SKKN Nâng cao nhận thức của học sinh về biển đông, giáo dục lòng yêu nước, ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo quê hương
Giáo dục thế hệ trẻ luôn là mối quan tâm của mỗi dân tộc, mỗi giai cấp mọi thời đại. Môn Địa Lí không chỉ trang bị cho học sinh vốn kiến thức cần thiết về địa lí tự nhiên, địa lí kinh tế - xã hội mà còn góp phần quan trọng bồi dưỡng lòng yêu quê hương đất nước, hình thành nhân cách, bản lĩnh của con người. Ý thức, trách nhiệm của công dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Với một đất nước có 3260 km đường bờ biển, có 28/63 tỉnh thành giáp biển. Biển Đông có vai trò quan trọng đối với vấn đề phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ an ninh quốc phòng của nước ta. Tuy nhiên, nhận thức và hiểu biết về Biển Đông của rất nhiều học sinh vẫn còn hạn chế. Chương trình sách giáo khoa Địa lí 12 hiện hành cũng có nhiều bài học liên quan đến Biển Đông, song với từng ấy kiến thức vẫn chưa cho học sinh thấy được hết các đặc điểm, vấn đề về Biển Đông.
Trong lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của cha ông ta, biển luôn gắn liền với quá trình xây dựng và phát triển của đất nước, con người Việt Nam. Tuy nhiên, vùng biển và hải đảo cũng là nơi kẻ thù lợi dụng và xâm lược Việt Nam. Vì vậy, việc “nâng cao nhận thức của học sinh về Biển Đông, giáo dục lòng yêu nước, ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo quê hương” là cần thiết và có ý nghĩa chiến lược.
Với những lí do trên, tôi xin trình bày cùng đồng nghiệp vấn đề này, rất mong nhận được sự góp ý chân thành của các đồng nghiệp để tôi có thể đạt được kết quả cao hơn trong quá trình giảng dạy của mình.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA TRƯỜNG THPT HOÀNG LỆ KHA c d SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NÂNG CAO NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH VỀ BIỂN ĐÔNG, GIÁO DỤC LÒNG YÊU NƯỚC, Ý THỨC BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO QUÊ HƯƠNG Người thực hiện: Trương Thị Hân Chức vụ: Giáo viên SKKN thuộc môn: Địa Lí THANH HÓA, NĂM 2018 MỤC LỤC Trang 1. Mở đầu. 1.1. Lí do chọn đề tài 2 1.2. Mục đích nghiên cứu 2 1.3. Đối tượng nghiên cứu 2 1.4. Phương pháp nghiên cứu 2 2. Nội dung sáng kiến. 2 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm. 2 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. 3 2.3. Giải pháp. 3 2.3.1. Những nội dung kiến thức cần giáo dục cho các em. 3 2.3.1.1. Vị trí chiến lược của Biển Đông. 3 2.3.1.2. Vai trò của Biển Đông đối với Việt Nam. 4 2.3.1.3. Đặc điểm cơ bản về các vùng biển, hải đảo của Việt Nam trên Biển Đông. 4 2.3.1.4. Những hoạt động thực thi của Việt Nam để bảo vệ chủ quyền và lợi ích của Việt Nam ở Biển Đông. 5 2.3.1.5. Tranh chấp Biển Đông. 6 2.3.1.6. Cơ sở lịch sử - thực tiễn, pháp lí để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. 7 2.3.1.7. Chúng ta cần thể hiện thái độ, hành động như thế nào để góp phần xây dựng, phát triển và bảo vệ biển, đảo Việt Nam? 9 2.3.2. Một số nội dung lồng nghép trong chương trình Địa Lí THPT. 9 2.3.2.1. Đối với khối lớp 10. 9 2.3.2.2. Đối với khối lớp 11. 10 2.3.2.3. Đối với khối lớp 12. 11 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường. 13 3. Kết luận và kiến nghị. 14 - Kết luận. 14 - Kiến nghị. 14 Tài liệu nghiên cứu. 16 Danh mục sáng kiến đã được xếp loại 17 1. MỞ ĐẦU. 1.1. Lí do chọn đề tài. Giáo dục thế hệ trẻ luôn là mối quan tâm của mỗi dân tộc, mỗi giai cấp mọi thời đại. Môn Địa Lí không chỉ trang bị cho học sinh vốn kiến thức cần thiết về địa lí tự nhiên, địa lí kinh tế - xã hội mà còn góp phần quan trọng bồi dưỡng lòng yêu quê hương đất nước, hình thành nhân cách, bản lĩnh của con người. Ý thức, trách nhiệm của công dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Với