SKKN Phân loại các dạng bài tập phần đột biến số lượng nhiễm sắc thể

SKKN Phân loại các dạng bài tập phần đột biến số lượng nhiễm sắc thể

Trong chương trình sinh học 12 và ở các kì thi học sinh giỏi giải toán trên máy tính cầm tay và thi học sinh giỏi tỉnh, các kì thi tốt nghiệp THPT, thi tuyển sinh đại học - cao đẳng trong những năm gần đây thường gặp các bài tập di truyền đặc biệt là phần đột biến nhiễm sắc thể( NST). Đây là dạng bài tập có ý nghĩa ứng dụng thực tiễn rất cao, giải thích được xác suất các sự kiện trong nhiều hiện tượng di truyền ở sinh vật, đặc biệt là sự di truyền học người.

Thực tiễn giảng dạy, bồi dưỡng học sinh giỏi môn sinh học 12 và ôn thi tốt nghiệp, ôn thi đại học - cao đẳng, tôi thấy học sinh rất lúng túng khi giải các bài tập di truyền về phần đột biến NST. Các em thường không có phương pháp giải bài tập dạng này, nhất là đối với học sinh có lực học trung bình và ngay cả một số học sinh có lực học khá. Khi gặp những bài tập này đa số học sinh chọn đáp án theo cảm tính, không có cơ sở khoa học dẫn tới chọn sai đáp án. Xuất phát từ thực tế này trong quá trình giảng dạy ôn thi Đại học, ôn thi học sinh giỏi tôi đã thiết kế chi tiết hơn về đột biến số lượng NST để các em hiểu được bản chất của vấn đề từ đó vận dụng linh hoạt và chính xác hơn khi làm bài tập. Đó chủ yếu là những bài tập liên quan tới đột biến lệch bội và đột biến đa bội. Vì vậy tôi chọn đề tài là" Phân loại các dạng bài tập về đột biến số lượng nhiễm sắc thể ".

 

doc 18 trang thuychi01 13440
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Phân loại các dạng bài tập phần đột biến số lượng nhiễm sắc thể", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA 
TRƯỜNG THPT THẠCH THÀNH I
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
PHÂN LOẠI CÁC DẠNG BÀI TẬP PHẦN ĐỘT BIẾN 
SỐ LƯỢNG NHIỄM SẮC THỂ
Người thực hiện: Phạm Thị Hà.
Chức vụ: Tổ trưởng chuyên môn.
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Sinh học
THANH HOÁ, NĂM 2017
MỤC LỤC
Trang
I. MỞ ĐẦU
2
1.Lí do chọn đề tài
2
2. Mục đích nghiên cứu
2
3. Đối tượng phạm vi nghiên cứu
2
4. Phương pháp nghiên cứu
2
II. NỘI DUNG 
4
1. Cơ sở lí luận.
4
1.1 Khái niệm về đột biến, đột biến NST, đột biến số lượng NST.
4
1.2. Đột biến lệch bội.
4
1.3. Đột biến đa bội.
4
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sang kiến kinh nghiệm
5
1. Đột biến dị bội.
5
Dạng 1: Xác định số NST trong tế bào thể dị bội.
5
Dạng 2: Xác định tỉ lệ giao tử của thể ba nhiễm.
5
Dạng 3: Biết gen trội, lặn kiểu gen của P, xác định kết quả lai.
5
Dạng 4: Cơ chế xuất hiện giao tử đột biến.
6
Dạng 5: Bài tập liên quan tới sự phân li của các cặp NST trong quá trình nguyên phân.
6
Dạng 6: Xác định số trường hợp thể lệch bội khi xảy ra đồng thời 2 hoặc nhiều đột biến lệch bội
7
2. Đột biến đa bội.
7
Dạng 1: Xác định số NST trong tế bào thể đa bội.
7
Dạng 2: Xác định tỉ lệ giao tử của thể đa bội:
8
Dạng 3: Biết gen trội, lặn kiểu gen của P, xác định kết quả lai.
8
Dạng 4: Biết tỉ lệ phân li kiểu hình ở thế hệ sau. Xác định kiểu gen của thế tứ bội ở P.
