SKKN Nâng cao hứng thú học tin qua hoạt động ngoại khóa cho học sinh THPT

SKKN Nâng cao hứng thú học tin qua hoạt động ngoại khóa cho học sinh THPT

Việc đổi mới phương pháp dạy và học hiện nay là một yêu cầu hàng đầu đặt ra cho ngành giáo dục. Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin (CNTT) và khả năng phổ biến thông tin ngày càng đa dạng, đơn giản, nhanh chóng và rất hiệu quả thông qua hệ thống mạng Internet. Việc dạy và học phải thích ứng được với những điều kiện công nghệ mới và tận dụng những thành tựu của công nghệ trong các hoạt động dạy học.

Môn Tin học chỉ mới được đưa vào dạy học ở cấp bậc phổ thông trong những năm trở lại đây, nên việc tạo sự thu hút, thích thú môn học này cho học sinh chưa được chú trọng. Do đó khi xây dựng đề tài này, tôi hi vọng kết quả sẽ là một sân chơi gây được sự hứng thú, ham học hỏi về kiến thức tin học cho các em, giúp các em quên đi sự nhàm chán bởi những tiết học bài tập, ôn tập truyền thống trên lớp, mà thay vào đó là sự tìm tòi, ôn tập lý thuyết trong phần các trò chơi sôi động được thiết kế trên nền Power point, không làm giảm đi ý nghĩa của tiết học mà lại góp phần làm tăng sự suy nghĩ, có phần nhanh tay lẹ mắt để hoàn thành trò chơi cùng với những hiệu ứng âm thanh làm tăng thêm phần hồi hộp, li kì cho các em học sinh tham gia.

Đề tài “Nâng cao hứng thú học tin học qua hoạt động ngoại khóa cho học sinh THPT” nhằm giúp các em học sinh có cái nhìn khác đi về phương pháp học so với phương pháp truyền thống trước đây là cứ đến tiết bài tập là giáo viên gọi học sinh mang sách lên bảng để làm bài rồi sau đó giáo viên sẽ sửa bài và cho điểm thì điều đó không giúp tạo sự sáng tạo, tự học và chủ động cho các em, mà gây ra kiểu học thuộc lòng máy móc, cổ điển mà lại không hiệu quả. Ở đây tôi không đặt nặng vấn đề một tiết học phải học cho đến hết giờ rồi về, mà tôi chỉ quan tâm đến tiết học đó các em sẽ tiếp thu và nhớ được những gì sau tiết học, các em có vận dụng được vào thực tế hay không? Nên tôi hi vọng qua việc thiết kế các dạng bài tập sinh động này sẽ giúp các em học tốt hơn và mang lại kết quả tốt nhất cho môn

doc 15 trang thuychi01 6510
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Nâng cao hứng thú học tin qua hoạt động ngoại khóa cho học sinh THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT NGA SƠN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
NÂNG CAO HỨNG THÚ HỌC TIN QUA HOẠT ĐỘNG 
NGOẠI KHÓA CHO HỌC SINH THPT
 Người thực hiện: Mai Phương Diệp
 Chức vụ: Giáo viên
 Đơn vị công tác : Trường THPT Nga Sơn
 SKKN thuộc lĩnh vực: Chuyên Môn
THANH HÓA NĂM 2017
MỤC LỤC
I .PHẦN MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài
Việc đổi mới phương pháp dạy và học hiện nay là một yêu cầu hàng đầu đặt ra cho ngành giáo dục. Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin (CNTT) và khả năng phổ biến thông tin ngày càng đa dạng, đơn giản, nhanh chóng và rất hiệu quả thông qua hệ thống mạng Internet. Việc dạy và học phải thích ứng được với những điều kiện công nghệ mới và tận dụng những thành tựu của công nghệ trong các hoạt động dạy học.