một đất nước có 3260 km đường bờ biển, có 28/63 tỉnh thành giáp biển. Biển Đông có vai trò quan trọng đối với vấn đề phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ an ninh quốc phòng của nước ta. Tuy nhiên, nhận thức và hiểu biết về Biển Đông của rất nhiều học sinh vẫn còn hạn chế. Chương trình sách giáo khoa Địa lí 12 hiện hành cũng có nhiều bài học liên quan đến Biển Đông, song với từng ấy kiến thức vẫn chưa cho học sinh thấy được hết các đặc điểm, vấn đề về Biển Đông. Trong lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của cha ông ta, biển luôn gắn liền với quá trình xây dựng và phát triển của đất nước, con người Việt Nam. Tuy nhiên, vùng biển và hải đảo cũng là nơi kẻ thù lợi dụng và xâm lược Việt Nam. Vì vậy, việc “nâng cao nhận thức của học sinh về Biển Đông, giáo dục lòng yêu nước, ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo quê hương” là cần thiết và có ý nghĩa chiến lược. Với những lí do trên, tôi xin trình bày cùng đồng nghiệp vấn đề này, rất mong nhận được sự góp ý chân thành của các đồng nghiệp để tôi có thể đạt được kết quả cao hơn trong quá trình giảng dạy của mình. 1.2. Mục đích nghiên cứu. Với việc chọn vấn đề “nâng cao nhận thức của học sinh về Biển Đông, giáo dục lòng yêu nước, ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo quê hương”, bản thân tôi mong muốn sẽ nâng cao hiệu quả công tác chuyên môn của mình, giúp học sinh có những hiểu biết cụ thể hơn về vấn đề Biển Đông và chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông. Từ đó, bồi đắp thêm cho các em tình yêu quê hương đất nước và trách nhiệm công dân của mình trong việc giữ gìn tính thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam. 1.3. Đối tượng nghiên cứu. Trong phạm vi đề tài, tôi trình bày cụ thể những nội dung kiến thức cần giáo dục cho các em như vị trí chiến lược của Biển Đông, vai trò của Biển Đông đối với Việt Nam, tranh chấp trên Biển Đông và những cơ sở để khảng định chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông. Mặt khác, tôi còn chỉ rõ vị trí tích hợp giáo dục chủ đề Biển Đông trong từng bài học ở cả 3 khối lớp:10,11 và 12 của môn Địa lí. 1.4. Phương pháp nghiên cứu. - Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết. - Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin. - Phương pháp phân tích, xử lí, đánh giá tài liệu. 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN. 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm. Thực tế hiện nay, đa số học sinh phổ thông còn thiếu kiến thức về biển đảo và chủ quyền vùng biển Việt Nam. Với số lượng bài học về biển đảo còn hạn chế trong chương trình Địa lí chưa thể giúp học sinh có cái nhìn toàn diện và hiểu biết cụ thể về các vấn đề biển đảo Việt Nam. Nhiều giáo viên dạy các bộ môn khác cũng chưa nhận thức rõ về biển đảo Việt Nam. không hiểu, không biết chính xác diện tích, vị trí địa lí, giới hạn chủ quyền, các nguồn tài nguyên, tiềm năng và lợi thế biển đảo của chúng ta như thế nào. Mặt khác, trước tình hình phức tập hiện nay, việc giáo dục để nâng cao nhận thức của học sinh về biển đảo Việt Nam là cần thiết, tài liệu này còn có thể là tư liệu tham khảo cho những giáo viên dạy bộ môn khác để năng cao nhận thức về biển đảo Việt Nam. 