SKKN Nghị luận về một vấn đề xã hội trong chương trình THPT

SKKN Nghị luận về một vấn đề xã hội trong chương trình THPT

T×m hiÓu vÒ v¨n häc kh«ng chØ nhÊn m¹nh ë chøc n¨ng thÈm mÜ, gi¸ trÞ gi¶i trÝ mµ cÇn chó träng ë chøc n¨ng gi¸o dôc, chøc n¨ng nhËn thøc cuéc sèng nh»m lÝ gi¶i thÕ giíi cña v¨n häc. §iÒu nµy gióp häc sinh cã kh¶ n¨ng tæng hîp, vËn dông kiÕn thøc v¨n häc vµo ®êi sèng vµ ng­îc l¹i tõ cuéc sèng ®Ó lÝ gi¶i nh÷ng vÊn ®Ò x• héi.

Từ năm học 2014-2015 cấu trúc đề thi tốt nghiệp, tuyển sinh Đại học & Cao đẳng môn Ngữ văn đã có sự thay đổi rõ rệt theo tinh thần đổi mới, hiện đại, để có thể kiểm tra đư¬ợc nhiều mặt kiến thức, kỹ năng của học sinh. Bên cạnh phần tái hiện kiến thức về giai đoạn văn học, tác giả, tác phẩm văn học Việt Nam, vận dụng khả năng đọc - hiểu, viết bài nghị luận văn học còn có phần vận dụng kiến thức xã hội và đời sống để viết đoạn văn nghị luận xã hội. Như¬ vậy điểm mới nổi bật của đề thi là đã có phần kiểm tra kiến thức của học sinh về mảng đời sống xã hội hiện tại, môi trường mà các em sinh ra, lớn lên, tồn tại và phát triển, kiểm tra kĩ năng về văn nghị luận xã hội.

 Dạng đề: Nghị luận về một vấn đề xã hội trong chương trình THPT là môt dạng đề không còn mới trong nội dung dạy - học làm văn. Dạng đề này nhằm rèn luyện đồng thời năng lực đọc - hiểu văn bản văn học và năng lực làm văn nghị luận của người viết. Có thể coi đây là dạng đề tích hợp giữa Đọc văn và Làm văn.

 

doc 17 trang thuychi01 8190
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Nghị luận về một vấn đề xã hội trong chương trình THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
T×m hiÓu vÒ v¨n häc kh«ng chØ nhÊn m¹nh ë chøc n¨ng thÈm mÜ, gi¸ trÞ gi¶i trÝ mµ cÇn chó träng ë chøc n¨ng gi¸o dôc, chøc n¨ng nhËn thøc cuéc sèng nh»m lÝ gi¶i thÕ giíi cña v¨n häc. §iÒu nµy gióp häc sinh cã kh¶ n¨ng tæng hîp, vËn dông kiÕn thøc v¨n häc vµo ®êi sèng vµ ng­îc l¹i tõ cuéc sèng ®Ó lÝ gi¶i nh÷ng vÊn ®Ò x· héi.
Từ năm học 2014-2015 cấu trúc đề thi tốt nghiệp, tuyển sinh Đại học & Cao đẳng môn Ngữ văn đã có sự thay đổi rõ rệt theo tinh thần đổi mới, hiện đại, để có thể kiểm tra được nhiều mặt kiến thức, kỹ năng của học sinh. Bên cạnh phần tái hiện kiến thức về giai đoạn văn học, tác giả, tác phẩm văn học Việt Nam, vận dụng khả năng đọc - hiểu, viết bài nghị luận văn học còn có phần vận dụng kiến thức xã hội và đời sống để viết đoạn văn nghị luận xã hội. Như vậy điểm mới nổi bật của đề thi là đã có phần kiểm tra kiến thức của học sinh về mảng đời sống xã hội hiện tại, môi trường mà các em sinh ra, lớn lên, tồn tại và phát triển, kiểm tra kĩ năng về văn nghị luận xã hội. 
