SKKN Một số phương pháp giảng dạy và huấn luyện phát triển sức bền cho học sinh THPT 1 Cẩm Thủy

SKKN Một số phương pháp giảng dạy và huấn luyện phát triển sức bền cho học sinh THPT 1 Cẩm Thủy

Trong giảng dạy và huấn luyện học sinh, phát triển tố chất sức bền là một trong những nội dung cơ bản rất cần thiết, nhằm chuẩn bị tốt thể lực, khả năng chịu đựng một lượng vận động lớn, trong một thời gian dài cho học sinh THPT Cẩm Thủy 1. Tạo điều kiện cho các em tiếp thu, luyện tập các nội dung khác được dễ dàng hơn. Nó cũng là một nội dung không thể thiếu được trong đời sống xã hội nói chung và trong các nhà trường nói riêng.

1.2. Mục đích nghiên cứu

Việc huấn luyện phát triển tố chất sức bền trong nhà trường là giúp cho học sinh chống lại mệt mỏi bệnh tật làm cho con người thoải mái trong hoạt động TDTT . Sức bền có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với thành tích thi đấu của nhiều môn thể thao và là yếu tố quyết định đối với khả năng chịu đựng LVĐ đối với học sinh.

 Vì vậy việc phát triển tố chất sức bền là tiền đề cần thiết cho khả năng chịu đựng và phục hồi nhanh chóng sau các lượng vậ động lớn.

 

doc 15 trang thuychi01 5860
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số phương pháp giảng dạy và huấn luyện phát triển sức bền cho học sinh THPT 1 Cẩm Thủy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
 Trang
1. MỞ ĐẦU
- Lí do chọn đề tài
- Mục đích nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.3 Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
- Kết luận
- Kiến nghị
Tài liệu tham khảo
1
1
1
1
1
2
3
4
6
8
9
9
9
10
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Trong giảng dạy và huấn luyện học sinh, phát triển tố chất sức bền là một trong những nội dung cơ bản rất cần thiết, nhằm chuẩn bị tốt thể lực, khả năng chịu đựng một lượng vận động lớn, trong một thời gian dài cho học sinh THPT Cẩm Thủy 1. Tạo điều kiện cho các em tiếp thu, luyện tập các nội dung khác được dễ dàng hơn. Nó cũng là một nội dung không thể thiếu được trong đời sống xã hội nói chung và trong các nhà trường nói riêng. 
1.2. Mục đích nghiên cứu	
Việc huấn luyện phát triển tố chất sức bền trong nhà trường là giúp cho học sinh chống lại mệt mỏi bệnh tật làm cho con người thoải mái trong hoạt động TDTT . Sức bền có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với thành tích thi đấu của nhiều môn thể thao và là yếu tố quyết định đối với khả năng chịu đựng LVĐ đối với học sinh.
	Vì vậy việc phát triển tố chất sức bền là tiền đề cần thiết cho khả năng chịu đựng và phục hồi nhanh chóng sau các lượng vậ động lớn.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng trong xã hội hiện nay, tình trạng học sinh thiếu vận động và thừa chất dinh dưỡng ngày càng nhiều, hiện tượng học sinh có trọng lượng cơ thể vượt quá mức bình thường hoặc mắc bệnh béo phì cũng ngày càng phổ biến. Việc tập luyện thường xuyên liên tục đặc biệt là chạy bền sẽ giúp các em thoát khỏi tình trạng nêu trên, tiêu hao năng lượng thừa, không thể tích thành mỡ. Tập chạy bền vừa có lợi cho sức khoẻ vừa chống lại được căn bệnh béo phì tạo cho thân hình cân đối và tăng sự dẻo dai cho học sinh THPT.
	Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, để giảng dạy và huấn luyện phát triển tố chất sức bền cho học sinh THPT, vừa có thể lực tốt vừa có thành tích cao trong các kỳ thi học sinh giỏi TDTT các cấp. Tôi đã mạnh dạn viết sáng kiến như sau: “ Một số phương pháp giảng dạy và huấn luyện phát triển sức bền cho học sinh THPT 1 Cẩm Thủy.” 