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. Việc “nâng cao nhận thức của học sinh về Biển Đông, giáo dục lòng yêu nước, ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo quê hương” là cần thiết và có ý nghĩa chiến lược. Tuy nhiên, hiện nay công tác giáo dục, tuyên truyền ở các trường phổ thông còn hạn chế, hầu như kiến thức về biển đảo Việt Nam chỉ được nhắc đến trong chương trình Địa lí lớp 12. Về phía giáo viên: đa số giáo viên dạy môn Địa lí đều thấy được tính cấp thiết của vấn đề này, song tài liệu để tham khảo còn hạn chế, giáo viên chưa có phương pháp hiệu quả để giáo dục, nâng cao nhận thức của học sinh về biển đảo Việt Nam nên vấn đề này dường như vẫn còn bỏ ngỏ. Về phía học sinh: Kiến thức về chủ quyền biển đảo của các em còn hạn chế, các em mong muốn được giáo viên lồng ghép về chủ quyền biển đảo Việt Nam trong các bài học. Song với thời lượng 45 phút trên lớp, lại chịu sức ép của chương trình nên việc lồng ghép còn hạn chế. Việc tự tìm tòi, nghiên cứu của các em cũng còn hạn chế. Việc tổ chức các buổi ngoại khóa tìm hiểu về biển đảo Việt Nam ở các trường phổ thông cũng còn chưa được triển khai nhiều. Về phía chương trình SGK: Như đã nói ở trên, số lượng bài học về biển đảo trong chương trình Địa lí ở bậc phổ thông còn hạn chế, chủ yếu chỉ có ở một số bài thuộc chương trình Địa lí lớp 12. 2.3. Giải pháp. 2.3.1.Những nội dung kiến thức cần giáo dục cho các em. 2.3.1.1. Vị trí chiến lược của Biển Đông Xét về mặt địa lý. Biển Đông (theo tên gọi Việt Nam) là biển rìa lớn nhất của Thái Bình Dương, có diện tích khoảng 3,447 triệu km2, Biển Đông là biển nửa kín được bao bọc bởi 9 quốc gia (gồm Trung Quốc, Philippines, Malaysia, Brunei, Indonesia, Singapore, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam) và 1 vùng lãnh thổ (Đài Loan). Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa Xét về mặt giao thông hàng hải. Biển Đông là biển duy nhất nối liền Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Trải qua nhiều thập kỷ trong lịch sử, Biển Đông luôn được coi là con đường thiết yếu vận chuyển dầu và các nguồn tài nguyên thương mại từ Trung cận Đông và Đông Nam Á tới Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc. Xét về mặt tài nguyên thiên nhiên. Biển Đông rất giàu tài nguyên cả nguồn tài nguyên sinh vật và vi sinh vật. Biển Đông chứa đựng một tiềm năng lớn tài nguyên dầu khí. Toàn bộ thềm lục địa của Biển Đông được bao phủ bởi lớp trầm tích đệ tam dày, có nơi còn lan sang cả dốc và bờ ngoài của rìa lục địa. Khu vực đáy biển thuộc quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa còn chứa các mỏ khoáng sản sun phít đa kim, kết cuội sắt mangan Xét về mặt an ninh quốc phòng. Ngoài bề mặt rộng lớn của Biển Đông, các đảo, quần đảo nằm trong vùng biển rộng lớn này cũng có ý nghĩa vô cùng quan trọng về chiến lược phòng thủ bảo vệ Tổ quốc của mỗi quốc gia. Hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam nằm ở trung tâm Biển Đông thuận lợi cho việc đặt các trạm thông tin, xây dựng các trạm dừng chân và tiếp nhiên liệu cho tàu bè, phục vụ cho tuyến đường hàng hải. Xét dưới góc độ pháp lý. Biển Đông là nơi hiện diện hầu như tất cả các vấn đề được quy định trong Công ước quốc tế về Luật Biển năm 1982 như: Việc mở rộng phạm vi chủ quyền và quyền tài phán của các quốc gia ven Biển Đông. [1] 2.3.1.2. Vai trò của Biển Đông đối với Việt Nam. Về kinh tế, Biển Đông tạo điều kiện để Việt Nam phát triển những ngành kinh tế mũi nhọn như thủy sản, dầu khí, giao thông hàng hải, đóng tàu, du lịchchúng ta là quốc gia có tiềm năng lớn để phát triển kinh tế biển. Quy mô kinh tế biển và ven biển đạt 48% GDP cả nước (năm 2007) đóng góp to lớn vào quá trình phát triển đất nước. Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm ở trung tâm Biển Đông, rất thuận lợi cho việc đặt các trạm thông tin, xây dựng các trạm dừng chân và tiếp nhiên liệu cho tàu thuyền... phục vụ cho tuyến đường hàng hải trên Biển Đông. Xét về an ninh, quốc phòng: Biển Đông đóng vai trò quan trọng, là tuyến phòng thủ hướng đông của đất nước. Các đảo và quần đảo trên Biển Đông, đặc biệt là quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, không chỉ có ý nghĩa trong việc kiểm soát các tuyến đường biển qua lại Biển Đông mà còn có ý nghĩa phòng thủ chiến