 Dạng đề: Nghị luận về một vấn đề xã hội trong chương trình THPT là môt dạng đề không còn mới trong nội dung dạy - học làm văn. Dạng đề này nhằm rèn luyện đồng thời năng lực đọc - hiểu văn bản văn học và năng lực làm văn nghị luận của người viết. Có thể coi đây là dạng đề tích hợp giữa Đọc văn và Làm văn.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
Mục đích chính của dạng đề này vẫn là yêu cầu người viết bàn bạc, nghị luận về một vấn đề xã hội, tư tưởng đạo lí hay vấn đề nhân sinh...Trong tác phẩm văn học nào cũng có một ý nghĩa xã hội nhất định điều quan trọng là vấn đề xã hội đó có mang tính thời sự, tính giáo dục sâu sắc, có phù hợp với tuổi trẻ học đường hiện nay hay không, có giúp gì trong việc nhận thức và rèn luyện kĩ năng cho học sinh hay không.
Giúp cho học sinh biết cách viết đoạn văn nghị luận trong trường THPT và làm bài thi THPTQG không bị mất điểm phần nghị luận xã hội.
Nhận thức được những vấn đề thiết thực trên, để góp phần đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn ở các trường phổ thông đặc biệt là phân môn Làm văn, đáp ứng nhu cầu thiết thực của học sinh trong việc có thể cảm nhận đúng, đủ, hay tác phẩm văn chương cũng như vận dụng kiến thức của đời sống một cách linh hoạt vào việc làm văn nghị luận. Đáp ứng nhu cầu hiểu biết và ôn thi tốt nghiệp, thi tuyển sinh Đại học & Cao đẳng đạt kết quả cao, tôi mạnh dạn trình bày đề tài: 
CÁCH VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI TRONG CHƯƠNG TRÌNH THPT 
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
 Đề tài nghiên cứu chủ yếu về cách viết đoạn văn nghị luận xã hội trong trường THPT, giúp học sinh viết đoạn văn nghị luận thành thục, linh hoạt, đúng hướng, đủ ý và đạt điểm tối đa. 
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
- Phương pháp: Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết.
- Thao tác lập luận: Phân tích, chứng minh, bình luận.
5. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
- SKKN này đã tiếp cận với đề thi THPTQG theo hướng đổi mới.
- Định hướng cho học sinh viết đoạn văn nghị luận xã hội thành thục, linh hoạt, đúng hướng, đủ ý và đạt điểm tối đa. 
- Nêu những bước viết đoạn văn nghị luận xã hội và phân biệt hai dạng bài nghị luận: nghị luận về một hiện tượng đời sống và nghị luận về vấn đề xã hội được đặt ra trong tác phẩm văn học.
- Các cách viết đoạn văn nghị luận xã hội trong trường THPT.
- Kĩ thuật dựng đoạn theo các bước. 
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN:
1.1. Cơ sở lí luận:
a. Đặc điểm và yêu cầu của văn nghị luận nói chung và văn nghị luận xã hội nói riêng.
- Đặc điểm:
Nghị luận là một loại văn bản lấy lập luận làm phương thức biểu đạt chính để người viết trình bày ý kiến, quan điểm, thái độvề một vấn đề (văn học hoặc chính trị, đạo đức, lối sống) bằng cách dùng lí lẽ và dẫn chứng giúp người đọc, người nghe hiểu, đồng tình, ủng hộ và làm theo quan điểm, ý kiến của mình. Văn nghị luận không chỉ có tư tưởng đúng đắn, lí trí sắc bén mà còn bồi dưỡng cho con người những tình cảm sâu sắc, đúng đắn về thời đại, dân tộc, nhân loại. Giúp phân biệt cái đúng, cái sai, cái thật, cái giả trong đời sống. Nó đòi hỏi chặt chẽ của lập luận, xác đáng của luận cứ, sự chính sác của lời văn...
Có các kiểu bài nghị luận xã hội: dạng bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí và dạng bài nghị luận về một hiện tượng đời sống, nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học. 
 Một đoạn văn nghị luận phải có kết cấu như một bài văn nghị luận. Thường được cấu thành từ các yếu tố: vấn đề nghị luận, luận điểm, luận cứ và lập luận. Vấn đề nghị luận tức luận đề, là nội dung được đem ra bàn luận trong bài viết. Vấn đề này được triển khai qua hệ thống luận điểm, tức là những ý kiến, quan điểm bàn luận xung quanh luận đề. Hệ thống luận điểm bao giờ cũng được trình bày theo một trình tự nhất định và được làm sáng tỏ bằng các luận cứ, lý lẽ và dẫn chứng cụ thể.
