SKKN Nguyên tử hiđro

SKKN Nguyên tử hiđro

 Khi tìm hiểu về công tác giảng dạy và học tập vật lí THPT thì hầu hết các Thầy cô giáo khi trang bị cho các em kiến thức về phần nguyên tử đặc biệt là nguyên tử H còn ở mức độ rất sơ sài, chung chung và việc nắm kiến thức của các em về phần này cũng không đầy đủ thậm chí còn mơ hồ. Nhằm mục đích có một tài liệu đầy đủ hơn phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập về Nguyên tử Hidro tôi đã xây dựng đề tài “Nguyên tử Hidro” từ đề tài này không những các Thầy giáo, cô giáo có thể chủ động trong công tác giảng dạy mà các em học sinh hoàn toàn chủ động học tập về Nguyên tử Hidro.

doc 20 trang thuychi01 6921
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Nguyên tử hiđro", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT LÊ LỢI
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
 “NGUYÊN TỬ HIĐRO”
 Họ và tên: Nguyễn Văn Bảy
 Chức vụ: Giáo viên
 SKKN thuộc lĩnh vực: Vật lí
THANH HÓA NĂM 2017
Mục lục
Nội dung
Trang
1.MỞ ĐẦU
1.1.Lý do chọn đề tài
1
1.2.Mục đích nghiên cứu
1
1.3.Đối tượng nghiên cứu
1
1.4.Phương pháp nghiên cứu
1
1.5.Giới hạn đề tài
1
1.6.Những điểm mới của sáng kiến
1
2.NỘI DUNG
2.1.Cơ sở lý thuyết
1-4
2.2.Thực trạng vấn đề
4
2.3.Vận dụng các quy luật và định luật vật lí cho mẫu là nguyên tử Hiđro và các ion tượng tự Hiđro dựa trên Lý thuyết Bohr
4-16
2.4.Hiệu quả của sáng kiến mang lại
16
3.KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1.Kết luận:
17
3.2.Kiến nghị
17
Tài liệu tham khảo
18
Đề tài: “NGUYÊN TỬ HIDRO”
1.MỞ ĐẦU
1.1.Lý do chọn đề tài
 Khi tìm hiểu về công tác giảng dạy và học tập vật lí THPT thì hầu hết các Thầy cô giáo khi trang bị cho các em kiến thức về phần nguyên tử đặc biệt là nguyên tử H còn ở mức độ rất sơ sài, chung chung và việc nắm kiến thức của các em về phần này cũng không đầy đủ thậm chí còn mơ hồ. Nhằm mục đích có một tài liệu đầy đủ hơn phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập về Nguyên tử Hidro tôi đã xây dựng đề tài “Nguyên tử Hidro” từ đề tài này không những các Thầy giáo, cô giáo có thể chủ động trong công tác giảng dạy mà các em học sinh hoàn toàn chủ động học tập về Nguyên tử Hidro.
1.2.Mục đích nghiên cứu
Giúp các Thầy cô giáo và các em em học sinh có một tài liệu khá hoàn chỉnh về Nguyên tử Hidro phục phụ cho công việc giảng dạy và học tập.
1.3.Đối tượng nghiên cứu
Nguyên tử Hidro
1.4.Phương pháp nghiên cứu
Phân tích và tổng hợp dựa trên nền tri thức khoa học đã được công nhận
1.5.Giới hạn đề tài
Xét nguyên tử Hidro theo quan điểm cổ điển và bán cổ điển-Lý thuyết Bohr
-So sánh những ưu điểm và nhược điểm của các mấu nguyên tử theo các quan điểm
-Giải thích quang phổ vạch dạng thô của nguyên tử Hidro
-Xác định được số vạch quang phổ dạng thô của nguyên tử Hidro
-Xác định năng lượng ion hóa nguyên tử Hidro, Động năng, thế năng tĩnh điện
-Tính bán kính của quỹ đạo dừng, vận tốc của electron khi ở quỹ đạo dừng.
1.6.Những điểm mới của sáng kiến
Phân tích ưu điểm nhược điểm của các mẫu, xác định công thức chung cho các vạch quang phổ dạng thô trong các dãy, chỉ ra số lượng vạch tối đa có thể có khi nguyên tử ở trạng thái kích thích.