lược quan trọng đối với Việt Nam. [2] 2.3.1.3. Đặc điểm cơ bản về các khu vực biển, hải đảo của Việt Nam trên Biển Đông. Biển, hải đảo nước ta nằm trong Biển Đông bao gồm nhiều khu vực khác nhau, nhưng nổi bật và có những đặc điểm cần chú ý hơn là Vịnh Bắc Bộ, Vịnh Thái Lan, hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và một số đảo, quần đảo khác. Vịnh Bắc Bộ. Vịnh Bắc Bộ nằm về phía tây bắc Biển Đông, được bao bọc bởi bờ biển và hải đảo của miền Bắc Việt Nam ở phía Tây; bởi lục địa Trung Quốc ở phía Bắc; bởi bán đảo Lôi Châu và đảo Hải Nam ở phía Đông. Vịnh Bắc Bộ là vịnh tương đối nông, phần vịnh phía Việt Nam có hàng ngàn đảo lớn nhỏ, trong đó đảo Bạch Long Vĩ diện tích 2,5 km2 cách đất liền Việt Nam 110 km, cách đảo Hải Nam của Trung Quốc 130 km. Vịnh Bắc Bộ có nhiều nguồn lợi hải sản và tiềm năng dầu khí. Vịnh Thái Lan Vịnh Thái Lan nằm ở phía Tây Nam của Biển Đông, được bao bọc bởi bờ biển Việt Nam, Cam-pu-chia, Thái Lan, Ma-lai-xi-a. Đảo Phú Quốc là đảo lớn nhất của Việt Nam. Vịnh Thái Lan có nhiều nguồn lợi hải sản (trữ lượng cá của Việt Nam khoảng 51 vạn tấn) và có tiềm năng dầu khí lớn mà hiện nay các nước liên quan đang tiến hành thăm dò, khai thác. Các đảo và quần đảo Vùng biển ven bờ Việt Nam có khoảng 2.773 hòn đảo lớn, nhỏ, chủ yếu nằm ở Vịnh Bắc Bộ, số còn lại phân bố ở khu vực biển Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nam. Ngoài ra, có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở giữa Biển Đông. Căn cứ vị trí chiến lược và các điều kiện địa lý, kinh tế, dân cư người ta có thể chia các đảo, quần đảo thành các nhóm: Hệ thống đảo tiền tiêu; Các đảo lớn có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội; Các đảo ven bờ gần đất liền... Quần đảo Hoàng Sa: Gồm 30 đảo, bãi đá, cồn, san hô và bãi cạn, nằm trên vùng biển có diện tích khoảng 16.000 km², cách đảo Lý Sơn của ta khoảng 120 hải lý, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 140 hải lý. Diện tích toàn bộ phần đất nổi của quần đảo khoảng 10 km². Quần đảo Trường Sa: Gồm hơn 100 đảo, bãi đá, cồn, san hô và bãi cạn, vùng biển có diện tích rộng khoảng 160.000 - 180.000 km², cách Cam Ranh (Khánh Hòa) khoảng 243 hải lý, cách đảo Phú Quý (Bình Thuận) khoảng 203 hải lý, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 585 hải lý. Diện tích toàn bộ phần nổi của quần đảo khoảng 10 km². [3] 2.3.1.4. Những hoạt động thực thi của Việt Nam để bảo vệ chủ quyền và lợi ích của Việt Nam ở biển Đông. Ban hành chiến lược biển đến năm 2020: Chiến lược Biển Việt Nam thể hiện rõ quan điểm hợp tác quốc tế về biển, góp phần xây dựng vùng biển hòa bình, hợp tác, hữu nghị, cùng phát triển trên cơ sở tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ. Hợp tác quốc tế về biển phải nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh của Việt Nam, khai thác biển có hiệu quả và phát triển bền vững biển. trong đó chú ý bảo đảm an ninh chung và giải quyết những tranh chấp trên biển. Về pháp lý: Chúng ta đã xây dựng và trình Liên Hợp quốc báo cáo xác định ranh giới ngoài thềm lục địa khu vực phía Bắc, đồng thời phối hợp với Malayxia xây dựng và trình Liên Hợp quốc báo cáo xác định ranh giới ngoài thềm lục địa phía Nam. Năm 2003, ban hành Luật Biên giới quốc gia, năm 2012, ban hành Luật Biển Việt Nam. Về quản lý hành chính: Đã triển khai thành lập huyện đảo Hoàng Sa thuộc thành phố Đà Nẵng; huyện đảo Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa; trong đó có thị trấn Trường Sa và 2 xã Song Tử Tây, Sinh Tồn; hiện có nhiều hộ gia đình sống; xây dựng nhà khách, nhà tưởng niệm Bác Hồ, dựng tượng Quốc công Tiết Chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, xây dựng chùa... Về kinh tế: Các hoạt động về thăm dò, khai thác dầu khí của chúng ta đã và đang