SKKN Một số vấn đề thường gặp khi giải bài toán về ancol đa chức

SKKN Một số vấn đề thường gặp khi giải bài toán về ancol đa chức

Trong học tập hoá học, việc chọn, chữa và giải bài tập có ý nghĩa rất quan trọng. Ngoài việc rèn luyện các kĩ năng vận dụng, sáng tạo và đào sâu kiến thức đã học một cách sinh động; bài tập hoá học còn được dùng để ôn tập, rèn luyện một số kĩ năng, kiến thức hoá học. Thông qua giải bài tập, giúp học sinh rèn luyện tính tích cực, trí thông minh, sáng tạo, bồi dưỡng hứng thú trong học tập.

Trong những năm giảng dạy, bồi dưỡng học sinh qua những tiết luyện tập và bồi dưỡng học sinh thi đại học, cao đẳng liên quan đến phần ancol đặc biệt là các bài toán giải về ancol đa chức là phần quan trọng thì học sinh hay lúng túng. Do vậy, tôi thấy rằng việc giáo viên chọn và phân loại bài tập về ancol nhất là phân loại bài tập về ancol đa chức sẽ giúp các em học sinh có hứng thú học tập, khả năng tìm tòi sáng tạo, giúp các em tăng niềm đam mê nghiên cứu môn hoá học hữu cơ nói riêng và môn hoá học nói chung.

Với những phân dạng bài tập và cách giải mà giáo viên đưa ra, giáo viên chỉ ra được cho học sinh phương pháp phù hợp nhất, để cho học sinh lựa chọn phù hợp và ứng dụng vào việc giải bài tập của mình cho nó hiệu quả, đặc biệt là từ năm nay với việc thay thế kì thi Tốt nghiệp THPT và kì thi tuyển sinh vào các trường ĐH, CĐ bằng một kì thi quốc gia chung thì việc làm bài thi bằng hình thức trắc nghiệm khách quan lại càng quan trọng hơn, khi mà yêu cầu phải giải nhanh một bài toán trong thời gian ngắn.

Chính vì vậy tôi chọn đề tài: ’’Một số vấn đề thường gặp khi giải bài toán về ancol đa chức”. Thông qua đó với mong muốn giúp các em học sinh hăng say học tập, say mê nghiên cứu, tìm tòi và luôn luôn sáng tạo trong học tập , đặc biệt là tự tin với bài tập về ancol .Tạo niềm đam mê, hứng thú, ham học hỏi cho học sinh để các em luôn luôn tiến lên là một nhiệm vụ khó khăn cho người giáo viên.

 

doc 13 trang thuychi01 7390
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số vấn đề thường gặp khi giải bài toán về ancol đa chức", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục
Phần 1: Phần mở đầu 
1. Lý do chọn đề tài 
2. Mục đích của đề tài 
3. Nhiệm vụ của đề tài
4. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
5. Phạm vi nghiên cứu
6. Kế hoạch thực hiện	
Phần 2: Thực hiện đề tài 
1. Cơ sở lý thuyết:
1.1. Ancol đa chức
1.1.1. Công thức tổng quát	
1.1.2. Tính chất hoá học	
1.1.3. Điều chế	
1.2. Phương pháp giải bài tập thường gặp	
Các phương pháp giải được áp dụng
 1.2.1.Phương pháp 1: Phương pháp bảo toàn khối lượng 
 1.2.2.Phương pháp 2: Phương pháp trung bình 
 1.2.3.Phương pháp 3: Phương pháp tăng giảm khối lượng 
1.2.4.Phương pháp 4: Phương pháp bảo toàn nguyên tố 
2. Thực trạng việc dạy và học bài ancol
3. Một số dạng bài tập và phương pháp giải về ancol đa chức
3.1.Dạng 1:
3.2.Dạng 2:
3.3.Dạng 3:
4. Hiệu quả của đề tài
Phần 3 : Kết luận
Trang
2
2
2
2
2
2
3
3
3
3
3
4
4
4
4
5
5
6
6
8
9
11
12
PHẦN 1: PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Trong học tập hoá học, việc chọn, chữa và giải bài tập có ý nghĩa rất quan trọng. Ngoài việc rèn luyện các kĩ năng vận dụng, sáng tạo và đào sâu kiến thức đã học một cách sinh động; bài tập hoá học còn được dùng để ôn tập, rèn luyện một số kĩ năng, kiến thức hoá học. Thông qua giải bài tập, giúp học sinh rèn luyện tính tích cực, trí thông minh, sáng tạo, bồi dưỡng hứng thú trong học tập.