Môn Tin học chỉ mới được đưa vào dạy học ở cấp bậc phổ thông trong những năm trở lại đây, nên việc tạo sự thu hút, thích thú môn học này cho học sinh chưa được chú trọng. Do đó khi xây dựng đề tài này, tôi hi vọng kết quả sẽ là một sân chơi gây được sự hứng thú, ham học hỏi về kiến thức tin học cho các em, giúp các em quên đi sự nhàm chán bởi những tiết học bài tập, ôn tập truyền thống trên lớp, mà thay vào đó là sự tìm tòi, ôn tập lý thuyết trong phần các trò chơi sôi động được thiết kế trên nền Power point, không làm giảm đi ý nghĩa của tiết học mà lại góp phần làm tăng sự suy nghĩ, có phần nhanh tay lẹ mắt để hoàn thành trò chơi cùng với những hiệu ứng âm thanh làm tăng thêm phần hồi hộp, li kì cho các em học sinh tham gia..
Đề tài “Nâng cao hứng thú học tin học qua hoạt động ngoại khóa cho học sinh THPT” nhằm giúp các em học sinh có cái nhìn khác đi về phương pháp học so với phương pháp truyền thống trước đây là cứ đến tiết bài tập là giáo viên gọi học sinh mang sách lên bảng để làm bài rồi sau đó giáo viên sẽ sửa bài và cho điểm thì điều đó không giúp tạo sự sáng tạo, tự học và chủ động cho các em, mà gây ra kiểu học thuộc lòng máy móc, cổ điển mà lại không hiệu quả. Ở đây tôi không đặt nặng vấn đề một tiết học phải học cho đến hết giờ rồi về, mà tôi chỉ quan tâm đến tiết học đó các em sẽ tiếp thu và nhớ được những gì sau tiết học, các em có vận dụng được vào thực tế hay không? Nên tôi hi vọng qua việc thiết kế các dạng bài tập sinh động này sẽ giúp các em học tốt hơn và mang lại kết quả tốt nhất cho môn học.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Ngày nay việc học của các em học sinh còn mang nặng tư tưởng thuộc một cách máy móc, học nhiều nhưng mau quên. Do đó, khi giảng dạy chúng ta có cố gắng dạy nhiều cho các em thì cũng chưa hẳn đã tốt cho các em, mà đôi khi còn gây một tác động tiêu cực là làm các em hoang mang và không hiểu bài tốt. Nên việc tìm ra một phương pháp học mới cho các em, nhằm giúp các em đỡ căng thẳng, mệt mỏi và vẫn có thể nhớ bài lâu hơn, nhằm tạo sự hứng thú ham học cho các em là một việc hết sức quan trọng và tối cần thiết.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Học sinh trường THPT Nga Sơn.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
 - Coi trọng tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong giờ học.
- Lấy học sinh làm trung tâm, thay đổi hoạt động chủ yếu là thuyết trình sang hoạt động đối thoại, giao tiếp với học sinh.
Để có được một hoạt động ngoại khóa như mục đích mong muốn đặt ra cần có sự chuẩn bị kĩ về dự kiến, cách thức tổ chức, giao nhiệm vụ cho học sinh, tiến trình tổ chức hoạt động
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
Phương pháp dạy học truyền thống lấy giáo viên làm trung tâm, giáo viên nói những điều mình hiểu, mình biết cho học sinh phải nghe, phải ghi như cái máy. Phương pháp dạy học hiện đại lấy học sinh làm trung tâm, giáo viên có vai trò hướng dẫn chỉ đạo học sinh tiếp thu lĩnh hội kiến thức. Ưu điểm lớn nhất của phương pháp này là học sinh phát triển tư duy ngôn ngữ, tư duy hình tượng, tư duy logic và kĩ năng lập luận bảo vệ ý kiến quan điểm của mình. Học sinh vừa là đối tượng vừa là chủ thể  của hoạt động học. Giáo viên không chỉ có kiến thức chuyên môn vững mà còn cần có năng lực sư phạm tốt, khéo léo trong việc xử lí tình huống phát sinh trong giờ học.
Với hình thức hoạt động ngoại khóa theo chủ đề chủ điểm, GV không chỉ kiểm tra kiến thức của một bài cụ thể như với hình thức kiểm tra bài cũ trong các giờ học chính khóa mà có khả năng kiểm tra kiến thức tổng quát của HS về môn học . Mặt khác, với hình thức các trò chơi dưới dạng câu hỏi, đố vui kích thích được hứng thú của HS, kích thích được tư duy để tái hiện kiến thức đã học.