9
3. Một số bài tập về đột biến NST trong các đề thi .
9
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
15
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ:
16
1. Kết luận :
16
2. kiến nghị.
16
Tài liệu tham khảo.
17
I. MỞ ĐẦU.
1.1. Lí do chọn đề tài.
Trong chương trình sinh học 12 và ở các kì thi học sinh giỏi giải toán trên máy tính cầm tay và thi học sinh giỏi tỉnh, các kì thi tốt nghiệp THPT, thi tuyển sinh đại học - cao đẳng trong những năm gần đây thường gặp các bài tập di truyền đặc biệt là phần đột biến nhiễm sắc thể( NST). Đây là dạng bài tập có ý nghĩa ứng dụng thực tiễn rất cao, giải thích được xác suất các sự kiện trong nhiều hiện tượng di truyền ở sinh vật, đặc biệt là sự di truyền học người.
Thực tiễn giảng dạy, bồi dưỡng học sinh giỏi môn sinh học 12 và ôn thi tốt nghiệp, ôn thi đại học - cao đẳng, tôi thấy học sinh rất lúng túng khi giải các bài tập di truyền về phần đột biến NST. Các em thường không có phương pháp giải bài tập dạng này, nhất là đối với học sinh có lực học trung bình và ngay cả một số học sinh có lực học khá. Khi gặp những bài tập này đa số học sinh chọn đáp án theo cảm tính, không có cơ sở khoa học dẫn tới chọn sai đáp án. Xuất phát từ thực tế này trong quá trình giảng dạy ôn thi Đại học, ôn thi học sinh giỏi tôi đã thiết kế chi tiết hơn về đột biến số lượng NST để các em hiểu được bản chất của vấn đề từ đó vận dụng linh hoạt và chính xác hơn khi làm bài tập. Đó chủ yếu là những bài tập liên quan tới đột biến lệch bội và đột biến đa bội. Vì vậy tôi chọn đề tài là" Phân loại các dạng bài tập về đột biến số lượng nhiễm sắc thể ".
1.2. Mục đích nghiên cứu:
- Giúp học sinh làm được các bài tập trắc nghiệm nhanh hơn, chính xác hơn từ đó tạo được hứng thú cho học sinh với môn học .
- Góp phần cùng với đồng nghiệp tìm ra phương pháp giảng dạy mới, sáng tạo.
- Nhằm trau dồi và nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ của bản thân.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là xây dựng phương pháp giải các dạng bài tập về đột biến số lượng NST ở các lớp 12 được phân công giảng dạy.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Kết hợp giữa phương pháp lí luận và phương pháp phân tích, tổng kết thực tiễn.
- Kết hợp giữa phương pháp phân tích, tổng hợp lí thuyết và phương pháp thống kê thực nghiệm
II. NỘI DUNG.
2.1. Cơ sở lí luận.
Để có thể nắm bắt được phương pháp giải đúng, giải nhanh các bài tập di về đột biến số lượng NST thì học sinh cần nắm vững các kiến thức: 
- Khái niệm về đột biến, đột biến NST, thể đột biến, đột biến số lượng NST.
- Khái niệm và cơ chế phát sinh của các dạng đột biến số lượng NST.
2.1.1. Khái niệm về đột biến, đột biến NST, đột biến số lượng NST.
a. Đột biến: Là những biến đổi trong cấu trúc di truyền gồm đột biến gen và đột biến NST.
b. Đột biến NST: Là những biến đổi về cấu trúc hay số lượng NST.
c. Thể đột biến: Là những đột biến đã được biểu hiện thành kiểu hình.
d. Đột biến số lượng NST: Là sự biến đổi về số lượng NST gồm hai loại: đột biến đa bội và đột biến lệch bội.
2.1.2. Đột biến lệch bội nhiễm sắc thể ( dị bội) 
2.1.2.1. Khái niệm:
- Là những biến đổi về số lượng NST xảy ra ở một hay một số cặp NST tương đồng.
- Các dạng lệch bội: 
Thể không nhiễm (2n –2). 
