SKKN Một số thiết kế trò chơi học tập nhằm nâng cao chất lượng môn tiếng Việt lớp 2D trường tiểu học Tân Thành 1

SKKN Một số thiết kế trò chơi học tập nhằm nâng cao chất lượng môn tiếng Việt lớp 2D trường tiểu học Tân Thành 1

Tiểu học là bậc học nền móng quan trọng đặt tiền đề cho việc hình thành nhân cách và tri thức của một con người. Người giáo viên như người lái con đò tìm đến những chân trời tri thức, đưa các em đến với những kiến thức đầu tiên bỡ ngỡ, tò mò, thú vị nhưng cũng đầy áp lực. Vì thế người giáo viên Tiểu học có vai trò rất quan trọng trong việc dìu dắt các em từng bước đi trên dòng sông tri thức ấy. Mỗi giáo viên có một sự lựa chọn phương pháp dạy học riêng nhưng mục tiêu cuối cùng và kết quả thu được là thành quả của các cô, cậu học trò. Có lẽ vì thế mà chất lượng học sinh luôn là điều giáo viên phải trăn trở, suy nghĩ, tìm tòi, nghiên cứu tìm ra giải pháp, kinh nghiệm hay phù hợp với đối tượng học sinh, với từng môn học để sử dụng vào giảng dạy đạt hiệu quả.

Qua nhiều năm giảng dạy học sinh khối 1, khối 2 tôi nhận thấy một thực tế là các em thường yêu thích giờ học môn Toán hơn giờ học các phân môn Tiếng việt. Tôi thiết nghĩ có lẽ vì trong các giờ học Toán các em được làm việc với những đồ dùng trực quan là vật thật như: que tính, mô hình, đồ vật.và trong hầu hết các tiết học đều có hoạt động tổ chức trò chơi trong phần bài tập. Còn với các phân môn Tiếng Việt đồ dùng thường là tranh ảnh mô phỏng, minh họa trừu tượng và trong các tiết học việc giáo viên sử dụng trò chơi rất hạn chế. Cũng có lẽ vì có rất ít tài liệu, sách vở viết về trò chơi liên quan đến phân môn Tiếng Việt nên vận dụng vốn trò chơi ít ỏi lặp đi lặp lại trong nhiều bài học sẽ gây sự nhàm chán mà không đạt được hiệu quả như mong muốn dẫn đến giáo viên ít khi sử dụng trò chơi.

Với những điều suy nghĩ và trăn trở mong muốn đưa trò chơi học tập vào các phân môn Tiếng Việt để giúp cho những kiến thức lý thuyết cứng nhắc sẽ sinh động, hấp dẫn hơn dưới hình thức trò chơi học tập nhằm đưa kết quả học tập của các em đi lên và làm tăng thêm tình cảm của các em đối với môn Tiếng Việt. Tôi đã dành thời gian nghiên cứu tài liệu, nghiên cứu thực tế về đối tượng học sinh và nội dung chương trình các phân môn Tiếng Việt lớp 2 nhằm đưa ra một số kinh nghiệm thông qua sáng kiến:

“Một số thiết kế trò chơi học tập nhằm nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt lớp 2D trường Tiểu học Tân Thành 1”.

 

doc 23 trang thuychi01 72469
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số thiết kế trò chơi học tập nhằm nâng cao chất lượng môn tiếng Việt lớp 2D trường tiểu học Tân Thành 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THƯỜNG XUÂN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ THIẾT KẾ TRÒ CHƠI HỌC TẬP 
NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 2D 
TRƯỜNG TIỂU HỌC TÂN THÀNH 1
Người thực hiện: Lê Thị Phương Loan
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Tân Thành 1
SKKN thuộc môn: Tiếng Việt 
THANH HOÁ NĂM 2018
MỤC LỤC
Trang
1. Mở đầu
1
1.1. Lý do chọn đề tài: 
1
1.2. Mục đích nghiên cứu
1
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2
2.1.Cơ sở lí luận của việc thiết kế trò chơi học tập các phân môn Tiếng Việt lớp 2
2
2.2.Thực trạng của việc thiết kế và sử dụng trò chơi học tập các phân môn Tiếng Việt trong giảng dạy tại lớp 2D trường Tiểu học Tân Thành 1.