	Trong quá trình viết sáng kiến kinh nghiệmcó thể còn do hạn chế về kinh nghiệm, do đó không thể tránh khỏi thiếu sót nhất định. Vì vậy mong được sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp để bản sáng kiến mang lại hiệu quả nhiều hơn.
	1.4. Phương pháp nghiên cứu
Giảng dạy và huấn luyện phát triển tố chất sức bền, phải dựa trên của từng nội dung cơ sở khoa học tự nhiên của giáo dục thể chất. Phải nắm vững được kỹ thuật,lý luận là điều không thể thiếu được trong quá trình giảng dạy và huấn luyện, là hệ thống các bài tập được tiến hành tuần tự theo các phương pháp tổ chức hợp lý. Hoạt động của lực bên trong và bên ngoài với mục đích vận dụng đầy đủ có hiệu quả những thực lực ấy để đạt được thành tích cao. Qua thực tế bản thân tôi đã giảng dạy và huấn luyện, tôi thấy cần phải áp dụng tốt nhiều phương pháp giảng dạy huấn luyện và phải tuân thủ nghiêm túc đúng nguyên tắc tập luyện thì đem lại hiệu quả cao cho học sinh.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
	Trong giảng dạy nói chung và việc huấn luyện đội tuyển nói riêng việc phát triển các tố chất thể lực, đặc biệt đối với sức bền là một trong những năng lực thể chất của học sinh không thể thiếu được, đây là điều kiện quan trọng để các em có thể giành được thành tích cao trong học tập, tập luyện và thi đấu. Là tiền đề cho việc thực hiện những yêu cầu ngày càng khó khăn trong quá trình tập luyện sức bền được xác định trước hết thông qua quá trình thích ứng về mặt năng lượng, chúng phụ thuộc vào những nhân tố năng lực làm việc của các cơ quan, mức độ ổn định và tiết kiệm hoá năng, sức chịu đựng tâm lý, từ đó tôi xây dựng nội dung phát triển về sức bền cảu học sinh.
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm	
Y – sinh học hiện đại khi nghiên cứu cơ thể sống thường tách nó ra làm các cơ quan, hệ cơ quan và các chức năng riêng biệt. Tuy nhiên, cơ thể con người là một hệ sinh học hoàn chỉnh và thống nhất, có khả năng tự điều chỉnh và tự phát triển. Sự thống nhất của cơ thể thể hiện ở hai mặt. Thứ nhất, giữa các cơ quan, hệ cơ quan hoặc các chức năng của cơ thể luôn có sự tác động qua lại với nhau. Sự biến đổi ở một cơ quan nhất thiết sẽ ảnh hưởng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan khác và đến toàn cơ thể nói chung. Hoạt động của cơ thể bao gồm sự phối hợp của hoạt động tâm lý, hoạt động dinh dưỡng và vận động trong mối liên hệ chặt chẽ với môi trường xung quanh và chịu sự tác động của môi trường.
	Sự thống nhất của cơ thể với môi trường bên ngoài trước tiên thể hiện ở trao đổi chất và năng lượng. Không một tế bào nào của cơ thể có thể tồn tại được nếu không liên tục nhận các chất dinh dưỡng, ôxy và đào thải các sản phẩm phân giải.Giảng dạy và huấn luyện phát triển sức bền, phải dựa trên cơ sở sinh lý của hoạt động thể lực.
	Trong sinh hoạt, lao động cũng như trong tập luyện TDTT, con người có lúc phải vận động nhanh, có lúc phải vận động lâu dài với cường độ lớn. Tức là phải thể hiện các mặt khác nhau của khả năng vận động. Đặc biệt đối với sức bền, nó thể hiện khả năng chống đỡ của cơ thể đối với những thay đổi bên trong sảy ra do hoạt động cơ bắp kéo dài.
	Sự phát triển sức bền, phụ thuộc vào mức độ hoàn thiện của sự phối hợp giữa các chức năng vận động và chức năng dinh dưỡng, vào độ bền vững chức năng của các cơ quan nội tạng. Đặc biệt là các hệ hô hấp và tim mạch, là những hệ bảo đảm việc cung cấp oxy cho cơ thể.