II. NỘI DUNG
 2.1.Cơ sở lí luận
Công nghệ thông tin ngày càng phát triển và được ứng dụng mạnh mẽ trong dạy học.”. Vì thế với bộ môn Tin học, việc sử dụng và thiết kế ra các tiết học có các hiệu ứng của nhiều phần mềm là điều tất yếu và khá dễ dàng. Nhằm mang lại các tiết bài tập và bài giảng được phong phú và sinh động hơn. Không nhưng thế mà lợi ích mang lại cho các em còn to lơn hơn nữa là các em được tiếp thu cái mới, học theo kiểu mới, hiện đại với lượng kiến thức vẫn đầy đủ như ở các tiết học bài tập truyền thống. Do đó các tiết bài tập này các em sẽ không cầm sách giáo khoa lên bảng làm như trước đây mà các em sẽ có những giao diện là các trò chơi vô cùng sinh động để giúp các em học dễ dàng, nhẹ nhàng mà hiệu quả hơn. 
Đưa chương trình giáo dục ngoài giờ lên lớp vào kế hoạch giáo dục của trường phổ thông là một trong những biểu hiện rõ rệt nhất của sự nghiệp đổi mới giáo dục trong nghị quyết 40 của Quốc hội. Đây là một khâu rất quan trọng trong định hướng giáo dục mới, là lợi thế để trường học thực hiện yêu cầu giáo dục toàn diện: Đức - Trí - Thể - Mĩ theo chủ trương đổi mới giáo dục phổ thông của nhà nước. Thông qua các hoạt động đa dạng, bổ ích của hoạt động ngoại khóa làm phong phú thêm đời sống tinh thần cho HS và giúp HS hoàn thiện dần nhân cách của mình.
Hoạt động ngoại khoá là một thuật ngữ dùng để chỉ các hình thức hoạt động kết hợp dạy học với vui chơi ngoài lớp, nhằm mục đích gắn việc giảng dạy, học tập trong nhà trường với thực tế xã hội. Trong chương trình sách giáo khoa mới, hoạt động ngoại khoá có thể xem như tương đương với hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Mục tiêu của hình thức này nhằm củng cố, khắc sâu những tri thức đã học qua các môn học trên lớp, mở rộng, nâng cao hiểu biết cho học sinh về các lĩnh vực đời sống xã hội, tăng vốn hoạt động thực tiễn Hoạt động ngoại khóa cũng sẽ hỗ trợ cho giáo dục nội khóa, góp phần phát triển và hoàn thiện nhân cách, bồi dưỡng năng khiếu và tài năng sáng tạo của học sinh. Nội dung của giáo dục ngoại khóa rất phong phú và đa dạng thể hiện qua các hình thức sáng tạo, thường xuyên đổi mới đáp ứng được nhu cầu tiếp nhận của học sinh. Nhờ đó các kiến thức tiếp thu được ở trên lớp có cơ hội được áp dụng, mở rộng thêm trên thực tế, đồng thời có tác dụng nâng cao hứng thú học tập nội khóa.
Lâu nay trong trường phổ thông vẫn coi ngoại khóa  là một hoạt động ngoài giờ học, một hoạt động phụ, nằm ngoài quản lí chuyên môn. Cũng có quan niệm cho rằng hoạt động ngoại khóa như một hình thức giải trí, được tổ chức theo một hình thức chương trình trình diễn văn nghệ múa hát, chủ đề đơn giản, sơ sài về nội dung, không chủ điểm, không mang tính giáo dục cao và càng không có khả năng phát huy khả năng của HS (vì chỉ HS nào có năng khiếu mới được lựa chọn tham gia và trình diễn năng khiếu của mình) nên thường gây tâm lí nhàm chán. Quan điểm về hoạt động ngoại khóa như trên là không thỏa đáng, chưa thể hiện sự quan tâm đúng mức cũng như lợi ích thiết thực của hoạt động này đối với việc ghi nhớ kiến thức, nhạy bén trong nhận diện vấn đề và cả khả năng sáng tạo của HS trong quá trình học tập.