Văn nghị luận thiên về việc trình bày ý kiến, quan điểm và có vẻ đẹp riêng mang tính trí tuệ. Vì thế điều quan trọng nhất của văn nghị luận là nghệ thuật lập luận nhằm bày tỏ ý kiến trước một vấn đề, nhằm tác động vào tư tưởng, tình cảm của người đọc người nghe.
- Yêu cầu:
+ Luận điểm phải rõ ràng, mạch lạc, có tính hệ thống, sâu sắc và mới mẻ
+ Luận cứ xác thực được đúc rút từ đời sống, sách vở.
+ Lập luận chặt chẽ, lôgíc và có tính thuyết phục với các thao tác nghị luận phù hợp.
+ Lời văn chính xác, sống động không chỉ có lí lẽ, tư duy lô gíc mà phải có cả tình cảm, tư duy hình tượng.
b. Các thao tác nghị luận cơ bản của các dạng bài nghị luận xã hội.
Các dạng bài nghị luận xá hội, đều vận dụng chung các thao tác lập luận là giải thích, phân tích, chứng minh, so sánh, bác bỏ, bình luận. Ba thao tác cơ bản nhất là giải thích, chứng minh, bình luận. 
- Thao tác giải thích:
Giải thích là một thao tác của tư duy. Vận dụng vào nghị luận, giải thích là cách lập luận dùng lí lẽ xác đáng cắt nghĩa, giảng giải và làm rõ vấn đề để người khác hiểu được vấn đề cần nghị luận. Người ta thường giải thích bằng cách nêu định nghĩa, nêu biểu hiện, chỉ ra nguyên nhân và các mặt lợi hại của vấn đề.
- Thao tác chứng minh:
Chứng minh là cách dùng lý lẽ và bằng chứng chân thực đã được thừa nhận để làm rõ và khẳng định sự đáng tin cậy của vấn đề. Nhờ có thao tác chứng minh người viết mới có thể làm rõ sự đúng, sai, phải trái và dẫn dắt người đọc, người nghe đến với chân lý.
- Thao tác bình luận:
Bình luận là một thao tác lập luận đòi hỏi người viết phải có sự sáng tạo trong tư duy để có thể đưa ra những bàn luận, đánh giá, phê bình một đối tượng nghị luận nào đó một cách xác đáng, đúng đắn để có thể thuyết phục được người đọc, người nghe.
Khi bình luận, nội dung bình luận phải được trình bày một cách khách quan, thái độ đánh giá công bằng , không tuỳ tiện. Có thể lựa chọn một trong những khả năng sau: nhất trí hoàn toàn, không nhất trí, nhất trí một phần.
- Thao tác phân tích:
Phân tích vốn là một thao tác của tư duy, được vận dụng vào nghị luận nhằm chia tách, cắt nhỏ để tìm hiểu đựơc đặc đểm về nội dung, hình thức, cấu trúc và các mối quan hệ bên trong, bên ngoài của đối tượng nghị luận. Qua đó giúp việc tiếp nhận đối tượng nghị luận một cách sâu sắc, cụ thể hơn, đầy đủ và trọn vẹn hơn.
Khi sử dụng các thao tác phân tích cần chia tách đối tượng thành các yếu tố bộ phận theo những tiêu chí và quan hệ nhất định. Song giữa các yếu tố bộ phận phải có sự thống nhất mang tính chỉnh thể 
- Thao tác lập luận so sánh:
Thao tác lập luận so sánh là cách lập luận nhằm làm rõ các đối tượng nghiên cứu bằng cách đối chiếu với các đối tượng khác để tìm ra điểm tương phản hoặc tương đồng. Lập luận so sánh làm cho đối tượng được nói đến cụ thể, rõ ràng, sinh động và có sức thuyết phục.
Khi so sánh phải đặt các đối tượng vào cùng một bình diện, đánh giá theo cùng một tiêu chí, tránh lối so sánh khập khiễng.
