SKKN Một vài kinh nghiệm vận dụng phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực để khai thác tính thời sự và giáo dục kỹ năng sống khi dạy học các tiết văn bản nhật dụng trong chương trình Ngữ văn THPT - Lớp 11 và lớp 12

SKKN Một vài kinh nghiệm vận dụng phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực để khai thác tính thời sự và giáo dục kỹ năng sống khi dạy học các tiết văn bản nhật dụng trong chương trình Ngữ văn THPT - Lớp 11 và lớp 12

Hiện nay, việc đổi mới chương trình sách giáo khoa gắn liền với đổi mới phương pháp, kỹ thuật dạy học bên cạnh những thuận lợi, nhiều cái được cũng có không ít khó khăn, lúng túng, bỡ ngỡ, khi dạy một số tác phẩm thuộc thể loại văn bản mới như văn bản nhật dụng ở chương trình trung học phổ thông. Để tháo gỡ khó khăn đó, trong từng tiết dạy mỗi giáo viên luôn phải tìm tòi, cùng với sự vận dụng sáng tạo kiến thức tiếp thu từ những đợt chuyên đề của Bộ, của Sở Giáo dục nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạy.

Trong chương trình Ngữ văn ở trường Trung học phổ thông, hướng dẫn đọc - hiểu các tiết văn bản nhật dụng là phân môn khó bởi đặc trưng của những tiết học này là yêu cầu học sinh không chỉ nắm được nội dung kiến thức ở văn bản cũng như nét đặc sắc về nghệ thuật mà còn phải khai thác được tính thời sự, tìm được tầng ý nghĩa ẩn sâu trong văn bản rồi vận dụng kiến thức ở phần đọc hiểu văn bản vào cuộc sống, tạo vốn sống, kĩ năng sống cho người học. Ngoài ra còn để làm tốt phần bài văn, đoạn văn(200 chữ) nghị luận xã hội, chuẩn bị tốt cho kỳ thi THPT Quốc Gia .

Hoạt động dạy và học một tiết đọc - văn chính là người thầy hướng dẫn cho trò “ học phương pháp học”, tự tìm hiểu chiếm lĩnh tri thức trong các văn bản nhà trường và tri thức xã hội loài người.Từ đó nâng cao hiểu quả giáo dục nhằm đáp ứng yêu cầu nền giáo dục của Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Qua đó có thể đào tạo những con người có đủ đức, đủ tài để xây dựng và phát triển xã hội. Việc chọn các bài học văn bản nhật dungjtrong chương trình trung học phổ thông là một bước đột phá của nguyên tắc giảng dạy Ngữ văn gắn với đời sống, là điều kiện cần và thiết thực thực hiện mục tiêu giáo dục phổ thông.Văn bản nhật dụng giúp học sinh hiểu biết, tiếp cận, cập nhật những thông tin, hoà nhập cuộc sống nhanh chóng, chủ động, tự tin, vào đời sống xã hội hiện đại. Điều đó chứng tỏ rằng đưa văn bản nhật dụng vào dạy, học trong chương trình phổ thông là rất cần thiết và cần được chú trọng. Học sinh hiện nay ít có những hiểu biết có căn cứ, sâu sắc về những vấn đề xã hội. Hơn thế, vốn hiểu biết về lịc sử đạo lý làm người lại càng mờ nhạt, kỹ năng ứng xử cho hợp chuẩn nét văn hóa người Việt lại đang là vấn đề nhức nhối của toàn xã hội. Bên cạnh đó, các em thường ít quan tâm đến những vấn đề có tính thời sự, đặc biệt là các vấn đề văn hóa, giáo dục, chính trị, đạo đức Vì thế học sinh thường không

doc 24 trang thuychi01 7210
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một vài kinh nghiệm vận dụng phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực để khai thác tính thời sự và giáo dục kỹ năng sống khi dạy học các tiết văn bản nhật dụng trong chương trình Ngữ văn THPT - Lớp 11 và lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Tên đề mục
Từ trang...đến trang...