	Các cơ sở sinh lý chủ yếu để phát triển sức bền là: mức độ phát triển chức năng của tim mạch và hô hấp, trạng thái của máu( hàm lượng Hemoglobin, dự trữ kiềm – toan) dự trữ chất dinh dưỡng trong cơ thể và khả năng sử dụng chúng. Công xuất của các quá trình trao đổi năng lượng và không có ôxy, đặc điểm của quá trình điều nhiệt, trạng thái các tuyến nội tiết.
	Trong thực tế TDTT, sức bền thường được thể hiện dưới các dạng sức bền chung, sức bền chuyên môn, sức bền tốc độ và sức bền mạnh.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 	
Huấn luyện là một phương pháp giảng dạy, hướng dẫn thực hành do Giáo viên chỉ đạo mà trong đó việc luyện tập của học sinh được thực hiện. Tóm lại huấn luyện thể thao là một quá trình sư phạm nhằm hoàn thiện năng lực thể thao cho học sinh. Các nhiệm vụ chính của huấn luyệm thể thao được xác định trên cơ sở của các yêu cầu được đặt ra từ quá trình huấn luyện. Đó là các nhiệm vụ:
	- Giáo dục các phẩm chất tâm lý
	- Chuẩn bị thể lực
	- Chuẩn bị kỹ thuật và năng lực phối hợp vận động
	- Phát triển trí tuệ
	Muốn giải quyết tốt các nhiệm vụ nêu trên, phải sử dụng tốt các phương tiện huấn luyện thể thao là:
	- Các bài tập thể chất
	- Các phương tiện tâm lý
	- Các biện pháp vệ sinh
	- Các yếu tố lành mạnh của thiên nhiên.
	Trong huấn luyện thể thao, đặc biệt là sức bền, phải chú trọng đến lượng vận động, nó bao gồm ba bộ phận cơ bản, gắn bó với nhau một cách chặt chẽ: các yêu cầu của lượng vận động, quá trình thực hiện lượng vận động, độ lớn của lượng vận động.
	Phải tuân thủ nguyên tắc huấn luyện, đó là:
	1. Nguyên tắc nâng cao LVĐ
	2. Nguyên tắc đảm bảo tính liên tục của LVĐ
	3. Nguyên tắc sắp xếp LVĐ theo chu kỳ.
	Phát triển tốt sức bền là tiền đề cần thiết cho khả năng phục hồi nhanh chóng sau các LVĐ lớn. Căn cứ vào yêu cầu thi đấu, sức bền được phân thành: sức bền cơ sở và sức bền chuyên môn.
	+ Huấn luyện sức bền cơ sở: 
Nhằm mục đích mở rộng và nâng cao năng lực hoạt động của hệ thống tim mạch, các chức năng trao đổi chất trong điều kiện đủ ôxy và phát triển sức bền chung cho các nhóm cơ lớn. Phương tiện huấn luyện là các bài tập phát triển chung , đó là các bài tập với khối lượng lớn đến rất lớn, có cường độ từ 40% - 85% sức, quãng nghỉ không có hoặc rất ngắn (nghỉ tích cực bằng đi bộ hoặc chạy nhẹ nhàng)
	+ Huấn luyện sức bền chuyên môn:
Nhằm phát triển trực tiếp năng lực sức bền thi đấu chuyên môn, phương tiện chính là các cuộc thi đấu, kiểm tra và các bài tập thi đấu có I và điều kiện gần giống thi đấu. Và các dạng bài tập có cường độ hoạt động từ 85% - 100% sức, cường độ tối đa, khối lượng trung bình – thấp.