Tháng 12/2015, PGS, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Thành - Phó vụ trưởng Vụ giáo dục trung học Bộ giáo dục trong chuyên đề bàn về đổi mới Giáo dục, trong quá trình nói chuyện cùng cán bộ giáoviên các trường THPT trong huyện Yên Khánh có nói về một hạn chế của phương pháp dạy hiện nay: đúng là có đổi mới, nhưng mới chỉ là đổi mới về cách sử dụng phương tiện dạy học - từ bảng sang máy chiếu, từ hình dung tưởng tượng đến quan sát trực quan bằng hình ảnh minh họa sinh động; còn cơ bản vẫn là dạy theo cách cũ. Vẫn cứ bám sát vào SGK, nói những cái trong SGK đã có, phần quan trọng nhất, đó là thực hành thì lại là về nhà tự làm - nói vội vào lúc cuối giờ coi như dặn dò - thế là xong một tiến trình lên lớp. Đó là một bất cập mà chúng ta đều trải qua trong quá trình giảng dạy. Vẫn tâm lí áp lực cháy giáo án, đi thi phải tái hiện kiến thức nên chỉ chú trọng giảng tất cả kiến thức lí thuyết mà quên mất học sinh cần được thực hành cụ thể. Học đi đôi với hành mới mang lại hiệu quả như mong muốn. Vì vậy, hoạt động ngoại khóa chính là hình thức tối ưu nhất có thể đem đến một sự thực hành thú vị cho HS sau những giờ học căng thẳng, mệt mỏi.
Tác dụng của hoạt động ngoại khóa được khẳng định ở chỗ nó gắn kết được giữa lí thuyết với thực hành, làm cho vốn kiến thức của HS được liên kết, được mở rộng và củng cố sâu hơn (vì nguồn tư liệu sưu tầm được rất phong phú và đa dạng, biết cách xử lí tư liệu, phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề). Điều này theo phương pháp dạy học mới rất có ý nghĩa và quan trọng trong việc thực hiện những nhiệm vụ và mục đích dạy học hiện nay
 2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Giảng dạy tin học trước đây đa số là thuyết trình. Một tiết bài tập thông thường: Giáo viên soạn giáo án, hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài theo câu hỏi trong sách giáo khoa, lên bảng chữa bài tập. Trên lớp, giáo viên đóng vai trò chủ đạo trong giờ dạy, học sinh tiếp thu kiến thức qua lời thuyết trình, giảng giải của giáo viên. Trong quá trình giảng, GV chủ yếu tập trung vào một vài phương diện như khái niệm, thành phần, quá trình thực hiện của các câu lệnh, hay của phần mềm .Giáo viên thường đặt nặng mục tiêu dạy hết bài, đúng giờ, đúng chương trình hơn mục tiêu hình thành năng lực tổ chức hoạt động giáo dục cho học sinh.Các đề thi, kiểm tra được ra theo hướng nặng về lý thuyết, nhẹ về thực hành.
Không thể phủ nhận ưu điểm của phương pháp đó, như: Giáo viên có thể đi sâu khai thác những vấn đề đặt ra trong bài học, học sinh tập trung theo dõi nội dung bài học, chú ý đến những vấn đề trọng tâm được nhấn mạnh trong giờ học.
Tuy nhiên nó cũng tồn tại nhiều vấn đề:
 Đối với học sinh:
- Chỉ biết phần kiến thức giới hạn bó hẹp trong một vấn đề, một bài học, một môn học.Vì vậy, tâm lí chung của học sinh khi học Tin học là nhàm chán, ít hứng thú tìm hiểu khám phá giá trị của môn Tin học.
- Chưa phát huy được khả năng sáng tạo, chủ động trong học tập do sự áp đặt trong cách truyền thụ cũng như trong quá trình kiểm tra với phần phải tái hiện kiến thức (thường học vẹt, học tủ).
- Việc vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống trong học tập còn lúng túng, khó khăn.
 Đối với giáo viên:
- Tương tác với học sinh ít nên không có cái nhìn đa chiều, đôi khi tự bằng lòng với chính mình nên nhiều khi không có cơ hội nhìn lại mình để tự nâng cao năng lực truyền đạt (phương pháp) cũng như năng lực về chuyên môn.