Trong những năm giảng dạy, bồi dưỡng học sinh qua những tiết luyện tập và bồi dưỡng học sinh thi đại học, cao đẳng liên quan đến phần ancol đặc biệt là các bài toán giải về ancol đa chức là phần quan trọng thì học sinh hay lúng túng. Do vậy, tôi thấy rằng việc giáo viên chọn và phân loại bài tập về ancol nhất là phân loại bài tập về ancol đa chức sẽ giúp các em học sinh có hứng thú học tập, khả năng tìm tòi sáng tạo, giúp các em tăng niềm đam mê nghiên cứu môn hoá học hữu cơ nói riêng và môn hoá học nói chung.
Với những phân dạng bài tập và cách giải mà giáo viên đưa ra, giáo viên chỉ ra được cho học sinh phương pháp phù hợp nhất, để cho học sinh lựa chọn phù hợp và ứng dụng vào việc giải bài tập của mình cho nó hiệu quả, đặc biệt là từ năm nay với việc thay thế kì thi Tốt nghiệp THPT và kì thi tuyển sinh vào các trường ĐH, CĐ bằng một kì thi quốc gia chung thì việc làm bài thi bằng hình thức trắc nghiệm khách quan lại càng quan trọng hơn, khi mà yêu cầu phải giải nhanh một bài toán trong thời gian ngắn.
Chính vì vậy tôi chọn đề tài: ’’Một số vấn đề thường gặp khi giải bài toán về ancol đa chức”. Thông qua đó với mong muốn giúp các em học sinh hăng say học tập, say mê nghiên cứu, tìm tòi và luôn luôn sáng tạo trong học tập , đặc biệt là tự tin với bài tập về ancol .Tạo niềm đam mê, hứng thú, ham học hỏi cho học sinh để các em luôn luôn tiến lên là một nhiệm vụ khó khăn cho người giáo viên.
2. Mục đích của đề tài:
Giúp học sinh nghiên cứu cơ sở lý thuyết, phương pháp giải bài tập về ancol đa chức đồng thời tìm ra phương pháp giải thích hợp cho bài toán đó.
3. Nhiệm vụ của đề tài:
Hoàn tất việc phân loại các bài tập về ancol đa chức và đưa ra phương pháp giải bài tập dạng đó tạo hứng thú, sự sáng tạo, niềm đam mê học tập cho học sinh
4. Đối tượng nghiên cứu của đề tài:
Bài tập về ancol đa chức
5. Phạm vi nghiên cứu đề tài:
Học sinh Lớp 11B6 năm 2015-2016 và học sinh lớp 11B5, 11B6, năm 2016-2017 trường THPT Lê Văn Hưu
6. Kế hoạch thực hiện:
- Khảo sát thực trạng học tập và kết quả học tập của học sinh lớp 11B6 năm 2015- 2016 khi học bài ancol và giải bài tập phần ancol đa chức.
- Thời gian thực hiện đề tài là học kì 2 năm học 2016-2017 của lớp 11B5 và 11B6.
PHẦN 2: THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1. Cơ sơ lý thuyết:
1.1. Ancol đa chức:
1.1.1. Công thức tổng quát ancol đa chức:
- CTTQ của ancol đa chức: R(OH)a hay CxHy (OH)a với a >1, nguyên.
Hay CTC: CnH2n+2-2kOx hoặc CnH2n+2-2k-x (OH)x( Với k là số liên kết ;
n ≥ x ≥ 2)
- CTC của ancol no, đa chức, mạch hở: CnH2n+2Ox hoặc CnH2n+2-x (OH)x
(Với n ≥ x ≥ 2)
- Các chất tiêu biểu: Glixerol ( propantriol ): C3H8O3 hay C3H5(OH)3,
CTCT CH2OH – CHOH – CH2OH
Etilenglicol (etanđiol) C2H6O2 hay C2H4(OH)2, CTCT: CH2OH – CH2OH
1.1.2. Tính chất hoá học:
1.1.2.1.Tính chất tương tự ancol đơn chức: Tác dụng với kim loại kiềm, HX, phản ứng tác nước.