2.NỘI DUNG ĐỀ TÀI
2.1.Cơ sở lý thuyết
2.1.1.Mẫu Nguyên tử theo các quan điểm. Các ưu và nhược điểm.	
a.Mẫu nguyên tử Thomson
 Nguyên tử dạng hình cầu có kích thước cỡ 10-10m, gồm hai phần: Một phần là môi trường mang điện tích dương, phần còn lại là các electron mang điện tích âm nằm rải rác và đối xứng trong môi trường hình cầu điện tích dương đó. Điện tích dương của môi trường và của electron bằng nhau để nguyên tử trung hòa về điện. Mô hình này còn được gọi là “bánh hạt nhân”.
Ưu điểm của mẫu Thomson là lần đầu tiên trong lịch sử con người đã đưa ra được nguyên tử gồm hai phần mang điện tích dương và điện tích âm của electron.
b.Mẫu hành tinh Nguyên tử Rutherford 
b.1.Mẫu nguyên tử
Năm 1909, Hans Geiger và Ernest Marsden, lúc đó đang là trợ tá cho Ernest Rutherford, sử dụng tia alpha lúc đó người ta đã biết là nguyên tử điện tích dương của heli bắn phá một lá vàng và nhận thấy một tỷ lệ nhỏ các hạt bị lệch với một góc rất lớn so với giá trị tiên đoán theo mô hình Thomson. Rutherford giải thích thí nghiệm với lá vàng bằng giả sử rằng điện tích dương của nguyên tử vàng và phần lớn khối lượng của nó tập trung tại hạt nhân trung tâm của nguyên tử hay mô hình Rutherford. 
 Theo Rutherford thì nguyên tử dạng hình cầu và phần lớn là trống rỗng: Một phần mang điện tích dương rất nhỏ nằm ở tâm có khối lượng rất lớn xấp xĩ bằng khối lượng nguyên tử và phần còn lại là lớp vỏ electron (e) mang điện tích âm. Các electron chuyển động trên những quỹ đạo tròn( thực chất theo Rutherford thì là elip) có bán kính xác định. Chuyển động của các e quanh hạt nhân tương tự như chuyển động của các hành tinh xung quanh mặt trời.
b.2.Thành tựu và hạn chế của các mẫu Nguyên tử theo quan điểm trên
 -Thành tựu: Nguyên tử dạng hình cầu và chủ yếu là trống rỗng, hạt nhân mang điện tích dương ở tâm và mang khối lượng gần như của cả nguyên tử.
-Nhược điểm:
 Không giải thích được tính bền vững của nguyên tử, không giải thích được quang phổ vạch của nguyên tử vì: Theo mẫu nguyên tử Rutherford thì electron khi quay tròn xung quanh hạt nhân, như vậy nó sẽ thành dòng điện tròn( dòng điện phân tử). Trong trường hợp đó nó phải bức xạ năng lượng liên tục và quang phổ của nguyên tử phải là quang phổ liên tục và như vậy electron mất mát năng lượng đến khi nó rơi vào hạt nhân thì nguyên tử bị phá hủy. Nhưng thực tế thì nguyên tử lại rất bền vững và Thực nghiệm lại thu được quang phổ của nguyên tử là quang phổ vạch. Đây là một hạn chế của mẫu hành tinh nguyên tử Rutherford không thể giải thích được nguyên nhân gây ra quang phổ vạch của nguyên tử
c.Mẫu nguyên tử Bohr-Mẫu bán cổ điển
c.1.Mẫu nguyên tử
Kế thừa mẫu hành tinh nguyên tử của Rutherford Bohr đã đưa thêm vào hai tiên đề
Tiên đề 1:Nguyên tử chỉ tồn tại trong những trạng thái dừng có mữa năng lượng hoàn toàn xác định và gián đoạn, hợp thành một chuỗi các giá trị E1, E2, , En gọi là trạng thái dừng. Ở trạng thái dừng nguyên tử không bức xạ và electron chuyển động trên những qũy đạo dừng có bán kính hoàn toàn xác định
 Momen động lượng của electron khi chuyển động trên quỹ đạo dừng là: 
 Ln =mevrn = 
Tiên đề 2:Nguyên tử đang ở trạng thái dừng có mức năng lượng En mà hấp thụ được photon có tần số f thì nó chuyển lên trạng thái dừng có mức năng lượng Em cao hơn và e chuyển từ quỹ đạo dừng bán kính rn lên quỹ đạo có bán kính rm. Ngược lại khi nguyên tử đang ở trạng thái dừng có mức năng lượng Em mà trở về trạng thái dừng có mức năng lượng En thì nó phát ra phôtôn có tần số f khi này e chuyển từ quỹ đạo dừng có bán kính rm sang quỹ đạo dừng có bán kính rn: 
 Tần số bức xạ được xác định: 
 c.2.Ưu và nhược của thuyết Bohr
-Ưu điểm: Lượng tử hóa-Nguyên tử hấp thụ hay phát xạ năng lượng không liên tục và thành từng phần gọi là lượng tử năng lượng. Có thể nói đây là một cách mạng trong tư duy vật lí. Nó mở đầu cho một thời đại mới của vật lí: “Thời đại Vật lí lượng tử”Dùng lý thuyết Bohr có thể giải thích được bài toán cấu trúc nguyên tử đơn giản, nhất là với quang phổ vạch dạng thô của nguyên tử Hidro và các ion tương tự Hiđro. Giải thích được tính bền vững của nguyên tử.