Mở đầu
Trang 1
1. Lí do chọn đề tài
Trang 1
2. Mục đích chọn đề tài 
2.1 Ý nghĩa lý luận
2.2 Ý nghĩa thực tiễn
Trang 2
3.Đối tượng nghiên cứu
Trang 3
4. Phương pháp nghiên cứu
Trang 3
5. Những điểm đổi mới
Trang 3
Nội dung 
Trang 3
Cơ sở lý luận của đề tài
Trang 3
Thực trạng của vấn đề
Trang 4
Giải pháp và tổ chức thực hiện
Trang 6
Khái niệm văn bản và văn bản nhật dụng
Văn bản
Văn bản nhật dụng
Nội dung văn bản nhật dụng thường đề cập
Đề tài trong văn bản nhật dụng
Phong cách viết văn bản nhật dụng
Ngôn ngữ văn bản nhật dụng
Đặc trưng văn bản nhật dụng
Cách phân văn bản nhật dụng và văn bản nghệ thuật và cách nhận diện.
Cách khai thác tính thời sự và tìm thông điệp của văn bản nhật dụng, cách vậ dụng vào cuộc sống
Trang 6 
Trang 6
Trang 6
3.2 Định hướng kỹ năng đọc hiểu văn bản nhật dụng
Trang 7 ,8
3.3 Hướng dẫn học sinh tìm hiếu cấu trúc văn bản
Trang 9
3.4 Cách khai thác nội dung văn bản nhật dụng
Trang 9 + 10
3.5 Cách khai thác tính thời sự và tìm tầng ý nghĩa để định hướng, giáo dục kỹ năng sống cho người học.
Trang 10
3.6 Giáo án thực nghiệm
Trang 11 -> 15
3.7 Kết luận sau tiết học
Trang 16
 4.Kết quả thực nghiệm:
Trang 16 -> 18
Thay cho lời kết:
Trang 18
PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Hiện nay, việc  đổi  mới chương trình sách giáo khoa gắn liền với đổi mới phương pháp, kỹ thuật dạy học bên cạnh những thuận lợi, nhiều cái được cũng có không ít khó khăn, lúng túng, bỡ ngỡ, khi dạy một số tác phẩm thuộc thể loại văn bản mới như văn bản nhật dụng ở chương trình trung học phổ thông. Để tháo gỡ khó khăn đó, trong từng tiết dạy mỗi giáo viên luôn phải tìm tòi, cùng với sự vận dụng sáng tạo kiến thức tiếp thu từ những đợt chuyên đề của Bộ, của Sở Giáo dục nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạy.
Trong chương trình Ngữ văn ở trường Trung học phổ thông, hướng dẫn đọc - hiểu các tiết văn bản nhật dụng là phân môn khó bởi đặc trưng của những tiết học này là yêu cầu học sinh không chỉ nắm được nội dung kiến thức ở văn bản cũng như nét đặc sắc về nghệ thuật mà còn phải khai thác được tính thời sự, tìm được tầng ý nghĩa ẩn sâu trong văn bản rồi vận dụng kiến thức ở phần đọc hiểu văn bản vào cuộc sống, tạo vốn sống, kĩ năng sống cho người học. Ngoài ra còn để làm tốt phần bài văn, đoạn văn(200 chữ) nghị luận xã hội, chuẩn bị tốt cho kỳ thi THPT Quốc Gia .
Hoạt động dạy và học một tiết đọc - văn chính là người thầy hướng dẫn cho trò “ học phương pháp học”,  tự  tìm  hiểu  chiếm  lĩnh  tri  thức trong các văn bản nhà trường và tri thức xã hội loài người.Từ đó nâng cao hiểu quả giáo dục nhằm đáp ứng yêu cầu nền giáo dục của Việt Nam nói riêng và thế giới nói  chung.  Qua đó có thể đào tạo những con người có đủ đức, đủ tài để xây dựng và phát triển xã hội. Việc chọn các bài học văn bản nhật dungjtrong chương trình trung học phổ thông là một bước đột phá của nguyên tắc giảng dạy Ngữ văn gắn với đời sống, là điều kiện cần và thiết thực thực hiện mục tiêu giáo dục phổ thông.Văn bản nhật dụng giúp học sinh hiểu biết, tiếp cận, cập nhật những thông tin, hoà nhập cuộc sống nhanh chóng, chủ động, tự tin, vào đời sống xã hội hiện đại. Điều đó chứng tỏ rằng đưa văn bản nhật dụng vào dạy, học trong chương trình phổ thông là rất cần thiết và cần được chú trọng. Học sinh hiện nay ít có những hiểu biết có căn cứ, sâu sắc về những vấn đề xã hội. Hơn thế, vốn hiểu biết về lịc sử đạo lý làm người lại càng mờ nhạt, kỹ năng ứng xử cho hợp chuẩn nét văn hóa người Việt lại đang là vấn đề nhức nhối của toàn xã hội. Bên cạnh đó, các em thường ít quan tâm đến những vấn đề có tính thời sự, đặc biệt là các vấn đề văn hóa, giáo dục, chính trị, đạo đứcVì thế học sinh thường không có hứng thú học văn, thấy khô khan khi học các tiết văn bản nhật dụng.