3
2.3. Đề xuất một số thiết kế trò chơi học tập nhằm nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt lớp 2D trường Tiểu học Tân Thành 1.
4
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục của nhà trường
18
3. Kết luận, kiến nghị
19
3.1. Kết luận: 
19
3.2. Kiến nghị, đề xuất: 
20
1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài: 
Tiểu học là bậc học nền móng quan trọng đặt tiền đề cho việc hình thành nhân cách và tri thức của một con người. Người giáo viên như người lái con đò tìm đến những chân trời tri thức, đưa các em đến với những kiến thức đầu tiên bỡ ngỡ, tò mò, thú vị nhưng cũng đầy áp lực. Vì thế người giáo viên Tiểu học có vai trò rất quan trọng trong việc dìu dắt các em từng bước đi trên dòng sông tri thức ấy. Mỗi giáo viên có một sự lựa chọn phương pháp dạy học riêng nhưng mục tiêu cuối cùng và kết quả thu được là thành quả của các cô, cậu học trò. Có lẽ vì thế mà chất lượng học sinh luôn là điều giáo viên phải trăn trở, suy nghĩ, tìm tòi, nghiên cứu tìm ra giải pháp, kinh nghiệm hay phù hợp với đối tượng học sinh, với từng môn học để sử dụng vào giảng dạy đạt hiệu quả.
Qua nhiều năm giảng dạy học sinh khối 1, khối 2 tôi nhận thấy một thực tế là các em thường yêu thích giờ học môn Toán hơn giờ học các phân môn Tiếng việt. Tôi thiết nghĩ có lẽ vì trong các giờ học Toán các em được làm việc với những đồ dùng trực quan là vật thật như: que tính, mô hình, đồ vật...và trong hầu hết các tiết học đều có hoạt động tổ chức trò chơi trong phần bài tập. Còn với các phân môn Tiếng Việt đồ dùng thường là tranh ảnh mô phỏng, minh họa trừu tượng và trong các tiết học việc giáo viên sử dụng trò chơi rất hạn chế. Cũng có lẽ vì có rất ít tài liệu, sách vở viết về trò chơi liên quan đến phân môn Tiếng Việt nên vận dụng vốn trò chơi ít ỏi lặp đi lặp lại trong nhiều bài học sẽ gây sự nhàm chán mà không đạt được hiệu quả như mong muốn dẫn đến giáo viên ít khi sử dụng trò chơi.
Với những điều suy nghĩ và trăn trở mong muốn đưa trò chơi học tập vào các phân môn Tiếng Việt để giúp cho những kiến thức lý thuyết cứng nhắc sẽ sinh động, hấp dẫn hơn dưới hình thức trò chơi học tập nhằm đưa kết quả học tập của các em đi lên và làm tăng thêm tình cảm của các em đối với môn Tiếng Việt. Tôi đã dành thời gian nghiên cứu tài liệu, nghiên cứu thực tế về đối tượng học sinh và nội dung chương trình các phân môn Tiếng Việt lớp 2 nhằm đưa ra một số kinh nghiệm thông qua sáng kiến:
“Một số thiết kế trò chơi học tập nhằm nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt lớp 2D trường Tiểu học Tân Thành 1”. 
1.2. Mục đích nghiên cứu
Trong quá trình dạy học trên lớp tôi nhận thấy học sinh còn rất thụ động, chưa ham học, việc học tập còn phụ thuộc vào sự hướng dẫn của giáo viên. Với mong muốn giúp học sinh chủ động hơn trong việc học, tăng sự hấp dẫn của tiết học và học sinh yêu thích các giờ học. Tôi đã dựa trên thực trạng dạy và học các phân môn Tiếng Việt nghiên cứu, tìm tòi thiết kế một số trò chơi học tập nhằm nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt tại lớp 2D trường Tiểu học Tân Thành 1.
