SKKN Một vài kinh nghiệm về tích hợp giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy học Âm nhạc lớp 6 ở trường trung học cơ sở
Dân tộc Việt Nam có truyền thống hàng nghìn năm văn hiến, truyền thống hiếu học. Từ lâu, đạo học và truyền thống “Tôn sư, trọng đạo” đã trở thành một nếp văn hóa đi sâu vào tiềm thức của mỗi người dân Việt Nam.
Trong thời kỳ hội nhập, đất nước đang chuyển mình mạnh mẽ với những bước phát triển vượt bậc về kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng. Song song với những thành tựu đó không thể không kể đến những mảng tối, những dấu hiệu tiêu cực tiềm tàng trong đời sống xã hội hiện đại. Từ đó mà chất lượng giáo dục đặc biệt là giáo dục đạo đức con người một lần nữa lại được xã hội đặc biệt quan tâm sâu sắc. “Tư tưởng đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục” là ngọn đuốc lớn soi đường cho chúng ta vững bước trên con đường đi tới tương lai.
Trong thời gian qua, hưởng ứng cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, các cuộc thi viết về Bác, hát về Bác, kể chuyện về Bác được hưởng ứng đông đảo của các tầng lớp nhân dân. Tấm gương về đạo đức và tư tưởng của Người với cốt cách của người Việt Nam yêu nước, thương nòi, giàu tính nhân văn của nhân loại cần phải được thấm sâu vào cuộc sống hàng ngày của các tầng lớp nhân dân; Đảng ta đã xác định rõ bằng nghị quyết về việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
MỤC LỤC Trang 1. Mở đầu 1 1.1. Lý do chọn đề tài 1 1.2. Mục đích nghiên cứu 1 1.3. Đối tượng nghiên cứu 1 1.4. Phương pháp nghiên cứu 2 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 3 2.1. Cơ sở lý luận 3 2.2. Thực trạng 3 2.3. Giải pháp 4 2.3.1. Xác định mục đích tích hợp giáo dục đạo đức tư tưởng Hồ Chí Minh 4 2.3.2. Xác định mức độ tích hợp 5 2.3.3. Xác định nội dung tích hợp giáo dục đạo đức tư tưởng Hồ Chí Minh trong một số bài cụ thể của chương trình âm nhạc lớp 6 5 2.3.4. Một số phương pháp tích hợp giáo dục đạo đức tư tưởng Hồ Chí Minh trong dạy học âm nhạc 5 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục 9 3. Kết luận, kiến nghị 11 1. Kết luận 11 2. Kiến nghị 11 Tài liệu tham khảo 13 Phụ lục 14 1. Mở đầu 1.1. Lý do chọn đề tài Dân tộc Việt Nam có truyền thống hàng nghìn năm văn hiến, truyền thống hiếu học. Từ lâu, đạo học và truyền thống “Tôn sư, trọng đạo” đã trở thành một nếp văn hóa đi sâu vào tiềm thức của mỗi người dân Việt Nam. Trong thời kỳ hội nhập, đất nước đang chuyển mình mạnh mẽ với những bước phát triển vượt bậc về kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng. Song song với những thành tựu đó không thể không kể đến những mảng tối, những dấu hiệu tiêu cực tiềm tàng trong đời sống xã hội hiện đại. Từ đó mà chất lượng giáo dục đặc biệt là giáo dục đạo đức con người một lần nữa lại được xã hội đặc biệt quan tâm sâu sắc. “Tư tưởng đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục” là ngọn đuốc lớn soi đường cho chúng ta vững bước trên con đường đi tới tương lai. Trong thời gian qua, hưởng ứng cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, các cuộc thi viết về Bác, hát về Bác, kể chuyện về Bác được hưởng ứng đông đảo của các tầng lớp nhân dân. Tấm gương về đạo đức và tư tưởng của Người với cốt cách của người Việt Nam yêu nước, thương nòi, giàu tính nhân văn của nhân loại cần phải được thấm sâu vào cuộc sống hàng ngày của các tầng lớp nhân dân; Đảng ta đã xác định rõ bằng nghị quyết về việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Nhiệm vụ này đã đặt lên vai ngành giáo dục một sứ mệnh quan trọng là phải nâng cao chất lượng tri thức cho toàn dân, giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ để đất nước luôn mạnh về tri thức, giàu nhân văn và đậm đà bản sắc dân tộc. Trong quyết sách về giáo dục toàn diện, môn học giáo dục nghệ thuật đã chỉ rõ điều đó với mục tiêu của môn Âm nhạc là giáo dục tính thẩm mỹ; Cảm thụ về cái đẹp thông qua ngôn ngữ âm nhạc (âm thanh:cao độ, trường độ ,âm sắc..).