SKKN Nâng cao hiệu quả hướng dẫn học sinh trường THPT Thường Xuân 2 phân tích tác phẩm văn xuôi qua sự đối sánh văn bản

SKKN Nâng cao hiệu quả hướng dẫn học sinh trường THPT Thường Xuân 2 phân tích tác phẩm văn xuôi qua sự đối sánh văn bản

 Phân tích tác phẩm văn xuôi là một hoạt động có vai trò quan trọng trong quá trình dạy học môn Ngữ văn. Ở trường THPT, học sinh được tiếp cận với nhiều tác phẩm văn xuôi có sự phức tạp cả về nội dung lẫn hình thức nghệ thuật, nên yêu cầu phân tích loại hình tác phẩm này cũng cần có nhiều biện pháp, phương pháp khác nhau.

 Đối chiếu, so sánh trong hướng dẫn học sinh phân tích tác phẩm văn xuôi tuy không phải là phương pháp mới, nhưng lâu nay đa số giáo viên và học sinh mới chỉ dừng lại ở khía cạnh đối chiếu trong phạm vi một tác giả, tác phẩm nên hiệu quả chưa thực sự tốt, nhất là trong cách nhìn bao quát vấn đề văn học. Trong khi lí thuyết liên văn bản cho rằng “Mỗi văn bản là một liên văn bản; những văn bản khác có mặt trong nó ở các cấp độ khác nhau dưới những hình thái ít nhiều nhận thấy được: những văn bản của văn hóa trước đó và những văn bản của văn hóa thực tại xung quanh. Mỗi văn bản đều như là một tấm vải mới được dệt bằng những trích dẫn cũ”. Đó là cơ sở để chúng ta có thể nhìn nhận, xem xét các tác phẩm văn học trong một mối liên hệ qua lại với nhau.

Xuất phát từ tính chất liên văn bản của các tác phẩm văn học và thực tế dạy học học sinh các lớp định hướng các môn khoa học xã hội, tôi đã mạnh dạn đề xuất thực hiện đối sánh mang tính hệ thống, quy chiếu nhiều văn bản nhằm giúp học sinh vừa có sự củng cố kiến thức đã học, khái quát vừa mở rộng hiểu biết nhiều vấn đề của tác phẩm văn xuôi vốn còn khá khó với trình độ các em. Đề tài Nâng cao hiệu quả hướng dẫn học sinh THPT Thường Xuân 2 phân tích tác phẩm văn xuôi qua sự đối sánh văn bản được triển khai từ lí do như vậy.

 

doc 19 trang thuychi01 6960
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Nâng cao hiệu quả hướng dẫn học sinh trường THPT Thường Xuân 2 phân tích tác phẩm văn xuôi qua sự đối sánh văn bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục
Mục	Trang
Mục lục	 1
Mở đầu	 1
- Lí do chọn đề tài	 2
- Mục đích nghiên cứu	 3
- Đối tượng nghiên cứu	 3
- Phương pháp nghiên cứu	 3
Cơ sở lí luận, thực trạng và giải pháp cho vấn đề
- Cơ sở lí luận	 3
- Thực trạng của vấn đề	 4
- Giải pháp và tổ chức thực hiện	 5
 Đối sánh các văn bản về nội dung tư tưởng	 6
 Đối sánh các văn bản về nghệ thuật	 8
- Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm	 12
- Kết luận, kiến nghị	 13
- Tài liệu tham khảo	 15
- Phụ lục	 16
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HƯỚNG DẪN HỌC SINH TRƯỜNG THPT THƯỜNG XUÂN 2 PHÂN TÍCH TÁC PHẨM VĂN XUÔI QUA SỰ ĐỐI SÁNH VĂN BẢN
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
	Phân tích tác phẩm văn xuôi là một hoạt động có vai trò quan trọng trong quá trình dạy học môn Ngữ văn. Ở trường THPT, học sinh được tiếp cận với nhiều tác phẩm văn xuôi có sự phức tạp cả về nội dung lẫn hình thức nghệ thuật, nên yêu cầu phân tích loại hình tác phẩm này cũng cần có nhiều biện pháp, phương pháp khác nhau.