 1.3. Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng dạy và học các phân môn Tiếng Việt lớp 2.
Những biện pháp thiết kế trò chơi phù hợp với nội dung giảng dạy các phân môn Tiếng việt lớp 2.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết.
- Phương pháp trực quan.
- Phương pháp thực nghiệm.
- Phương pháp điều tra, khảo sát, thống kê.
- Phương pháp tổng kết rút kinh nghiệm.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của việc thiết kế trò chơi học tập các phân môn Tiếng Việt lớp 2.
Trong thời đại hiện nay việc học đang trở thành áp lực không chỉ bởi đủ loại kiến thức trong cùng một buổi học mà còn bởi những nội dung kiến thức mới lạ và khô khan. Vì vậy việc giải bài toán tìm ra giải pháp để học sinh có thể “học mà chơi-chơi mà học” giảm áp lực căng thẳng là việc mà tất cả giáo viên vẫn đang làm và nghiên cứu.
Ở bậc học Tiểu học hiện nay việc sử dụng các loại trò chơi ngôn ngữ vào hoạt động dạy học là một phương pháp giảng dạy có hiệu quả. Trò chơi học tập giúp các em được giải trí song vẫn hoàn thành được mục tiêu bài học, củng cố kiến thức, kĩ năng cho các em. Các em tự tìm phương án để giải quyết những vấn đề đưa ra trong trò chơi, kích thích sự chú ý của học sinh nhằm hoàn thành nhiệm vụ, từ đó việc chiếm lĩnh kiến thức của học sinh đạt được một cách nhẹ nhàng.
Theo nguyên vụ trưởng vụ Tiểu học Lê Tiến Thành: Sử dụng trò chơi học tập đúng nội dung và mục đích góp phần dạy học theo định hướng hoạt động lấy học sinh làm trung tâm, làm cho giờ học nhẹ nhàng, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi học sinh tiểu học và đạt hiệu quả cao, phù hợp với những yêu cầu chỉ đạo chuyên môn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. [1]
Để thiết kế được trò chơi học tập giáo viên cần hiểu được khái niệm trò chơi và trò chơi học tập.
Trò chơi là một hoạt động tự nhiên và cần thiết nhằm thỏa mãn những nhu cầu giải trí đa dạng của con người. Trò chơi còn là một phương pháp giáo dục thực hành hiệu nghiệm nhất đối với việc hình thành nhân cách, trí lực của trẻ em. Bên cạnh đó trò chơi là một phương tiện giáo dục và giải trí giúp cho cá nhân được rèn luyện, tập thể có được bầu không khí vui vẻ, thân ái và thông cảm.[2]
Trò chơi học tập là dạy học thông qua việc tổ chức hoạt động cho học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh được hoạt động bằng cách tự chơi trò chơi trong đó mục đích của trò chơi là truyền tải mục tiêu của bài học. Luật chơi, cách chơi thể hiện nội dung và phương pháp học, đặc biệt là phương pháp học tập có sự hợp tác và tự đánh giá.[3]
Hiểu được bản chất, vai trò và tác dụng của trò chơi, trò chơi học tập nhằm áp dụng hiệu quả nhất cho các môn học. Việc sử dụng trò chơi học tập dành cho môn Tiếng Việt như thế nào để đạt được mục tiêu giáo dục mới là vấn đề cần thiết đòi hỏi giáo viên phải nghiên cứu nội dung bài dạy và thiết kế phù hợp.
 2.2.Thực trạng của việc thiết kế và sử dụng trò chơi học tập các phân môn Tiếng Việt trong giảng dạy tại lớp 2D trường Tiểu học Tân Thành 1.