“Cái đẹp” bao gồm cả âm thanh và nội dung thể hiện theo quan điểm “Nghệ thuật vị nhân sinh” có nghĩa là nghệ thuật phải gắn liền với cuộc sống, bắt nguồn từ cuộc sống và phục vụ cuộc sống. Thông qua môn học để giáo dục cho học sinh thị hiếu thẩm mỹ, tình yêu đối với “cái đẹp” và ý thức hướng tới cái đẹp. Giáo dục có tích hợp “Tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh” ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường là điều cần thiết để giúp các em có định hướng đúng trong việc hình thành và phát triển nhân cách. Tuy nhiên để việc giáo dục đạo đức học sinh được duy trì thường xuyên cũng như để cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” ngày càng có chiều sâu, tôi xin mạnh dạn đưa ra “Một vài kinh nghiệm về tích hợp giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy học Âm nhạc lớp 6 ở trường trung học cơ sở” 1.2. Mục đích nghiên cứu Việc tích hợp giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh để giáo dục cho học sinh thị hiếu thẩm mỹ, tình yêu đối với “cái đẹp” và ý thức hướng tới cái đẹp. Tích hợp giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy học âm nhạc nhằm phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo, gây hứng thú cho học sinh. Làm cho giờ học sinh động, vui tươi, lôi cuốn khiến giờ học có hiệu quả cao hơn. 1.3. §èi tîng nghiªn cøu Häc sinh khối lớp 6 trường THCS Đồng Lợi 1.4. Ph¬ng ph¸p nghiªn cøu - Ph¬ng ph¸p ®iÒu tra - tr¾c nghiÖm - Ph¬ng ph¸p thèng kª - tÝch luü sè liÖu - Ph¬ng ph¸p tæng kÕt kinh nghiÖm - tæng hîp tµi liÖu cã liªn quan. - Ph¬ng ph¸p quan s¸t s ph¹m. - Ph¬ng ph¸p ®èi chiÕu, so s¸nh. 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm + Nhận thức về tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh: Cả cuộc đời của Hồ Chí Minh trong suốt như pha lê, sáng như sao khuê. Sống khiêm tốn, bình dị, hoà nhập không màng danh lợi cho bản thân, không phải chỉ trong thời kỳ hoạt động cách mạng đầy gian khổ mà cả khi đã trở thành Chủ tịch nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh là một trong những nhà tư tưởng, nhà lãnh tụ cách mạng đựơc bàn nhiều nhất đến vấn đề đạo đức. Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh đã được thể hiện rất rõ nét trong những câu chuyện, bài viết, bài nói, những bài hát ngắn gọn, được diễn đạt rất cô đọng, hàm súc theo phong cách riêng. Bản thân Chủ tịch Hồ Chí Minh là người thực hiện trước nhất, đầy đủ nhất những tư tưởng đó, nhiều hơn cả những điều mà Người nói, và viết về đạo đức. Đó cũng là điều nổi bật, đặc trưng và đặc sắc của tư tưởng đạo đức trong tư tưởng Hồ Chí Minh, một nội dung quan trọng được đặc biệt quan tâm là tư tưởng về đạo đức; bởi vậy đạo đức là nền tảng của cách mạng: “Cũng như sông phải có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi đến mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”. Đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức Cách mạng, là truyền thống dân tộc và tinh hoa đạo đức nhân loại, có tác dụng và ý nghĩa trong ngày mai và mãi mãi sau này. Đảng ta xác định: “Tư tưởng của Người đã và đang soi sáng cho nhân dân ta giành thắng lợi, trở thành những giá trị bền vững của dân tộc Việt Nam” + Tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong việc dạy học Âm nhạc lớp 6 ở trường Trung học Cơ sở: Việc học tập tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là rất cần thiết để giáo dục đạo đức cách mạng cho thế hệ trẻ. Học tập tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh được đề cập xuyên suốt các môn học ở trường phổ thông trong đó có môn Âm nhạc. Đối với môn Âm nhạc cần khơi gợi để học sinh có hiểu biết sâu sắc về công lao, những đức tính tốt đẹp, khái quát nên hình tượng chân chính, cao thượng của Bác thông qua những câu chuyện kể âm nhạc, những bài tập đọc nhạc, những nét giai điệu của các bài hát. Môn Âm nhạc không chỉ giáo dục về thẩm mỹ mà còn giáo dục đạo đức cho học sinh. Giáo dục học sinh biết yêu “cái đẹp”, trân trọng, bảo vệ và phát huy “cái đẹp” trong cuộc sống, hình thành tình yêu đối với con người, yêu quê hương, đất nước,yêu thiên nhiên. Hồ Chí Minh là tấm gương đẹp đã được phản ánh rõ trong những bài tập đọc nhạc, những câu chuyện kể âm nhạc, những ca khúc, cần khai thác phân tích trực tiếp qua những nét giai điệu, lời ca để mang đến cho học sinh những cảm xúc thẩm mỹ về tư tưởng đạo đức của Người. Từ đó giáo dục cho học sinh biết “Sống học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Người” 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm Trong những năm gần đây, với xu hướng toàn cầu hóa của quá trình hội nhập thế giới, Văn hóa phương Tây cũng tác động không nhỏ vào đời sống của các tầng lớp nhân dân. Tiếp cận với nền kinh tế thị trường nên đã có nhiều mặt tích cực và tiêu cực tác động rất lớn đến tư duy và lối sống của nhân dân. Đặc biệt, lối sống xa hoa, hưởng thụ, lười phấn đấu, lười lao động, vô cảm đã hiện hữu ở một bộ phận không nhỏ thế hệ trẻ của Việt Nam trong đó các em học sinh ở bậc THCS là lớp người dễ bị ảnh hưởng nhất do cấu trúc tự nhiên về phát triển tâm sinh lý. Vì vậy, để thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện của ngành giáo dục, hướng các em học sinh trung học cơ sở đến lối sống lành mạnh, tinh thần yêu nước, yêu Chủ nghĩa xã hội sâu sắc thì việc lồng ghép giáo dục đạo đức tư tưởng của Bác trong dạy học Âm nhạc sẽ góp phần không nhỏ vào việc hình thành nhân cách, lối sống của học sinh trong trường THCS. Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu về “thẫm mỹ” ngày càng cao. Do đó việc đào tạo con người biết nhận thức, cảm thụ cái đẹp lại càng quan trọng hơn, bộ môn âm nhạc tất yếu trở thành môn học trong chương trình giáo dục phổ thông. Vì thế, việc đổi mới các phương pháp dạy học, tích hợp giáo dục đạo đức tư tưởng Hồ Chí Minh trong dạy học để môn Âm nhạc giữ một vị trí quan trọng trong trường học về giáo dục thẩm mỹ thông qua những “hình tượng bằng âm thanh”. Tuy nhiên vấn đề lồng ghép tích hợp như thế nào để thực sự đem lại hiệu quả thì đang còn là một vấn đề hết sức khó khăn, các nội dung tích hợp phải phù hợp vào từng bài, từng nội dung cụ thể ,từng đối tượng học sinh và sử dụng các phương pháp phù hợp để giáo viên lồng ghép thì đang còn nhiều hạn chế. Trên thực tế giảng dạy môn Âm nhạc trong nhà trường cũng đang còn nhiều bất cập, bởi vì đặc trưng của môn học là truyền tải kiến thức chủ yếu bằng âm thanh trìu tượng các em phải cảm nhận, tìm hiểu kiến thức bằng âm thanh. Mặt khác tâm lí chung của các bậc phụ huynh học sinh, một số ít các thầy cô giáo cho đến cả các em học sinh đều cho đây là môn phụ. Điều này tạo cho các em học sinh có thái độ thờ ơ, không chịu tìm tòi học tập và say mê với môn học. * Khảo sát thực trạng: Từ những thực trạng của vấn đề nêu trên, tôi đã tiến hành dạy thử ở ba lớp 6 khác nhau, sử dụng các phương pháp dạy học truyền thống. Kết quả thu được như sau: (Thông qua phiếu thăm dò ý kiến cuối buổi học) Mức độ Đạt - Mức độ Chưa đạt Lớp Sĩ số Đạt Chưa đạt SL % SL % 6A 30 18 60.0 12 40.0 6B 35 15 42.9 20 57.1 6C 36 14 38.9 22 61.1 2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 2.3.1. Xác định