- Thao tác lập luận bác bỏ:
Thao tác luận bác bỏ được sử dụng để bác bỏ những ý kiến sai, thiếu chính xác bằng lí lẽ và dẫn chứng thuyết phục.
Tuy nhiên trong thực tế có những ý kiến , hiện tượng chưa hẳn đúng hoặc sai hoàn toàn vì vậy cần cân nhắc, phân tích từng mặt, từng phương diện để tìm ra lời kết khẳng định hay bác bỏ đúng đắn.
Mỗi thao tác nghị luận có vai trò, đặc điểm riêng nhưng khi viết bài văn nghị luận người ta không thể chỉ dùng duy nhất một thao tác lập luận và phải vận dụng, phối kết hợp nhiều thao tác lập luận để bài viết có sức thuyết phục.
1.2. Cơ sở thực tiễn:
Nhiều học sinh không biết viết đoạn văn hoặc viết thiếu ý. Với cách ra đề thi THPTQG hiện nay, nhiều em không biết làm cách nào để đạt điểm tối đa.
 Đây cùng là vấn đề đặt ra cần suy nghĩ sau mỗi giờ lên lớp khiến tôi thực hiện đề tài này nhầm giúp học sinh có cách hiểu đúng đắn về các vấn đề, các hiện tượng trong cuộc sống hôm nay. Tuy nhiên nếu không có kĩ năng các em thường ngại làm dạng đề này, nếu phải làm thì kết quả không cao.
Nhiều bài làm của học sinh, kể cả bài thi THPTQG, các em làm câu nghị luận xã hội sơ sài, thiếu ý, hoặc không có dẫn chứng, hoặc lan man, các câu thiếu sự liên kết
Trong khi đó một thực tế là: chương trình Ngữ văn lớp 12 phần văn nghị luận xã hội chỉ có hai tiết, một tiết dành cho dạng bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lý; một tiết dành cho dạng bài nghị luận về một hiện tượng đời sống. Không có thời gian cho kiểu bài: nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học.(ở dạng bài này sách giáo khoa nâng cao dành thời lượng là một tiết còn sách giáo khoa ở chương trình cơ bản không có) Thời gian trên lớp không đủ cho học sinh rèn luyện kỹ năng, giúp các em thực hành mà chỉ cung cấp được kiến thức lý thuyết. Chính vì thế điểm trong bài làm của học sinh và kết quả cho dạng đề này thường không cao.
Mặt khác đối với các kiến thức về đời sống xã hội học sinh phải tự trang bị cho bản thân, không ai có thể thể làm thay, không thể giới hạn bởi dung lượng của mảng kiến thức này vô cùng rộng lớn, phong phú và đa dạng. Do vậy đã không thích, không hứng thú mà học sinh còn cảm thấy cháng ngợp, kiến thức mông lung nên lại càng cảm thấy khó. 
Tuy nhiên bên cạnh những khó khăn, những vấn đề còn tồn tại, trên thực tế còn nhiều thuận lợi dạy thể loại văn nghị luận xã hội, vấn đề là chúng ta có biết linh hoạt sáng tạo, vận dụng và phát huy những thuận lợi đó hay không.
Về việc trang bị kiến thức của học sinh: Chúng ta đang sống trong thời đại bùng nổ thông tin, giao lưu và hợp tác quốc tế, do vậy học sinh có nhiều điều kiện, phương tiện để tự trang bị cho bản thân những tri thức về đời sống xã hội ở khắp mọi nơi trên thế giới. Như vậy việc tìm hiểu thông tin không chỉ là học mà là nhu cầu nhận thức, nhu cầu được mở mang kiến thức, nâng tầm hiểu biết. Vì lẽ đó kiểu văn nghị luận xã hội dung luợng kiến thức rộng lớn, phong phú song học sinh không phải học thuộc. Tiếp nhận, ghi nhớ là một quá trình lâu dài, là sự thẩm thấu dần. Đó là kiến thức nhưng cũng đồng thời là vốn sống các em tự có.