Xuất phát từ tình hình thực tế đó, và căn cứ vào sự đổi mới phương pháp dạy học của hệ thống giáo dục hiện nay có đề cập đến tính thời sự trong văn bản văn học để hình thành kỹ năng sống cho học sinh – nhất là thế hệ trẻ đầu thế kỷ XXI , thời đại công nghệ thông tin 4.0 bùng nổ tôi đã có một vài kinh nghiệm trong tiết đọc hiểu văn bản nhật dụng: khai thác tính thời sự trong văn bản nhật dụng giúp học sinh có hứng thú hơn trong giờ học, hướng học sinh đến việc hiểu vấn đề xã hội trong nước và quốc tế về mọi mặt, hình thành ở học sinh cách nhìn, cách đánh giá đa chiều, đa phương diện. Từ đó, giúp học sinh hình thành nhân cách và sống có trách nhiệm với bản thân, xã hội hơn.
2. MỤC ĐÍCH CHỌN ĐỀ TÀI:
Trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp trong việc dạy học giờ dạy Ngữ văn ở cấp Trung học phổ thông. Đặc biệt là đọc hiểu các văn bản nhật dụng có tính thời sự và tiềm ẩn tầng ý nghĩa nhân văn từ việc tiếp cận, đọc hiểu có thể vận dụng giáo dục kỹ năng sống cho người học. Giúp giờ văn bớt nhàm chán, gây hứng thú cho học sinh; giúp các em có thêm vốn sống góp phần vào tiến trình đổi mới phương pháp dạy học giờ Ngữ văn.
 Đọc - hiểu một tác phẩm văn học theo thể loại thông thường (Truyện, thơ...)đã là khó đối với học sinh Trung học phổ thông bởi có đặc thù riêng: học sinh tiếp cận kiến thức bằng con đường “ Học trong sách vở” biết và cảm nhận cuộc sống từ tác phẩm văn học . Việc đọc hiểu một văn bản nhật dụng lại càng khó hơn. Là giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Ngữ văn lớp 11, 12, tôi đã thực nghiệm đề tài: “Một vài kinh nghiệm vận dụng phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực để khai thác tính thời sự và giáo dục kỹ năng sống khi dạy học các tiết văn bản nhật dụng trong chương trình Ngữ văn THPT - lớp 11 và lớp 12”.
2.1. Ý nghĩa lý luận:
Vận dụng phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực để khai thác tính thời sự và truyền tải ý nghĩa giáo dục khi dạy học các tiết văn bản nhật dụng trong chương trình Ngữ văn cho học sinh Trung học Phổ thông là một bước hiện thực hóa quan điểm đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, đổi mới chương trình sách giáo khoa, đổi mới phương pháp học tập theo tính tự chủ, lấy học sinh là trung tâm, thầy là người thiết kế, trò là người thi công,....Đồng thời đảm bảo mục tiêu chung của giáo dục “Đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện”.Biết nhận thức, biết trình bày quan điểm, đánh giá về vấn đề đời sống, tư tưởng, đạo lý xã hội đúng qui trình, đúng phương pháp.