-Nhược điểm: Khi đưa ra quan niệm lượng tử có tính cách mạng và độc đáo thì Bohr vẫn sử dụng các quy luật, các định luật cơ học và điện học cổ điển. Các quy tắc lượng tử gắn với hình mẫu cổ điển không theo một mối logic nào cả. Lý thuyết Bohr cũng không thể áp dụng giải thích cấu trúc của các nguyên tử Phức tạp. Tuy vật Lý thuyết Bohr là một chiếc cầu nối quan trọng để Vật lý học bước sang một trang mới-Vật lí hiện đại.
d.Mẫu nguyên tử hiện đại
d.1.Mẫu Nguyên tử hiện đại
Nguyên tử có dạng hình cầu rỗng là chủ yếu , gồm hai phần: Hạt nhân và lớp vỏ
 - Hạt nhân mang điện tích dương ở lõi , có khối lượng vô cùng lớn xấp xỉ bằng khối lượng của cả nguyên tử. Hạt nhân được tạo bởi hai loại hạt Proton mang điện dương và Nơtron không mang điện
 -Lớp vỏ electron mang điện tích âm, e không có quỹ đạo xác định mà chúng tồn tại ở dạng đám mấy điện tử -Obittan. Ta chỉ có thể xác định được xác suất bắt gặp e ở vị trí này hay vị trí khác nhiều hay ít
d.2.Ưu điểm của mấu nguyên tử hiện đại
 -Mô hình này cũng giải thích được những kết quả thực nghiệm về hành xử của nguyên tử mà những mô hình khác không làm được, như là những cấu trúc xác định và dải phổ của những nguyên tử lớn hơn nguyên tử hiđrô.
-Giải thích được các cấu trúc tinh tế và siêu tinh tế của nguyên tử có cấu trúc đơn giản cũng như nguyên tử có cấu trúc phức tạp 
2.1.2.Các quy luật và định luật vật lí 
-Định luật cu lông: 
-Lực hướng tâm : 
-Định luật bảo toàn năng lượng
2.2.Thực trạng vấn đề
-Học sinh nắm được kiến thức phần này còn rất nhiều hạn chế, chưa đầy đủ.