VD:	2C3H5(OH)3 + 6Na à 2C3H5(ONa)3 + 3H2
	C3H5(OH)3 + 3HBr à C3H5Br3 + 3H2O
	C3H5(OH)3 + 3HNO3 à C3H5(ONO2)3 + 3H2O	
C2H4(OH)2 C2H2 + 2 H2O
1.1.2.2. Tính chất đặc trưng: Các ancol đa chức có từ 2 nhóm OH ở Cacbon kề nhau trở lên có khả năng hoà tan Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam đặc trưng.
VD: 2C3H5(OH)3 + Cu(OH)2 à (C3H5(OH)2O)2Cu + 2H2O
1.1.2.3. Phản ứng oxi hoá:
PTHH: CxHyOz + (x+y/4-z/2) O2 à xCO2 + y/2 H2O
- Đốt cháy ancol no, đơn chức mạch hở.
Gọi công thức của X là CnH2n+2Ox (Với n > 1; x > 1 ; n, x nguyên)
PTHH: 2CnH2n+2Ox + (2n + 1 – x) O2 à 2n CO2 + 2( n+1) H2O
- Phản ứng oxi hoá không hoàn toàn bằng các tác nhân oxi hoá
PTHH: R- (CH2OH)x + x R – (CHO)x + H2O
	 R- (CHO)x + x R – (COOH)x + H2O
1.1.3. Điều chế:
1.1.3.1. Điều chế ancol hai chức (điol):
Oxi hoá nhẹ anken bằng dung dịch KMnO4 loãng
PTHH: R – CH = CH2 + + H2O R – CHOH – CH2OH
1.1.3.1. Điều chế glixerol:
- Từ propen: CH3 – CH = CH2 + Cl2 CH2Cl – CH = CH2 + HCl
 CH2Cl – CH = CH2 + Cl2 + H2O à CH2Cl – CH(OH) - CH2Cl
 CH2Cl-CH(OH) - CH2Cl + 2NaOH CH2OH – CHOH – CH2OH + 2NaCl
- Thuỷ phân dầu, mỡ động, thực vật:
(RCOO)3C3H5 + 3NaOH 3RCOONa + C3H5(OH)3 
1.2. Các phương pháp giải bài tập thường gặp:
1.2.1. Phương pháp 1: Phương pháp bảo toàn khối lượng
Nguyên tắc của phương pháp: “Tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng bằng tổng khối lượng các chất tạo thành sau phản ứng”
Ví dụ: Cho 12,4g một ancol hai chức tác dụng với Na vừa đủ, sau phản ứng thu được 25,9g chất rắn và V lít khí H2 ( đktc ). Tính V?
Hướng dẫn: Gọi công thức trung bình của hai ancol là với số mol là x
PTHH: 	 + 2Na à + H2
	 x	x	 x	x
Áp dụng ĐLBTKL ta có: + mmuối
	1 12,4 + 46x = 25,9 + x
	1 x = 0,3	à V = 0,3.22,4 = 6,72 lít 
1.2.2. Phương pháp 2: Phương pháp trung bình
Các giá trị trung bình được áp dụng như: Khối lượng mol trung bình, khối lượng nguyên tử trung bình, số nguyên tử cacbon trung bình, số nguyên tử hiđro trung bình, số nhóm chức trung bình, số liên kết trung bình ...
Nguyên tắc của phương pháp: 
+ Khối lượng phân tử trung bình (KLPTTB) (kí hiệu) cũng như khối lượng nguyên tử trung bình (KLNTTB) chính là khối lượng của một mol hỗn hợp, nên nó được tính theo công thức:
trong đó M1, M2,... là KLPT (hoặc KLNT) của các chất trong hỗn hợp; n1, n2,... là số mol tương ứng của các chất.