2.2 Ý nghĩa thực tiễn:
Với đối tượng học sinh Trung học phổ thông hiện nay, kiến thức trong các em phần lớn từ sách vở, từ các tác phẩm văn học. Kiến thức về cuộc sống rút ra từ thực tiễn, từ đọc hiểu các văn bản nhật dụng phần đa rất hạn chế, kỹ năng khai thác tính thời sự , thẩm thấu tầng ý nghĩa rồi tích cóp, tạo “vốn” để ứng dụng vào cuộc sống, làm bài văn nghị luận xã hội lại càng yếu hơn. Nên “kinh nghiệm vận dụng phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực để khai thác tính thời sự và truyền tải ý nghĩa giáo dục khi dạy học các tiết văn bản nhật dụng trong chương trình Ngữ văn THPT” cho các em là rất cần thiết, từ đó giúp các em nâng cao khả năng đọc hiểu văn bản, kỹ năng sống, hiểu biết, trình bày vấn đề hiểu biết , về đời sống xã hội, hiểu người, hiểu mình, tự tin bước vào cuộc sống. Mặt khác, khai thác tính thời sự và truyền tải ý nghĩa giáo dục khi dạy học các tiết văn bản nhật dụng trong chương trình Ngữ văn THPT sẽ bổ trợ kiến thức làm bài văn nghị luận xã hội mang tính thiết thực giúp học sinh chuẩn bị tốt cho kì thi Trung học phổ thông Quốc gia và dự điểm xét tuyển và các trường Đại học , Cao đẳng thuộc khối C, D (Bởi trong đề thi môn Ngữ văn, phần viết đoạn văn nghị luận xã hội chiếm 2/10 điểm toàn bài). Vậy khai thác tính thời sự và giáo dục kỹ năng sống khi dạy học các tiết văn bản nhật dụng trong chương trình Ngữ văn cho học sinh Trung học Phổ thông có ý nghĩa thiết thực nâng cao chất lượng giảng dạy phân môn đọc hiểu văn bản, nâng kỹ năng sống cho con người, góp phần đào tạo đội ngũ cán bộ phát triển toàn diện cho quê hương và đất nước trong tương lai.
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
 Học sinh cấp THPT và đặc biệt đối với học sinh lớp 12, 11, học sinh chuẩn bị cho kỳ thi học kỳ, thi THPT Quốc gia.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
 Làm đề tài này, tôi đã vận dụng nhiều phương pháp. Dưới đây là những phương pháp chủ yếu:
	*Phương pháp tích hợp kiến thức.
	*Phương pháp bổ trợ kiến thức.
 * Phương pháp học tập, rút kinh nghiệm qua giờ dạy của đồng nghiệp.
	*Phương pháp thực nghiệm qua tiết dạy - học chính khóa.
	*Phương pháp so sánh.
5. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
 Kinh nghiệm này rút ra từ thực tế giảng dạy, từ vận dụng các kỹ thuật dạy học tích cực, những lần dạy tiết đọc văn tìm tòi, sáng tạo, rút kinh nghiệm tạo nên những điểm mới.
 Kinh nghiệm vận dụng các phương án vào các giờ học chính khóa để học sinh có hứng thú, tạo tâm thế cho bài học từ đó xây dựng tính tự học, tự tích lũy, tự tìm ra bài học để hoàn thiện nhân cách.
 Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh tự học, tự tích lũy, bổ trợ, tự thẩm định những kiến thức về văn học.
 Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh chủ động tổ chức giờ học trên tinh thần có hướng dẫn.
PHẦN NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
Xuất phát từ yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông được thể hiện trong Nghị quyết số 40/2000/QH10 ngày 09 tháng 12 năm 2000 của Quốc hội khóa X về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông: “Xây dựng một nội dung chương trình, phương pháp giáo dục, sách giáo khoa phổ thông mới, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phù hợp với thực tiễn và truyền thống Việt Nam, tiếp cận trình độ giáo dục phổ thông ở các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới”. Văn bản đồng thời yêu cầu: “Việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông phải quán triệt về mục tiêu, yêu cầu về nội dung phương pháp giáo dục của các bậc học, cấp học quy định trong giáo dục, khắc phục những mặt hạn chế của chương trình, sách giáo khoa, tăng cường tính thực tiễn, kĩ năng thực hành, năng lực tự học, coi trọng kiến thức khoa học xã hội và nhân văn, bổ sung những thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh.....”.
