SKKN Những biện pháp nâng cao năng lực thực hành nghề tại Trung tâm GDNN – GDTX Hà Trung
Bất kỳ hoạt động nào muốn đạt kết quả thì người điều hành phải có một hệ thống kỹ năng tổ chức.Việc tổ chức hoạt động giáo dục của nhà giáo cũng vậy, cần một hệ thống các kỹ năng từ xác định mục tiêu của hoạt động đến thiết kế chương trình và kế hoạch tổ chức hoạt động, từ kỹ năng tiếp cận và kỹ năng kiểm tra đánh giá, điều chỉnh hoạt động.
Trong điều kiện hiện nay, ta thấy xã hội càng phát triển, quá trình hình thành nghề nghiệp cho con người ngày càng phức tạp do tác động của các yếu tố từ nền kinh tế thị trường, và do yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Trong việc dạy nghề hiện nay năng lực thực hành được yêu cầu rất cao, trong xu thế yêu cầu của việc dạy nghề là 80% thực hành chỉ có 20% là lý thuyết. Tuy nhiên một thực tế học viên sau khi học nghề xong đi làm thì phần lớn đều phải đào tạo lại vì lý do năng lực về tay nghề còn yếu.
Từ những lí do nêu trên kết hợp với thực tế trong quá trình giảng dạy, tôi xin trình bày kinh nghiệm và các biện pháp nâng cao năng lực thực hành nghề cụ thể sau: “Những biện pháp nâng cao năng lực thực hành nghề tại Trung tâm GDNN – GDTX Hà Trung”. Đây là một vấn đề cấp thiết và quan trọng trong công tác dạy nghề nhằm nâng cao tay nghề và năng lực thực hành của học viên học nghề.
MỤC LỤC -----{----- 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài: Bất kỳ hoạt động nào muốn đạt kết quả thì người điều hành phải có một hệ thống kỹ năng tổ chức.Việc tổ chức hoạt động giáo dục của nhà giáo cũng vậy, cần một hệ thống các kỹ năng từ xác định mục tiêu của hoạt động đến thiết kế chương trình và kế hoạch tổ chức hoạt động, từ kỹ năng tiếp cận và kỹ năng kiểm tra đánh giá, điều chỉnh hoạt động. Trong điều kiện hiện nay, ta thấy xã hội càng phát triển, quá trình hình thành nghề nghiệp cho con người ngày càng phức tạp do tác động của các yếu tố từ nền kinh tế thị trường, và do yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Trong việc dạy nghề hiện nay năng lực thực hành được yêu cầu rất cao, trong xu thế yêu cầu của việc dạy nghề là 80% thực hành chỉ có 20% là lý thuyết. Tuy nhiên một thực tế học viên sau khi học nghề xong đi làm thì phần lớn đều phải đào tạo lại vì lý do năng lực về tay nghề còn yếu. Từ những lí do nêu trên kết hợp với thực tế trong quá trình giảng dạy, tôi xin trình bày kinh nghiệm và các biện pháp nâng cao năng lực thực hành nghề cụ thể sau: “Những biện pháp nâng cao năng lực thực hành nghề tại Trung tâm GDNN – GDTX Hà Trung”. Đây là một vấn đề cấp thiết và quan trọng trong công tác dạy nghề nhằm nâng cao tay nghề và năng lực thực hành của học viên học nghề. 1.2. Mục đích nghiên cứu Nhằm tạo điều kiện cho học viên học nghề có điều kiện thuận lợi hơn khi tiếp xúc với công việc thực tế. Xây dựng cơ sở lý luận cho các mối quan hệ trong việc dạy thực hành nghề, đề ra các biện pháp phục vụ cho mối quan hệ được gần gũi hơn. Những biện pháp mà giáo viên sẽ thực hiện trong việc dạy thực hành nghề cho học viên. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Những vấn đề mà học viên cần phải cố gắng hơn nữa để phục vụ cho chính mình và cho xã hội. Đề tài này chủ yếu nghiên cứu tới lứa tuổi học sinh học nghề nhằm giúp cho chính mình dễ dàng bắt nhịp với cuộc sống nhất là khi các em có thể định hướng cho tương lai, phục vụ cho xã hội và đất nước. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Tổng kết kinh nghiệm để tìm ra các biện pháp. Hỏi ý kiến chuyên gia để nắm vững thông tin. Đọc sách để tìm thêm thông tin. Phương pháp phân tích so sách. 2. NỘI DUNG 2.1. Cơ sở lý luận: Hiện nay số lao động trong các nhà máy, xí nghiệp vẫn còn tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ” hay nói cách khác là lao động có tay nghề là rất ít. Nhưng đây lại là lực lượng lao động chính, trực tiếp làm ra sản phẩm của các nhà máy, xí nghiệp. Hàng năm số sinh viên, học viên tốt nghiệp các ngành nghề ra trường rất nhiều tuy nhiên số học viên có thể đáp ứng được yêu cầu về tay nghề, trình độ thực hành thì lại rất ít. Nhất là trong các doanh nghiệp FDI thì yêu cầu về tay nghề lại càng cao. Có rất nhiều lý do cho tình trạng đó, một trong những lý do là ngay từ khi còn học trong các trường đào tạo, năng lực về thực hành nghề của học viên, sinh viên còn hạn chế, không được tiếp cận thực tế (chủ yếu là lý thuyết, sách vở, do điều kiện thực hành chưa đảm bảo), vì vậy khi tốt nghiệp ra trường bắt tay vào lao động thực tế sẽ bị khó khăn và không đáp ứng được yêu cầu đặt ra của người sử dụng lao động, buộc phải đi đào tạo lại. Điều này ảnh hưởng đến cơ hội của người lao động Trong điều kiện hiện nay, ta thấy xã hội càng phát triển, quá trình hình thành nghề nghiệp cho con người ngày càng phức tạp do tác động của các yếu tố từ nền kinh tế thị trường, và do yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra rất mạnh mẽ. Điều đó yêu cầu lao động có kỹ năng thực hành lại càng được đặt lên cao. Đảng và Nhà nước ta trong những năm trở lại đây đã đẩy mạnh và rất chú trọng đến công tác đào tạo nghề, công tác đào tạo lao động có tay nghề nhằm giải quyết tình trạng “Thừa thầy, thiếu thợ” và hội nhập quốc tế Hiện nay nói chung việc đào tạo nghề tại các trường nói chung thì kỹ năng thực hành của sinh viên là một khâu rất yếu, nó có nhiều yếu tố tác động đến như: Cơ sở vật chất phục vụ cho thực hành, đào tạo không gắn liền với thực tế, hay công tác tổ chức thực hành nghề chưa thật sự hiệu quả. Học viên, sinh viên không có điều kiện va chạm với thực tế. Nên dẫn đến tình trạng học viên, sinh viên ra trường lý thuyết thì nắm rất tốt nhưng khi bắt tay vào làm thực tế thì lại không đáp ứng được yêu cầu. 2.2. Thực trạng của việc dạy và học thực hành nghề tại Trung tâm GDNN – GDTX Hà Trung Trong những năm trở lại đây Trung tâm GDNN – GDTX Hà Trung đẩy mạnh việc dạy nghề cho học sinh và nhân dân lao động trên địa bàn huyện. Tuy nhiên có một thực trạng là do cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy nghề còn nghèo nàn (như Chưa có nhà xưởng đạt tiêu chuẩn, trang thiết bị thực hành đã cũ, hỏng và lạc hậu). Điều đó dẫn đến việc thực hành của học viên gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên dưới sự chỉ đạo của cấp ủy, chi bộ, ban giám đốc Trung tâm cùng với sự cố gắng và năng động của cán bộ giáo viên trong Trung tâm. Trung tâm đã có nhiều giải pháp và kế hoạch khắc phục những khó khăn, để tổ chức việc học nghề đạt được kết quả theo yêu cầu của xã hội. Từ đó dần khẳng định thương hiệu uy tín của Trung tâm. Hàng năm, số học viên học nghề tại Trung tâm ra trường đều có việc làm, có thu nhập ổn định. Tay nghề đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng 2.3. Các biện pháp nâng cao năng lực thực hành nghề tại Trung tâm GDNN – GDTX Hà Trung. 2.3.1. Lập kế hoạch dạy thực hành và những công việc chuẩn bị của giáo viên dạy thực hành. 2.3.1.1. Mục đích, ý nghĩa của việc lập kế hoạch dạy thực hành. Kế hoạch dạy thực hành là một bộ phận của các kế hoạch công tác trong nhà trường dạy nghề, do đó lập kế hoạch dạy thực hành thực chất là lập kế hoạch công tác trong trường dạy nghề nói chung. Lập kế hoạch là bước đầu của mọi công việc. Làm bất cứ việc gì con người cũng phải tính toán xem bắt đầu từ đâu, làm những cái gì, trình tự thực hiện nó như thế nào và cần huy động nhân lực, vật lực ra sao. Do đó công tác lập kế hoạch dạy thực hành ở các trường dạy nghề đối với từng bộ phận, cán bộ và giáo viên dạy thực hành ở xưởng trường, hiện trường thực tập cũng vậy. Lập kế hoạch dạy thực hành là dự án công tác phác họa những công việc cần làm, chia nó ra thành yếu tố cơ bản, xác định yêu cầu phải thực hiện dự định thời gian, trình tự làm và người chịu trách nhiệm thực hiện. Thực chất của việc lập kế hoạch dạy thực hành là đề ra nhiệm vụ, chỉ tiêu và các biện pháp thực hiện để quá trình dạy thực hành được tiến hành có hiệu quả nhất. Lập kế hoạch dạy thực hành trong xưởng trường, hiện ở các trường dạy nghề nhằm vào mục đích ý nghĩa sau đây: - Xác định một cách khoa học trình tự nghiên cứu các nội dung của quá trình thực hành sản xuất, nhằm đảm bảo mối liên hệ giữa các đề mục, tính liên tục và tính kế thừa quan hệ gắn bó giữa lý thuyết với thực hành tay nghề, trên cơ sở đó tạo điều kiện cho việc dạy thực hành sản xuất được tiến hành một cách thuận lợi và hợp lý, đảm bảo cho việc thực hiện đầy đủ và kịp thời nội dung chương trình dạy thực hành nghề. - Tạo điều kiện cho việc chuẩn bị giảng dạy của đội ngũ giáo viên thực hành, vì dựa vào kế hoạch dạy thực hành mà giáo viên có thể xác định nội dung cần giảng dạy, mục đích phải đạt được, các phương tiện và đồ dùng dạy học cần thiết phải sử dụng trong quá trình đó. Từ đó làm cơ sở thống nhất trong giảng dạy và hướng dẫn thực hành. - Đối với nhà trường, lập kế hoạch dạy thực hành sản xuất còn có ý nghĩa về mặt kinh tế. Kế hoạch hợp lý sẽ cho phép sử dụng tối đa các trang thiết bị của nhà trường để phục vụ cho học tập. Xác định rõ khối lượng thời gian làm ra sản phẩm, tính toán được sự tiêu hao vậy tư tiền vốn trên cơ sở định giá thành sản phẩm. - Tạo điều kiện thuận lợi và làm cơ sở pháp lý chỉ đạo nà trường kiểm tra, đánh giá kết quả giảng dạy của giáo viên, học tập của học sinh học ở các khoá, các lớp khác nhau. 2.3.1.2. Lập kế hoạch đề mục trong dạy thực hành. Kế