Thể một nhiễm (2n –1)
Thể một nhiễm kép (2n –1 –1)
Thể ba nhiễm (2n + 1)
Thể bốn nhiễm (2n + 2)
Thể bốn nhiễm kép (2n+2 +2)
2.1.2.2. Cơ chế phát sinh
- Do sự không phân li của một hay một số cặp nhiễm sắc thể trong giảm phân tạo ra giao tử thừa hay thiếu một vài nhiễm sắc thể.Các giao tử này kết hợp với giao tử bình thường khác giới tạo nên đột biến lệch bội.
Ví dụ: P: 2n x 2n
 GP: (n+1) (n- 1) n
 F1: 2n+1 2n-1
 (Thể ba nhiễm) (Thể một nhiễm).
- Lệch bội cũng có thể xảy ra trong nguyên phân ở các tế bào sinh dưỡng và biểu hiện ở một phần cơ thể
2.1.3. Đột biến đa bội:
Gồm hai loại là: Đa bội cùng nguồn(Tự đa bội) và đa bội khác nguồn(Dị đa bội)
2.1.3.1. Khái niệm và cơ chế phát sinh thể tự đa bội.
- Khái niệm: Là sự tăng một số nguyên lần bộ NST đơn bội của cùng một loài và lớn hơn 2n. Trong đó 3n, 5n, 7n...gọi là đa bội lẻ; còn 4n, 6n... gọi là đa bội chẵn.
- Cơ chế phát sinh:
- Do trong quá trình giảm phân, bộ NST của tế bào không phân li, tạo thành giao tử chứa 2n. Qua thụ tinh sự kết hợp của các giao tử 2n này với nhau tạo thành thể tứ bội 4n, hay kết hợp với giao tử bình thường n sẽ tạo thể tam bội 3n.
- Trong lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử, nếu tế bào không phân chia NST thì cũng tạo nên thể tứ bội.
2.1.3.2. Khái niệm và cơ chế phát sinh thể dị đa bội.
- Khái niệm: Là dạng đột biến gia tăng số bộ NST đơn bội của 2 loài khác nhau.
- Cơ chế phát sinh: Cơ chế hình thành thể dị đa bội là lai xa kết hợp với đa bội hóa tạo ra cây song nhị bội gồm 2 bộ NST của 2 loài đem lai.
2.2. Thực trạng vấn đề.
Trước khi áp dụng phương pháp phân loại các dạng bài tập phần đột biến số lượng nhiễm sắc thể, khảo sát tại hai lớp 12A1 và 12A2 trường THPT Thạch Thành 1, là những lớp chọn thi ban khoa học tự nhiên nhưng hầu hết các em tỏ ra khá lúng túng và làm một cách mò mẫn hoặc đưa ra những phương án trả lời cảm tính và các em thường làm sai, nhất là những em có lực học trung bình. Do đó các em rất nản và sợ bài thi môn Sinh khi mà các em phải làm bài tích hợp cả Lí, Hóa , Sinh trong một bài thi. 
Vì vậy để làm được thành thạo các bài tập phần này cần đưa ra những dạng bài tập phù hợp để các em có thể vận dụng tốt và hiệu quả . 
2.3. Các giải pháp thực hiện :
1. Đột biến dị bội:
Dạng 1: Xác định số NST trong tế bào thể dị bội:
	Ví dụ: (ĐH 2009) Ở ngô, bộ NST 2n = 20. Có thể dự đoán số lượng NST đơn trong một tế bào của thể bốn đang ở kì sau của quá trình nguyên phân là
	A. 80. 	B. 20. 	C. 22. 	D. 44.
Giải
- Thể 4 nhiễm : 2n+ 2. Ở kì sau của nguyên phân tức là NST đã nhân đôi, phân li về 2 cực nhưng chưa tách ra thành 2 tế bào →Số NST : 2.2n +2.2 = 44 →Đáp án đúng là D
Dạng 2: Xác định tỉ lệ giao tử của thể ba nhiễm:
 Ví dụ 1: Xác định tỉ lệ giao tử của thể ba nhiễm có kiểu gen sau:
a. aaa.	b. AAa	c. Aaa.