Về việc trang bị kĩ năng: Đây là một thể văn đã được học ở bậc THCS nên không còn xa lạ với học sinh. Cấp THPT các em lại được học nhằm mục đích củng cố, nâng cao và mở rộng, đào sâu hơn bởi những kiến thức ở THCS là hết sức sơ đẳng, mang tính tiếp cận ban đầu. 
Về cơ sở vật chất: Trang thiết bị hiện đại giúp giáo viên dạy học theo phương pháp dạy học hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin bằng cách trang bị các thiết bị hiện đại như: máy chiếu đa năng, máy chiếu hắt... Do vậy việc dạy giáo án điện tử là vô cùng thuận lợi đặc biệt đối với phân môn làm văn, với thể văn nghị luận xã hội. Với những phương tiện hiện đại trong một tiết dạy giáo viên có thể dễ dàng hơn trong việc cung cấp các ngữ liệu, yêu cầu học sinh phân tích để trang bị kiến thức, rút ra kĩ năng.. Mặt khác việc ứng dụng CNTT sẽ giúp giờ văn thêm sôi nổi, tăng thêm hứng thú cho các em.
Xuất phát từ cơ sở lý luận, và từ cơ sở thực tế nêu trên tôi đã hệ thống hoá lại những vấn đề thuộc về tri thức đời sống xã hội phù hợp mục đích giáo dục, đặc điểm tâm sinh lý, lứa tuổi và những kỹ năng làm văn nghị luận xã hội ở từng dạng bài cụ thể giúp các em có được một công cụ tư duy, thực hành hợp lý khi làm thể văn này. 
2. CÁCH VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI TRONG CHƯƠNG TRÌNH THPT.
2.1. Đặc điểm, yêu cầu
a. Đặc điểm: Nghị luận về một vấn đề xã hội thường lấy một hiện tượng xảy ra trong đời sống, một tư tưởng đạo lí để bàn bạc. Từ vấn đề ấy, người nghị luận cần phải phân tích lí giải, tìm ra ý nghĩa xã hội về tư tưởng, đạo đức mà bàn bạc, đánh giá. Từ đó nắm chắc được các giá trị, hiểu rõ hơn các vấn đề xã hội được đề cập tới. Vấn đề xã hội có ý nghĩa lấy từ các nguồn:
- Tác phẩm văn học trong chương trình
- Một câu chuyện nhỏ, một văn bản văn học ngắn gọn mà học sinh chưa được đọc.
- Các vấn đề thuộc lĩnh vực xã hội.
- Những câu nói, những ý kiến bàn về con người, cuộc sống, tình bạn, tình yêu...
- Lấy nội dung từ phần đọc – hiểu của đề bài.
b.Yêu cầu: Yêu cầu của dạng đề này: người viết phải hiểu vấn đề một cách sâu sắc, rồi sau đó mới bàn bạc, đánh giá, lí giải, nhận xét về vấn đề đó. Trong trường hợp nghị luận về vấn đề xã hội có trong tác phẩm văn học chỉ được khai thác về giá trị nội dung tư tưởng, rút ra ý nghĩa xã hội khái quát.
2.2. Phân biệt hai dạng bài nghị luận: nghị luận về một hiện tượng đời sống và nghị luận về vấn đề xã hội được đặt ra trong tác phẩm văn học
Hai dạng bài nghị luận nghị luận về một hiện tượng đời sống và nghị luận về vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học đều thuộc dạng bài nghị luận xã hội. 
Đề văn nghị luận về một hiện tượng đời sống xuất phát từ một hiện tượng đã, đang xảy ra hoặc một hiện tượng đời sống, từ đó mà lí giải, cắt nghĩa, đánh giá và rút ra bài học cần thiết. Người viết cần phải bày tỏ thái độ, ý kiến của mình về hiện tượng đời sống đó.
Đề văn nghị luận về vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học thường xuất phát từ một hiện tượng xã hội được đặt ra trong tác phẩm văn học để tìm hiểu đánh giá nó trước hết người viết phải phân tích tác phẩm từ đó mới phân tích hiện tượng và đánh giá hiện tượng, rút ra ý nghĩa xã hội khái quát của tác phẩm ấy.
2.3. Cách viết đoạn văn nghị luận xã hội trong chương trình THPT. 
Cung cấp thêm những tư liệu về hiện thực đời sống.