hoạch đề mục là bản kế hoạch cụ thể hoá kế hoạch tổng quát quá trình dạy thực hành của các lớp trong toàn trường. Kế hoạchđề mục quy định mối liên hệ bên trong của môn học, nó xác định vị trí và trình tự thực hiện môn học đó. Quá trình đào tạo của học sinh học nghề trở thành người công nhân lành nghề phải được kết thúc tại cơ sở sản xuất ở xí nghiệp. Do đó khi lập kế hoạch đề mục giáo viên thực hành phải biết lập hai kế hoạch, đó là: Kế hoạch đề mục dạy thực hành ở xưởng trường. Kế hoạch đề mục dạy thực hành ở xí nghiệp. Sự khác nhau cơ bản giữa kế hoạch đề mục dạy thực hành ở xí nghiệp và ở xưởng trưởng là giáo viên thực hành phải xác định nơi thực tập cho học sinh một cách cụ thể. Nơi thực tập đó phải được lựac chọn kỹ lưỡng, phù hợp với các yêu cầu sư phạm đề ra cả về địa điểm , công việc, môi trường và thiết bị máy móc, công nghệ Sau đó phải được sự thoả thuận về việc thực tập của học sinh cho cả hai bên nhà trường và xí nghiệp để lầm cơ sở pháp lý đảm bảo cho việc thực tập của học sinh tiến hành thuận lợi. Mặt khác, công việc sản xuất ở xí nghiệp thường có sự thay đổi. Do đó trước khi thực tập, giáo viên thực hành phải tiến hành lập danh mục thực tập sao cho bản danh mục này chứa đựng nội dung học tập của học sinh theo một trình tự logic, đảm bảo các nguyên tắc dạy học và phù hợp với chương trình dạy thực hành của nhà trường. Các công việc trong danh mục thực tập phải được xác định rõ, căn cứ vào độ phức tạp của công việc được xác định và trình độ kỹ năng, kỹ xảo có sẵn của học sinh mà định mức cho học sinh cho phù hợp. Sau đây ta hãy nghiên cứu nội dung từng loại kế hoạch đề mục: * Kế hoạch đề mục dạy thực hành ở xưởng trường Trong kế hoạch đề mục dạy thực hành ở xưởng trường cần xác định rõ các yếu tố cơ bản sau đây: - Ngày thực hiện đề mục: Yếu tố này được xác định và thực hiện sẽ là cơ sở đảm bảo cho toàn bộ kế hoạch công tác chung của nhà trường có hiệu lực. Ngoài ra nó còn là cơ sở để kiểm tra thời gian thực tập trong kế hoạch đề mục so với thời gian thực tập do nhà trường ban hành được thực hiện như thế nào để kịp thời điều chỉnh, điều khiển. - Số giờ của đề mục: xác định số giờ của từng đề mục là để chính xác thời gian thực tập cho từng giai đoạn và là cơ sỏ để giáo viên thực hành phân thành từng ca luyện tập cho học sinh cho phù hợp. - Mục đích yêu cầu: việc xác định mục đích yêu cầu cho từng đề mục là cơ sở để giúp giáo viên thực hành định hướng rõ cái đích phải tới, trên cơ sở đó xác định trọng tâm cho mỗi lần hướng dẫn định ra cách thức tổ chức, phương pháp hướng dẫn và các điều kiện phục vụ luyện tập một cách hợp lý. - Liên hệ với kiến thức lý thuyết: ở mỗi đề mục cần xác định rõ mối liên hệ giữa đề mục ấy với kiến thức lý thuyết chuyên môn nào đã được nghiên cứu. Việc làm này giúp học sinh trước khi tiến hành luyện tập được giáo viên nêu lên thông qua các phương pháp dạy học khác nhau để giúp học sinh hình dung lại những điều đã học có liên quan tới bài thực tập, tạo điều kiện cho việc thực tập thuận lợi hơn. - Đối tượng công việc luyện tập: giáo viên thực tập khi lập kế hoạch đề mục cần xác