	Căn cứ vào mục đích phát triển các dạng năng lực sức bền , tôi sử dụng một số phương pháp sau:
1. Phương pháp kéo dài: 
	Phương pháp này có đặc điểm là LVĐ kéo dài không có thời gian nghỉ giữa. Việc nâng cao khả năng hấp thụ ôxy có thể thực hiện theo hai cách khác nhau: Hoặc là thông qua một LVĐ liên tục trong điều kiện đủ ôxy, hoặc là thông qua một LVĐ kéo dài, nhưng thay đổi cường độ vận động để tạo nên quá trình trao đổi năng lượng thiếu ôxy trong một khoảng thời gian nhất định. Do vậy phương pháp kéo dài có thể thực hiện dưới các dạng sau:
	a. Phương pháp liên tục: 
	Duy trì tốc độ vận động trong một thời gian dài, cường độ vận động có thể xác định rõ ràng thông qua mạch đập. Cường độ vận động tuỳ theo yêu cầu của từng môn thể thao, có thể dao động trong khoảng 140l.ph – 150l.ph. Nếu sử dụng mạch đập để xác định cường độ vận động của học sinh, cần chú ý các đặc điểm là những học sinh lứa tuổi 16 khi thực hiện các lượng vận động thường có mạch đập cao hơn những học sinh lứa tuổi 18.
	b.Phương pháp thay đổi: 
	Thay đổi tốc độ vận động có kế hoạch trong quá trình thực hiện lượng vận động, khi tăng tốc độ vận động làm cho các hoạt động của các cơ quan cung cấp năng lượng bị căng thẳng, tạo nên quá trình trao đổi thiếu ôxy trong khoảng thời gian nhất định.
	c. Phương pháp ngẫu hứng:
	Tốc độ vận động thay đổi theo hứng thú riêng của học sinh. Phương pháp này được sử dụng trong môi trường tự nhiên.
2. Phương pháp dãn cách:
Là phương pháp tập luyện mà trong đó có sự luân phiên một cách hệ thống giữa các giai đoạn vận động ngắn, trung bình và dài với các quãng nghỉ ngắn, không dẫn đến sự hồi phục đầy đủ. Tốc độ vận động và thời gian nghỉ được xác định trên cơ sở nhiệm vụ tập luyện.
3. Phương pháp lặp lại:
	Được vận dụng trong huấn luyện phát triển sức bền là lặp lại từng phần của các yêu cầu thi đấu chuyên môn. Yếu tố chính của lượng vận động và thời gian vận động.
	Trong quá trìnhgiảng dạy và huấn luyện phát triển sức bền, Giáo viên cần phải căn cứ vào điều kiện thực tế để chọn các đường chạy có các yêu cầu khác nhau về kỹ thuật để học sinh tập luyện. Trước khi cho học sinh luyện tập, Giáo viên cần nói rõ đặc điểm đường chạy, cự ly chạy, kỹ thuật cần sử dụng, thời gian , số lần.
	Giảng dạy và huấn luyện phát triển sức bền còn phải giáo dục phẩm chất đạo đức, tâm lý, sinh lý, chế độ vệ sinh, tự xoa bóp, tự kiểm tra để phòng và sử lý chấn thương, giáo dục phẩm chất ý chí, đạo đức chính là kỷ luật, ý chí khắc phục khó khăn, tin tưởng ở chính mình. Từ đó các em kiên trì, dũng cảm trong tập luyện, bồi dưỡng phẩm chất ý chí là khâu chủ yếu trong việc chuẩn bị về tâm lý cho các em vào kiểm tra và thi đấu. Trong đó điều kiện quan trọng nhất là cho học sinh quen với hình thức thi đấu, rèn luyện khả năng không lùi bước trước khó khăn, vững về tâm lý trong lúc căng thẳng nhất. Mặt khác, ta cần phải đặt ra mục đích cho từng giờ học, buổi tập. Những buổi tập ấy, sự tương quan giữa lượng vận động với khả năng từng học sinh, Giáo viên cần ghi rõ nội dung kế hoạch của từng ngày, ghi rõ thành tích của từng nhóm ( sức khoẻ) học sinh, để nắm được thể lực của từng nhóm mà áp dụng bài tập cho phù hợp.
	Hình thức tổ chức trong giờ tập, buổi tập luyện với môn chạy bền là các giờ tập theo lớp 45ph hoặc các buổi tập huấn luyện đội tuyển. Bắt đầu bằng tập nhẹ nhàng rồi tăng dần, sau đó thực hiện với nội dung chính, phần cuối buổi tập giảm nhẹ với các bài tập thả lỏng, hồi tĩnh.
