SKKN Một vài biện pháp tổ chức hoạt động học tập trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong dạy học Lịch sử địa phương ở trường THPT Lam Kinh - Thọ Xuân

SKKN Một vài biện pháp tổ chức hoạt động học tập trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong dạy học Lịch sử địa phương ở trường THPT Lam Kinh - Thọ Xuân

Hơn 2000 năm trước, Khổng Tử (551 – 479 TCN) đã nói “Những gì tôi nghe, tôi sẽ quên. Những gì tôi thấy, tôi sẽ nhớ. Những gì tôi làm, tôi sẽ hiểu”. Còn nhà triết học Hy Lạp, Xôcrat (470 – 399 TCN) cũng nêu quan điểm “Người ta phải học bằng cách làm một việc gì đó; với những điều bạn nghĩ là mình biết, bạn sẽ thấy không chắc chắn cho đến khi làm nó”. Những tư tưởng của các nhà giáo dục, các nhà triết học thời cổ đại có thể được coi là nguồn gốc tư tưởng đầu tiên của học qua trải nghiệm. Tư tưởng này thực sự được đưa vào giáo dục hiện đại từ những năm đầu của thế kỉ XX. Đến năm 1977, học qua trải nghiệm đã chính thức được thừa nhận bằng văn bản và được tuyên bố rộng rãi khi Hiệp hội giáo dục trải nghiệm được thành lập. Ngày nay, học qua trải nghiệm đang được tiếp tục triển khai trên phạm vi toàn thế giới và được nhìn nhận như là một triển vọng tương lai tươi sáng cho giáo dục.

Ở nước ta, trong giáo dục luôn có hai hoạt động cơ bản là hoạt động dạy học (thường thực hiện ở các giờ trên lớp) và một hoạt động khác gọi là hoạt động giáo dục (thường thực hiện song song bên cạnh các hoạt động dạy học). Cụ thể, hoạt động giáo dục thường thể hiện trong chương trình hiện hành chính là hoạt động tập thể ngoài giờ lên lớp như tham quan dã ngoại. Tuy nhiên ở các nhà trường của chúng ta hầu như rất ít tổ chức các hoạt động này. Có thể nói là đa số các trường không chú ý lắm, thường làm theo kiểu có cũng được, không có cũng được.Vì vậy, mặc dù chương trình hiện hành của chúng ta vẫn có hoạt động trải nghiệm nhưng không yêu cầu một cách chính thống nên trường thực hiện cũng tốt mà không thực hiện cũng chẳng sao.Vì nó không được đánh giá, không có điểm nên ít người quan tâm. Ngay chuyện giám sát và quản lý các trường có thực hiện hay không cũng không quá chặt chẽ nên các trường coi đó như một giá trị gia tăng, trường nào làm tốt thì có thêm giá trị gia tăng cho học sinh, không làm cũng chẳng sao, không hề bị đánh giá. [6]

 

doc 23 trang thuychi01 12061
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một vài biện pháp tổ chức hoạt động học tập trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong dạy học Lịch sử địa phương ở trường THPT Lam Kinh - Thọ Xuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
1. 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Hơn 2000 năm trước, Khổng Tử (551 – 479 TCN) đã nói “Những gì tôi nghe, tôi sẽ quên. Những gì tôi thấy, tôi sẽ nhớ. Những gì tôi làm, tôi sẽ hiểu”. Còn nhà triết học Hy Lạp, Xôcrat (470 – 399 TCN) cũng nêu quan điểm “Người ta phải học bằng cách làm một việc gì đó; với những điều bạn nghĩ là mình biết, bạn sẽ thấy không chắc chắn cho đến khi làm nó”. Những tư tưởng của các nhà giáo dục, các nhà triết học thời cổ đại có thể được coi là nguồn gốc tư tưởng đầu tiên của học qua trải nghiệm. Tư tưởng này thực sự được đưa vào giáo dục hiện đại từ những năm đầu của thế kỉ XX. Đến năm 1977, học qua trải nghiệm đã chính thức được thừa nhận bằng văn bản và được tuyên bố rộng rãi khi Hiệp hội giáo dục trải nghiệm được thành lập. Ngày nay, học qua trải nghiệm đang được tiếp tục triển khai trên phạm vi toàn thế giới và được nhìn nhận như là một triển vọng tương lai tươi sáng cho giáo dục.