định rõ học sinh phải thực tập ở cả giai đoạn này những đối tượng cụ thể nào, để xác định tính chất công việc, sự đòi hỏi nguyên vật liệu, tài liệu - Có như vậy giáo viên thực hành mới có điều kiện chuẩn bị chu đáo mỗi khi thực hiện một đề tài nào đó. Biểu đồ: Kế hoạch đề mục dạy thực hành ở xưởng trường Số thứ tự Ngày tiến hành Số của đề mục Số giờ của đề mục Tên đề mục Mục đích yêu cầu Mối liên hệ giữa LT và TH Các trang bị phục vụ cho đề mục Tài liệu kỹ thuật Phương tiện dạy học Hình thức kiểm tra Đối tượng luyện tập CTNK Ghi chú Thiết bị Dụng cụ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 * Kế hoạch đề mục dạy thực hành ở xí nghiệp Khi chuẩn bị đưa học sinh thực tập tại xí nghệp thì giáo viên thực tập phải lập kế hoạch đề mục các công việc theo sự thoả thuận của xí nghiệp cơ sở. Nội dug kế hoạch đề mục này phải chứa đựng bảng danh mục công việc mà giáo viên thực hành đã thu thập và lập kế hoạch trước đó. Nội dung của kế hoạch này không theo thứ tự đề mục của chương trình dạy thực hành sản xuất ở trường, mà phải dựa vào tính chất của các công việc sẽ thực tập của học sinh phải được giáo viên lựa chọ và sắp xếp theo một trình tự từ đơn giản đến phức tạp phù hợp với trình độ của học sinh và như vậy nó phải phù hợp với các yêu cầu và nguyên tắc dạy học trong thực hành nghề. Biểu đồ: kế hoạch đề mục dạy thực hành ở xí nghiệp Nơi làm việc Đề mục và biểu đề mục của CT dạy SX Số giờ của đề mục và biểu đề mục Mục đích yêu cầu Công việc học tập Bậc thợ thực hiện Tiêu chuẩn thời gian Hình thức tổ chức Công tác ngoại khoá CN HS 2.3.2. Quá trình hướng dẫn thực hành nghề. Công tác hướng dẫn có tác dụng tích cực tới việc luyện tập nắm vững các thao động tác, tới việc hình thành và nâng cao kỹ năng, kỹ xảo của học sinh. Muốn làm tốt công tác hướng dẫn, bên cạnh những đề mục như: trình độ tay nghề, vốn kiến thức, kinh nghiệm nghề nghiệp của mình, giáo viên thực hành phải quán triệt được nhiệm vụ của bản thân, nắm được tiến trình hướng dẫn, mục đích nội dungcủa từng giai đoạn hướng dẫn Chúng ta đã biết, việc thực tập của học sinh học nghề có thể diễn ra ở xưởng trường, xong cũng có thể diễn ra trong các xí nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh- Quá trình học sinh thực tập tại xưởng trường và quá trình học sinh thực tập tại cơ sở sản xuất kinh doanh có những đặc điểm khác nhau về nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức hướng dẫn tốt. Để thực tập công tác hướng dẫn thực hành nghề chúng ta sẽ lần lượt xem xét những vấn đề nói trên. 2.3.2.1. Quá trình hướng dẫn thực hành ở xưởng trường. Theo nghĩa rộng, hướng dẫn là sự chỉ bảo cách thức hành động thực hiện một công việc nhất định, một bài tập nhất định. Sự đúng đắn của hướng dẫn được đặc trưng bởi ba yếu tố: Có khuynh hướng thực tiễn. Chỉ dẫn đầy đủ ngắn gọn. Có tính đến các nhân tố đặc trưng cho nội dung hướng dẫn ví dụ: mức độ chuẩn bị của học sinh điều kiện tiếp thu hướng dẫn. "Trong quá trình dạy thực hành nghề, hướng dẫn được coi là hình thức hoạt độnh cơ bản của giáo viên nhằm hình thành các kỹ năng, kỹ xảo cho học