	Phân tích các chỉ tiêu và lượng vận động nên tiến hành trong các buổi tập đầu tiên. Giáo viên phải xác định lượng vận động đó có phù hợp với học sinh hay không, phản ứng của cơ thể và sự phục hồi thể lực của học sinh như thế nào? việc nắm kỹ thuật, phẩm chất ý chí của học sinh ra sao? Trong mọi trường hợp cần xác định mọi chỉ tiêu ở mức độ bình thường, không chịu ảnh hưởng của lượng vận động lớn. Sau thời gian dài luyện tập chỉ tiêu ở mức trung bình có thể thay đổi. Đối với học sinh THPT muốn có sức khoẻ tốt và nâng cao thành tích thì phải giữ đúng chế độ sinh hoạt, vệ sinh, đặc biệt là phải tuân theo thời gian biểu hàng ngày.
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
	 Kiểm tra và tự kiểm tra y học đối với người tập trong quá trình giáo dục thể chất là những biện pháp rất cần thiết để bảo đảm hiệu quả giáo dục, nâng cao sức khoẻ, ngăn ngừa các tác động xấu có thể xảy ra.
	Kiểm tra y học là một bộ phận của y học và là thành phần hữu cơ của hệ thống giáo dục thể chất. Kiểm tra y học trong giáo dục thể chất nghiên cứu trạng thái sức khoẻ, mức độ phát triển thể lực, trạng thái chức năng, trình độ tập luyện của người tập dưới tác động của quá trình tập luyện. Nó cho phép Giáo viên cũng như bản thân người tập có thể phát hiện kịp thời những biến đổi trong cơ thể và trên cơ sở đó, tiến hành lập kế hoạch tập luyện chính xác và tăng cường sức khoẻ.
	1. Nhiệm vụ chính của công tác kiểm tra y học là đảm bảo tính đúng đắn và hiệu quả của tất cả các hình thức và phương tiện GDTC, thúc đẩy việc 
sử dụng GDTC để phát triển hài hoà, củng cố và tăng cường sức khoẻ người tập, góp phần xác định lượng vận động đối với học sinh. Để thực hiện các nhiệm vụ nêu trên, công tác kiểm tra y học phải được tiến hành thường xuyên trong quá trình giảng dạy và huấn luyện. Nó có thể được tiến hành bằng các hình thức sau:
- Kiểm tra y học thường kỳ đối với tất cả các em học sinh tham gia ,luyện tập TDTT.
- Theo dõi y học – sư phạm đối với các em học sinh trong quá trình GDTC.
- Kiểm tra vệ sinh sân bãi, dụng cụ và các điều kiện tập luyện khác.
- Đề phòng và điều trị bước đầu các chấn thương và các trạng thái bệnh lý.
- Đảm bảo y tế cho các hình thức thể thao quần chúng và các cuộc thi đấu thể thao.
- Tuyên truyền và phổ biến các kiến thức y học TDTT trong nhà trường.
Kiểm tra và đánh giá sự phát triển thể lực còn thông qua phương pháp quan sát, nhân trắc .
2. Nhiệm vụ chính của tự kiểm tra trong tập luyện TDTT của học sinh là ghi chép các kết quả qua kiểm tra thu được vào một quyển “Rèn luyện thân thể học sinh”. Trong GDTC ở nhà trường, tự kiểm tra có thể bao gồm các chỉ số cơ bản là cảm giác chung, ngủ, cảm giác ăn uống, mạch đập, cảm giác đau, cân nặng, tập luyện TDTT, thành tích tập luyện, các vi phạm chế độ sinh hoạt. Đối với nữ trong “ nhật ký tập luyện” cần phải theo dõi cả đặc điểm và sự thay đổi về kinh nguyệt.