diễn ra bình thường, chúng ta đang tiếp tục duy trì hợp tác với các tập đoàn dầu khí lớn của Nga, Mỹ, Canada, Úc, Ấn độ, Nhật, Hàn Quốc trên vùng đặc quyền 200 hải lý và thềm lục địa Các ngành chức năng và các địa phương cũng đã thực hiện nhiều biện pháp hỗ trợ đối với ngư dân khai thác trên biển. Ngư dân ta tiếp tục đánh bắt hải sản ở khu vực đảo Hoàng Sa, Trường Sa; sản lượng khai thác của khối tàu cá xa bờ chiếm 40% tổng sản lượng khai thác hải sản của cả nước. Về quốc phòng, an ninh: Thành lập lực lượng Cảnh sát Biển, Vùng II Hải quân Hải quân, không quân thường xuyên được nâng cao năng lực phòng thủ và tăng cường hoạt động tuần tra trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam. Các lực lượng tuần tra, kiểm soát của bộ đội biên phòng, cảnh sát biển thường xuyên triển khai các công việc để quản lý các hoạt động trên biển, xua đuổi, xử lý hành chính các vụ việc tàu cá nước ngoài vi phạm vùng biển của chúng ta. Về ngoại giao: Chúng ta kiên trì đấu tranh có lý, có tình ở các cấp khác nhau, song phương và đa phương, qua cả kênh chính thức và không chính thức; kết hợp đấu tranh ngoại giao với đấu tranh dư luận và vận động quốc tế. Chúng ta đã chủ động vận động qua nhiều kênh, nhiều cấp khác nhau, kể cả cấp cao, làm rõ lập trường đúng đắn của chúng ta; phê phán yêu sách “đường lưỡi bò” phi lý của Trung Quốc Tranh thủ được sự đồng tình, ủng hộ của cộng đồng Quốc tế, tạo thêm sức mạnh cho ta trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo. 2.3.1.5. Tranh chấp biển Đông. 1.5.1. Tranh chấp tại quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam - Trung Quốc tranh chấp quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Sau cuộc đổ bộ chớp nhoáng lên Hoàng Sa năm 1909, Trung Quốc bắt đầu quan tâm tranh chấp chủ quyền trên quần đảo này. - Năm 1947, chính quyền Trung Hoa dân quốc xuất bản bản đồ “Nam Hải chư đảo” và được in lại năm 1950 trên bản đồ “Trung Hoa Nhân dân Cộng hòa quốc phân tỉnh tinh đồ” thể hiện “đường lưỡi bò” chiếm tới 80% diện tích biển Đông. Việc vẽ một đường đứt khúc mơ hồ để đòi chủ quyền biển như vậy là vô căn cứ, trái với luật pháp và tập quán quốc tế, không có cơ sở thực tiễn và lịch sử, không được các quốc gia khu vực và thế giới thừa nhận. - Tháng 4 năm 1956, Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đoạt các đảo phía Đông quần đảo Hoàng Sa. Đến năm 1974, lợi dụng tình hình ở Việt Nam, Trung Quốc đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa. - Trong năm 2012, Trung Quốc tích cực tiến hành các hoạt động củng cố yêu sách chủ quyền bằng những hành động như: + Công bố thành lập thành phố Tam Sa; phê chuẩn một loạt văn bản pháp lý, như: “quy hoạch chức năng biển toàn quốc” bao gồm “vùng chức năng biển tại Trường Sa và Hoàng Sa, chính thức khai trương chuyến du lịch tới Hoàng Sa, đơn phương ban hành lệnh cấm đánh cá tại biển Đông. + Đẩy mạnh hoạt động kiểm soát thực tế trong phạm vi “đường lưỡi bò”. + Tập trung gây sức ép ngoại giao ở nhiều cấp, kể cả cấp cao, tập trung vào Philippin, Việt Nam. + Các báo chí Trung Quốc, nhất là các trang mạng, tiếp tục có những bài viết có nội dung xấu, mang tính kích động. - Ngày 1 tháng 5 năm 2014 Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương HD 981 vào trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa của Việt Nam. - Tiến hành xây đảo nhân tạo trái phép ở Hoàng Sa. Tranh chấp tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam Có 5 nước 6 bên tranh chấp tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Hiện trạng đang bị Trung Quốc chiếm giữ 7 đảo, đá; Philippin chiếm giữ 9 đảo; Malayxia chiếm giữ 7 đảo; Brunay cũng nêu yêu sách chủ quyền nhưng không chiếm giữ đảo, bãi đá nào; Đài Loan (lãnh thổ-bên) chiếm giữ đảo Ba Bình và cắm mốc tại bãi cạn Bàn Than; Việt Nam thực hiện chủ quyền và đóng giữ 21 đảo (gồm 9 đảo nổi, 12 đảo đá ngầm với 33 điểm đóng quân). Trung Quốc: Với yêu sách “đường lưỡi bò”, Trung Quốc muốn độc chiếm cả quần đảo Trường Sa, đặt tên quần đảo Trường Sa của Việt Nam là Nam Sa thuộc thành phố Tam Sa. Hiện nay Trung Quốc cũng đang cải tạo, xây dựng đảo nhân tạo trái phép ở Trường Sa, hành động này được thế giới nhìn nhận là còn nguy hiểm hơn cả việc Trung Quốc đưa giàn khoan HD 981 năm 2014. 