- Bài giảng trở thành giáo điều, khô khan, khó tiếp nhận.
- Giáo viên chưa có điều kiện bộc lộ hết nghiệp vụ sư phạm của mình, không có điều kiện làm việc chung với cả tổ nhóm để nâng cao hiệu quả chuyên môn cũng như trao đổi rút kinh nghiệm.
Hiện tượng đó phản ánh rõ một điều là dạy học và đánh giá học phần này hiện nay còn khá nặng về lý luận, thiếu tính thiết thực. Vì vậy cần phải thay đổi nhận thức về tính thiết thực của môn học  đối với việc hình thành năng lực tổ chức hoạt động giáo dục ở trường phổ thông cho học sinh
 2.3.Các giải pháp thực hiện để giải quyết vấn đề
Coi trọng tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong giờ học.
Lấy học sinh làm trung tâm, thay đổi hoạt động chủ yếu là thuyết trình sang hoạt động đối thoại, giao tiếp với học sinh.
	Để có được một hoạt động ngoại khóa như mục đích mong muốn đặt ra cần có sự chuẩn bị kĩ về dự kiến, cách thức tổ chức, giao nhiệm vụ cho học sinh, tiến trình tổ chức hoạt động. Căn cứ vào tình hình thực tế của bộ môn tại trường giảng dạy, căn cứ và mức độ nhận thức của học sinh của khối lớp đảm nhiệm giảng dạy tôi đề xuất hình thức tổ chức “Nâng cao hứng thú học tin học qua hoạt động ngoại khóa cho học sinh THPT”
*Khâu chuẩn bị
Như chúng ta đã biết, trước đây việc học 1 tiết bài tập thì đa số các giáo viên đều cho các em cầm sách giáo khoa lên bảng làm bài như trong sách, sau đó cả lớp sửa bài và chấm điểm. Trong phân phối chương trình của năm nay, tiết bài tập và thực hành số 1 được học trong 3 tiết, nên nếu chỉ làm bài tập trong sách giáo khoa thì sẽ dư thời gian rất nhiều. 
Do đó, nhân dịp này, tôi cho các em làm 1 bài tập theo 1 hình thức ngoại khóa với đề bài : như 1 trò chơi giải ô chữ. 
Ở các tiết bài tập các em sẽ chơi ô chữ, sẽ có 1 giao diện được thiết kế trên nền Power point có các câu hỏi tương ứng với nội dung của từng khối lớp học ở các hàng ngang với mỗi hàng ngang là các ô chữ mà mỗi em sẽ được lựa chọn câu hỏi để trả lời, với nội dung và hoạt động của trò và thầy như sau:
Nội dung
Hoạt động của GV và HS
GV Giới thiệu trò chơi .
- Ở trò chơi này : Khi HS lựa chọn hàng ngang thứ mấy thì nhấp chuột vào số tương ứng, lập tức câu hỏi sẽ hiện ra, và GV bấm tính giờ với TG là 20s. Nếu HS trả lời đúng, GV nhấp chuột vào khung câu hỏi để xuất hiện câu trả lời. Khi đó câu trả lời sẽ hiện ra các chữ cái nằm trong các ô chữ tương ứng. Sau đó GV nhấp lại vào số hàng ngang tương ứng để câu hỏi đó biến mất, để tiếp tục cho câu hỏi ở hàng ngang tiếp theo. Cứ như vậy cho đến khi hết câu hỏi ở các hàng ngang thì dừng.
-GV nêu thể lệ của trò chơi ở vòng từng khối lớp khi nhấp chuột vào slide
GV chiếu màn hình của trò chơi trên 
HS: Các tổ cử đại diện lên ngồi vào đúng vị trí đã được quy định và bước vào vòng thi thứ 1.
HS: 4 em của 4 tổ sẽ lần lượt lựa chọn câu hỏi và trả lời bằng cách giơ tay trả lời câu hỏi. Nếu HS chọn câu hỏi mà không có câu trả lời khi đã hết thời gian thì nhường quyền trả lời cho các em còn lại. Nếu các em còn lại cũng không có câu trả lời thì quyền trả lời sẽ thuộc về khán giả.