sinh" - (Batusep/sapormxki, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, NXB CNKT, Hà Nội 1982). Trong hướng dẫn thực hành cũng đòi hỏi phải cung cấp tri thức, xong những tri thức đó chủ yếu là những tri thức cần thiết, trực tiếp để thực hiện một công việc nhất định. Bên cạnh đó, những tri thức lý thuyết ít nhiều cũng được củng cố và cụ thể hoá. Nếu xét dưới góc độ phương pháp, hướng dẫn là hình thức kết hợp đặc biệt các phương pháp dạy thực hành khác nhau. Nếu xét khái niệm này từ hai mặt: phương pháp dạy học và tổ chức công tác học tập thì hướng dẫn vừa là sự kết hợp đặc biệt các phương pháp dạy thực hành vừa là thành phần cấu trúc của buổi học hoặc ca học. Ngươi ta phân biệt ba dạng hoặc giai đoạn hướng dẫn: hướng dẫn mở đầu, hướng dẫn thường xuyên và hướng dẫn kết thúc. Ba hướng dẫn nàyđược tiến hành theo trình tự: trước khi thực hiện công việc, trong quá trình làm việc và sau khi học sinh làm xong nhiệm vụ thực tập. Đối với tổ chức toàn diện bài học, hướng dẫn mở đầu và hướng dẫn kết thúc thường được tiến hành cho cả lớp, hướng dẫn thường xuyên chủ yếu cho cá nhân, đôi khi theo nhóm rất ít khi làm chung cho cả lớp. Với hình thức tổ chức buổi học theo tổ, nhóm, hướng dẫn mở đầu, hướng dẫn thường xuyên, hướng dẫn kết thúc chủ yếu được tiến hành theo nhóm. Ở đây hướng dẫn thường xuyên cũng có thể được tiến hành với cá nhân học sinh. Như vậy trong quá trình dạy thực hành nghề, hướng dẫn thường xuyên về cơ bản có tính chất cá nhân và là dạng hướng dẫn chủ yếu. Đây cũng là sự thể hiệncá biệt hoá công tác hướng dẫn. Việc hướng dẫn của giáo viên dạy thực hành càng cụ thể hoá khoa học, hướng dẫn thường xuyên càng được cá biệt hoá thì hiệu quả của việc thực tập của học sinh càng được nâng cao. Trong quá trình dạy học thực hành, công tác hướng dẫn của giáo viên phải kết hợp chặt chẽvới việc luyện tập của học sinh. Nói cách khác, hai hoạt động trên là hai mặt thống nhất trong một hệ thống. Chỉ khi nào phối hợp được hai mặt hoạt động này và chỉ khi công tác hướng dẫn nâng cao được tính tích cực tự giác, độc lập của học sinh thì hiệu quả của việc nắm vữn kỹ năng, kỹ xảo mới cao. Chúng ta se lần lượt xem xét mục đích nhiệm vụ và nội dung của từng giai đoạn hướng dẫn. * Hướng dẫn mở đầu Mục đích của hướng dẫn mở đầu là giúp học sinh có được những biểu tượng cụ thể, chính xác và trình tự thực hiện chọn vẹn một công việc hoặc cách thức luyện tập để nắm được thao động tác cơ bản nào đó của nghề. Đây là những kiến thức thực hành quan trọng làm cơ sở định hướng hoạt động luyện tập của học sinh trong việ kiểm tra, điều chỉnh hành động, trong việc nâng cao tính tự giác, tích cực, độc lập của học sinh trong quá tình luyện tập. Hướng dẫn mở đầu cho học sinh ý thức được mục đích nhiệm vụ luyện tập hình thành biểu tượng về nội dung của bài tập nảy sinh nhu cầu, động cơ, thái độ đối với việc luyện tập. Chuẩn mực để đánh giá chất lượng của hướng dẫn mở đầu là kết quả luyện tập của học sinh. Hướng dẫn mở đầu thực hiện ba nhiệm vụ cơ bản sau: Nhằm tự giác, tích cực và độc lập hoá việc luyện tập của học sinh trong việc nắm vững tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và việc hình thành thái độ lao động mới. Định hướng công việc luyện tập của học sinh. Giải thích, làm mẫu các hoạt động lao động một cách cụ thể, trực quan. Để thực hiện những nhiệm vụ nói trên có những phươn hướng sau: - Tạo cơ hội cho việc vận dụng những tri thức, kỹ năng và kỹ xảo cũ, làm tăng mức độ hấp dẫn của bài tập luyện mới. - Định hướng mục đích học - luyện tập bằng cách khêu gợi trí tò mò khoa học, lòng ham mê hiểu biết của học sinh với các câu hỏi: Tại sao? Như thế nào? - Chỉ dẫn, giải thích các hoạt động, thao tác sử dụng phương tiện lao động, làm mẫu các hoạt động, thao động tác - lao động trong đó rõ ràng, cụ thể. Mỗi một học sinh cần thiết không những làm mục đích của việc luyện tập mà còn cần thiết cả cách thức thực hiện hoạt động lao động, phương tiện lao động, phương tiện lao động và đối tượng lao động. Những vấn đề trên học sinh nhận thức được phần nào do giáo viên trình bầy, phần do họ tự giác tích cực trong quá trình lĩnh hội tài liệu học tập, luyện tập. Chúng ta có thể xem xét kết quả, mức độ độc lập của học sinh tương ứng với dạng hoạt động của giáo viên và dạng hoạt động của học sinh, tương ứng với nội dung bài luyện tập trong bảng sau: a. Lập kế hoạch lao động, củng cố kinh nghiệm lao động: Mức độ 1 Mức độ 2 Mức độ 3 - Giáo viên trình bày kế hoạch lao động, kinh nghiệm lao động, trình bày cách sử dụng công cụ lao động, đối tượng lao động. - Giáo viên cùng học sinh xây dựng kế hoạch lao động, việc lựa chọn đối tượng và công cụ lao động kinh nghiệm lao động. - Giáo viên khuyến khích học sinh độc lập xây dựng kế hoạch lao động kinh nghiệm lựa chọn sử dụng, công cụ đối tượng lao động. - Học sinh lĩnh hội qua sự giải thích của giáo viên và thường xuyên kiểm tra theo mẫu. - Học sinh lĩnh hội qua hoạt động cùng với giáo viên trong việc xây dựng nội dung. - Học sinh tự xác định kế hoạch lao động, kinh nghiệm lao động qua tình huống có vấn đề. - Giáo viên kiểm tra việc lĩnh hội của học sinh. - Giáo viên kiểm tra điều chỉnh kết quả bài tập và hướng dẫn thảo luận. - Giáo viên kiểm tra kết quả bài tập của học sinh, hướng dẫn thảo luận từng kế hoạch lao động của mỗi học sinh. b. Xây dựng quy trình công nghệ với tất cả những tham số cần thiết Mức độ 1 Mức độ 2 Mức độ 3 - Giáo viên đưa ra những quy trình công nghệ, tường thuật và giải thích. - Giáo viên kết hợp cùng học sinh xây dựng quy trình công nghệ và phân công cho từng học sinh độc lập giải quyết nhiệm vụ thành phần. - Giáo viên đặt học sinh vào tình huống có vấn đề khuyến khích học sinh độc lập xây dựng quy trình công nghệ. Xác định các tham số cần thiết khác - Học sinh lĩnh hội nội dung qua giải thích của giáo viên, qua việc tự nghiên cứu tài liệu học tập. - Học sinh độc lập trong hoạt động nhận thức nội dung học tập và được giáo viên chỉ dẫn. - Học sinh độc lập sáng tạo xây dựng quy trình công nghệ. - GV kiểm tra quy trình công nghệ vừa được XD, hướng dẫn thảo luận các tham số riêng lẻ. - GV kiểm tra quy trình công nghệ vừa được XD hướng
Tài liệu đính kèm:
- skkn_nhung_bien_phap_nang_cao_nang_luc_thuc_hanh_nghe_tai_tr.doc