2.3.1.6. Cơ sở lịch sử - thực tiễn, pháp lí để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa? Cơ sở lịch sử - thực tiễn. - Cho đến thế kỷ XVII, 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là các đảo vô chủ. Vào nửa đầu thế kỷ XVII, chúa Nguyễn đã tổ chức “Đội Hoàng Sa” hàng năm ra Hoàng Sa thu lượm hải vật, đánh bắt hải sản, đo vẽ, trồng cây và dựng mốc trên đảo, đến nửa đầu thế kỷ XVIII, tổ chức thêm “Đội Bắc Hải” ra Trường Sa làm nhiệm vụ như “Đội Hoàng Sa”. - Liên tục từ đó, Việt Nam đã có nhiều hoạt động củng cố chủ quyền trên 2 quần đảo này. Nhà nước Việt Nam đã nhiều lần công bố Sách Trắng về chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, khẳng định 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là một bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam. - Việt Nam là Nhà nước đầu tiên xác lập chủ quyền và là quốc gia duy nhất đã chiếm hữu hòa bình, quản lý liên tục, phù hợp với các quy định của luật pháp Quốc tế đối với 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Kỳ họp thứ ba, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật Biển Việt Nam vào ngày 21 tháng 6 năm 2012. Cơ sở pháp lí.. * Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) - Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982 có 162 quốc gia phê chuẩn và tham gia (tính đến ngày 03 tháng 06 năm 2011). Công ước Luật Biển năm 1982 được coi là Hiến pháp của thế giới về các vấn đề biển và đại dương. Công ước Luật Biển năm 1982 nêu mỗi quốc gia ven biển có 5 vùng biển, bao gồm: Nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. - Năm 1994, Quốc hội nước ta đã thông qua Nghị quyết về việc phê chuẩn và chính thức trở thành thành viên của Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982. Bằng việc phê chuẩn này, chúng ta có đầy đủ cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam. [5] * Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông giữa các nước ASEAN và Trung Quốc năm 2002 (DOC): - Các bên khẳng định lại cam kết đối với những mục tiêu và nguyên tắc của Hiến chương Liên Hợp quốc, Công ước Luật Biển 1982, Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á. Năm nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình và các nguyên tắc phổ cập khác của luật pháp quốc tế, là những quy tắc cơ bản điều chỉnh quan hệ giữa các quốc gia. Các bên liên quan cam kết giải quyết những tranh chấp lãnh thổ và quyền tài phán bằng các biện pháp hòa bình, không đe dọa sử dụng hay sử dụng vũ lực. - Ngoài ra các bên cam kết tìm ra những phương cách để tạo dựng sự tin cậy và lòng tin trên cơ sở bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau; giải quyết tranh chấp lãnh thổ và quyền tài phán bằng các biện pháp hòa bình; tự kiềm chế không tiến hành các hoạt động làm phức tạp hoặc gia tăng các tranh chấp và ảnh hưởng tới hòa bình và ổn định; trên cơ sở Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982, tinh thần tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông giữa các nước ASEAN và Trung Quốc năm 2002. Các nước liên quan khẳng định tiếp tục đàm phán để thông qua Bộ Quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC) nhằm thúc đẩy hơn nữa hòa bình và ổ
Tài liệu đính kèm:
- skkn_nang_cao_nhan_thuc_cua_hoc_sinh_ve_bien_dong_giao_duc_l.doc