Cùng với việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông là đổi mới sách giáo khoa phổ thông phù hợp với mục tiêu giáo dục quy định trong luật giáo dục. Sách giáo khoa Ngữ văn THPT đã quan tâm đúng mức đến việc “dạy chữ” và “dạy người” nên dành thời lượng đáng kể cho các tiết văn bản nhật dụng.Việc đổi mới chương trình sách giáo khoa đã đặt trọng tâm vào việc đổi mới phương pháp dạy học. Đổi mới phương pháp dạy và học đã được xác định trong Nghị quyết trung ương 4 khóa VII (Tháng 01 năm 1993), Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII (Tháng 12 năm 1996) được thể chế hóa trong luật giáo dục (2005) được cụ thể hóa các chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo đặc biệt là chỉ thị số 14 (Tháng 4 năm 2018). Luật giáo dục, điều 28.2 đã ghi: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng cấp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú cho học sinh”.
Quán triệt thực hiện nghị quyết 37/2004/ QH11 ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Quốc hội về giáo dục “Tiếp tục cải tiến công tác thi cử theo hướng gọn nhẹ, hiệu quả, thiết thực”. Ngành giáo dục và đào tạo chủ trương: Nâng cao chất lượng thi cử, kiểm tra đánh giá để đảm bảo đây là khâu quan trọng tác động tích cực mạnh mẽ trong quá trình dạy và học, phải đồng thời vừa đổi mới kiểm tra đánh giá thường xuyên, định kì ở các bậc học, vừa đổi mới kì thi tốt nghiệp Trung học phổ thông, thi tuyển sinh và Đại học, Cao đẳng....
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo quyết định số 16/2006/QĐ – BGD&ĐT xác định rõ:“Môn Ngữ văn ở cấp Trung học phổ thông nhằm giúp học sinh: Có những kiến thức phổ thông, cơ bản, hiện đại hệ thống về văn học và Tiếng Việt. Hình thành và phát triển các năng lực ngữ văn với yêu cầu cao hơn cấp THCS bao gồm: Năng lực sử dụng Tiếng Việt (thể hiện bốn kĩ năng cơ bản: đọc, viết, nghe, nói), năng lực tiếp nhận văn học, cảm thụ, thẩm mĩ, năng lực tự học, năng lực thực hành ứng dụng, năng lực bàn luận, đánh giá, biện luận, ...”
2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ:
Xuất phát từ thực trạng dạy - học các văn bản nhật dụng trong chương trình Trung học phổ thông: khi đọc - hiểu văn bản nhật dụng chỉ chú trọng nắm bắt nội dung, đặc điểm nghệ thuật, hoặc hình thức của văn bản mà chưa quan tâm đến tính thời sự, ý nghĩa giáo dục của văn bản mà tác giả muốn truyền tải.
Việc đổi mới phương pháp giảng dạy trong nhiều năm qua đã được thực hiện đối với môn Ngữ Văn nói riêng và các môn học khác nói chung trong chương trình THPT. Nhiều phương pháp tiên tiến, nhiều kĩ thuật dạy học tích cực hiện đại, đã được tiến hành. Giáo viên còn gặp nhiều bỡ ngỡ lúng túng khi dạy đọc-hiểu văn bản nhật dụng. Kiểu bài này hoàn toàn mới đối với giáo viên và học sinh. Tuy nhiên kết quả giảng dạy trong trường THPT còn ở mức độ thấp. Xuất phát từ yêu cầu thực tế đó đòi hỏi phải có những sáng tạo khi thiết kế bài dạy sao cho phù hợp với đối tượng học sinh nhằm làm sáng tỏ các phương diện khác nhau của dạng văn bản này từ khái niệm đến các đặc điểm về nội dung và hình thức cũng như khai thác tính thời sự, ý nghĩa của văn bản lúc đương thời và hiện nay.
Khi dạy -học các tiết về loại Văn bản nhật dụng theo phương pháp truyền thống, thông thường gặp những vướng mắc như sau:
2.1. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung theo bố cục văn bản mà không khai thác được tính thời sự là cốt lõi, mục tiêu của người viết loại văn bản nhật dụng muốn hướng tới, mong đạt được.
Ví dụ : khi đọc - hiểu văn bản: Về luân lý xã hội ở nước ta
( Trích Đạo đức và luân lý đông tây-Phan Châu Trinh)
Dựa theo Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng môn Ngữ văn lớp 11- Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành tháng 01 năm 2010 giáo viên soạn bài giảng thì chỉ chuyển tải được các vấn đề:(Tóm tắt nội dung bài dạy như sau:)
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả.