	Đối chiếu, so sánh trong hướng dẫn học sinh phân tích tác phẩm văn xuôi tuy không phải là phương pháp mới, nhưng lâu nay đa số giáo viên và học sinh mới chỉ dừng lại ở khía cạnh đối chiếu trong phạm vi một tác giả, tác phẩm nên hiệu quả chưa thực sự tốt, nhất là trong cách nhìn bao quát vấn đề văn học. Trong khi lí thuyết liên văn bản cho rằng “Mỗi văn bản là một liên văn bản; những văn bản khác có mặt trong nó ở các cấp độ khác nhau dưới những hình thái ít nhiều nhận thấy được: những văn bản của văn hóa trước đó và những văn bản của văn hóa thực tại xung quanh. Mỗi văn bản đều như là một tấm vải mới được dệt bằng những trích dẫn cũ”. Đó là cơ sở để chúng ta có thể nhìn nhận, xem xét các tác phẩm văn học trong một mối liên hệ qua lại với nhau.
Xuất phát từ tính chất liên văn bản của các tác phẩm văn học và thực tế dạy học học sinh các lớp định hướng các môn khoa học xã hội, tôi đã mạnh dạn đề xuất thực hiện đối sánh mang tính hệ thống, quy chiếu nhiều văn bản nhằm giúp học sinh vừa có sự củng cố kiến thức đã học, khái quát vừa mở rộng hiểu biết nhiều vấn đề của tác phẩm văn xuôi vốn còn khá khó với trình độ các em. Đề tài Nâng cao hiệu quả hướng dẫn học sinh THPT Thường Xuân 2 phân tích tác phẩm văn xuôi qua sự đối sánh văn bản được triển khai từ lí do như vậy.
1.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
	Đối với quá trình dạy học Ngữ văn ở trường THPT Thường Xuân 2: hướng tới xây dựng được cơ sở lí thuyết để giúp học sinh nâng cao năng lực phân tích tác phẩm văn xuôi thông qua sự đối chiếu, so sánh một số văn bản. Trên cơ sở lí thuyết ấy, các em có thể áp dụng phương pháp này vào phân tích một văn bản mới. Đề tài này cũng nhằm xây dựng một hệ quy chiếu văn bản để giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học luôn liên hệ, mở rộng vấn đề mỗi khi khám phá một tác phẩm văn xuôi.
	Đối với quá trình đổi mới phương pháp dạy học hướng đến sự phát triển năng lực học sinh hiện nay: đề tài này góp phần vào việc hình thành năng lực tự xây dựng phương pháp đọc hiểu văn bản văn học nói chung, văn bản văn xuôi nói riêng, qua đó các em có thể tự kiểm tra, đánh giá được năng lực cảm thụ văn học của bản thân. Đồng thời, người viết cũng luôn trăn trở và mong muốn làm cho học sinh bớt cảm giác căng thẳng, nặng nề trong học tập môn Ngữ văn, để các em thấy rõ được sự gần gũi giữa tác phẩm văn học và đời sống. Đây là mục tiêu chung của cả quá trình đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
	Với mục tiêu đã đặt ra, đề tài này tập trung vào việc hướng dẫn học sinh các lớp mũi nhọn phân tích tác phẩm văn xuôi qua đối chiếu, so sánh các vấn đề về nội dung và hình thức nghệ thuật của các tác phẩm văn xuôi ở chương trình THPT. Từ đó đề tài cũng tập trung đánh giá sự tiến bộ của học sinh trong đọc hiểu tác phẩm, và đánh giá sự phát triển năng lực phân tích văn bản văn xuôi nghệ thuật của các em.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
	Để nghiên cứu đề tài này, tôi đã sử dụng những phương pháp sau đây để thực hiện các vấn đề đặt ra:
- Đọc, tổng hợp các tài liệu nghiên cứu lí thuyết về phân tích tác phẩm văn xuôi trong nhà trường, các vấn đề về lí luận văn học liên quan đến tác phẩm tự sự.
- Phân tích dữ liệu trong các tác phẩm được lựa chọn để xây dựng cơ sở lí thuyết cho đề tài.
- Phân tích, thông kê số liệu thực nghiệm dạy học theo phương pháp đề xuất.