-Giáo viên chưa đặt vấn đề này quan trọng nên khi giảng dạy còn dạy sơ sài
2.3.Vận dụng các quy luật và định luật vật lí cho mẫu là nguyên tử Hiđro và các ion tượng tự Hiđro dựa trên Lý thuyết Bohr
2.3.1.Xét cho Nguyên tử Hiđro
Trong nguyên tử Hiđro lực culong đóng vai trò là lực hướng tâm:
Năng lượng của electron bao gồm động năng và thế năng tính điện( )
Ta có: : Điều này giải thích tính bền vững của nguyên tử
Theo điều kiện lượng tử hóa của Bohr ta có:
-Công thức xác định bán kính quỹ đạo dừng-Quỹ đạo cũng lượng tử hóa 
Với n =1 : Bán kính Bohr
-Vận tốc của e trên quỹ đạo dừng: 
-Chu kì quay của e trên quỹ đạo dừng: 
-Sự chuyển động của e trên quỹ đạo dừng tương đương một dòng điện không đổi có cường độ: 
-Năng lượng của e trên quỹ đạo dừng: 
: Năng lượng cũng lượng tử hóa- năng lượng gián đoạn
 Khi n = 1 năng lượng thấp nhất- năng lượng cơ bản
 Khi n = 2 năng lượng kích thích thứ nhất
 -Ta có công thức xác định tần số và bước sóng của bức xạ mà nguyên tử hấp thụ hay phát xạ khi chuyển trạng thái dừng có năng lượng En và Em (Em>En): :Công thức Balmer
: Hằng số Rebey
 Từ kết quả trên ta thấy khi electron nhảy lên các quỹ đạo dừng có bán kính càng lớn thì năng lượng ở trạng thái dừng càng gần nhau điều này giải thích tại sao ta khó quan sát được hình ảnh quang phổ bậc cao trong thí nghiệm. Thực tế chỉ quan sát được một số vạch đầu trong các dãy quang phổ của nguyên tử .
-Năng lượng ion hóa nguyên tử Hiđro là 
Ta có: 
-Xác định số bức xạ tối đa có thể thu được khi e nhảy từ trạng thái dừng m về trạng thái dừng bên trong là 
2.3.2.Một số dãy quang phổ của nguyên tử Hidro
Vận dụng công thức Balmer , ta có:
a.Dãy Laiman: Được giải thích khi e nhảy từ các quỹ đạo dừng ngoài về quỹ đạo dừng K(n =1)
-Các bức xạ trong vùng Dãy Laiman được tính theo công thức:
 với m =2,3,4
-Tần số của các bức xạ được xác định: 
-Bước sóng ngắn nhất trong dãy: 
-Bước sóng dài nhất trong dãy: 
Ta thấy: nên dãy Laiman thuộc vùng không nhìn thấy-vùng tử ngoại
b.Dãy Banmer: Được giải thích khi e nhảy từ các quỹ đạo dừng ngoài về quỹ đạo dừng L(n =2)
-Các bức xạ trong vùng Dãy Banme được tính theo công thức:
 với m =3,4,5
-Tần số của các bức xạ được xác định: 
-Bước sóng dài nhất trong dãy: 
-Bước sóng ngắn nhất trong dãy: 
Nhận thấy: nên Dãy Banme có một số vạch nằm trong vùng tử ngoại và một số vạch nằm trong vùng ánh sáng nhìn thấy.
Một số vạch trong vùng nhìn thấy trong quang phổ vạch của Nguyên tử Hiđro
Vạch : : Màu đỏ
Vạch : :Màu lam
Vạch : :Màu chàm
Vạch : :Màu tím
c.Dãy Paschen: Được giải thích khi e nhảy từ các quỹ đạo dừng ngoài về quỹ đạo dừng M(n =3)
-Các bức xạ trong vùng Dãy Banme được tính theo công thức:
 với m =4,5,6
-Tần số của các bức xạ được xác định: 
-Bước sóng dài nhất trong dãy: 
-Bước sóng ngắn nhất trong dãy: 
Nhận thấy: nên Dãy Paschen thuộc vùng không nhìn thấy-vùng hồng ngoại.
2.3.3.Một số bài toán được đề xuất giúp cho học sinh rèn luyên kỹ năng để thi THPT Quốc gia
-Bài toán xác định tên quỹ đạo, bán kính quỹ đạo , vận tốc trên quỹ đạo dừng và thời gian chuyển động của e hết một vòng tròn quỹ đạo
Bài 1:Trong nguyên tử hiđrô, bán kính Bo là r0 = 5,3.10-11m. Ở một trạng thái kích 
thích của nguyên tử hiđrô, êlectron chuyển động trên quỹ đạo dừng có bán kính là 
r = 2,12.10-10m. Xác định
a.Tên quỹ đạo dừng.