Giải
a.Cá thể aaa có thể tạo ra hai loại giao tử chiếm tỉ lệ: 3a : 3aa = 1a : 1aa.
 a
 a a
b. Cá thể aaa có thể tạo ra hai loại giao tử chiếm tỉ lệ: 1a : 2A: 2Aa : 1 AA.
 A
 A a
c. Cá thể Aaa có thể tạo ra hai loại giao tử chiếm tỉ lệ: 1A : 2aa: 2Aa : 1 aa.
 A
 a a
	Ví dụ 2: Một phụ nữ lớn tuổi nên đã xẩy ra sự không phân tách ở cặp NST giới tính trong giảm phân I. Đời con của họ có thể có bao nhiêu % sống sót bị đột biến thể ba (2n + 1)?
A.33,3%  B.25%	C.75%	D. 66,6%
 Giải
- Ở mẹ tạo 2 loại giao tử XX, O bố tạo 2 loại X, Y tổng cộng có 4 tổ Hợp giao tử XXX, XXY, XO ,OY. 
- Do OY bị chết trong giao đoạn hợp tử nên có 3 KG sống sót XXX, XXY, XO. 
Thì trong đó thể 2n+1 là XXX và XXY nên tỷ lệ là 2/3.=66,6%
Dạng 3: Biết gen trội, lặn kiểu gen của P, xác định kết quả lai:
Ví dụ: Cho cây thể ba có kiểu gen Aaa tự thụ phấn, thì đời con (F1) có kiểu hình không gai chiếm tỉ lệ bao nhiêu? Biết rằng, hạt phấn dị bội (n +1) không có khả năng cạnh tranh so với hạt phấn đơn bội nên không thụ tinh được.
Giải
Cây thể ba có kiểu gen Aaa tự thụ phấn:
Số loại giao tử cái là: 1A : 2 a : 2 Aa : 1 aa.
Số loại giao tử đực có khả năng thụ tinh là : 1 A : 2 a.
- Sơ đồ lai: P : ♀ Aaa x ♂ Aaa
GP: ♀ 1A : 2 a : 2 Aa : 1 aa. ♂1 A : 2 a.
F1: 1 A 2Aa 2 a 1 aa 1 A 1 AA 2 AAa 2 Aa 1 Aaa 2 a 2Aa 4 Aaa 4 aa 2 aaa
→ Tỷ lệ cây không có gai: 6: 18 = 0,3333.
Dạng 4: Cơ chế xuất hiện giao tử đột biến:
Ví dụ: Do đột biến tạo nên những cơ thể người có bộ NST chứa NST giới tính XO và XXY. Cũng do đột biến có người mang gen lặn m trên NST X quy định mù màu.
1. Một cặp vợ chồng có kiểu hình bình thường đã sinh được một con gái XO và bị mù màu. Hãy giải thích hiện tượng này?
2. Nếu mẹ bị mù màu, bố có kiểu hình bình thường, đã sinh được 1 con trai XXY và không bị bệnh mù màu thì giải thích như thế nào? Nếu bố mẹ có kiểu hình cũng như vậy nhưng lại sinh con trai XXY và có bị bệnh mù mù màu thì giải thích ra sao?
Giải
a. Từ con gái XO mù màu có KG XmO và KH bố mẹ của đầu bài suy ra giao tử Xm có nguồn gốc từ mẹ và O có nguồn gốc từ bố. Chứng tỏ khi bố giảm phân cặp NST giới tính không phân ly: 
SĐL: KG P : XMXm x XMY
 GP: XM , Xm XM , Y
 F1: XmO
b.
-Từ con trai XXY không mù màu có KG XMX-Y và KH bố mẹ của đầu bài → giao tử XMY của bố cho và giao tử Xm của mẹ cho. Chứng tỏ khi bố giảm tạo giao tử cặp NST GT không phân ly
SĐL: KG P : XmXm x XMY
 GP: Xm XMY, O
 F1: XMXmY
- Từ con trai XXY mù màu có KG XmXmY và KH bố mẹ của đầu bài → giao tử XmXm của mẹ cho và giao tử Y của bố cho. Chứng tỏ khi mẹ giảm tạo giao tử cặp NST GT không phân ly
SĐL: KG P : XmXm x XMY
 GP: XmXm,O XM ,Y
 F1: XmXmY
Dạng 5: Bài tập liên quan tới sự phân li của các cặp NST trong quá trình nguyên phân.