Trường tiểu học Tân Thành 1 nằm ở phía Nam huyện Thường Xuân, là một trường thuộc xã miền núi vùng đặc biệt khó khăn, kinh tế phát triển chậm, trình độ dân trí không đồng đều, số học sinh thuộc diện hộ nghèo còn nhiều, địa bàn rộng. Nhà trường có 3 khu lẻ (đó là khu Thành Lợi, Thành Đon và Thành Lai) và 1 khu trung tâm nằm cách xa nhau khiến cho việc đi lại và học hỏi chuyên môn gặp nhiều khó khăn.
Nhiều năm trở lại đây được sự quan tâm của đảng ủy, chính quyền xã Tân Thành cùng với sự chỉ đạo sát sao của phòng giáo dục và đào tạo huyện Thường Xuân, sự nỗ lực phấn đấu của tập thể cán bộ, giáo viên nhà trường mà chất lượng giáo dục có rất nhiều chuyển biến, tỷ lệ học sinh Hoàn thành tốt và Hoàn thành ngày một tăng, tỷ lệ học sinh Chưa hoàn thành giảm xuống đáng kể, đặc biệt là nhà trường không có hiện tượng học sinh bỏ học. Tuy nhiên thực tế để nâng cao chất lượng toàn diện đáp ứng được yêu cầu mới của giáo dục trong giai đoạn hiện nay nhà trường cần phải nỗ lực hơn nữa trong việc đổi mới phương pháp dạy học, tăng cường công tác bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ cán bộ giáo viên để nâng cao chất lượng giờ dạy. Một trong các yếu tố cốt lõi để nâng cao chất lượng giờ dạy đòi hỏi người giáo viên phải có tâm với nghề, không ngừng tự học, tự bồi dưỡng vừa dạy học vừa nghiên cứu trên thực tế để tìm ra cách làm hay, phương pháp dạy học hiệu quả nhất.
Năm học 2017- 2018 được sự phân công của Ban giám hiệu nhà trường tôi chủ nhiệm và giảng dạy lớp 2D khu Thành Đon. Qua nắm bắt tình hình và khảo sát cho thấy mặt bằng về chất lượng học sinh chưa cao, học sinh sau kì nghỉ hè đã có hiện tượng đọc, viết chậm. Học sinh còn rụt rè, thiếu tự tin trong giao tiếp, thụ động trong học tập, đó là vấn đề nan giải khiến bản thân tôi lo lắng. Tôi luôn tâm niệm học sinh chưa đạt kết quả cao trong học tập đa phần do đọc viết chưa tốt, chưa có khả năng diễn đạt. Vì thế để học sinh hiểu bài trước hết học sinh cần phải đọc viết tốt,mạnh dạn, tự tin trao đổi với bạn bè, thầy cô. Để giúp học sinh có thể thực hiện được những điều này giáo viên cần sáng suốt tìm phương án giải quyết vấn đề. Bản thân tôi tìm thấy mấu chốt của vấn đề này là do chất lượng môn Tiếng Việt còn thấp. Những năm học vừa qua việc giảng dạy các phân môn Tiếng Việt còn gặp nhiều khó khăn, bất cập, nguyên nhân cơ bản là:
Khi giảng dạy phân môn Tập đọc đa số giáo viên sử dụng đồ dùng phục vụ cho tiết học là những kênh hình trong sách giáo khoa, trong tiết học giáo viên chủ yếu chú trọng đến luyện đọc còn phần tìm hiểu bài đa số sử dụng phương pháp truyền thống là hỏi đáp ( giáo viên hỏi câu hỏi sách giáo khoa, học sinh trả lời). Vì vậy kết quả sau mỗi tiết học dù giáo viên thực hiện hết yêu cầu của bài nhưng những kiến thức về nội dung, kĩ năng của học sinh đạt được sơ sài. Sau mỗi tiết học học sinh uể oải, không có hứng thú cho tiết học sau. Hầu như việc sử dụng trò chơi học tập dành cho phân môn này là chưa có.