Ở nước ta, trong giáo dục luôn có hai hoạt động cơ bản là hoạt động dạy học (thường thực hiện ở các giờ trên lớp) và một hoạt động khác gọi là hoạt động giáo dục (thường thực hiện song song bên cạnh các hoạt động dạy học). Cụ thể, hoạt động giáo dục thường thể hiện trong chương trình hiện hành chính là hoạt động tập thể ngoài giờ lên lớp như tham quan dã ngoại. Tuy nhiên ở các nhà trường của chúng ta hầu như rất ít tổ chức các hoạt động này. Có thể nói là đa số các trường không chú ý lắm, thường làm theo kiểu có cũng được, không có cũng được.Vì vậy, mặc dù chương trình hiện hành của chúng ta vẫn có hoạt động trải nghiệm nhưng không yêu cầu một cách chính thống nên trường thực hiện cũng tốt mà không thực hiện cũng chẳng sao.Vì nó không được đánh giá, không có điểm nên ít người quan tâm. Ngay chuyện giám sát và quản lý các trường có thực hiện hay không cũng không quá chặt chẽ nên các trường coi đó như một giá trị gia tăng, trường nào làm tốt thì có thêm giá trị gia tăng cho học sinh, không làm cũng chẳng sao, không hề bị đánh giá. [6]
 Ngày nay, một trong những quan điểm đổi mới giáo dục và đào tạo được
nêu trong Nghị quyết Hội nghị trung ương 8 khóa XI của BCHTW là: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học;.. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học” [1]. Điều đó cho thấy, việc đổi mới hình thức, phương pháp dạy học theo Chương trình mới sau năm 2015 đặc biệt nhấn mạnh hình thức học tập trải nghiệm. 
Đối với bộ môn Lịch sử trong những năm qua là một trong những môn học bị cho là môn “phụ”, nặng nề, nhàm chán, khô khan thậm chí là môn học mà học sinh “sợ nhất”. Tâm lý sợ dẫn đến chán ghét môn học đã làm chất lượng dạy và học thấp, làm cho xã hội không khỏi lo lắng. Đối với giảng dạy lịch sử địa phương Thanh Hóa nói chung, ở Thọ Xuân nói riêng hiện nay còn nhiều khó khăn như: thời gian giành cho các tiết học lịch sử địa phương ở cả ba khối lớp chỉ có 4 tiết trong một năm; sách, tài liệu đã biên soạn cho phần lịch sử địa phương không nhiều. Khi giảng dạy giáo viên và học sinh phải tự tìm hiểu, thu thập tài liệu. Cũng chính vì vậy dẫn đến trong quan niệm của một số giáo viên và học sinh coi việc dạy và học lịch sử địa phương là một nhiệm vụ thứ yếu. Phần lớn, giáo viên chưa thực sự chú trọng đầu tư vào tiết dạy này, còn học sinh thì chỉ học cho qua loa. Học sinh không hiểu biết nhiều về lịch sử quê hương nơi mình sinh ra và lớn lên, thậm chí là thờ ơ, không thấy được mối liên hệ giữa lịch sử địa phương với lịch sử dân tộc. Không biết được sự phát triển của quê hương từ đó không có sự gắn bó và tình yêu quê hương mình. Chính vì vậy, việc tăng cường học tập trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong dạy học lịch sử địa phương sẽ giúp cho bài học trở nên sinh động, dễ hiểu, gần gũi với các em bởi các em chính là người tự khám phá.