Ví dụ: Một tế bào sinh dưỡng của lúa 2n = 24 NST. Nguyên phân liên tiếp 6 lần. Nhưng khi kết thúc lần phân bào 3; trong số tế bào con, do tác nhân đột biến có 1 tế bào bị rối loạn phân bào xảy ra trên tất cả các cặp nhiễm sắc thể.
a. Tìm số lượng tế bào con hình thành?
 A.56. B.60. C.57. D. 61.
b. Tính tỉ lệ tế bào đột biến so với tế bào bình thường.
 A. 1/14. B.1/15. C. 1/16. D.1/17
Giải
a. Kết thúc nguyên phân lần 3 tạo 8 tế bào: 7 tế bào vẫn nguyên phân bình thường, còn 1 tế bào bị rối loạn.7 tế bào bình thường nguyên phân tiếp 3 lần tạo ra: 7 x 23 = 56 tế bào.
Một tế bào bị rối loạn phân bào lần thứ 4 tạo ra bộ nhiễm sắc thể 4n = 48 tồn tại trong 1 tế bào. Tế bào này tiếp tục trải qua lần phân bào 5 và 6 tạo nên 4 tế bào tứ bội. Vậy tổng số tế bào con hình thành: 56 + 4 = 60 tế bào → Đáp án đúng là B
b. Tỉ lệ tế bào đột biến so với tế bào bình thường bằng: 4/56 = 1/14 → Đáp án đúng là A.
Dạng 6: Xác định số trường hợp thể lệch bội khi xảy ra đồng thời 2 hoặc nhiều đột biến lệch bội.
Ví dụ: Bộ NST lưỡng bội của loài = 24. Xác định:
- Có bao nhiêu trường hợp thể 3 có thể xảy ra?
- Có bao nhiêu trường hợp thể 1 kép có thể xảy ra?
- Có bao nhiêu trường hợp đồng thời xảy ra cả 3 đột biến; thể 0, thể 1 và thể 3?
Giải
- Số trường hợp thể 3 có thể xảy ra: 2n = 24→ n = 12
Trường hợp này đơn giản, lệch bội có thể xảy ra ở mỗi cặp NST nên HS dễ dàng xác định số trường hợp = n = 12.
Công thức tổng quát: Số trường hợp thể 3 (2n+1) = Cn1 = n = 12
-Số trường hợp thể 1 kép có thể xảy ra:
Thực chất: số trường hợp thể 1 kép = Cn2 = n(n – 1)/2 = 12.11/2 = 66
-Số trường hợp đồng thời xảy ra cả 3 đột biến: thể 0, thể 1 và thể 3:
Phân tích:
- Với thể lệch bội thứ nhất sẽ có n trường hợp tương ứng với n cặp NST.
- Với thể lệch bội thứ hai sẽ có n – 1 trường hợp tương ứng với n – 1 cặp NST còn lại.
- Với thể lệch bội thứ ba sẽ có n – 2 trường hợp tương ứng với n – 2 cặp NST còn lại. Kết quả = n(n – 1)(n – 2) = 12.11.10 =1320.
2. Đột biến đa bội:
Dạng 1: Xác định số NST trong tế bào thể đa bội:
Ví dụ: 
1. Loài cà chua có bộ NST lưỡng bội 2n = 24, Khi quan sát tiêu bản tế bào dưới kính hiển vi sẽ đếm được bao nhiêu NST ở:
a.Thể tam bội.
b.Thể tứ bội.
2. Con người thích sử dụng loại nào trong hai loại trên? Vì sao?
Giải
1.Số lượng NST trong tế bào:
a. Số lượng NST trong tế bào 3n: 36 NST.
b. Số lượng NST trong tế bào 3n: 48 NST.