b.Tốc độ chuyển động của e trên quỹ đạo dừng
c.Thời gian e chuyển động hết một vòng tròn quỹ đạo
Giải
a.Quỹ đạo dừng của e được tính theo công thức: 
Ta có: rn = r = 2,12.10-10m, . Vậy quỹ đạo là quỹ đạo L
b.Tốc độ chuyển động của e trên quỹ đạo dừng:
c.Thời gian e chuyển động hết một vòng tròn quỹ đạo:
Bài 2.Các trạng thái dừng của nguyên tử H có năng lượng Khi nguyên tử đang ở trạng thái cơ bản hấp thụ được Photon có năng lượng 13,056eV thì :
a.Electron chuyển lên quỹ đạo nào và bán kính bằng bao nhiêu
b.Tính số vòng quay trong một giây của e trên quỹ đạo này
Giải
a.
 electron chuyển động trên quỹ đạo O. Bán kính quỹ đạo dừng O là: 
b.Số vòng quay của e trên quỹ đạo trong một giây là: 
-Bài toán xác định năng lượng ion hóa, động năng của e trên quỹ đạo, thế năng tương tác tĩnh điện giữa e và hạt nhân.Tính cường độ dòng điện
Bài 3.Các trạng thái dừng của nguyên tử H có năng lượng Khi nguyên tử đang ở trạng thái kích thích thứ nhất . Hãy tính:
a.Năng lượng ion hóa
b.Tính thế năng tương tác giữa e và hạt nhân ở trạng thái này
c.Tính động năng chuyển động của e trên quỹ đạo dừng khi này
Giải
Khi nguyên tử H đang ở trạng thái kích thích thứ nhất nghĩa là n =2
a.Năng lượng ion hóa từ trạng thái này là 
b.Thế năng tương tác tính điện giữa e và hạt nhân: 
c.Động năng của e khi này: Ta có:
Bài 4.Khi nguyên tử H đang ở trạng thái kích thích và e đang chuyển động trên quỹ đạo M. Nếu xem chuyển động của e trên quỹ đạo dừng tương đương như một dòng điện không đổi hãy xác định
a.Cường độ dòng điện không đổi đó
b.Tính cảm ứng từ tại tâm quỹ đạo mà dòng điện này tạo ra
Giải
Quỹ đạo M ứng với n =3
a.Cường độ dòng điện : 
b.Cảm ứng từ tại tâm quỹ đạo mà dòng điện trên tạo ra là: 
Bán kính quỹ đạo dừng:
Bài toán xác định bước sóng các bức xạ và số vạch quang phổ có thể thu được
 Bài 5. Vạch quang phổ đầu tiên của các dãy Banme và Pasen trong quang phổ của
 nguyên tử hidro có bước sóng lần lượt là 0,656μm và 1,875μm. Tính bước sóng
của vạch quang phổ thứ hai của dãy Banme.
Giải
Vạch đầu tiên trong dãy banme ứng với e chuyển từ quỹ đạo M(m=3) về quỹ
đạo L(n =2): 
Vạch đầu tiên trong dãy Pashen ứng với e chuyển từ quỹ đạo N(m=4) về quỹ
đạo M(n =3): 
Vạch thứ hai trong dãy banme ứng với e chuyển từ quỹ đạo N(m=4) về quỹ
đạo L(n =2): 
Cộng vế với vế biểu thức (1) và (2) ta có: 
Bài 6. Trong quang phổ của hidro vạch thứ nhất của dãy Laiman l21 = 0,1216μm;
 vạch Hα của dãy Banme =0,6560μm; vạch đầu tiên của dãy Pasen 
l43=1,8751μm. Tính bước sóng của vạch thứ ba của dãy Laiman 
Giải
Vạch đầu tiên trong dãy Laiman ứng với e chuyển từ quỹ đạo L(m=2) về quỹ
đạo K(n =1): 
Vạch đầu tiên trong dãy banme ứng với e chuyển từ quỹ đạo M(m=3) về quỹ
đạo L(n =2): 
Vạch đầu tiên trong dãy Pashen ứng với e chuyển từ quỹ đạo N(m=4) về quỹ
đạo M(n =3): 
Vạch thứ ba trong dãy Laiman ứng với e chuyển từ quỹ đạo N(m=4) về quỹ
đạo K(n =1): 
Cộng vế với vế các biểu thức (1), (2),(3) ta được (4)
 Bài 7.Nguyên tử H đang ở trạng thái cơ bản nhận được năng lượng chuyển lên
trạng thái kích thích ứng với quỹ đạo dừng N(n=4). Xác định số bức xạ tối đa mà 
nguyên tử có thể phát khi chuyển về các trạng thái dừng có mức năng lượng thấp
 hơn.