Với phân môn Kể chuyện cũng bị ảnh hưởng nhiều từ tiết Tập đoc vì các tiết Kể chuyện có nội dung giống bài tập đọc .Mức độ đòi hỏi cao hơn học sinh phải dùng lời, khả năng ghi nhớ, diễn đạt của mình để kể lại câu chuyện. Nhưng ở tiết Tập đọc học sinh không nắm chắc nội dung khi học kể chuyện sẽ vướng mắc rất nhiều.
Trong chương trình Tiếng Việt lớp 2 phân môn Luyện từ và câu được dàn trải nội dung, yêu cầu dưới dạng các bài tập. Đa số giáo viên chọn giải pháp giao bài và chữa bài thực hiện theo hình thức đồng loạt nên hiệu quả giờ dạy chưa cao.Học sinh thụ động theo hướng dẫn của giáo viên nên học sinh tiếp thu bài chưa tốt.
Đối với môn Tập làm văn là môn học khó nhất với học sinh lớp 2 vì khả năng cảm thụ văn, trí tưởng tượng còn giới hạn. Khả năng dùng câu từ để diễn đạt ý còn hạn chế.
Nhìn chung trong các tiết Tiếng Việt ở lớp 2 giáo viên chủ yếu quan tâm nhiều đến việc luyện đọc, luyện viết và giúp các em hoàn thành các bài tập bằng các phương pháp truyền thống như: hỏi đáp, quan sát, thuyết trình... miễn sao hoàn thành nội dung bài học, chưa quan tâm đúng mức đến việc học của học sinh, chưa phát huy được tính tích cực sáng tạo của học sinh trong việc khai thác bài. Giáo viên còn làm việc nhiều, nói nhiều trong các tiết học. Sau mỗi tiết học học sinh thường mệt mỏi, căng thẳng vì phải tiếp thu một lượng kiến thức lớn. Học sinh chưa hứng thú trong các tiết học, hiệu quả học tập không cao.
Qua khảo sát cụ thể ở lớp 2D chất lượng môn Tiếng Việt tôi nhận thấy tình trạng học sinh đọc, viết chậm còn tồn tại, số lượng học sinh chưa hoàn thành còn nhiều cụ thể như sau:
Thời điểm
Tổng số HS
Kết quả đạt được môn 
Tiếng Việt
Ghi chú
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
SL
TL
SL
TL
SL
TL
Đầu năm
16
1
6,25
9
56,25
6
37,5
 * Tóm lại: Để nâng cao chất lượng giảng dạy giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy học, hình thức tổ chức. Lựa chọn giải pháp phù hợp khắc phục những tồn tại nêu trên là những băn khoăn, suy nghĩ, trăn trở và đắn đo. Để giải quyết vấn đề mỗi giáo viên lựa chọn cho mình một cách giải quyết, bản thân tôi lựa chọn giải pháp đưa trò chơi học tập vào các phân môn Tiếng Việt.
Tuy nhiên hiện nay trong hầu hết các tài liệu tham khảo hay sách thiết kế, sách giáo viên rất ít thiết kế trò chơi dành cho phân môn Tiếng Việt. Một số thiết kế trò chơi không phù hợp với học sinh vùng khó khăn nên sử dụng sẽ gặp nhiều vướng mắc. Có những trò chơi đồ dùng chuẩn bị rất khó tìm, mất nhiều thời gian làm, hết nhiều kinh phí nên giáo viên hạn chế sử dụng. Nghiên cứu những thực trạng đó tôi mạnh dạn đề xuất một số thiết kế trò chơi sau giúp giáo viên có thể vận dụng dễ dàng và hiệu quả vào giảng dạy các phân môn Tiếng Việt. 