2. Cơ sở lí luận, thực trạng và giải pháp cho vấn đề
2.1. Cơ sở lí luận của vấn đề
Dạy học Ngữ văn nói chung, hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản văn xuôi nói riêng là nhiệm vụ quan trọng trong việc giáo dục thẩm mĩ, giáo dục giá trị cho học sinh THPT. Trong đó vấn đề hướng dẫn học sinh phân tích tác phẩm văn xuôi là một trong những nhiệm vụ quan trọng và rất khó khăn. Hiện nay, việc đọc hiểu văn bản đã trở thành một yêu cầu căn bản và đã được chú trọng vào đổi mới phương dạy học, phương pháp kiểm tra, đánh giá. PGS.TS Phan Huy Dũng trong một công trình khoa học giáo dục chỉ ra rằng: “Dạy học văn, cụ thể là dạy học đọc hiểu văn bản, không phải là nghiên cứu – phê bình văn học nhưng có mối liên hệ tất yếu với nósự cần thiết của việc vận dụng lí thuyết liên văn bản không chỉ giúp ta hiểu sâu về thuộc tính bản thể của một văn bản văn học nói chung mà còn tạo điều kiện để ta tìm ra cách tiếp cận phù hợp, đáng tin cậy đối với những sáng tác mang tâm thức thời đại” .
Lí thuyết tiếp nhận văn học cũng đề cao quá trình tiếp nhận sáng tạo của người đọc đối với tác phẩm tự sự. Ingarder giải thích rõ thêm và khẳng định tác phẩm sẽ được cụ thể hóa trong quá trình tiếp nhận của người đọc: Tác phẩm văn chương tự thân nó, chỉ như là một bộ xương, sẽ được người đọc bổ sung và bù đắp ở một loại phương diện, nhưng trong một số trường hợp, nó cũng bị biến đổi hoặc bóp méo. Chỉ dưới cái diện mạo mới, đầy đủ và cụ thể hơn này (mặc dù giờ đây vẫn chưa được hoàn toàn cụ thể), tác phẩm cùng với những bổ sung cho nó mới là đối tượng của tiếp nhận và khoái cảm thẩm mĩ. Theo đó, mỗi tác phẩm văn học ra đời đều chứa đựng những đặc trưng về văn hóa – dân tộc của ngôn ngữ và tư duy của tác giả đó. Những nhà văn có cùng một “mã” văn hóa sẽ có ít nhiều điểm tương đồng trong sáng tác của họ, tạo nên tính liên văn bản, “trường văn bản”. Đây là cơ sở để thực hiện việc so sánh, đối chiếu tác phẩm.
Lí thuyết liên văn bản khẳng định bản thân mỗi tác phẩm văn học nằm trong một liên văn bản. Khẳng định ấy là tiền đề giúp chúng ta có một cái nhìn đại cục về tác phẩm, qua đó tìm ra những phương pháp tối ưu cho cách tìm hiểu, khám phá văn bản. 
Hướng dẫn học sinh phân tích tác phẩm văn xuôi trong dạy học từ trước tới nay đã có nhiều công trình nghiên cứu từ cấp quản lí vĩ mô cho đến cấp cơ sở, giáo viên trực tiếp giảng dạy. Có thể kể ra các công trình: Đọc hiểu văn bản – khâu đột phá trong dạy học văn hiện nay của giáo sư Trần Đình Sử; Về việc vận dụng lí thuyết liên văn bản vào dạy học Ngữ văn ở trường THPT hiện nay của PGS-TS Phan Huy Dũng
Việc hướng dẫn học sinh phân tích một văn bản văn xuôi có những thuận lợi và khó khăn riêng của nó, nhất là trong bối cảnh dạy học văn hiện nay. Những điều kiện này đặt ra yêu cầu cần phải vận dụng những phương pháp dạy học sáng tạo, phù hợp và hấp dẫn học sinh để việc phân tích đạt được hiệu quả mong muốn. So sánh, đối chiếu các văn bản khi hướng dẫn học sinh phân tích tác phẩm là một trong những phương pháp hiệu quả trong điều kiện dạy học ở trường THPT thời đại thông tin đến với con người rất đa dạng, đa chiều ngày nay.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Việc hướng dẫn học sinh phân tích tác phẩm văn xuôi trong nhà trường thông qua sự đối sánh văn bản cũng đã từng được nhiều giáo viên áp dụng trong công tác giảng dạy của mình, và thực tiễn giảng dạy, có thể giáo viên Ngữ văn nào cũng đã từng thực hiện. Song, để có được những vấn đề mang tính lí luận chung nhất thì chưa có một công trình nghiên cứu nào thực hiện nhằm xây dựng được hệ phương pháp đồng bộ cho vấn đề này. Từ thực tiễn này, tôi mạnh dạn đưa ra những kinh nghiệm mà bản thân đã từng trăn trở, thực hiện và nhận thấy những hiệu quả rất tích cực trong quá trình giảng dạy tại trường THPT Thường Xuân 2.