*Một số hình ảnh minh họa “ nâng cao hứng thú học Tin học cho học sinh THPT ở từng khối lớp học .
*Khối lớp 10
(Có hình ảnh minh họa trong bản in SKKN)
Khối lớp 11: 
(Có hình ảnh minh họa trong bản in SKKN)
Khối lớp 12
(Có hình ảnh minh họa trong bản in SKKN)
*Ý nghĩa : là giúp các em ôn tập lại các kiến thức đã học trong chương trình môn học.
 Dựa vào kết quả của trò chơi để tổng điểm số cho cả tổ và xếp hạng nhất, nhì, ba và khuyến khích cho các tổ để trao giải thưởng.
2.4.Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm với hoạt động giáo dục
Hoạt động ngoại khóa có ưu thế khá lớn với các môn khoa học tự nhiên , đặc biệt là Tin học. Từ hoạt động này, việc dạy và học sẽ có cơ sở thực tế, tạo hưng phấn hứng thú cho học sinh trong giờ học chính khóa. Vốn sống, vốn hiểu biết của thầy và trò được mở rộng. Với môn Tin học, hoạt động ngoại khóa có hiệu quả cao với việc nâng cao chất lượng dạy và học. Học sinh không chỉ học chay, học thụ động mà sẽ được gắn với thực tế sinh động, phong phú, hình thành xúc cảm thẩm mĩ cho các em - những điều mà thầy cô không có điều kiện trình bày trong giờ chính khóa. Nó đáp ứng yêu cầu đa dạng hóa hình thức học tập, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện tư duy sáng tạo, phát triển mở rộng kiến thức và giáo dục học sinh một cách toàn diện. Có thể coi hoạt động ngoại khóa là hoạt động có tính chất tích hợp - đúng với chủ trương hiện nay của Bộ giáo dục -đào tạo, thậm chí là tích hợp cao hơn các dạng tích hợp khác vì  nó tổng hợp được kiến thức theo cả chiều rộng và bề sâu, tích hợp được nhiều kĩ năng trong một buổi ngoại khóa: kết hợp giữa kiến thức lí thuyết với kinh nghiệm thực hành, trải nghiệm trong thực tế; hình thức tổ chức đa đạng phát huy được nhiều năng lực của HS với bộ môn và trong cả thực tiễn, năng lực tư duy sáng tạo, nhạy bén, hoạt động tập thể, kĩ năng giải quyết tình huống Mặt khác, hoạt động ngoại khóa môn Tin học cũng giảm bớt lối thuyết trình dài dòng vốn vẫn sử dụng trong giờ học chính khóa, tạo điều kiện cho GV chủ động  về cách dạy, tạo nên những bài giảng mang phong cách, dấu ấn riêng.
2.4.1.Với việc hình thành các năng lực cho HS
Năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết tình huống thực tiễn: Môn Tin là một môn học đặc thù, luôn gắn với thực tiễn và được ứng dụng trong thực tiễn nhiều nhất, hình thành nhân cách, lối sống lành mạnh cho học sinh , giúp các em biết cách giao tiếp trong các lĩnh vực của đời sống. Đó cũng là cơ sở để học tốt các môn học khác: biết phân tích, phán đoán (các hình ảnh, các tín hiệu qua hình thức của hoạt động ngoại khóa), có khả năng rút ra kết luận và suy luận một cách khoa học, biết cách giải quyết có hiệu quả các tình huống trong học tập và cuộc sống. Cũng trên nền tảng đó, HS có năng lực hành động, năng lực thích ứng, năng lực giao tiếp và năng lực tự khẳng định. Nếu chỉ giảng dạy đơn điệu trên bục giảng chính khóa thì học sinh chỉ được tiếp thu một chiều kiến thức mà không có cơ hội trở thành chủ thể tiếp nhận với cảm quan cá nhân. Cần phải có hoạt động ngoại khóa để tạo nên một hình thức dạy học trải nghiệm với những yếu tố vui mà có ích, củng cố được kiến thức. Trên cơ sở đã trang bị những kiến thức lí thuyết cơ bản trên lớp thì hoạt động ngoại khóa sẽ là cơ hội hiện thực hóa lí thuyết, là cơ hội được tiếp xúc những thẩm mĩ có thật của môn văn với đúng đặc thù của nó.