2. Con người ưa chuộng cà chua tam bội hơn. Vì thể cà chua tam bội không giảm phân tạo giao tử nên quả sẽ không có hạt.
Dạng 2: Xác định tỉ lệ giao tử của thể đa bội:
Ví dụ: Hãy xác định tỉ lệ giao tử của các cá thể tứ bội có kiểu gen sau:
 AAAa
 AAaa
Giải:
-Đối với kiểu gen AAAa: cá thể này tạo hai loại giao tử với tỉ lệ.
-Đối với kiểu gen Aaaa: cá thể này tạo 3 loại giao tử với tỉ lệ.
 	Ví dụ 2:
Xác định tỉ lệ mỗi loại giao tử bình thường được sinh ra từ các cây đa bội : 
a. BBBbbb 	b. BBbbbb	c.BBBBBBbb
Giải
Tỉ lệ các loại giao tử bình thường được tạo ra tử các KG:
a. BBBbbb: 	 
C33 BBB = 1 = 1/20
C23 C13 BBb = 9 = 9/20
C13 C23 Bbb = 9 = 9/20
C33 bbb = 1 = 1/20
b. BBbbbb: 
C22 C14 BBb = 4 = 1/5
C12 C24 Bbb = 12 = 3/5
C34 bbb = 4 = 1/5
c. BBBBBBbb
C46 BBBB = 15 = 3/14
C36 C12 BBBb = 40 = 8/14
C26 C22 BBbb = 15 = 3/14
Dạng 3: Biết gen trội, lặn kiểu gen của P, xác định kết quả lai:
Ví dụ: Cho cây thể ba có kiểu gen Aaa tự thụ phấn thì đời con F1 có kiểu hình không gai chiếm tỉ lệ bao nhiêu? Biết rằng hạt phấn dị bội (n + 1) không có khả năng cạnh tranh với hạt phấn đơn bội nên không cso khả năng thị tinh.
Giải
Cây thể ba có kiểu gen Aaa tự thụ phấn;
Số loại giao tử được tạo ra là: 1A : 2a : 2Aa: 1aa.
Số loại giao tử có khả năng thụ tinh là: 1A: 2a.
Sơ đồ lai: P: ♀ Aaa x ♂Aaa 
 G: 1A : 2a : 2Aa: 1aa 1A: 2a.
 F1: 1AA: 2Aa: 2Aa: 4aa: 2AAa: 4Aaa: 1Aaa: 2aaa
→ Tỉ lệ cây không có gai: 6/ 18 = 0,3333.
Dạng 4: Biết tỉ lệ phân li kiểu hình ở thế hệ sau. Xác định kiểu gen của thế tứ bội ở P
 Ví dụ:  Ở một loài thực vật, A quy định quả to, a quy định quả nhỏ. Lai giữa các cây tứ bội người ta thu được kết quả đời F1 theo các trường hợp sau:
1.Trường hợp 1: F1-1 xuất hiện tỉ lệ kiểu hình 1 quả to : 1 quả nhỏ.
2.Trường hợp 2: F1-2 xuất hiện tỉ lệ kiểu hình 11 quả to : 1 quả nhỏ.
3.Trường hợp 3: F1-3 xuất hiện tỉ lệ kiểu hình 5 quả to : 1 quả nhỏ.
Hãy biện luận xác định kiểu gen của bố mẹ trong mỗi trường hợp và lập sơ đồ lai chứng minh cho kết quả đó.	 
Giải
Quy ước gen: A: quả to; a: quả nhỏ
a.Trường hợp 1:
- F1-1 xuất hiện kiểu hình lặn, quả nhỏ, kiểu gen aaaa. Vậy cả hai bên bố mẹ đều tạo loại giao tử mang gen aa.
Phân tích: 1/2 aaaa = 1/2 loại giao tử aa  x  100% loại giao tử aa → Cá thể ở P tạo loại giao tử aa = 1/2 phải có kiểu gen Aaaa; Cá thể còn lại ở P tạo loại giao tử mang aa = 100% phải có kiểu gen aaaa. Vậy kiểu gen của P1: Aaaa  x  aaaa
b.Trường hợp 2:
F1-2 xuất hiện kiểu hình mang tính trạng lặn quả nhỏ kiểu gen aaaa = 1/12.