2.2.1. Thực trạng giảng dạy trong nhà trường THPT nói chung: 
Qua tìm hiểu đồng nghiệp ở nhiều trường THPT trong tỉnh, tôi thấy rằng sự đối sánh văn bản trong giảng dạy nói chung rất cần thiết, và cũng có nhiều giáo viên muốn sử dụng phương pháp này. Nhưng thực tế thì giáo viên thông thường chỉ muốn đối sánh trong dạy học tác phẩm thơ hơn là văn xuôi, bởi vì việc phân tích tác phẩm văn xuôi cần nhiều thời gian, vốn kiến thức văn xuôi. Trong khi đó chương trình, sách giáo khoa của chúng ta hiện nay lại đang có một khung rất nặng, tạo sự gò bó, áp lực lên cả thầy và trò, vì thế mà thầy thì cố gắng “tua” cho thật nhanh để đảm bảo phân phối chương trình, trò thì căng ra mà nắm bắt nếu không thì không đủ kiến thức để làm bài. Xin dẫn lại ý kiến của tác giả Phan Huy Dũng: “hiện nay, giờ đọc hiểu văn bản vẫn được triển khai theo các bước từng được đề xuất bởi Dương Quảng Hàm từ những năm 30, 40 của thế kỉ trước, với đôi chút điều chỉnh về tên gọi các bước cũng như hình thức tổ chức thực hiện chúng.”
Do vậy, vấn đề phân tích tác phẩm văn xuôi trong trường THPT chưa đặt trong một hệ thống có sự đối chiếu, so sánh giữa các văn bản, nghĩa là nhiều thầy cô vẫn phân tích văn bản một cách riêng biệt. Đó cũng là một hạn chế cần khắc phục trong dạy học văn hiện nay.
2.2.2. Thực trạng ở trường THPT Thường Xuân 2
Học sinh trường THPT Thường Xuân 2 đa số là dân tộc thiểu số ở vùng sâu xa, vùng đặc biệt khó khăn nên còn nhiều hạn chế trong tiếp cận tác phẩm văn học, nhất là tác phẩm văn xuôi trong và ngoài nhà trường. Từ đặc điểm vùng, miền và dân tộc như vậy, giáo viên ngoài việc giảng dạy kiến thức chuyên môn còn phải tập trung vào giảng dạy các kĩ năng đọc, viết, kĩ năng sống, kĩ năng giao tiếp nên lượng thời gian dành cho tác phẩm thực tế là không nhiều. Cùng chung thực trạng với một số trường miền núi cao khác trong tỉnh, ở trường THPT Thường Xuân 2 còn hiện tượng cho học sinh tập đọc nhanh, vì nhiều em không được luyện đọc từ các cấp dưới nên mất khá nhiều thời gian cho việc đọc xong một tác phẩm. Do đó, phân tích một tác phẩm văn xuôi ở đây chưa thể mở rộng hơn ngoài phạm vi văn bản đó.
	Từ thực tế này, tôi chỉ áp dụng việc hướng dẫn học sinh phân tích tác phẩm văn xuôi qua sự đối sánh văn bản đối với những học sinh được xếp vào “tốp trên”, tức là những lớp học sinh ở mức khá đồng đều các môn khoa học xã hội. Trong khoảng 5 năm trở lại đây, tôi đã tích cực áp dụng việc đối sánh các văn bản văn xuôi trong và ngoài nhà trường khi dạy học các lớp “mũi nhọn”. Và tôi nhận thấy học sinh có nhiều hứng thú, hiểu bài sâu hơn và làm bài văn cũng đạt kết quả tốt hơn sau khi dạy học theo cách đối sánh này..