+ Tương tự các công thức tính số nguyên tử cacbon trung bình, số nguyên tử hiđro trung bình, số nhóm chức trung bình, số liên kết trung bình... thay bằng 
Ví dụ: Cho hỗn hợp X gồm hai ancol đa chức, mạch hở (Có số nguyên tử C ≤ 4), thuộc cùng dãy đồng đẳng. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X, thu được CO2 và H2O có tỉ lệ mol tương ứng là 3:4. Xác định công thức phân tử của hai ancol đó.
Hướng dẫn: Gọi số mol tương ứng của CO2 và H2O là 3 và 4 ta có:
	à CTPT hai ancol là C2H4(OH)2 và C4H8(OH)2
1.2.3. Phương pháp 3: Phương pháp tăng giảm khối lượng
Nguyên tắc của phương pháp: Khi chuyển từ chất X thành chất Y thì khối lượng tăng lên hoặc giảm đi bao nhiêu gam (thường tính theo số mol). Từ việc tăng hay giảm đó tìm được mối liên hệ giữa độ tăng hay giảm đó với các chất khác trong phương trình hoá học.
Ví dụ: Cho 7,6g hỗn hợp hai ancol hai chức tác dụng hết với Na vừa đủ, sau phản ứng thu được 10,9g chất rắn và V lít khí H2 (đktc). Tính V?
Hướng dẫn: Gọi công thức trung bình của hai ancol là với số mol là x
PTHH: 	 + 2Na à + H2
 1 mol: (R + 34)g à (R + 78)g	tăng 44g
 x mol: 7,6g à 10,9g	tăng 3,3g	
 à x = 0,075 mol à à V = 0,075. 22,4 = 1,68 lít
1.2.4. Phương pháp 4: Phương pháp bảo toàn nguyên tố
Nguyên tắc của phương pháp: “ Tổng khối lượng của một nguyên tố trong các chất tham gia phản ứng bằng tổng khối lượng của nguyên tố đó trong các chất tạo thành sau phản ứng”
Ví dụ: Để đốt cháy hoàn toàn một lương ancol ba chức X cần hết vừa đủ V lít khí O2 ( đktc), thu được 3,808 lít CO2 (đktc) và 5,4 gam nước. Tính giá trị của V ?
Hướng dẫn:
Gọi CTTB của 3 ancol là 
Áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố Oxi ta có : 	
 	à V = 0,125.22,4 = 2,8 lít
2.Thực trạng về việc dạy và học phần ancol đa chức:
Ancol là một phần quan trọng trong chương trình hoá học trung học phổ thông. Bài tập liên quan đến ancol lại tương đối nhiều và những bài liên quan đến ancol đa chức thường là bài khó. Do vậy khi giáo viên truyền đạt cho học sinh để các em hiểu và làm được là tương đối vất vả và cần phải nhiều thời gian. Và ngay cả khi các em được bồi dưỡng ở các tiết bồi dưỡng thì cũng ít học sinh hiểu được và nắm vững được. Cho nên các em thường chán nản sau một thời gian học tập phần này.
Trong khi dạy phần tính chất hoá học cho học sinh thì việc làm rõ cho học sinh và việc học sinh đều nắm bắt được các khiến thức là không dễ. Khi cho ancol đa chức tác dụng với Cu(OH)2 thì chỉ các ancol có từ 2 nhóm OH ở Cacbon gần nhau mới có khả năng phản ứng, học sinh thường ít chú ý đến điều này và thường nhầm tưởng là tất cả các ancol đa chức đều có tính chất này. Hay không chỉ mình ancol no, đơn chức mới có phản ứng tách nước tạo anken, mà ancol đa chức cũng có khả năng tách nước tạo, ađehit, xeton, ankin hoặc polien
Học sinh ngày nay thường dành quá ít thời gian để tìm tòi, sáng tạo, vận dụng, tạo hứng thú học tập. Học sinh thường làm theo giáo viên, giáo viên bảo gì làm nấy,nói gì nghe vậy mà không tự học, tự tìm hiểu, cho nên các em thường thụ động. Khi gặp những bài toán mới, khó, đặc biệt là các bài toán chưa gặp dạng đó bao giờ các em thường là không chịu suy nghĩ, không chịu sáng tạo, các em thưòng ngồi chờ giáo viên giảng hoặc thấy khó nên yêu cầu giáo viên chữa ngay nên các em thường không nhớ lâu, không kiên trì, lâu dần dẫn đến tính ỷ lại và hạn chế về tư duy, mất luôn tiềm năng sáng tạo của bộ óc. 