	Muốn làm tốt dạng đề này học sinh cần có kiến thức văn học phong phú và vốn sống, vốn hiểu biết thực tế đa dạng và phong phú. Những tư liệu này thường thấy trong cuộc sống gần gũi của các em hoặc trên các kênh truyền hình, trên báo chí. Những tệ nạn xã hội , vấn đề giao thông, nạn bạo hành trẻ em, bạo lực trong gia đình...
	Ngoài ra giáo viên cần cung cấp thêm tư liệu về hiện tượng đời sống cho học sinh. Nếu ở phần này giáo viên nên dùng giáo án điện tử thì hiệu quả cao hơn rất nhiều. 
 b. Tìm hiểu đề:
	Muốn viết được đoạn văn nghị luận hay, ngoài quan điểm đúng đắn, hiểu biết sâu sắc vấn đề cần bàn luận... người viết cần biết cách tìm hiểu đề văn nghị luận. 
Để tìm hiểu đề, học sinh cần thực hiện các bước sau:
 Bước 1: Đọc kĩ đề: Học sinh cần đọc kĩ đề để có cái nhìn bao quát, sau đó gạch chân những từ khoá, then chốt. Để tránh hiểu sai đề, học sinh không được bỏ sót một chữ, một chi tiết nào.
 Bước 2: Phân tích đề: Xác định đề bài đó thuộc kiểu nghị luận nào? (nghị luận về một tư tưởng đạo lí hay về một hiện tượng đời sống?) Xác định đề văn nghị luận và các thao tác lập luận chính sẽ vận dụng trong bài viết. Người viết cần xác định đề văn thuộc loại đề văn nghị luận luận về một hiện tượng đời sống xuất phát từ một hiện tượng đã, đang xảy ra hoặc một hiện tượng đời sống đặt ra trong tác phẩm văn học. Từ đó có thao tác phù hợp với mỗi đề.
 Bước 3: Xác định được nội dung trọng tâm cần bàn bạc và làm sáng tỏ. Có nhiều đề văn nêu trọng tâm một cách trực tiếp, học sinh rễ xác định vấn đề trọng tâm. tuy nhiên có nhiều đề văn, học sinh không dễ xác định vấn đề trọng tâm. 
Chẳng hạn: Suy nghĩ của anh/ chị qua câu chuyện “Hoa hồng tặng mẹ” trong SGK ngữ Văn 12.
	Phạm vi tư liệu cần huy động, trích dẫn cho bài viết. Để làm sáng tỏ vấn đề, người viết không chỉ dùng lí lẽ mà còn phải dùng dẫn chứng. 
Người viết cần sử dụng tư liệu trong tác phẩm văn học và tư liệu trong thưc tế cuộc sống hiện nay.
- Dạng đề nổi: Là dạng đề thi mà yêu cầu của nó thể hiện rõ ràng ở câu chữ trong đề bài.
VD: Trong thư gửi thầy hiệu trưởng của con trai mình, Tổng thống Mỹ A. Lin-côn(1809-1865) viết: “Xin thầy hãy dạy cho cháu biết chấp nhận thi rớt còn vinh dự hơn gian lận khi thi”. Từ ý kiến trên anh/chị hãy viết một doạn văn khoảng 200 từ trình bày suy nghĩ của mình về đức tính trung thực trong thi cử và trong cuộc sống.
	Ở đề này, yêu cầu của đề rất rõ: trình bày suy nghĩ của mình về đức tính trung thực trong thi cử và trong cuộc sống
- Dạng đề chìm: Là dạng đề mà yêu cầu của nó không thể hiện rõ ràng ở câu chữ trong đề bài. Muốn hiểu được yêu cầu của đề bài cần giải thích ý nghĩa và tìm ra các mối quan hệ của các từ ngữ trong đề.
VD: Nhà bác học qua sông.
Có một nhà bác học ngồi trên một chiếc thuyền qua sông, buồn chán nên nhà bác học bèn nói chuyện với người chèo thuyền. Ông ngẩng cao đầu kiêu hãnh.
- Anh có nghiên cứu triết học không? Đó là thứ học vấn cần thiết nhất trên thế giới đấy.