2.3. Giải pháp và cách thức tổ chức thực hiện
* Giải thích khái niệm đối sánh: đối sánh là thuật ngữ thường được sử dụng trong văn học, bao gồm hai khái niệm đối chiếu và so sánh. Đối sánh văn bản là đối chiếu và so sánh các văn bản với nhau. Như vây phân tích tác phẩm văn xuôi qua sự đối sánh văn bản là phân tích thông qua đối chiếu tác phẩm này với tác phẩm khác để tìm sự tương đồng, sự khác biệt và quan trọng là tìm mối liên hệ giữa các tác phẩm văn học.
2.3.1. Đối sánh các văn bản về phương diện nội dung, tư tưởng
Thông thường các tác phẩm văn học đều thể hiện rõ khuynh hướng tư tưởng của nhà văn và được liệt vào các dòng, các trào lưu tư tưởng. Trong văn học thế giới nói chung và văn học Việt Nam nói riêng, từ trước tới nay ta thường quy các trào lưu, trường phái tư tưởng ấy thành: tư tưởng yêu nước, tư tưởng nhân đạo, cảm hứng thế sự Đó là các thuật ngữ mà nền lí luận văn học xưa nay đã xây dựng và tồn tại cơ bản là thống nhất suốt thời kì dài.
Trong quá trình dạy học, chúng ta cần đối chiếu, so sánh các tác phẩm văn học với nhau để việc phân tích đạt hiệu quả tốt hơn, vì so sánh là một trong những phương pháp dễ làm và cho kết quả nhanh hơn các phương pháp khác. Việc so sánh, đối chiều có thể thực hiện giữa tác phẩm trong nhà trường với tác phẩm ngoài nhà trường, giữa tác phẩm văn học Việt Nam với văn học nước ngoài và các tác phẩm khác nhau về thời đại.
Việc so sánh, đối chiếu về phương diện nội dung, tư tưởng có thể xét ở các khía cạnh sau:
2.3.1.1. Đối sánh các văn bản ở bình diện tương đồng về nội dung tư tưởng
Trong các tác phẩm văn học đưa vào chương trình dạy học ở trường THPT có nhiều tác phẩm có sự tương đồng về nội dung tư tưởng. Đó là điều kiện tốt để hướng dẫn học sinh đối chiếu, so sánh khi phân tích một tác phẩm. Cách so sánh có thể thực hiện đối chiếu một tác phẩm với một tác phẩm hoặc một tác phẩm với nhiều tác phẩm.
So sánh hai tác phẩm với nhau: đây là cách làm dễ mang lại hiệu quả tốt và phù hợp với trình độ nhận thức của người học trong quá trình dạy học, kể cả dạy học những đối tượng học sinh trung bình. Các tác phẩm có thể so sánh, đối chiếu với nhau để mang lại hiệu quả tốt là: so sánh, đối chiếu tác phẩm Rừng xà nu với tác phẩm Đất nước đứng lên của nhà văn Nguyễn Trung Thành – Nguyên Ngọc, tác phẩm Tắt Đèn của Ngô Tất Tố và Chí Phèo của Nam Cao, Tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam với truyện Một đám cưới của Nam Cao, truyện Vợ nhặt của Kim Lân với truyện Nhà mẹ Lê của Thạch Lam. 
Chẳng hạn với hai tác phẩm của Nguyên Ngọc – Nguyễn Trung Thành, giáo viên có thể đặt câu hỏi sau khi cung cấp cho học sinh những thông tin cơ bản về tiểu thuyết Đất nước đứng lên: 
- Anh (chị) hãy cho biết điểm chung giữa nội dung tư tưởng mà nhà văn muốn gửi gắm qua hai tác phẩm này. 
- Gợi ý để học sinh chỉ ra điểm chung của hai tác phẩm: điểm chung là chủ nghĩa anh hùng cách mạng được đề cao, ca ngợi trong hoàn cảnh vận mệnh của dân tộc đang đứng trước nguy cơ bị kẻ thù tiêu diệt. Rừng xà nu xoay quanh cuộc nổi dậy của làng Xô Man, mà trung tâm là người anh hùng Tnú trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, còn Đất nước đứng lên lại tập trung ca ngợi cuộc đứng lên chống Pháp của dân làng Kông Hoa, mà trung tâm là hình tượng anh hùng Núp.