được mục đích tích hợp giáo dục đạo đức tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh. Nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức cần biết, cơ bản vê đạo đức Hồ Chí Minh, trên cơ sở đó các em có được nhận thức thái độ và hành vi tích cực làm làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Giáo dục ý thức quan tâm tới việc học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, làm cho việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trở thành thói quen và nếp sống của học sinh. Phát triển kĩ năng thực hành và ứng xử tích cực trong việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Góp phần giáo dục cho học sinh trở thành người công dân tốt, biết sống và tuân theo hiến pháp, pháp luật. 2.3.2. Xác định mức độ tích hợp: Tùy theo nội dung, đặc điểm, khả năng thực hiện việc tích hợp giáo dục về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh của từng đơn vị bài học để lựa chọn mức độ: Tích hợp, liên hệ: Chỉ khai thác nội dung bài học và liên hệ với kiến thức về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh qua giai điệu, nội dung bài hát, một bài tập đọc nhạc hoặc một nội dung của phần dạy ÂNTT. Tích hợp, liên hệ: Chỉ lồng ghép liên hệ thông qua một phần của bài học (Âm nhạc thường thức) lồng ghép hoạt động với thực hiện nội dung giáo dục về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Tích hợp, liên hệ : Cả một nội dung trùng khớp với nội dung giáo dục về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. 2.3.3. Xác định nội dung tích hợp giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong một số bài cụ thể của chương trình Âm nhạc 6 Tích hợp, liên hệ giáo dục cho các em về tinh thần yêu nước,đấu tranh vì độc lập tự do cho Tổ quốc và vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Tích hợp, liên hệ ca ngợi tinh thần yêu nước, đấu tranh vì độc lập dân tộc cho Tổ quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh . Tích hợp ,liên hệ để học sinh hiểu tinh thần yêu nước , đấu tranh vì độc lập tự do cho Tổ quốc và hiểu được sự quan tâm chăm sóc và tình cảm của Bác Hồ đối với các em thiếu niên nhi đồng từ “5 điều Bác Hồ dạy” tới các bức thư gửi cho học sinh nhân ngày khai trường, ngày “tết trung thu” đầu tiên khi đất nước giành được độc lập. Và những công lao to lớn của Bác Hồ đối với cách mạng Việt Nam. Liên hệ giáo dục các em tính giản dị, gần gũi, yêu thương con người của Bác Hồ cho dù bận trăm công nghìn việc của đất nước Bác Hồ đối với quân và nhân dân Việt Nam, các cháu thiếu niên nhi đồng qua một số ca khúc . Học sinh tưởng nhớ công ơn Bác Hồ được thể hiện trong bài hát: “Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng” và một số bài hát về tình cảm của Thiếu nhi với Bác Hồ của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước , Phong Nhã, Phạm Tuyên, Văn Cao 2.3.4. Một số phương pháp tích hợp giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy học Âm nhạc. Đối với công việc dạy học nói chung, dạy Âm nhạc nói riêng. Việc chuẩn bị của giáo viên là vô cùng cần thiết. Ngoài việc xác định mục đích, yêu cầu, đồ dùng dạy học liên quan đến bài dạy. Giáo viên cần dự kiến cho bài dạy, dạy mục nào, chuẩn bị đồ dùng dạy học gì, kiến thức cho mục đó ra sao Đối với những bài liên quan đến việc tích hợp giáo dục đạo đức tư tưởng Hồ Chí Minh thì giáo viên phải xác định nội dung cần tích hợp, thời điểm tích hợp, cách tích hợp như thế nào cho phù hợp với bài dạy ,những bài hát, dùng những hình ảnh, tư liệu, bài thơ hay những nội dung tài liệu liên quan đến chủ tịch Hồ Chí Minh. Bởi vì tư tưởng đạo đức của Bác là vô cùng rộng lớn trên nhiều lĩnh vực giáo viên phải biết chọn lọc, linh hoạt vận dụng một tư tưởng