2. Tác phẩm.
II.Đọc - hiểu văn bản
1. Nội dung:
Đoạn 1: Hiện trạng của vấn đề- luân lý xã hội của nước ta.
Đoạn 2:Những biểu hiện cụ thể...
Đoạn 3:Nêu giải pháp:
2. Nghệ thuật:
- Nghệ thuật viểt văn chính luận
2.2. Những điểm chưa làm được:
 Học sinh chưa học được ở bài luận những thông tin có tính thời sự của văn bản mà chỉ:
- Học sinh chủ yếu hiểu nội dung văn bản viết gì, bàn về vấn đề gì? Hiểu xuôi chiều vấn đề văn bản.
- Học sinh thường sa vào liệt kê luận điểm của văn bản nhật dụng
2.3. Học sinh chưa biết bóc tách vấn đề , tích hợp kiến thức để tìm ra những giá trị mà ngôn ngữ văn bản tiềm ẩn.
Tổng hợp kết quả kiểm chứng bằng bài viết 10 phút sau mỗi tiết dạy - học văn bản nhật dụng bằng câu hỏi đối với các lớp không thẩm định như sau:
? Theo em tính thời sự có ở văn bản nhật dụng này là gì? Biểu hiện rõ nét ở luận điểm nào?Giá tri ( ý nghĩa) của văn bản với đương thời và hiện nay?
+ Lớp 11( Tiết PPCT:103,104 -Về luân lý xã hội ở nước ta)
+ Lớp 12( Tiết PPCT:15 -Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, 01/12/2003) như sau:
Năm học 2017 - 2018:
Lớp
TSHS
Điểm
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
11A1
45
0
3= 6,7%
22= 48,9%
18= 40%
2=4,4%
11A7
48
0
5= 11,2%
24= 49%
15= 30,6%
2=8,2%
Lớp
TSHS
Điểm
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
12A6
45
0
6= 12,2%
20= 46%
14= 36,6%
3=12,3%
12A8
45
0
3= 6,7%
18= 40%
22= 48,9%
2=4,4%
Năm học 2018 - 2019:
Lớp
TSHS
Điểm
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
11A6
44
0
4= 12,2%
25= 49%
12= 36,6%
4=12,3%
11A7
45
0
3= 6,7%
18= 40%
22= 48,9%
2=4,4%
Lớp
TSHS
Điểm
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
12A2
43
0
5= 12,2%
22= 49%
14= 30,6%
2=8,2%
12A5
42
0
3= 6,7%
18= 40%
22= 48,9%
2=4,8%
 Qua thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy nếu dạy học theo hướng dẫn vận dụng cứng nhắc sẽ cho thấy bài viết số một chất lượng điểm giỏi không có, điểm khá số lượng rất ít.
 Từ cơ sở lý luận và thực trạng này của học sinh tôi đã vạch kế hoạch thực nghiệm : vận dụng phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực để khai thác tính thời sự và giáo dục kỹ năng sống cho học sinh khi dạy học các tiết văn bản nhật dụng trong chương trình Ngữ văn THPT và có hiệu quả.
3. GIẢI PHÁP VÀ PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Để thực hiện được đề tài, yếu tố đầu tiên mà tôi quan tâm đó là đối tượng học sinh trung học phổ thông. Học sinh vùng nông thôn, miền trung du, kinh tế xã hội còn khó khăn, năng lực cảm thụ văn học còn nhiều hạn chế. Tâm lý chung của các em là lười suy nghĩ, ít hiểu biết các vấn đề xã hội. Chưa có ý thức lần mò, đam mê tìm hiểu nội dung nghĩa của một câu tục ngữ, câu châm ngôn. Chính vì vậy các em rất thiếu hiểu biết sâu về các vấn đề cuộc sống. lại nhút nhát, ngại bày tỏ những nhận xét đánh giá trước mọi người. Muốn học sinh học tốt các tiết học loại văn bản nhật dụng đòi hỏi học sinh phải nắm được khái niệm, đặc điểm chung của loại văn bản, từ đó học sinh mới biết cách khai thác, khám phá và vận dụng vào cuộc sống hoặc cao hơn là sau đó các em có thể tự tạo (viết) văn bản nhật dụng. Nên giải pháp đầu tiên là tôi hướng dẫn các em phải thực hiện yêu cầu sau một cách nghiêm ngặt:
3.1.Thứ nhất, hướng dẫn học sinh nhớ lại lý thuyết, nắm được khái niệm ngay từ khâu hướng dẫn chuẩn bị bài: Văn bản và văn bản nhật dụng:
3.1.1. Văn bản:
Theo từ điển Tiếng Việt văn bản được hiểu: “Văn bản là chuỗi kí hiệu ngôn ngữ hay nói chung những kí hiệu thuộc một hệ thống nào đó, làm thành một chỉnh thể mang ý nghĩa trọn vẹn.”[10; 1136].