	Với hai tác phẩm Tắt Đèn của Ngô Tất Tố và Chí Phèo của Nam Cao, gợi ý để học sinh so sánh để làm nổi bật những vấn đề sau: cái nhìn của các nhà văn đối với người nông dân và giai cấp thống trị trong xã hội Việt Nam trước cách mạng tháng Tám là rất thống nhất. Người nông dân phải chịu biết bao khổ nhục do sự áp bức, bóc lột của bọn thống trị tàn bạo, còn tầng lớp cường hào, địa chủ thì luôn luôn hiện lên với những phẩm chất xấu xa, cay độc và hết sức xảo trá, quỷ quyệt. Hơn nữa, điểm chung của hai tác giả ở hai sáng tác của họ còn là cái nhìn đầy thương cảm, xót xa, nhân ái với người nông dân, và sự khinh bỉ, miệt thị đối với bọn thống trị.
	Hai đứa trẻ của Thạch Lam và Một đám cưới của Nam Cao lại có sự tương đồng ở chỗ phản ánh những ước mơ, khát vọng hết sức nhỏ nhoi, bình thường và chính đáng của những đứa trẻ. Khi so sánh hai tác phẩm này, cần làm cho học sinh thấy rõ tư tưởng nhân đạo của hai nhà văn hướng tới lứa tuổi còn non nớt với những mơ ước giản dị. Liên trong Hai đứa trẻ tuy còn nhỏ song luôn có những suy tư rất sâu về hoàn cảnh sống, về thời cuộc; cái Dần trong Một đám cưới của Nam Cao lại là cô gái mới lớn với niềm mong ước thật giản dị là luôn được sống đầm ấm với bố và em ở nhà, dù rất nghèo túng. Tư tưởng chủ đạo của Hai tác phẩm vượt lên cả những sự nghèo nàn, tăm tối của xã hội bấy giờ, hướng con người đến những khao khát hướng thiện, và đề cao đời sống tinh thần trong sáng, giản dị của con người.
	Truyện Vợ nhặt của Kim Lân và truyện Nhà mẹ Lê của Thạch Lam đều phản ánh cuộc sống bần cùng của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám. Khi hướng dẫn học sinh phân tích tác phẩm Vợ nhặt, giáo viên kể tóm tắt lại truyện Nhà mẹ Lê để học sinh nắm được cốt truyện, sau đó dẫn dắt học sinh phân tích văn bản bằng cách so sánh. Cần làm cho các em thấy nét tương đồng trong tư tưởng của hai nhà văn là cái nhìn nhân hậu, đầy tình yêu thương con người ở hai nhà văn. Thạch Lam dù là nhà văn của Tự lực văn đoàn nhưng có cái nhìn rất sâu sắc về mẹ Lê – người nông dân khốn cùng vật vã với cuộc sống để lo cho mười một đứa con. So sánh hình ảnh hai người phụ nữ trong hai tác phẩm, ta thấy trong bất kì hoàn cảnh nào họ cũng luôn có một tấm lòng đôn hậu, vị tha, và luôn giữ vai trò giữ cuộc sống gia đình đầm ấm, hạnh phúc.
	Ở phương diện nội dung tư tưởng là chủ nghĩa nhân đạo thì có thể so sánh, đối chiếu hai tác phẩm Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài) và Vợ nhặt (Kim Lân). Khi muốn so sánh, giáo viên có thể đặt vấn đề cho học sinh tìm hiểu như sau: Hai tác phẩm cùng viết về cuộc đời, thân phận của hình ảnh người phụ nữ trong xã hội Việt Nam, vậy thì anh (chị) hãy tìm điểm chung về tư tưởng của hai văn bản này?