- Vì cây tứ bội tạo loại giao tử aa chỉ có thể với tỉ lệ: 100% aa hoặc 1/2 aa hoặc 1/6 aa.
-Cá thể P tạo loại giao tử aa = 1/6 phải có kiểu gen là Aaaa; cá thể còn lại tạo loại giao tử aa = ½ phải có  kiểu gen là Aaaa → Vậy kiểu gen của P2: Aaaa x Aaaa.
c.Trường hợp 3
-Tương tự F1-3 xuất hiện kiểu hình lặn quả nhỏ kiểu gen aaaa với tỉ lệ 1/6.
          1/6 aaaa = 1/6 loại giao tử aa x 100% loại giao tử aa.
 → Vậy kiểu gen của P3 : Aaaa x aaaa.
3. Một số bài tập về đột biến NST trong các đề thi :
Bài 1. 
Hợp tử được hình thành trong trường hợp nào sau đây có thể phát triển thành thể đa bội lẻ? 
A. Giao tử (n) kết hợp với giao tử (n + 1). 
B. Giao tử (n - 1) kết hợp với giao tử (n + 1). 
C. Giao tử (2n) kết hợp với giao tử (2n). 
D. Giao tử (n) kết hợp với giao tử (2n). 
(Đề thi THPT quốc gia 2016)
Giải
Thể đa bội lẻ là 3n, 5n, vậy phải là sự kết hợp giao tử n với 2n ® 3n a. sai ® tạo hợp tử 2n+1(3 nhiễm) b. sai ® tạo hợp tử 2n-1+1 (lệch bội. Nếu 2 giao tử đột biến khác cặp tương đồng) hoặc (2n. Nếu 2 giao tử đột biến thuộc cùng cặp tương đồng) c. sai ® tạo hợp tử 4n (tứ bội)
Bài 2.
Quá trình giảm phân bình thường của một cây lưỡng bội (cây B), xảy ra trao đổi chéo tại một điểm duy nhất trên cặp nhiễm sắc thể số 2 đã tạo ra tối đa 128 loại giao tử. Quan sát quá trình phân bào của một tế bào (tế bào M) của một cây (cây A) cùng loài với cây B, người ta phát hiện trong tế bào M có 14 nhiễm sắc thể đơn chia thành 2 nhóm đều nhau, mỗi nhóm đang phân li về một cực của tế bào. Cho biết không phát sinh đột biến mới và quá trình phân bào của tế bào M diễn ra bình thường. Theo lí thuyết, có bao nhiêu dự đoán sau đây đúng? 
(1) Cây B có bộ nhiễm sắc thể 2n = 14. 
(2) Tế bào M có thể đang ở kì sau của quá trình giảm phân II. 
(3) Khi quá trình phân bào của tế bào M kết thúc, tạo ra tế bào con có bộ nhiễm sắc thể lệch bội (2n + 1). 
(4) Cây A có thể là thể ba. 
A.2. B. 1. C. 3. D. 4. 
(Đề thi THPT quốc gia 2016)
Giải
Quá trình giảm phân bình thường của một cây lưỡng bội (cây B), xảy ra trao đổi chéo tại một điểm duy nhất trên cặp nhiễm sắc thể số 2 đã tạo ra tối đa 128 loại giao tử → 41.2n-1 = 128 ® 2n=12 
-Cây A và B cùng loài ® thấy tế bào M (thuộc cây A) có 14 NST đơn chia 2 nhóm ® mỗi nhóm có 7 NST đơn + Nếu nguyên phân mà tế bào bình thường thì kì sau có 2n.2= 24 đơn 
+ Nếu tế bào đột biến 2n+1 ® thì kỳ sau nguyên phân là (2n+1).2 = 26 NST đơn 
+ Nếu giảm phân 1 thì NST kép + Vậy chỉ có giảm phân 2 mà lại thấy 14 đơn ® tế bào này tạo ra cuối giảm phân 1 là n kép = 7 kép Vậy thì tế bào trước khi giảm phân thuộc tế bào đột biến 2n+1 = 13 hay 2n+2 = 14,
Kết luận: 
(1) Cây B có bộ nhiễm sắc thể 2n = 14. ® sai. đúng phải là 2n = 12
(2) Tế bào M có thể đang ở kì sau của quá trình giảm phân II. ® đúng (đã giải thích trên) 
(3) quá trình phân bào của tế bào M kết thúc, tạo ra tế bào con có bộ nhiễm sắc thể lệch bội (2n + 1). ® Sai. vì tế bào đó giảm phân nên có thể cho giao tử : n+1 = 7.