 2.3. Đề xuất một số thiết kế trò chơi học tập nhằm nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt lớp 2D trường Tiểu học Tân Thành 1
Đưa trò chơi vào quá trình dạy học là biến việc học trên lớp của học sinh thành một cuộc chơi. Thông qua việc vui chơi mà học sinh tiếp thu được kiến thức mới một cách nhẹ nhàng, không gây áp lực. 
Để các trò chơi học tập thực sự có hiệu quả thì giáo viên cần phải căn cứ vào nội dung chương trình sách giáo khoa, bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng, dựa vào các tài liệu tham khảo, các kênh thông tin có liên quan, kinh nghiệm giảng dạy của bản thân để thiết kế.
2.3.1.Trò chơi học tập dùng cho phân môn Tập đọc lớp 2
Hiện nay trò chơi dành cho phân môn tập đọc rất ít vì đa số giờ tập đọc dành nhiều thời gian cho học sinh luyện đọc, phần tìm hiểu bài giáo viên chỉ thực hiện nhanh mà ít khắc sâu. Tuy nhiên tìm hiểu nội dung bài học cũng rất quan trọng vì đọc và hiểu phải đi đôi với nhau. Để học sinh có thể trả lời được các câu hỏi sách giáo khoa trong các bài tập đọc và nắm được nội đung của bài giáo viên thường sử dụng phương pháp hỏi đáp. Nhằm tránh sự nhàm chán tôi mạnh dạn đưa một số trò chơi học tập vào phân môn Tập đọc cụ thể là:
2.3.1.1.Trò chơi “Ai nhanh ai đúng”
* Mục tiêu: - Học sinh trả lời được nội dung các câu hỏi trong bài Tập đọc thông qua việc lựa chọn đáp án.
- Rèn cho học sinh kĩ năng phản ứng nhanh.
* Chuẩn bị đồ dùng: Bảng phụ, bút dạ
* Cách tiến hành:
Bước 1: Giáo viên chia lớp làm 3 nhóm, mỗi nhóm có 5 học sinh
Bước 2: Giáo viên nêu câu hỏi và treo bảng phụ ghi nội dung câu hỏi(mỗi nhóm một bảng phụ)
Bước 3: Các nhóm chơi thực hiện yêu cầu.
Bước 4: Các nhóm và giáo viên nhận xét kết quả. Giáo viên kết luận và tuyên dương nhóm thắng cuộc( Nhóm nào làm đúng và nhanh nhất là nhóm thắng cuộc).
* Ví dụ minh họa:
Trong bài tập đọc Chuyện bốn mùa phần tìm hiểu bài, câu hỏi 2,3 trong SGK trang 5, Tiếng việt lớp 2-Tập 2. Chúng ta gộp thành câu hỏi sau: Hãy chọn đáp án đúng bằng cách điền vào bảng phụ sau cho đúng với biểu hiện từng mùa
( Xuân, Hạ,Thu, Đông) trong “Chuyện bốn mùa”. 
Bước 1: Giáo viên treo bảng phụ (3 bảng phụ tương ứng 3 nhóm)
* Nội dung các bảng phụ như sau:
Mùa
Biểu hiện từng mùa
Vườn cây đâm chồi nảy lộc. Cây lá tươi tốt.
Cho trái ngọt hoa thơm. Học sinh được nghỉ hè.
Vườn bưởi chin vàng.Đêm trăng rằm rước đèn phá cỗ.
Ấp ủ mầm sống. Bập bùng bếp lửa, giấc ngủ ấm trong chăn.
Bước 2: Giáo viên nêu câu hỏi: Hãy chọn đáp án đúng bằng cách điền vào bảng phụ sau cho đúng với biểu hiện từng mùa trong “Chuyện bốn mùa”. Các nhóm chơi
Bước 3: Các nhóm báo cáo kết quả
Bước 4: Các nhóm nhận xét lẫn nhau. Giáo viên nhận xét và kết luận nhóm thắng cuộc.