 Hiện tại, vấn đề hoạt động học tập qua trải nghiệm sáng tạo không phải là vấn đề mới với nhiều nước trên thế giới, nhưng với Việt Nam vấn đề này còn khá mới mẻ. Các tài liệu nghiên cứu, tác phẩm, luận vănchưa trình bày cụ thể chi tiết việc tổ chức hoạt động học tập trải nghiệm sáng tạo trong dạy học Lịch sử, đặc biệt đối với dạy học lịch sử địa phương trên địa bàn Thọ Xuân; trong khi đồng nghiệp, nhà trường chưa có kinh nghiệm để giải quyết, khắc phục. 
Như vậy, trong bối cảnh nền giáo dục thế giới, từ quan điểm đổi mới dạy học của Đảng và từ thực tế dạy học Lịch sử địa phương Thọ Xuân; tôi lựa chọn đề tài “Một vài biện pháp tổ chức hoạt động học tập trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong dạy học Lịch sử địa phương ở trường THPT Lam Kinh - Thọ Xuân” là cấp thiết. 
1. 2. Mục đích nghiên cứu.
	Khẳng định vai trò và ý nghĩa của hoạt động học tập trải nghiệm sáng tạo, từ đó đưa ra một vài biện pháp tổ chức hoạt động học tập trải nghiệm trong dạy học Lịch sử địa phương ở trường THPT Lam Kinh, Thọ Xuân, Thanh Hóa.
1. 3. Đối tượng nghiên cứu. 
 Đối tượng nghiên cứu của đề tài chính là một vài cách thức tổ chức hoạt động học tập trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong dạy học Lịch sử địa phương ở trường THPT Lam Kinh, huyện Thọ Xuân.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
+ Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: đọc và phân tích, tổng hợp các tài liệu chuyên khảo, tài liệu lịch sử, phương pháp dạy học lịch sử, chương trình, sách giáo khoa lịch sử phổ thông và các tài liệu khác có liên quan.
+ Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: tiến hành quan sát, điều tra bằng phiếu đối với giáo viên và học sinh, trải nghiệm thực tế tại địa bàn, đối chiếu với kết quả điều tra.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.1.1. Khái niệm về học tập trải nghiệm sáng tạo
Hiệp hội “Giáo dục trải nghiệm” quốc tế định nghĩa về học qua trải nghiệm “là một phạm trù bao hàm nhiều phương pháp trong đó người dạy khuyến khích người học tham gia các trải nghiệm thực tế, sau đó phản ánh, tổng kết lại để tăng cường hiểu biết, phát triển kĩ năng, định hình các giá trị sống và phát triển các năng lực bản thân, tiến tới đóng góp tích cực cho cộng đồng và xã hội”. [2]
Hoạt động hoc tập trải nghiệm sáng tạo còn được hiểu là “hoạt động giáo dục, trong đó, từng cá nhân học sinh được trực tiếp hoạt động thực tiễn trong môi trường nhà trường cũng như môi trường gia đình và xã hội dưới sự hướng dẫn và tổchức của nhà giáo dục, qua đó phát triển tình cảm, đạo đức, phẩm chất nhân cách, các năng lực, từ đó tích luỹ kinh nghiệm riêng cũng như phát huy tiềm năng năng sáng tạo của cá nhân mình”. [3]
Các khái niệm này đều khẳng định vai trò định hướng, hướng dẫn của nhà giáo dục. Nhà giáo dục không tổ chức, phân công học sinh một cách trực tiếp mà chỉ hỗ trợ, giám sát. Học sinh được trực tiếp, chủ động tham gia các hoạt động. Từ những kết quả nghiên cứu các lí thuyết trên có thể thấy học tập trải nghiệm sáng tạo là phương thức hoạt động chỉ sự tương tác, sự tác động của chủ thể với đối tượng xung quanh và ngược lại. 