nào đó để tích hợp vào bài dạy. Khi áp dụng phương pháp này giáo viên phải chú ý đến thời gian phân bố trong tiết học. Tuyệt đối giáo viên không được tham kiến thức, sa đà, tránh tình trạng biến giờ dạy học Âm nhạc thành tiết kể chuyện đạo đức Hồ Chí Minh. Sau đây là một số phương pháp có thể thực hiện tích hợp trong các bài . * Khi giảng bài Ở tiết 1: - Giới thiệu bộ môn Âm nhạc ở trường THCS - Tập hát bài : “Quốc ca” + Ở nội dung thứ 2 của bài học này, giáo viên tích hợp liên hệ giáo dục đạo đức tư tưởng Hồ Chí Minh ở phần II (Trước khi dạy hát bài hát “Quốc Ca” sáng tác của nhạc sĩ Văn Cao). Trong quá trình tích hợp, liên hệ chỉ vận dụng một số bài hát để vẫn đảm bảo được nội dung. - Giáo viên dẫn dắt gợi mở vào bài cho học sinh: Dân tộc Việt Nam có lịch sử từ truyền thuyết mẹ Âu cơ đã thể hiện một dân tộc đoàn kết, kiên cường, dũng cảm, kiên cường bất khuất không chịu làm nô lệ trải qua nhiều chế độ thống trị . Một trong những con người tiêu biểu cho truyền thống kiên cường dũng cảm, có nhiều đóng góp trong việc xây dựng nền cách mạng Việt Nam là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bác đã tiếp thu truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo của dân tộc ngay từ cái nôi gia đình và quê hương xứ Nghệ. Đó là tấm gương kiên trì học tập của người cha, tấm gương nhà giáo mẫu mực của ông ngoại. Bác đã trở thành một chiến sĩ cộng sản đầu tiên, duy nhất của nước Việt Nam - Bác đã dành trọn cuộc đời của mình ra đi tìm con đường cứu nước, giải phóng dân tộc. Tiếp thu được nét văn hoá phương Tây người chiến sĩ cộng sản như Các Mác - Lê Nin, Bác đã tìm ra con đường cứu nước. Sau khi trở về đất nước trong suốt quá trình hoạt động, chỉ đạo cách mạng . Hồ Chí Minh và các chiến sĩ cộng sản và mọi tầng lớp nhân dân đoàn kết đấu tranh dành độc lập. Bài hát “Tiến quân ca” của cố nhạc sĩ Văn Cao đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh đề nghị chọn làm bài Quốc ca Việt Nam trong kỳ họp đầu tiên của Quốc Hội khoá I nước Việt nam Dân chủ Cộng hoà ngày 2/9/1945, “Tiến quân ca” cùng cờ đỏ sao vàng hãnh diện tung bay trong ngày Bác Hồ bố cáo trước toàn thể quốc dân đồng bào, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Giáo viên cho học sinh nghe bài hát : “Ca ngợi Hồ Chủ Tịch” kết hợp quan sát một số tranh về không khí của ngày Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Ngày 02/09/ 1945 Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập Giáo viên tích hợp: Chủ tịch Hồ Chí Minh , vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc, đã hiến dâng tất cả tình cảm, trí tuệ cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng. Hôm nay chúng ta được sống và học tập ở một đất nước hoà bình độc lập dân chủ, văn minh là nhờ công ơn của Đảng và Bác Hồ kính yêu. Mỗi chúng ta đều phải cố gắng rèn luyện tu dưỡng đạo đức, chăm ngoan, học giỏi để đền đáp công lao của Bác Hồ vĩ đại, góp phần xây dựng đất nước ta ngày càng giàu đẹp hơn. Chính các em sẽ là chủ nhân tương lai của đất nước. GV hỏi : Các em phải làm gì để xứng đáng với công lao to lớn của Đảng và Bác Hồ và những anh hùng đã ngã xuống vì nền độc lập của dân tộc? HS trả lời: Chúng ta phải cố gắng học tập tốt , rèn luyện đạo đức tốt để trở thành con ngoan trò giỏi, thực hiện tốt “5 điều Bác Hồ dạy”. GV thuyết trình : Bài hát Quốc ca là một số những bài nghi lễ của đất nước ta. Ở tổ chức Đảng có bài “Quốc ca” và bài “Quốc tế ca”;Ở tổ chức Đoàn có bài “Quốc ca” và bài “Thanh niên làm theo lời Bác”(“Đoàn ca”) ; ở tổ chức Đội có bài “Quốc ca” và bài “Cùng nhau ta đi lên” (“Đội ca”). + GV cho HS đứng dậy hát lại bài hát: “Quốc ca” với tư thế trang nghiêm. * Ở tiết 11 - Tập đọc nhạc: TĐN số 4 - ÂNTT: Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước và bài hát :“Lên đàng” + Ở nội dung thứ 2 của tiết học này, giáo viên tích hợp,liên hệ giáo dục đạo đức tư tưởng Hồ Chí Minh ở phần I . Trong quá trình tích hợp, liên hệ chỉ vận dụng qua tranh ảnh, cho nghe một số bài hát của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước để nói lên được vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. - Giáo viên tích hợp, liên hệ: Mít tinh tổng khởi nghĩa giành chính quyền ngày 19/8/1945 Một trong những con người tiêu biểu cho truyền thống kiên cường dũng cảm, có nhiều đóng góp trong việc xây dựng nền cách mạng Việt Nam là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bác đã trở thành một chiến sĩ cộng sản đầu tiên , duy nhất của nước Việt Nam - Bác đã dành trọn cuộc đời của mình ra đi tìm con đường cứu nước,giải phóng dân tộc từ bến cảng nhà Rồng. Sau khi trở về đất nước trong suốt quá trình hoạt động và trực tiếp chỉ đạo cách mạng . Hồ Chí Minh và các chiến sĩ cộng sản và mọi tầng lớp nhân dân đoàn kết đấu tranh dành độc lập giải phóng dân tộc. Bác Hồ đi công tác ở chiến khu Việt Bắc GV cho HS xem hình ảnh Bác chỉ đạo các cuộc kháng chiến và kết hợp nghe các trong các bài hát: “Lên đàng”; “Tiếng gọi Thanh niên”, “Ca ngợi Hồ Chủ Tịch”. Qua phần tích hợp trên, giáo dục cho các em về ý chí,nghị lực, tinh thần đoàn kết một lòng đứng lên chiến đấu chống giặc ngoại xâm giành độc lập hoà bình cho dân tộc.. Và những lời dạy của Bác, giúp các em không bao giờ quên nhiệm vụ thiêng liêng của mình, đặc biệt là khi đang còn là học sinh dưới mái trường này. * Khi giảng bài ở tiết 21: - Nhạc lí : Nhịp ¾- Cách đánh nhịp ¾ - ÂNTT : Nhạc sĩ Phong Nhã và bài hát: Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng. Nội dung bài học này, giáo viên tích hợp giáo dục đạo đức tư tưởng Hồ Chí Minh về đức tính giản dị, gần gũi và yêu thương con người của Bác.Quá trình tích hợp GV cũng tích hợp cả ở nội dung 2 (Tìm và chọn nội dung bài hát) - GV cho HS nghe bài hát « Bác Hồ người là người là tình yêu bao la » để các em hiểu rõ hơn về tấm lòng của Bác với toàn dân tộc Việt Nam, không phải Bác chỉ thương mình các cụ già , những chiến sĩ, những đoàn dân công mà Bác luôn dành tình cảm đặc biệt cho lứa tuổi thiếu niên nhi đồng. Là một vị lãnh tụ của dân tộc Việt Nam , Bác luôn nghĩ rằng để đất nước được bảo tồn, phát triển và phồn vinh, người người được hạnh phúc thì thế hệ kế tiếp đó là thế hệ mầm non . Vì vậy mặc dù Bác bận trăm công nghìn việc của đất nước nhưng năm nào Bác cũng gửi thư cho thiếu nhi nhân ngày khai trường, nhân dịp tết trung thu và Bác thường dặn dò các cháu thiếu nhi hãy làm theo 5 điều Bác hồ dạy. GV đặt câu hỏi : Qua giai điệu bài hát em có nhận xét gì về tính chất, lời ca của bài hát ? khi đó HS sẽ trả lời : Âm nhạc nhẹ nhàng, trìu mến, lời ca thể hiện được cảm xúc, tình yêu thương con người của Bác Hồ không chỉ dành cho những cụ già, những đoàn dân công, những chiến sĩ , mà tình yêu thương của Bác còn dành cho các cháu nhỏ ở lứa tuổi thiếu niên nhi đồng ,những mầm non tương lai của đất nước . GV thuyết trình : Nhạc sĩ Thuận Yến diễn tả qua từng nét giai điệu và ca từ trong bài hát. Lòng kính yêu vô bờ của Bác đã được những người con đất Việt luôn ghi nhớ trong tim. Thế hệ mầm mon cũng vậy,để ghi nhớ những lời dạy của Bác,các em thiếu niên nhi đồng luôn khắc ghi về thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy và không bao giờ quên nhiệm vụ thiêng liêng của mình đó là học tập tốt lao động tốt........khiêm tốn thật thà dũng cảm... GV cho HS nghe bài hát ‘‘Ai « yêu Bác Hồ
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_vai_kinh_nghiem_ve_tich_hop_giao_duc_tu_tuong_dao_d.doc