Qua khảo sát chất lượng học tập của các em học sinh lớp 11B6 năm học 2015-2016 về phần ancol đa chức cho thấy:
+ Về lí thuyết: 
- Số học sinh hiểu 4/40 chiếm 10,0%
- Số học sinh nhớ, chưa hiểu 20/40 chiếm 50,0%
- Số học sinh không nhớ đầy đủ 16/40 chiếm 40,0%
+ Bài tập:
- Số học sinh giải được và vận dụng giải tốt các dạng bài: 2/40 chiếm 5,0% 
- Số học sinh giải được một số dạng 26/40 chiếm 65,0%
- Số học sinh không giải được 12/40 chiếm 30,0%
+ Đam mê học tập: 
- Số học sinh có hứng thú học tập 8/40 chiếm 20,0%
- Số học sinh không tìm được hứng thú trong học tập 14/40 chiếm 35,0%
- Số học sinh không có hứng thú trong học tập 18/40 chiếm 45,0 % 
3. Một số dạng bài tập về ancol đa chức thường gặp:
3.1. Dạng 1: Bài tập về phản ứng thế nguyên tử H ở nhóm OH: 
Ví dụ: Ancol X mạch hở có số nguyên tử cacbon bằng số nhóm chức. Cho 18,6 gam X tác dụng với Na dư, thu được 6,72 lít khí ở đktc. Tên gọi của X là:
	A. Propan – 1,3 – điol.	B. Etanol.
	C. Etan –1,2- điol	D. Propan- 1,2,3- triol
Lời giải:
Cách 1: Áp dụng phương pháp bảo toàn khối lượng	
Gọi CT của ancol X là R(OH)x có số mol tương ứng là a mol
Ta có mol	(1)
 PTHH:	2R(OH)x + 2xNa à 2R(ONa)x + x H2 
	a	ax	a	ax/2
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có
 mancol + mNa = mmuối + mhiđro
18,6 + 23ax = a( R + 39x) + 0,6
Ra + 16ax = 18	
 mol	(2)
Từ (1) và (2) ta có R = 14x
Lập bảng:
x
1
2
3
R
14
28
36
Công thức của X
CH2OH
( Loại)
C2H4(OH)2
( tm )
C3(OH)3
( Loại)
Đáp án C.
Nhận xét: Cách này dễ hiểu, không nhất thiết học sinh phải nhớ công thức tổng quát của ancol no, đơn chức, mạch hở. Tuy nhiên nếu gọi công thức chung thì phải lập bảng và HS phải nắm vững quy tắc hoá trị của gốc hiđrocacbon.
Cách 2: Áp dụng phương pháp bảo toàn nguyên tố	
Gọi CT của X là CnHn+2(OH)n có số mol tương ứng là a mol
PTHH : 2CnHn+2(OH)n + 2nNa à 2CnHn+2(ONa)n + n H2 
Áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố H ta có: 
nH(trong nhóm OH ancol) = 
à an = 2.0,3 = 0,6 (mol) 
à a = 0.6/n	 ( mol)
à Mancol = 31n
 à n = 2
CTPT của ancol X là C2H4(OH)2 
 Đáp án C
Nhận xét: Cách này giải tương đối ngắn và HS có thể không viết PTHH. Tuy nhiên để làm theo cách này HS phải hiểu rõ bản chất phản ứng thế của ancol và nắm vững công thức chung tổng quát của ancol no, đa chức, mạch hở.