	 Nội dung tập luyện và thành tích một số bài tập chính của phần cơ bản cũng có những mục quan trọng của tự kiểm tra. Các số liệu theo dõi cho phép giải thích các biến đổi trạng thái cơ thể và có thể xác định được lkhả năng tập luyện của từng học sinh. Tôi đã hướng dẫn học sinh lập một quyển “ nhật ký tập luyện” 
 	Đối với học sinh ở nhóm sức khoẻ yếu hay nhóm đặc biệt, tự kiểm tra có vai trò quan trọng trong việc sắp xếp hợp lý nội dung tập luyện. Kết quả tự kiểm tra phải được phân tích thường xuyên và có sự thảo luận giữa học sinh và giáo viên. Tự kiểm tra để người tập biết rõ trạng thái sức khoẻ của mình có thái độ đúng đắn và tự giác đối với việc giáo dục thể chất. Vì vậy, ngoài tác dụng cung cấp kiến thức y học TDTT còn có ý nghĩa giáo dục đối với học sinh.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệm và nhà trường.
	Qua quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy nhiều tiết, nhiều buổi học sinh còn e ngại khi luyện tập chạy bền và thường hay mệt mỏi sau mỗi buổi tập luyện. Tuy nhiên qua việc áp dụng một số phương pháp đã được tổng hợp trong sáng kiến này, thì các em đã có ý thức tự giác tích cực tập luyện và khả năng khắc phục mệt mỏi, sức chịu đựng một lượng vận động lớn trong một thời gian tương đối dài là rất tốt. Thành tích thể thao của các em cũng được nâng lên rõ rệt.
Năm học 2015-2016 là năm mà Trường THPT1 Cẩm Thủy đạt nhiều thành tích cao tại HKPĐ cấp tỉnh. Đoàn TDTT của trường là đơn vị được xếp thứ 2 toàn đoàn, đứng thứ vị trí thứ 2 trong khối trường THPT. Điều này một lần nữa khẳng định phương pháp dạy học và huấn luyện mà tôi đã áp dụng là có cơ sở khoa học và phù hợp.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận	
Áp dụng sáng kiến này tôi thấy mang lại hiệu quả rõ rệt trong việc phát triển sức bền cho học sinh, giáo dục cho các em tinh thần đoàn kết gắn bó, giúp đỡ lẫn nhau cùng học tập – tập luyện . Giúp cho học sinh nâng cao khả năng chịu đựng được lượng vận động lớn, khắc phục khó khăn, chống lại mệt mỏi hồi phục nhanh chóng sau một giờ tập, buổi tập và thị đấu. Làm cho các em luôn tích cực hăng say và hiểu rõ được kỹ năng vận động, phương pháp tập luyện của một giờ học, một buổi học chạy bền. Nâng cao hiệu quả phát triển toàn diện về đức , trí , thể , mĩ trong nhà trường phổ thông. Theo đúng chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước trong việc giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ hôm nay.
	Đây mới chỉ là quan điểm của tôi qua quá trình giảng dạy và huấn luyện, vì vậy sẽ còn những thiếu sót nhất định. Rất mong được sự đóng góp ý kiến chân thành của các đồng nghiệp để bản sáng kiến được hoàn chỉnh hơn.
3.2. Kiến nghị
Bản thân tôi mạnh dạn kiến nghị, đề nghị với các cấp Uỷ Đảng địa phương, lãnh đạo nhà trường quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, tài liệu tham khảo đặc biệt là việc cấp thêm diện tích đất để làm sân thể dục lấy mặt bằng để giảng dạy và huấn luyện cho học sinh phát triển về thể chất tốt hơn nữa, tạo cho các em niềm đam mê hứng thú trong tập luyện.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Thanh Hóa, ngày 21 tháng 05 năm 2016
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác.
Người thực hiện
Hà Quang Chính
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Lý luận và phương pháp TDTT.
(Nguyễn Toán - Phạm Danh Tốn – NXB TDTT – 1995)
2. Sinh lý học TDTT.
( Lưu Quang Hiệp – NXB TDTT – 1993)
3. Tuyển tập nghiên cứu khoa học giáo dục sức khoẻ thể chất trong trường học các cấp.
( NXB TDTT – 1993)
4. Sách giáo khoa thể dục lớp 10 – 11 – 12.
( Nhiều tác giả - NXB GD – 2005)
5. Phương pháp toán học thống kê.
(Nguyễn Đức Văn – TDTT – 1987)
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_phuong_phap_giang_day_va_huan_luyen_phat_trien_s.doc
  • docBÌA SSKN.doc