Vậy khái niệm hoạt động học tập trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường phổ thông có thể được hiểu là các hoạt động giáo dục thực tiễn được tiến hành song song với hoạt động dạy học trong nhà trường. Thông qua các hoạt động thực hành, những việc làm cụ thể và các hành động của học sinh, hoạt động trải nghiệm sáng tạo sẽ khai thác kinh nghiệm của mỗi cá nhân, tạo cơ hội cho các em vận dụng một cách tích cực những kiến thức đã học vào thực tế và đưa ra được những sáng kiến của mình, từ đó phát huy và nuôi dưỡng tính sáng tạo của mỗi cá nhân của học sinh. [5] Điều này cho thấy, so với các hoạt động ngoài giờ lên lớp đang được tiến hành hiện nay trong trường phổ thông thì hoạt động trải nghiệm sáng tạo sẽ phong phú hơn cả về nội dung, phương pháp và hình thức hoạt động. Đặc biệt mỗi hoạt động phải phù hợp với mục tiêu phát triển những phẩm chất, năng lực nhất định của học sinh. 
2. 1. 2. Cơ sở xuất phát của vấn đề tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông.
2.1.2.1. Xuất phát từ mục tiêu, chiến lược đào tạo con người trong bối cảnh mới
 Hội nghị lần thứ 8 của BCH TƯ Đảng khóa XI đã xác định mục tiêu chung là “Bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ XHCN, bảo vệ sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và nền văn hóa Việt Nam, giữ vững ổn định chính trị và môi trường hòa bình để phát triển đất nước theo định hướng XHCN”. [1]
 Đứng trước xu thế phát triển của đất nước, giáo dục - đào tạo đóng vai trò quan trọng nhằm phát huy nguồn lực con người, phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Giáo dục trong xã hội mới, thời đại mới phải là “đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mĩ và nghề nghiệp, trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và CNXH, hình thành và bồi dưỡng phẩm chất, năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. [4]
 Như vậy, đổi mới giáo dục nói chung và đổi mới phương pháp dạy học nói riêng trong đó có bộ môn Lịch sử là con đường duy nhất từng bước nâng cao chất lượng giáo dục, đặc biệt là giáo dục phổ thông bởi "giáo dục phổ thông là nền tảng văn hóa của một nước là sức mạnh tương lại của một dân tộc". Trong giáo dục, bằng các phương pháp đạo tạo thích hợp, phải khơi dậy được năng lực tự học, tự tư duy độc lập nhận thức, hình thành và phát triển nhân cách sáng tạo của học sinh nhằm đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. 
2.1.2.2. Xuất phát từ đặc trưng của việc nhận thức lịch sử. 
 Khác với tri thức của nhiều bộ môn khoa học khác, tri thức lịch sử có những đặc trưng nổi bật như: mang tính quá khứ, tính không lặp lại, tính cụ thể, tính hệ thống, tính thống nhất giữa sử và luận. 
2.1.2.3. Xuất phát từ yêu cầu đổi mới phương pháp, chương trình, sách giáo khoa THPT sau năm 2015.
 Nội dung đổi mới chương trình sách giáo khoa sau năm 2015 xác định:
chương trình mới tiếp cận theo hướng hình thành và phát triển năng lực cho người học; không chạy theo khối lượng tri thức mà chú ý khả năng vận dụng tổng hợp các kiến thức, kĩ năng, thái độ, tình cảm, động cơ vào giải quyết các tình huống trong cuộc sống hàng ngày. Tiếp cận theo hướng năng lực đòi hỏi hoc sinh làm, vận dụng được gì hơn là học sinh biết những gì. Tránh tình trạng biết rất nhiều nhưng làm, vận dụng không được bao nhiêu, biết những điều rất cao siêu, nhưng không làm được những việc rất thiết thực đơn giản trong cuộc sống thường nhật. [6]
2.1.2.4. Các hình thức, phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường phổ thông:
 Có nhiều hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường phổ thông như: tham quan học tập; điều tra khảo sát địa phương; dự án; đóng vai; các câu lạc bộ; các hoạt động xã hội - tình nguyện; diễn đàn; giao lưu; hội thảo - sự kiện, việc công ích; trò chơi..