Giải
Khi chuyển mức năng lượng cao xuống thấp thì cứ tổ hợp hai mức bất kì thì phát ra 
một bức xạ nên số bức xạ tối đa mà nguyên tử có thể phát ra 
là: 
Bài 8.Các mức năng lượng của nguyên tử H ở trạng thái dừng tuân theo công thức
 Nguyên tử H đang ở trạng thái kích thích thứ nhất thì
 nhận được Photon có năng lượng 2,856eV . Xác định số bức xạ tối đa mà 
nguyên tử có thể phát khi chuyển về các trạng thái dừng có mức năng lượng thấp
 hơn.
Giải
Theo định luật bảo toàn năng lượng:
Số bức xạ tối đa nguyên tử có thể phát ra:
Một số câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: Gọi eĐ, eL, eT lần lượt là năng lượng của phôtôn ánh sáng đỏ, phôtôn ánh sáng lam và phôtôn ánh sáng tím. Ta có
A. eĐ > eL > eT. B. eT > eL > eĐ. C. eT > eĐ > eL. D. eL > eT > eĐ.
Câu 2:Trong nguyên tử hiđrô, bán kính Bo là r 0 = 5,3.10-11 m. Ở một trạng thái kích thích của nguyên tử hiđrô, êlectron chuyển động trên quỹ đạo dừng có bán kính là r = 13,25.10-10 m. Quỹ đạo đó có tên gọi là quỹ đạo dừng
A. N B. M C. O D. P
Câu 3: Khi êlectron ở quỹ đạo dừng thứ n thì năng lượng của nguyên tử hiđrô được xác định bởi công thức En = -13,6/n² (với n = 1, 2, 3,). Khi êlectron trong nguyên tử hiđrô chuyển từ quỹ đạo dừng n = 4 về quỹ đạo dừng n = 2 thì nguyên tử phát ra phôtôn có bước sóng λ1. Khi êlectron chuyển từ quỹ đạo dừng n = 3 về quỹ đạo dừng n = 1 thì nguyên tử phát ra phôtôn có bước sóng λ2. Mối liên hệ giữa hai bước sóng λ1 và λ2 là
A. 128λ2 = 27λ1 B. 459λ2 = 2216λ1 C. 128λ1 = 27λ2 D. 459λ1 = 2216λ2
Câu 4: Trong nguyên tử hiđrô, bán kính Bo là r 0 = 5,3.10-11 m. Ở một trạng thái kích thích của nguyên tử hiđrô, êlectron chuyển động trên quỹ đạo dừng có bán kính là r = 8,48.10-10 m. Quỹ đạo đó có tên gọi là quỹ đạo dừng
A. P B. N C. O D. M
Câu 5: Hãy xác định trạng thái kích thích cao nhất của các nguyên tử hiđrô trong trường hợp người ta chỉ thu được 6 vạch quang phổ phát xạ của nguyên tử hiđrô :
A. Trạng thái L B. Trạng thái M C. Trạng thái N D. Trạng thái O 
Câu 6: Trong quang phổ nguyên tử Hidro, khi electron chuyển từ quỹ đạo dừng P, O, N, M về quỹ đạo dừng L kết luận nào sau đây là đúng: 