(Học sinh làm việc nhóm)
* Đáp án đúng là: 
Mùa
Biểu hiện từng mùa
Xuân
Vườn cây đâm chồi nảy lộc. Cây lá tươi tốt.
Hạ
Cho trái ngọt hoa thơm. Học sinh được nghỉ hè.
Thu
Vườn bưởi chin vàng. Đêm trăng rằm rước đèn phá cỗ.
Đông
Ấp ủ mầm sống. Bập bùng bếp lửa, giấc ngủ ấm trong chăn.
* Ứng dụng: Tương tự như vậy giáo viên thiết kế trò chơi cho một số bài tập đọc khác.
2.3.1.2.Trò chơi “Hái hoa”
* Mục tiêu: 
- Dùng trong các bài ôn tập giữa kì, cuối kì hoặc ôn các bài học thuộc lòng.
- Trả lời được các câu hỏi có liên quan đến bài đọc
- Kiểm tra được việc học và ôn bài của học sinh.
* Chuẩn bị đồ dùng: Một cây hoa 
- Các bông hoa giấy để làm phiếu (mỗi bông hoa ghi nội dung cần ôn tập hoặc kiểm tra).
* Cách tiến hành:
- Học sinh chơi từng cá nhân
* Cách chơi:
Bước 1: Giáo viên gắn sẵn hoa lên cây và nêu yêu cầu trò chơi.
Bước 2: Từng em lên hái hoa và đọc yêu cầu của mình.
Bước 3: Học sinh thực hiện yêu cầu.
Bước 4: Học sinh khác nghe và nhận xét bạn (về giọng đọc, cách trả lời).
Bước 5: Lớp bình chọn bạn đọc hay và đúng nhât. Giáo viên tuyên dương.
* Ứng dụng:Trò chơi học tập này sử dụng trong các bài tập đọc sau: 
TT
Tên bài
Tuần
Trang
Ghi chú
1
Tiết 8-Ôn tập cuối HK1
18
151
SGK-TV2-T1
2 
Các tiết ôn tập giữa HK2
27
77-81
SGK-TV2-T1
3
Các tiết ôn tập cuối HK2
35
141-145
SGK-TV2-T1
2.3.2.Trò chơi học tập dùng cho phân môn Kể chuyện lớp 2
Phân môn Kể chuyện giúp học sinh phát triển kĩ năng nghe và nói. Củng cố, mở rộng vốn từ ngữ, khả năng tư duy hình tượng, tư duy logic và nâng cao cảm nhận cho học sinh thông qua các câu chuyện. Bồi dưỡng tình cảm tốt đẹp, trau dồi hứng thú đọc và kể chuyện, đem lại niềm vui tuổi thơ trong hoạt động học tập. Đối với các em ở lứa tuổi này rất thích được người khác đọc truyện, kể chuyện cho nghe nhưng để học kể chuyện là một môn học khó khăn và xa lạ đối với các em. Thông thường giáo viên sẽ cho học sinh kể chuyện theo 3 hình thức:Kể theo tranh; kể theo dàn ý cho sẵn; phân vai, diễn lại một đoạn hoặc cả câu chuyện. Để những hình thức đó không lặp lại đơn thuần giữa giáo viên và học sinh, tôi đã thiết kế một số trò chơi dành cho phân môn Kể chuyện.
Sau đây là một số thiết kế trò chơi học tập dành cho phân môn kể chuyện lớp 2.
2.3.2.1. Trò chơi “Ai xếp đúng và nhanh nhất” 
* Mục tiêu: 
- HS xếp tranh theo thứ tự đúng với trình tự câu chuyện.
- Rèn khả năng phản ứng nhanh, tư duy logic .
* Chuẩn bị: Các bộ tranh rời ứng với mỗi câu chuyện.
* Cách tiến hành: 
Bước 1: Chia nhóm, nhóm trưởng nhận bộ tranh rời.
Bước 2: Học sinh thảo luận và chọn tranh sắp xếp.