(4) Cây A có thể là thể ba → đã giải thích ở trên.
Bài 3. Ở cà chua gen A quy định màu quả đỏ, gen a quy định màu quả vàng. Cho lai 2 cây cà chua tứ bội AAaa với nhau thu được F1. Khi cho một số cây F1 thu được ở phép lai trên giao phấn với nhau thì thu được từ 2 cặp lai có tỷ lệ phân li tương ứng là:
- 3 quả đỏ : 1 quả vàng.
- 11 quả đỏ : 1 quả vàng.
Biện luận và viết sơ đồ lai từ F1 đến F2 cho từng trường hợp.
(HSG Tỉnh Ninh Bình 2012-2013)
Giải
*F2 có tỉ lệ phân ly: 3 quả đỏ : 1 quả vàng. 
 - Quả vàng có kiểu gen aaaa = 1/4 = 1/2aa x 1/2aa
 - F1 phải có kiểu gen là Aaaa.
Sơ đồ lai :
F1: 	Quả đỏ 	 x	Quả đỏ
 Aaaa 	 Aaaa
 GF1: (1/2Aa: 1/2aa)	 (1/2Aa: 1/2aa)
 F2: + Kiểu gen: 1/4AAaa: 2/4Aaaa: 1/4aaaa.
 + Kiểu hình: 3 quả đỏ: 1 quả vàng.	
* F2 có tỉ lệ phân ly 11 quả đỏ: 1 quả vàng.
 - Cây có quả vàng F2 có kiểu gen aaaa = 1/12 = 1/6aa x 1/2aa
 - Từ đó cho thấy một cây F1 với kiểu gen AAaa (cho 1/6aa) và cây F1 thứ hai có kiểu gen Aaaa (cho 1/2aa)	
Sơ đồ lai:
F1: 	Quả đỏ 	 x	 Quả đỏ
 	AAaa 	 Aaaa
 GF1: (1/6AA: 4/6Aa: 1/6aa) (1/2Aa: 1/2aa)
 F2: - Kiểu gen: 1/12AAAa: 5/12AAaa: 5/12Aaaa: 1/12aaaa
 - Kiểu hình: 11 quả đỏ : 1 quả vàng
Bài 4:
a. Vì sao những thể đa bội cùng nguồn (tự đa bội) có độ hữu thụ kém? Hãy chứng minh điều đó khi xét dạng tứ bội AAaa. 
b. Vì sao trong một số trường hợp, thể đa bội tiềm ẩn sự tiến hoá của các gen? 
(Vòng loại HSG quốc gia tỉnh Hà Tĩnh 2014-2015)
Giải
a. 
- Trong sinh sản hữu tính các dạng tự đa bội có sự di truyền, phân li rất phức tạp và không ổn định là do giảm phân ở các cá thể này bị rối loạn. Các NST tương đồng tiếp hợp và phân li một cách ngẫu nhiên mà có thể hình thành các đơn tự, lưỡng tự, tam tự, tứ tự hoặc đa tự đã tạo nên nhiều loại giao tử có số lượng NST khác nhau và bất hoạt.
 - Chứng minh: ở thể tứ bội AAaa, các NST tương đồng trong giảm phân có thể phân li theo các khả năng: 2: 2; 3:1; 1:3; 4:0; 0:4. Có thể gặp các số NST tương đồng sau đây trong giao tử là 4, 3, 2, 1,0 với tần số tương ứng:
 Số NST trong giao tử: 4 3 2 1 0
 Tần số 1/16 4/16 6/16 4/16 1/16
Chỉ loại giao tử có 2 NST là

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_phan_loai_cac_dang_bai_tap_phan_dot_bien_so_luong_nhiem.doc