2.2. THỰC TRẠNG CỦA VIỆC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THPT LAM KINH.
 Để có thể hiểu được thực trạng của việc tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh ở trường THPT Lam Kinh hiện nay, tôi đã tiến hành trao đổi và phiếu khảo sát cho giáo viên và học sinh ở trường THPT Lam Kinh với tồng là 03 giáo viên dạy Lịch sử và 92 học sinh. (Xem phần phụ lục 1)
2.2.1. Mục đích khảo sát: 
	Để thấy rõ việc cần thiết tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong quá trình dạy học bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông. Đồng thời tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn của giáo viên và học sinh trong quá trình tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo và từ đó đề xuất ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả của việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong chương trình Lịch sử THPT.
2.2.2. Phương pháp khảo sát. 
Trao đổi trực tiếp với giáo viên và học sinh; phát phiếu khảo sát cho giáo viên và học sinh.
2.2.3. Kết quả khảo sát
- Quan niệm của GV về tổ chức hoạt động học tập trải nghiệm sáng tạo trong dạy học Lịch sử
+ Kết quả điều tra khảo sát cho thấy tất cả các giáo viên (100%) được chọn khảo sát thống nhất cho rằng cần thiết phải tổ chức hoạt động học tập trải nghiệm sáng tạo trong dạy học Lịch sử. Điều này chứng tỏ các giáo viên đã ý thức được tầm quan trọng của việc tổ chức các hoạt động học tập trải nghiệm sáng tạo trong dạy học Lịch sử. 
+ Mặc dù ý thức được vai trò của hoạt động học tập trải nghiệm sáng tạo nhưng các GV lại có quan niệm, nhận thức khác nhau về hoạt động trải nghiệm sáng tạo: Có 1/3 thầy cô (chiếm khoảng 33,3%) cho rằng là hình thức tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động tham quan dã ngoại hoặc là hình thức hoạt động ngoài giờ lên lớp, nhằm bổ sung hỗ trợ các hoạt động học tập trên lớp. Trong khi đó 2/3 thầy cô (chiếm khoảng 66,7%) cho rằng đó là hình thức học tập học sinh được trực tiếp trải nghiệm, tham gia vào các hoạt động. Không có giáo viên nào quan niệm khái niệm hoạt động trải nghiệm sáng tạo trùng với khái niệm hoạt động ngoại khóa. 
- Quan niệm của học sinh với môn học: 
+ Kết quả cho thấy nhiều học sinh không yêu thích môn Lịch sử. Chỉ có 36/92 học sinh tỏ ra yêu thích (chiếm khoảng 40%). Trong khi đó số học sinh tỏ ra thờ ơ và không yêu thích môn học này là 56/92 học sinh (chiếm khoảng 60%). 
+ Tuy nhiên, đa số học sinh đều đánh giá được tầm quan trọng của môn học. Có tới 76% số học sinh được khảo sát cho rằng Lịch sử là môn học quan trọng, trong khi đó không có ý kiến nào cho rằng đây là môn học không quan trọng.
Việc học sinh ý thức được tầm quan trọng của môn học là một trong những tín hiệu tích cực trong việc dạy và học môn Lịch sử ở trường phổ thông hiện nay. 
+ Về mức độ cần thiết khi tổ chức hoạt động học tập trải nghiệm sáng tạo trong học tập lịch sử thì kết quả thu được là 68,5% học sinh đồng ý cần thiết và chỉ có 31,5% học sinh cho rằng không cần thiết. Như vậy, học sinh có nhận thức đúng về tầm quan trọng của việc tổ chức hoạt động học tập trải nghiệm sáng tạo trong dạy học lịch sử.
Điều tra, khảo sát ý kiến của giáo viên và học sinh không chỉ giúp cho việc đưa ra những nhận xét, đánh giá về thực trạng dạy học nói chung, vấn đề tổ chức hoạt động học tập trải nghiệm sáng tạo nói riêng mà còn là cơ sở nêu ra những đề xuất nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn học.