Bước 3: Các nhóm báo cáo kết quả.
Bước 4: Các nhóm nhận xét, Giáo viên nhận xét và tuyên dương nhóm nào dán đúng thứ tự tranh và nhanh nhất.
* Ứng dụng:Trò chơi học tập được sử dụng trong các tiết kể chuyện sau: 
TT
Tên bài
Tuần
Trang
Ghi chú
1
Ông Mạnh thắng thần gió
20
15
SGK-TV2-T2
2 
Sơn Tinh, Thủy Tinh
 25
62
SGK-TV2-T2
3
Chiếc rễ đa tròn
31
109
SGK-TV2-T2
4
Bóp nát quả cam
33
126
SGK-TV2-T2
2.3.2.2.Trò chơi “Ai đóng vai giỏi nhất”
* Mục tiêu:
- Học sinh có thể sắm vai các nhân vật để dựng lại toàn bộ câu chuyện. 
- Gây hứng thú cho giờ học, làm cho câu chuyện trở nên sống động.
- Rèn kĩ năng diễn đạt biểu cảm, khả năng sáng tạo, vận dụng từ ngữ.
* Chuẩn bị: Một số đồ dùng hoặc trang phục (dễ tìm kiếm nhất).
* Cách tiến hành: 
Bước 1: Giáo viên chia nhóm (tùy theo từng câu chuyện để chia số lượng HS cho phù hợp với số lượng nhân vật). 
Bước 2: Học sinh thảo luận trong nhóm để sắm vai.
Bước 3: Các nhóm lên dựng lại câu chuyện theo các vai.
Bước 4: Các nhóm khác và giáo viên nhận xét, bình chọn nhóm kể hay nhất, đóng vai nhân vật đạt nhất để tuyên dương. 
(Học sinh sắm vai dựng chuyện)
* Ứng dụng:Trò chơi này sử dụng cho các tiết kể chuyện sau:
TT
Tên bài
Tuần
Trang
Ghi chú
1
Bạn của Nai nhỏ
3
24
SGK-TV2-T1
2 
Bím tóc đuôi sam
4
33
SGK-TV2-T1
3
Mẫu giấy vụn
6
49
SGK-TV2-T1
4
Người mẹ hiền
8
65
SGK-TV2-T1
5
Câu chuyện bó đũa
14
113
SGK-TV2-T1
6
Chuyện bốn mùa
19
6
SGK-TV2-T2
7
Bác sỹ sói
23
42
SGK-TV2-T2
8
Quả tim khỉ
24
52
SGK-TV2-T2
9
Tôm càng và cá con
26
70
SGK-TV2-T2
10
Những quả đào
29
92
SGK-TV2-T2
2.3.3.Trò chơi học tập dùng cho phân môn Chính tả lớp 2
Phân môn Chính tả là phân môn giúp học sinh rèn luyện kĩ năng viết, yêu cầu viết đúng chính tả, trình bày đúng thể thức văn bản. Sau các bài viết học sinh được cũng cố các quy tắc chính tả, cách khắc phục những sai sót khi sử dụng từ ngữ thông qua phần bài tập. Một số trò chơi học tập vận dụng có hiệu quả vào phần bài tập chính tả là:
2.3.3.1. Trò chơi “Chọn từ đúng”
* Mục tiêu: 
- HS lựa chọn đúng từ để điền vào chỗ trống.
- Củng cố một số quy tắc chính tả để phân biệt và lựa chọn các từ có phát âm gần giống nhau nhưng hay sai do phương ngữ hoặc thói quen trong khi sử dụng vào viết chính tả.
* Chuẩn bị: Bảng phụ và bút dạ.
* Cách tiến hành: 
Bước 1: Giáo viên chia nhóm 
Bước 2: Giáo viên nêu yêu cầu.
Bước 3: Các nhóm làm vào bảng phụ.

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_thiet_ke_tro_choi_hoc_tap_nham_nang_cao_chat_luo.doc