Năng lực phát hiện vấn đề (nhận biết nhạy bén): Những câu hỏi khó, hóc búa lôgic buộc HS phải tìm được không phải một mà nhiều cách tiếp cận, nhiều cách lí giải. Việc phát hiện vấn đề ở nhiều khía cạnh khác nhau sẽ là cơ sở của nhiều con đường tìm kiếm khác nhau giúp các em phát hiện vấn đề, tìm ra con đường tiếp cận cho riêng mình. Năng lực này một khi được hình thành và bồi dưỡng đầy đủ nõ sẽ phát triển và trở thành bản lĩnh, cốt cách của học sinh không phải chỉ ở phạm vi Tin học mà còn ở phạm vi con người toàn diện. Và rất biện chứng, nó lại góp phần làm cho năng lực cảm thụ thẩm mĩ của học sinh được nâng lên một trình độ cao hơn.
2.4.3.Hiệu quả của hoạt động ngoại khóa
	Đối với GV: Gắn lí thuyết với thực tiễn, củng cố thêm kiến thức trên lớp, gắn liền giữa nhà trường và cuộc sống.
Hiểu rõ hơn học sinh của mình, phát hiện được khả năng của các em, từ đó điều chỉnh phương pháp dạy trên lớp cho phù hợp, khơi dậy, bồi dưỡng những tiềm năng . Mặt khác, giáo viên cũng có cơ hội bồi dưỡng thêm vốn sống, vốn hiểu biết từ thực tế để giờ dạy chính khóa không còn nghèo nàn, thiếu cơ sở thực tiễn.
Từ đó GV cũng có thêm kinh nghiệm đánh giá xếp loại cũng như biết cách ra đề kiểm tra trên lớp sao cho phù hợp hơn với từng đối tượng học sinh cụ thể. Phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu. Phát huy tính tự chủ độc lập và làm việc tập thể của HS.
Đối với HS: thông qua hình thức trò chơi, học sinh nhớ kiến thức dễ dàng hơn, có hứng thú nhiều hơn với môn Tin học; các em tự khám phá và thể hiện được tài năng của mình qua các trò chơi như sử dụng thuật ngữ và sử dụng bàn phím các. Ngoài ra, hình thức học này cũng rèn luyện cho các em kĩ năng nói, kĩ năng giao tiếp trước đám đông, kĩ năng làm việc nhóm để có hiệu quả cao nhất.
Rèn luyện khả năng quan sát cuộc sống , mọi việc xung quanh, có tư duy, năng lực khái quát tổng hợp và giải quyết vấn đề.
Tóm lại: Hoạt động ngoại khoá có thể được coi như một trong các hình thức để đánh giá học sinh theo quan điểm phát triển toàn diện và càng có ý nghĩa hơn nếu các hoạt động ngoại khoá có tác động trở lại, giúp học sinh có thêm hứng thú, niềm vui trong học tập môn tin học .Với những lý do trên, hoạt động ngoại khoá nên được tổ chức gắn liền với quá trình học tập chính khóa để HS tham gia với niềm say mê, tự nguyện, quan trọng nhất là thay đổi được cách tiếp nhận và thái độ học đối với bộ môn.
Ngoài ra trong phạm vi là 1 lớp học thì sẽ không làm ảnh hưởng đến các lớp khác với hình thức học nhóm như thế. Còn với nội dung của các tiết bài tập thì giúp các em có lượng kiến thức gói gọn lại mà vẫn nhớ được bài tốt.
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
 3.1.Kết luận
Hiệu quả xã hội của sáng kiến kinh nghiệm:
Khi hoạt động ngoại khóa được áp dụng vào thực tế giảng dạy môn Tin học đem lại hiệu quả giáo dục rất lớn. Cụ thể là:
* Đối vớ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_nang_cao_hung_thu_hoc_tin_qua_hoat_dong_ngoai_khoa_cho.doc