2.3. MỘT SỐ HÌNH THỨC VÀ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
HỌC TẬP TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ
ĐỊA PHƯƠNG Ở TRƯỜNG THPT LAM KINH.
2. 3. 1. Xác định nội dung kiến thức lịch sử địa phương Thọ Xuân cần tổ chức hoạt động học tập trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trường THPT Lam Kinh.
+ Đối với học sinh lớp 10: Tổ chức cho các em học tập trải nghiệm sáng tạo tại di tích lịch sử - văn hóa đền thờ Thứ quốc công Nguyễn Nhữ Lãm tại xã Thọ Diên huyện Thọ Xuân.
+ Đối với học sinh lớp 12: Tổ chức cho các em hoạt động học tập trải nghiệm sáng tạo về làng nghề ở địa phương: làng bánh gai truyền thống Tứ Trụ, xã Thọ Diên, huyện Thọ Xuân.
2. 3. 2. Qui trình thực hiện hoạt động học tập trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong dạy học Lịch sử địa phương.
Bước 1. Chọn đề tài (đặt tên) và xác định mục tiêu của bài trải nghiệm sáng tạo. 
Công việc của giáo viên: Giáo viên phân chia lớp thành các nhóm, hướng dẫn người học đề xuất, xác định chủ đề, định hướng cho học sinh về mục đích bài học. 
 Công việc của học sinh: Học sinh lắng nghe và tiếp thu những gợi ý, định hướng về đề tài của giáo viên, của nhóm làm việc.
Bước 2. Xây dựng đề cương bài lịch sử. 
Công việc của giáo viên: hướng dẫn cho học sinh xác định: nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức trải nghiệm, thời gian dự kiến, nguồn tài liệu, kinh phí thực hiện. Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh xây dựng “bộ câu hỏi khung” liên quan đến những vấn đề của bài trải nghiệm. 
Công việc của học sinh: Sau khi đã được phân công vào các nhóm, các nhóm thống nhất kế hoạch cụ thể thực hiện nhiệm vụ. Giáo viên hướng dẫn, gợi ý học sinh cách thức thu thập thông tin (lấy ở đâu, lấy bằng cách nào, phương tiện gì), cách xử lý thông tin (lựa chọn thông tin có giá trị phải đảm bảo độ tin cậy và có ý nghĩa), cách tổng hợp và trình bày kết quả. 
Bước 3. Thực hiện hoạt động.
Công việc của giáo viên: Gặp gỡ thường xuyên các nhóm để biết rõ tiến trình làm việc của từng nhóm, kịp thời giúp đỡ và điều chỉnh những vướng mắc. 
Công việc của học sinh: Thực hiện hoạt động theo nội dung
Bước 4. Trình bày sản phẩm. 
Kết quả của việc học tập trải nghiệm sáng tạo có thể được viết dưới dạng ấn phẩm (bản tin, tập san, báo, áp phích, thu hoạch, báo cáo) và có thể được trình bày trên power point, được thiết kế thành các đoạn phim, video
Bước 5. Đánh giá kết quả hoạt động trải nghiệm. 
Công việc của học sinh: Các nhóm trình bày kết quả thực hiện của nhóm mình. Các nhóm khác theo dõi, thảo luận, trao đổi, nhận xét, đóng góp ý kiến về kết quả làm việc của nhóm bạn. Học sinh các nhóm đánh giá lẫn nhau và tự đánh giá kết quả của nhóm mình. 
Công việc của giáo viên: Giáo viên nhận xét quá trình thực hiện hoạt động và sản phẩm của mỗi nhóm; rút kinh nghiệm qua việc thực hiện hoạt động của 
các nhóm. Giáo viên lưu kết quả hoạt động vào hồ sơ của học sinh. [6]
2. 3. 3. Hoạt động học tập trải nghiệm sáng tạo tại di tích lịch sử - văn hóa đền thờ Thứ quốc công Nguyễn Nhữ Lãm, xã Thọ Diên, huyện Thọ Xuân. 
2. 3. 3. 1. Các bước tiến hành.