Các bài tập áp dụng khác:
Bài 1: Ancol X mạch hở có số nguyên tử cacbon bằng số nhóm chức. Cho 9,2g X tác dụng với Na dư, thu được 3,36 lít khí ở đktc. Công thức cấu tạo của X là:
	A. CH3OH.	B. CH3CH2OH.
	C. HOCH2CH2OH	D. HOCH2CH(OH)CH2OH
Bài 2: Cho hỗn hợp gồm 0,2 mol ancol A và 0,2 mol ancol B tác dụng với Na dư, sinh ra 0,5 mol H2. Một hỗn hợp khác gồm 0,3 mol ancol A và 0,1 mol ancol B cũng cho tác dụng với Na dư thì sinh ra 0,45 mol H2. Số nhóm chức của A và B lần lượt là:
	A. 3 và 2.	B. 2 và 3.	C. 1 và 3.	D. 2 và 2.
Bài 3: Ancol X có tỉ khối hơi so với H2 bằng 38. Cho 0,1 mol X tác dụng hết với Na dư, thu được 2,24 lít H2 ( đktc). Số đồng phân cấu tạo (bền) của X là:
	A. 2	B. 3	C. 4	D. 5 
Bài 4: Cho 6,44 gam hỗn hợp hai ancol tác dụng hết với K, thấy thoát ra 1,792 lít H2 (đktc) và thu được m gam muối Kali ancolat. Giá trị của m là:
	A. 11,56	B. 12,52	C. 15,22	D. 12,25
Bài 5: Cho 0,05 mol một ancol A Tác dụng với Na dư sinh ra 1,12 lít H2 (đktc). Nếu cho 7,6 gam ancol này tác dụng với K dư thì thu được 2,24 lít khí H2 (đktc). Biết A có phản ứng với Cu(OH)2 cho dung dịch xanh lam. Công thức cấu tạo của A là:
	A. CH2OH – CH2OH	B. CH2OH – CH2 - CH2OH
	C. CH2OH – CHOH – CH3	D. CH2OH – CHOH – CH2OH
Bài 6: Cho 11,95gam hỗn hợp gồm ancol etylic và etylenglicol tác dụng hoàn toàn với Na dư thu được 3,64 lít H2 đktc. Phần trăm khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp là:
	 A. 48,11% và 51,89 %	B. 62,55% và 37,45%
	 C. 55,55% và 44,45%	D. 50% và 50%	
Bài 7: Cho 15,2 gam hỗn hợp glixerol và một ancol no, đơn chức A tác dụng với Na thu được 4,48 lít khí H2 đktc. Nếu cho hỗn hợp trên tác dụng với Cu(OH)2 thì hòa tan được 4,9 gam Cu(OH)2. Công thức phân tử của A là:
	 A. CH3OH	B. C2H5OH
	 C. C3H7OH	D. C4H9OH
Bài 8: Cho 20,3 gam hỗn hợp glixerol và một ancol no, đơn chức A tác dụng với Na thu được 5,04 lít khí H2 đktc .Mặt khác 8,12 gam A hoàn tan vừa hết 1,96 gam Cu(OH)2 . Phần trăm khối lượng của glixerol và A lần lượt là:
	 A. 50% và 50%	B. 54,68% và 45,32% 
	 C. 44,44% và 55,56%	D. 55,56% và 44,44%
Đáp án:
1D ; 2B ; 3A ; 4B ; 5C ; 6A ; 7C ; 8B
3.2. Dạng 2: Bài tập về phản ứng oxi hoá không hoàn toàn ancol no, đa chức, mạch hở.
Ví dụ 1: Oxi hoá m gam hỗn hợp etilenglicol và etanol (có số mol bằng nhau), bằng CuO dư, nung nóng, sau phản ứng thu được hỗn hợp các anđehit và hơi nước có khối lượng là (m + 2,4) gam. Giá trị của m là:
	A. 10,8	B. 5,4	C. 8,1	D. 16,2
Hướng dẫn: Gọi số mol của etilenglicol và etanol là a mol.
Áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố oxi ta có : mOxi pư = mtăng= 2,4 (g)
à nO(pư) = nCuO = 0,15 mol
PTHH: HOCH2 - CH2OH + 2CuO HOC – CHO + 2Cu +2 H2O
	a	2a
	CH3 - CH2OH + CuO CH3 – CHO + Cu + H2O
	a	a
à 2a + a = 0,15 	à a = 0,05 ( mol)
à m = 0,05.( 62 + 46) = 5,4 gam
Đáp án B
Bài tập áp dụng khác:
Bài 1: Oxi hoá 10,8 gam hỗn hợp X gồm etanol và etilenglicol bằng CuO nung nóng, sau phản ứng thu được 15,6 gam hỗn hợp Y gồm các anđehit và hơi nước. Đem toàn bộ lượng Y thu được ở trên cho tác dụng hết với lượng dư dung dịch AgNO3 và NH3, đun nóng, thu được m gam Ag. Giá trị của m là:
	A. 64,8	B. 43,2	C. 21,6	D. 97,2
Bài 2: Hỗn hợp X gồm etanol, metanol, propanol, etilenglicol. Để chuyển hết nhóm chức ancol trong m gam hỗn hợp X thành nhóm cacbonyl cần 25,6 gam CuO. Đốt m gam hỗn hợp X cần 17,696 lít O2 (đktc). Mặt khác 0,56 mol hỗn hợp X hoà tan được tối đa 3,92 gam Cu(OH)2. Giá trị của m là:
 A. 12,62  B. 13,24  C. 13,88  	D. 13,82
Bài 3: Hỗn hợp X gồm 1 ancol no 2 chức mạch hở A và 1 ancol no đơn chức mạch hở B (các nhóm chức đều bậc 1) có tỉ lệ mol nA : nB = 3 : 1. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng với Na dư thu được 7,84 lít khí H2. Mặt khác cho m gam hỗn hợp X tác dụng hết với CuO dư đun nóng, sau phản ứng thu được 35,8 gam hỗn hợp anđêhit và hơi nước. Để đốt cháy hết m gam hỗn hợp X cần V lít khí O2. Biết các khí đều đo ở cùng điều kiện tiêu chuẩn. Giá trị của V là :
 A. 26,88 lít  B. 24,64 lít  C. 29,12 lít D. 22,4 lít
Bài 4: Oxi hoá 3,1 gam etilenglicol bằng CuO nung nóng, sau một thời gian thu được hỗn hợp khí và hơi A. Lấy toàn bộ lượng A thu được cho tác dụng hết với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 10,8 gam Ag kết tủa. Hiệu suất của phản ứng oxi hoá etilenglicol là:
	A. 100%	B. 60%	C. 50%	D. 75% 
Đáp án:
 1A ; 2B ; 3A ; 4C 
3.3. Dạng 3: Bài tập về phản ứng đốt cháy ancol no, đa chức, mạch hở.
Ví dụ 1: Đốt cháy một ancol đa chức X, thu được CO2 và H2O với tỉ lệ số mol tương ứng là 2:3. Công thức phân tử của X là:
	A. C5H12O2 	B. C4H10O2	C. C3H8O2	 D. C2H6O2
 Hướng dẫn:
Cách 1: 	Ta có X là ancol no, đa chức.
Gọi công thức của X là CnH2n+2Ox ( Với n > 1 ; x > 1 ; n, x nguyên)
Giả sử số mol của CO2 và H2O tương ứng là 2 mol và 3 mol.
Ta có : nX = = 3 – 2 = 1 mol
à Số nguyên tử C: vì X là ancol đa chức nên x = 2
à CTPT của X là C2H6O2 hay C2H4(OH)2
Đáp án D. 
Cách 2: Ta có X là ancol no, đa chức.
Gọi công thức của X là CnH2n+2Ox ( Với n > 1 ; x > 1 ; n, x nguyên)
PTHH: 2CnH2n+2Ox + (2n + 1 – x) O2 à 2n CO2 + 2( n+1) H2O
	1mol	 2n mol	 2(n+1) mol
Theo bài ra ta có : à n = 2 vì X là ancol đa chức nên x=2
à CTPT của X là C2H6O2 hay C2H4(OH)2
Đáp án D. 