Như vậy đặc trưng đáng chú ý của văn bản đó chính là tính hoàn chỉnh về hình thức và trọn vẹn về nội dung.
3.1.2 Văn bản nhật dụng:
“Nhật dụng có nghĩa là gì?”. Theo từ điển tiếng Việt “nhật dụng” có nghĩa là “dùng đến hàng ngày”. Trong các tài liệu ở nước hiện nay chưa chính thức đưa ra khái niệm về văn bản nhật dụng. Khái niệm về văn bản nhật dụng không phải khái niệm thuộc về thể loại, cũng không chỉ kiểu văn bản. Văn bản nhật dụng chỉ đề cập đến chức năng, đề tài cũng như tính cập nhật của nội dung văn bản.
3.1.3 Nội dung được đề cập tới trong văn bản nhật dụng là những đề tài gần gũi với cuộc sống,vì vậy nó có tính thời sự, hàm chứa giá trị văn học và mang ý nghĩa nhân loại. Những đề tài thường thấy trong văn bản nhât dụng: văn hóa, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh , thiên nhiên và con người, vai trò của phụ nữ, quyền trẻ em, dân số, bài trừ tệ nạn ma túy, viết về các danh nhân thế giới và Việt Nam, về vấn đề quyền sống của con người, bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh. Nội dung trong văn bản nhật dụng được người viết trình bày dưới nhiều hình thức như: nhận xét, lý giải, đánh giá những quy luật của tự nhiên và con người.
3.1.4 Đề tài trong văn bản nhật dụng rất phong phú, nó bao hàm mọi mặt của đời sống.
3.1.5 Phong cách văn bản nhật dụng thuộc mọi phong cách của ngôn ngữ. Trong một văn bản nhật dụng có thể sử dụng một phong cách hoặc có sự kết hợp nhiều phong cách khác nhau.
3.1.6 Ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản nhật dụng là ngôn ngữ tường minh. Nội dung của văn bản nhật dụng thường mang tính đơn nghĩa. Tính đơn nghĩa thể hiện ở mặt từ vựng và cú pháp khi diễn đạt nội dung và đích của văn bản.
3.1.7 Đặc trưng chung của văn bản nhật dụng: hoàn chỉnh về hình thức và trọn vẹn về nội dung, tính liên kết chặt chẽ đều nhằm hướng tới một mục đích thông tin nhất định và đều dùng ngôn ngữ làm phương tiện biểu đạt.
3.1.8 Cách phân biệt và nhận dạng văn bản nhật dụng và văn bản nghệ thuật:
Có nhiều văn bản nhật dụng sử dụng các biện pháp nghệ thuật. Vậy muốn phân biệt sự khác nhau giữa văn bản nhật dụng với văn bản nghệ thuật chúng ta dựa vào đâu? Đó là sự khác nhau về đích sử dụng: Nếu như trong văn bản nghệ thuật biện pháp nghệ thuật này chính là đích của văn bản thì trong văn bản nhật dụng các biện pháp nghệ thuật lại không phải là đích của văn bản. Đích của văn bản nhật dụng chính là thông tin đựợc truyền đạt trong văn bản hay còn gọi là tính thời sự và thông điệp cuộc sống từ văn bản.
Văn bản nhật dụng trước hết là một phần của văn bản văn học. Tuy nhiên nó có những điểm khác nhau cơ bản. Trong văn bản văn học nội dung được mã hóa bằng kí hiệu thông thường, đồng thời nội dung đó còn được mã hóa bằng chính nội dung của các 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_vai_kinh_nghiem_van_dung_phuong_phap_va_ki_thuat_da.doc