- Tôi suốt ngày chỉ biết chèo thuyền không có thời gian nghiên cứu triết học.
- Như vậy anh đã lãng phí mất nửa cuộc đời- nhà bác học nói- và ông không thèm nói chuyện với người chèo thuyền nữa.
Nào ngờ, một lúc sau giông bão kéo đến, gió lớn làm con thuyền bị lật, cả nhà bác học và người chèo thuyền đều rơi xuống nước.
- Ông có biết bơi không? Người lái thuyền hỏi.
- Không biết- lúc này nhà bác học đã bị ngập đến tận cổ.
- Vậy ông đã lãng phí cả cuộc đời rồi.
“Trích 200 bài học đạo lí- NXB thông tin”
Câu chuyện trên cho anh/ chị suy nghĩ gì?
Học sinh phải xác định được 3 luận điểm cần làm sáng tỏ là:
Phê phán thói kiêu ngạo trong cuộc sống, không nên lấy điểm mạnh của mình để đo điểm yếu của người khác. Một người kiêu ngạo sẽ phải trả giá đắt.
Phải biết đeo sự hiểu biết của mình để giúp đỡ và nâng đỡ người khác( người lái đò cứu nhà bác học khỏi chết đuối, nhà bác học giúp ngưpưig chèo đò bổ sung kiến thức)
Phải biết khiêm tối và không ngừng học hỏi, không nên khinh thường người khác
Lập dàn ý:
- Bước 1: Xác định luận đề - chủ đề, ý tổng quát chung của đoạn văn phải làm sáng tỏ.
- Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý, triển khai luận đề thành luận điểm, luận điểm thành luận cứ.
	- Bước 3: Sắp xếp các luận điểm, luận cứ đã tìm được để tạo thành một nội dung thống nhất, lo gích, đảm bảo tính hệ thống.
Cách viết đoạn văn nghị luận xã hội trong chương trình THPT.
 Dạng bài nghị luận xã hội bao gồm các dạng sau:
+ Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí;
+ Nghị luận về một hiện tượng đời sống; 
+ Nghị luận về một vấn đề đời sống đặt ra trong tác phẩm văn học.
Đoạn văn là đơn vị của một bài viết, có nội dung và kết cấu của một bài văn nghị luận. Học sinh phải biết cách chắt lọc nội dung thông tin để viết đoạn văn hoàn chỉnh nhưng vấn đảm bảo tính thống nhất, liên kết và logíc, rõ ràng chặt chẽ, tạo điều kiện để người đọc người nghe hiểu được một cách rõ ràng, chính xác, đúng ý tưởng của người viết.
	Khi viết đoạn văn, người viét phải đảm bảo 3 yếu tố:
- Câu chủ đề: Phải nêu lên được ý tưởng trung tâm của đoạn, Tuy nhiên ý tưởng trung tâm không phải lúc nào cũng ở câu đầu tiên.
- Tính thống nhất, logíc: Cả hình thức và nội dung phải thống nhất, các câu trong doạn văn phải phục vụ cho chủ đề.
Ví dụ: Trong một văn bản có sáu câu, người viết đưa ra chủ đề là: Đọc sách là phương diện tốt nhất cho việc tự học, tự khám phá. Còn năm câu sau được phân bố như sau:
Sách như người thầy, gián tiếp truyền đạt kiến thức cho người đọc ở mọi lĩnh vực.
Có nhiều loại sách: Khoa học, văn học, kĩ năng sống
Bạn phải biết lựa chọn sách.
Sách là thứ không thể thiếu trong đời sống tinh thần của chúng ta.
Đọc sách phải có sự hứng thú thật sự...
Phân tích nội dung trên ta thấy người viết đã vi phạm tính thống nhất, vì trừ câu một, còn lại các câu sau không phục vụ cho chủ đề: Đọc sách là phương diện tốt nhất cho việc tự học, tự khám phá.
- Các câu trong đoạn văn phải có sự liên kết chặt chẽ.
Kĩ thuật dựng đoạn có thể th

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_nghi_luan_ve_mot_van_de_xa_hoi_trong_chuong_trinh_thpt.doc
  • docBia Hien.doc