- Gợi ý để học sinh tìm điểm chung: đều phát hiện, khẳng định nỗi khổ và những phẩm chất đáng quý ở người nụ nữ trong xã hội Việt Nam. Nỗi khổ của nhân vật Mị là nỗi khổ của một cô gái dân tộc Mông ở miền núi phía Bắc bị đặt dưới ách thống trị của chế độ phong kiến miền núi và môi trường văn hóa dân tộc còn nhiều hà khắc. Trong khi đó, nỗi khổ của người phụ nữ trong Vợ nhặt là nỗi đau khổ của một cô gái miền xuôi – vùng đồng bằng Bắc bộ trong nạn đói lịch sử năm 1945. Dù ở thời kì khác nhau, hoàn cảnh sống khác nhau, nhưng họ - người phụ nữ là đối tượng dễ bị tổn thương nhất. Tuy vậy, mỗi nhà văn cũng không quên chỉ ra ở nhân vật của mình những phẩm chất đáng quý trọng, đó là niềm khao khát sống, khao khát hạnh phúc, hướng về tương lai và vượt lên hoàn cảnh. Thị trong Vợ nhặt thì muốn tím đến một bến đỗ để tránh khỏi cái đói, cái chết đang đe dọa, còn Mị thì muốn giải phóng cho mình và người nghèo khổ như mình thoát khỏi cuộc sống mà cái ác đang thống trị.
	Khi hướng dẫn học sinh phân tích chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong tác phẩm Rừng xà nu của nhà văn Nguyễn Trung Thành, giáo viên có thể liên hệ với một số tác phẩm văn học nước ngoài có cùng đề tài chiến tranh để làm nổi bật rõ hiện tượng mang tính lịch sử của vấn đề này. Đây là nội dung hiện hữu trong nền văn học của tất cả các dân tộc phải trải qua chiến tranh vệ quốc. Truyện Số phận con người của nhà văn Nga Sô-lô-khốp là một tác phẩm có thể dùng để đối chiếu với Rừng xà nu nhằm làm cho học sinh thấy được nét tương đồng trong văn hóa, văn học giữa dân tộc Nga với dân tộc Việt Nam. Giáo viên nêu lên những điểm tương đồng giữa hai tác phẩm này như sau: khi tổ quốc lâm nguy thì những con người như Tnú, Xô-cô-lốp luôn sẵn sàng hi sinh những hạnh phúc riêng tư của mình (cả gia đình, vợ con) để thực hiện lí tưởng độc lập, tự do cho dân tộc. Họ xứng đáng là những người con ưu tú của cả cộng đồng. Đó là thực tế lịch sử luôn tồn tại trong văn học yêu nước, cách mạng như văn học Nga và văn học Việt Nam.
	Ngoài những ví dụ trên đây, tôi đã mạnh dạn đối chiếu giữa văn bản trong chương trình với một số văn bản ngoài chương trình, để khơi gợi ở học sinh niềm hứng thú đọc văn. Chẳng hạn giáo viên có thể giới thiệu tóm tắt truyện Cô gái xuống ga Vĩnh Yên của nhà văn trẻ Phạm Duy Nghĩa để học sinh tìm đọc, từ đó có thể đối chiếu khát vọng hướng tới một cuộc sống tốt đẹp hơn của Mị với khát vọng hướng đến những giá trị tinh thần cao đẹp của Diễm – cô gái mại dâm trọng truyện trên. Đối chiếu, so sánh như vậy để đi đến một kết luận chung: con người, nhất là người phụ nữ dù chìm trong khổ nhục đến đâu thì họ vẫn luôn hướng đến những giá trị tốt đẹp. Mị dù sống thân phận của con trâu con ngựa suốt mấy năm trời vẫn muốn đi chơi, muốn yêu và được yêu khi mùa xuân về và muốn thoát khỏi nhà thống lí Pá Tra khi nhận ra nỗi đau khổ của A Phủ bị trói. Còn Diễm trong truyện của Phạm Duy Nghĩa là một gái điếm, sống trụy lạc, chán đời nhưng lòng vẫn hướng đến một tình yêu trong sáng với người nghệ sĩ có tâm hồn cao đẹp.
So sánh như vậy sẽ giúp học sinh nhận thức được sự phong phú nhưng luôn có sự gần gũi nhau, thậm chí thống nhất về nội dung, tư tưởng của nhiều tác phẩm văn học, nhất là văn xuôi.
2.3.1.2. Đối sánh các văn bản khác biệt về nội dung tư tưởng
Sự khác biệt về chủ đề, tư tưởng của các tác phẩm văn học là biểu hiện của sự phong phú trong sáng tác của các nhà văn. Muốn đối sánh những tác phẩm khác biệt nhau ấy, giáo viên cần xác định được mục đích đối chiếu là để làm

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_nang_cao_hieu_qua_huong_dan_hoc_sinh_truong_thpt_thuong.doc