Ví dụ 2: Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol một ancol no, mạch hở X, cần 4 gam oxi và tạo ra 4,4 gam CO2. Công thức phân tử của X là:
	A. C2HOH 	B. C3H7OH	C. C2H4(OH)2	D. C3H5(OH)3
Hướng dẫn:
Cách 1: 
Ta có nX = 
à 
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có :
à = 4,4,+ 0,15.18 – 4 = 3,1 gam à MX = 62 
Gọi công thức của X là CnH2n+2Ox (Với n > 1 ; x > 1 ; n, x nguyên)
Ta có số nguyên tử C : 
à 2.12 + 6 + 16x = 62
à x = 2 CTPT của X là C2H6O2 hay C2H4(OH)2
Đáp án C. 
Cách 2: 
Gọi công thức của X là CnH2n+2Ox ( Với n > 1 ; x > 1 ; n, x nguyên)
PTHH: 2CnH2n+2Ox + (2n + 1 – x) O2 à 2n CO2 + 2( n+1) H2O
	 0,05mol	 0,025( 2n+1-x)	 0,1.n
à CTPT của X là C2H6O2 hay C2H4(OH)2
Đáp án C. 
Bài tập áp dụng khác: 
Bài 1: Ancol A tác dụng với Na dư cho số mol H2 bằng số mol A đã dùng. Nếu đốt cháy hoàn toàn A được khối lượng CO2 bằng 1,833 lần khối lượng của H2O. A có cấu tạo thu gọn là:
 A. C2H4(OH)2. B. C3H6(OH)2. C. C3H5(OH)3. D. C4H8(OH)2.
Bài 2: Hỗn hợp X gồm hai ancol đa chức, mạch hở, thuộc cùng dãy đồng đẳng. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X thu được CO2 và H2O có tỉ lệ mol tương ứng là 3:4. Hai ancol đó là:
 A. C2H4(OH)2 và C3H6(OH)2 	B. C2H5OH và C4H9OH
 C. C2H4(OH)2 và C4H8(OH)2 	D. C3H5(OH)3 và C4H8(OH)3
Bài 3: Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol một ancol X no, mạch hở, cần vừa đủ 17,92 lít khí O2 (ở đktc). Mặt khác, nếu cho 0,1 mol X tác dụng vừa đủ với m gam Cu(OH)2 thì tạo thành dung dịch có màu xanh lam. Giá trị của m và tên gọi của X tương ứng là:
 A. 4,9 và propan-1,2-điol.	B. 9,8 và propan-1,2-điol.
 C. 4,9 và glixerol.	D. 4,9 và propan-1,3-điol.
Bài 4: Hỗn hợp X gồm metanol, etilenglicol và glixerol trong đó hiđro chiếm 9,259% khối lượng hỗn hợp. Đốt 5,184 gam hỗn hợp X cần V lít O2 (đktc). Giá trị của V là :
 A. 3,36 B. 4,68  C. 4,57  D. 3,89
Bài 5: Hỗn hợp X gồm ancol etylic, etylen glicol và glixerol. Đốt cháy m gam X thu được 1 mol CO2 và 1,4 mol H2O. Cũng m gam X tác dụng được tối đa với 14,7 gam Cu(OH)2. Giá trị của m là:
 A. 29,2.  B. 26,2.  C. 40,0.  D. 20,0
Bài 6: Đốt cháy hoàn toàn một lượng hỗn hợp X gồm 2 ancol (đều no, đa chức, mạch hở, có cùng số nhóm -OH) cần vừa đủ V lít khí O2, thu được 11,2 lít khí CO2 và 12,6 gam H2O (các thể tích khí đo ở đktc). Giá trị của V là 
 A. 11,20. B. 14,56. C. 4,48. D. 15,68.
Bài 7: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm 0,07 mol một ancol đa chức và 0,03 mol một ancol không no, có một liên kết đôi, mạch hở, thu được 0,23 mol khí CO2 và m gam H2O. Giá trị của m là 
A. 2,70. 	B. 2,34. 	C. 8,40. 	D. 5,40. 
Đáp án: 
1B ; 2C ; 3A ; 4C ; 5A ; 6B ; 7C 
4. Hiệu quả của đề tài:
Với nội dung trên tôi đã áp dụng cho học sinh lớp 11B5 và 11B6 năm học 2016-2017 thì thu được kết quả như sau (so với không áp dụng cho năm 20

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_van_de_thuong_gap_khi_giai_bai_toan_ve_ancol_da.doc