A. Chênh lệch năng lượng giữa hai mức quỹ đạo dừng P và L là nhỏ nhất.
B. Chênh lệch năng lượng giữa hai mức quỹ đạo dừng N và L là nhỏ nhất.
C. Bước sóng của photon phát ra khi electron chuyển từ quỹ đạo dừng P về L là nhỏ nhất.
D. Bước sóng của photon phát ra khi electron chuyển từ quỹ đạo dừng M về L là nhỏ nhất.
Câu 7: Đối với nguyên tử Hyđrô , biểu thức nào dưới đây chỉ ra bán kính r của quỹ đạo dừng ( thứ n ) của nó : ( n là lượng tử số , ro là bán kính của Bo ) 
A. r = nro B. r = n2ro C. r2 = n2ro D. r = n.ro2 
Câu 8: Khi electron ở quĩ đạo dừng thứ n thì năng lượng của nguyên tử Hydro được tính theo công thức En = -13,6/n² eV (n = 1, 2, 3, ...). Khi electron ở trạng thái cơ bản được kích thích chuyển lên trạng thái có bán kính quỹ đạo tăng lên 9 lần. Khi chuyển dời về mức cơ bản thì phát ra bước sóng của bức xạ có năng lượng lớn nhất là: 
A. 0,103µm B. 0,203µm C. 0,13 µm D. 0,23 µm
Câu 9: Bán kính quỹ đạo Bo thứ nhất là
r1=5,3.10-11m.Động năng của êlectron trên quỹ đạo Bo thứ nhất là :
A. 14,3 eV B. 17,7 eV C. 13,6 eV D. 27,2 eV
Câu 10: Các nguyên tử hidro đang ở trạng thái dừng ứng với electron chuyển động trên quỹ đạo có bán kính gấp 9 lần so với bán kính Bo. Khi chuyển về các trạng thái dừng có năng lượng thấp hơn thì các nguyên tử sẽ phát ra các bức xạ có tần số khác nhau. Có nhiều nhất mấy tần số?
A. 2 B. 4 C. 1 D. 3
Câu 11: Một nguyên tử chuyển từ trạng thái dừng có mức năng lượng E M = -1,5eV sang trạng thái dừng có năng lượng EL = -3,4eV. Tìm bước sóng của bức xạ do nguyên tử phát ra. 
A. 0,456µm B. 0,645µm C. 0,546µm D. 0,655µm
Câu 12: Bán kính Bo là 5,3.10-11m thì bán kính quỹ đạo thứ 3 của Hiđrô
A. 2,12A0 B. 3,12A0 C. 4,77A0 D. 5,77A0
Câu 13: Kích thích nguyên tử H2­từ trạng thái cơ bản bằng bức xạ có bước sóng 0,1218µm. Hãy xác định bán kính quỹ đạo ở trạng thái mà nguyên tử H2­ có thể đạt được?
A. 2,12.10-10m B. 2,22.10-10m C. 2,32.10-10m D. 2,42.10-10m
Câu 14: Kích thích nguyên tử H2­ từ trạng thái cơ bản bởi bức xạ có năng lượng 12,1eV. Hỏi nguyên tử H2 phát ra tối đa bao nhiêu vạch?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 5
Câu 15: Một nguyên tử chuyển từ trạng thái dừng có mức năng lượng E n = - 1,5eV sang trạng thái dừng có có mức năng lượng Em = - 3,4eV. Tần số của bức xạ mà nguyên tử phát ra là:
A. 6,54.1012Hz B. 4,58.1014Hz C. 2,18.1013Hz D. 5,34.1013Hz
Câu 16: Đối với nguyên tử hiđrô, khi êlectron chuyển từ quỹ đạo M về quỹ đạo K thì nguyên tử phát ra phôtôn có bước sóng 0,1026 µm. Lấy h = 6,625.10-34 Js, e = 1,6.10-19 C và c = 3.108 m/s. Năng lượng của phôtôn này bằng
A. 1,21 eV. B. 11,2 eV. C. 12,1 eV. D. 121 eV.
Câu 17: Hãy xác định trạng thái kích thích cao nhất của các nguyên tử hiđrô trong trường hợp người ta chỉ thu được 6 vạch quang phổ phát xạ của nguyên tử hiđrô.
A. Trạng thái L B. Trạng thái M. C. Trạng thái N D. Trạng thái O.
Câu 18: Thông tin nào đây là sai khi nói về các quỹ đạo dừng ?
A. Quỹ đạo có bán kính r0 ứng với mức năng lượng thấp nhất 
 B. Quỹ đạo M có bán kính 9r 0.
C. Quỹ đạo O có bán kính 36r 0. D. Không có quỹ đạo nào có bán kính 8r 0.
Câu 19: Nguyên tử Hiđrô đang ở trạng thái dừng có mức năng lượng cơ bản thì hấp thụ một photon có năng lượng ε = EN – EK. Khi đó nguyên tử sẽ: 
A. không chuyển lên trạng thái nào cả B. chuyển dần từ K lên L rồi lên N.
C. Chuyển thẳng từ K lên N. D. chuyển dần từ K lên L, từ L lên M, từ M lên 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_nguyen_tu_hidro.doc