăn cơm thừa, canh cặn, 
 Tấm bạc đãi, hắt hủi, không được đối xử công bằng về hưởng thành quả lao động của mình .
-Ngày hội, Tấm không được đi chơi, mẹ con Cám mặc quần áo đẹp đi chơi hội. Đã thế, Tấm bị dì ghẻ trộn mấy đấu thóc lẫn gạo rồi bắt Tấm nhặt thóc ra thóc, gạo ra gạo,xong mới được đi chơi.-> Mẹ con Cám đối xử ác với Tấm- không cho Tấm 
có niềm vui về tinh thần mà lẽ ra Tấm được hưởng. 
+Tấm bị Cám lừa trút hết giỏ cá của Tấm đề về nhà lấy phần thưởng là cái yếm đỏ. -> Tấm bị cướp công lao động và niềm vui tinh thần. 
+ Tấm bị mẹ con Cám cướp cá bống, ăn thịt cá bống- niềm vui nho nhỏ còn lại của Tấm. 
 Mẹ con Cám đối xử bất công với Tấm (năm lần). Đó là bản chất kẻ ác đã lộ diện quá rõ ràng, tội ác chồng chất, Mẹ con Cám độc ác. Tấm là người bất hạnh.
2,Con đường đến với hạnh phúc của Tấm và sự bảo vệ hạnh phúc của Tấm.
a, Con đường đến hạnh phúc của Tấm.
+Tấm được đi xem hội và có quần áo đẹp, ngựa đẹp, đôi hài đẹp. -> Bụt giúp đỡ- bụt là tượng trưng cho nhân dân ủng hộ Tấm chống lại bất công, chống lại cái ác.
+Tấm được làm vợ vua- là hoàng hậu.-> Phần thưởng của nhân dân giành cho Tấm- triết lý nhân dân : Ở hiền thì gặp lành.
b, Sự bảo vệ hạnh phúc của Tấm
Tấm được hạnh phúc nhưng mẹ con Cám- đại diện cho lực lượng ác, xấu trong xã hội đã hại Tấm. và tấm đã kiên quyết đấu tranh bảo vệ hạnh phúc của mình: 
 +Mẹ con Cám hãm hại Tấm nhiều lần: chặt cau để Tấm chết. Nhưng Tấm hóa thành chim vàng anh, mẹ con Cám bắt chim ăn thịt rồi đổ lông chim ra ngoài đường. Ở đó mọc lên cây xoan đào, Mẹ con Cám chặt cây xoan đào làm khung cửi, rồi lại đốt khung cửi, tro đổ ra ngoài đường. Nơi đó mọc lên cây thị có quả thơm. Tấm ẩn náu trong quả thị rồi trở lại làm người, về đấu tranh vạch mặt kẻ thù. Mẹ con Cám độc ác với Tấm với tần số ba lần- sự độc ác đến tột cùng, không cho Tấm một cơ hội sống- quyết lấy đi mạng sống của Tấm đến cùng .Đó là tội ác trời không dung, đất không tha đối với mẹ con Cám.
+Sự hóa thân của Tấm là yếu tố thần kỳ - sự ủng hộ của nhân dân ta trong cuộc đấu tranh 
chống thiện- ác, tốt, xấu. Đó là bế tắc của nhân dân ta trong quan niệm giải quyết mâu thuẫn giữa đạo lý và pháp luật. Về pháp luật, kẻ gây tội ác phải đền tội. Nhưng nhân dân ta không muốn giữ đạo lý dân tộc. 
+ Nhưng cuối truyện Tấm đã trực tiếp trừng trị Cám. Đó là nhận thức lại vấn đề của nhân dân ta. Đối với kẻ ác, không thể không dùng pháp luật để trừng trị. Vì mẹ con Cám hãm hại, giết hại Tấm rất nhiều lần, rắp tâm cướp mạng sống của Tấm bằng mọi thủ đoạn. Mẹ con Cám gây tội ác chồng chất, mất hết tính người –tội ác ấy không thể không tha thứ. 
+Cuối cùng Tấm đã thắng, để có hạnh phúc trọn vẹn, lâu dài, bền vững, Tấm đã trừng trị tận gốc cái ác bằng cách lừa Cám để tự Cám kết thúc đời mình. -> Tấm đã giành lại hạnh phúc, là người chiến thắng. Đây là mơ ước của nhân dân ta : xã hội phải có công bằng -> Giá trị nhân văn, nhân đạo của truyện cổ tích.
Tấm chiến thắng, được hạnh phúc, Mẹ con Cám thất bại vì có lực lượng bụt giúp đỡ. Đó là quan niệm của nhân dân: Vạn vật hữu linh. Triết lý của nhân dân: Ở hiền gặp lành, ác giả, ác báo.
Truyện cổ tích Tấm Cám giàu giá trị nhân đạo và nhân văn.
.
e. Kiểm tra kết quả áp dụng SKKN
* Kết quả chưa áp dụng SKKK
T.T
Lớp
Sĩ số
Giỏi
Khá
Trung bình
SL
%
SL
%
SL
%
1
10 N
50
5
10
10
20
35
70
2
10 B
50
3
6
11
22
36
72
* Kết quả đã áp dụng SKKK
T.T
Lớp
Sĩ số
 Giỏi
 Khá
Trung bình
SL
%
SL
%
SL
%
1
10 A
50
15
30
20
40
15
30
2

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_phan_tich_truyen_co_tich_tam_cam_tu_quan_niem_ve_con_so.doc