Bước 1: Chọn đề tài và xác định mục đích của buổi trải nghiệm. 
a. Lựa chọn chủ đề của buổi trải nghiệm: “Đền thờ Thứ quốc công Nguyễn Nhữ Lãm – di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia bên bờ sông Giang”.
b. Xác định mục tiêu chủ đề của buổi trải nghiệm
- Kiến thức: 
+ Biết được thời gian, địa điểm xây dựng ngôi đền.
+ Biết được giá trị lịch sử, nghệ thuật của ngôi đền.
- Kĩ năng:
+ Phát triển kĩ năng phân tích, thu thập và xử lý thông tin, trình bày trước lớp. 
+ Biết tìm kiếm thông tin qua nhiều phương tiện khác như: sách, báo, mạng.
+ Có khả năng làm việc nhóm, khả năng hợp tác và tổ chức để thực hiện buổi trải nghiệm sáng tạo có hiệu quả. 
- Thái độ: 
+ Hứng thú và say mê học môn Lịch sử. 
+ Thêm tự hào về mảnh đất và con người Thọ Xuân, biết gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa tinh thần của địa phương.
Bước 2: Xây dựng kế hoạch buổi trải nghiệm sáng tạo tại đền Nguyễn Nhữ Lãm, xã Thọ Diên, huyện Thọ Xuân.
Đối tượng: dành cho lớp 10C9, sĩ số 45 học sinh.
Thành phần tham gia: giáo viên chủ nhiệm + giáo viên bộ môn + học sinh.
Địa điểm : Di tích lịch sử - văn hóa đền thờ Thứ quốc công Nguyễn Nhữ Lãm.
Quản lý chung: Giáo viên chủ nhiệm. Giáo viên chủ nhiệm chia học sinh thành các nhóm nhỏ và yêu cầu học sinh quản lý và làm việc theo nhóm.
Xây dựng kế hoạch buổi trải nghiệm sáng tạo đền Nguyễn Nhữ Lãm (tại lớp học trước khi trải nghiệm sáng tạo). (Xem phần phụ lục 2)
Kế hoạch cụ thể.
- Lập chương trình (Xem phần phụ lục 3)
- Xây dựng nội quy buổi trải nghiệm sáng tạo.
+ Lớp chia thành các nhóm nhỏ 6-7 học sinh. Mỗi nhóm cử ra nhóm trưởng quản lý các thành viên trong nhóm.
+ Các nhóm thành viên phải tuân thủ theo sự quản lý của trưởng nhóm và giáo viên chủ nhiệm.
+ Phải đi theo đoàn, không tách đoàn đi một mình. 
+ Không vứt rác bừa bãi. Thực hiện qui định của khu di tích.
+ Thực hiện theo nhiệm vụ được phân công và tuân thủ thời gian quy định. 
- Xác định thời gian: 1 buổi sáng
Xây dựng phiếu học tập dành cho học sinh. (Xem phần phụ lục 4)
Bước 3: Thực hiện buổi trải nghiệm 
a. Thu thập thông tin: 
- Giáo viến hướng dẫn học sinh đi thực địa thu thập thông tin thông qua quan sát, phỏng vấn trực tiếp Ông Nguyễn Mậu Phú – Trưởng ban trị sự Chi đại tôn dòng họ Nguyễn Mậu toàn quốc.
- Nhận thông tin về khu di tích đền trên các phương tiện như báo, đài. 
- Tìm hiểu vị trí địa lí và lịch sử của đền Nguyễn Nhữ Lãm. 
- Phương tiện thực hiện: máy ảnh, máy quay phim, vở ghi chép. 
- Sau khi thu thập thông tin xong, các nhóm tập trung lại, ghi vào phiếu học tập xem mình đã học tập được những gì qua buổi trải nghiệm.
b. Xử lí thông tin.
- Qua 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_vai_bien_phap_to_chuc_hoat_dong_hoc_tap_trai_nghiem.doc
  • docMỤC LỤC.doc
  • docPHỤ LỤC.doc