SKKN Một số kinh nghiệm về việc vận dụng công thức cộng véc tơ vào phương pháp giải nhanh bài toán tìm bước sóng các vạch quang phổ trong dãy Lai-Man, Ban-me, Pa-sen của nguyên tử Hiđrô thuộc chương lượng tử ánh sáng Vật Lí 12 nhằm nâng cao hiệu quả học t

SKKN Một số kinh nghiệm về việc vận dụng công thức cộng véc tơ vào phương pháp giải nhanh bài toán tìm bước sóng các vạch quang phổ trong dãy Lai-Man, Ban-me, Pa-sen của nguyên tử Hiđrô thuộc chương lượng tử ánh sáng Vật Lí 12 nhằm nâng cao hiệu quả học t

 Từ năm 2007 khi Bộ giáo dục và đào tạo( BGD&ĐT) quyết định hình thức thi trắc nghiệm khách quan trong kỳ thi trung học phổ thông quốc gia cho một số môn trong đó có bộ môn vật lí. Như vậy với thời gian hạn hẹp học sinh phải làm một số lượng câu hỏi tương đối nhiều, cụ thể từ năm 2007-2016 đề thi gồm 50 câu thời gian làm bài 90 phút ( trung bình 1câu/1,8 phút). Đến năm 2017 BGD&ĐT lại có sự điều chỉnh về mặt thời gian và số câu, cụ thể đề thi gồm 40 câu thời gian làm bài 50 phút (trung bình 1câu/1,25 phút). So với các năm học trước thì ba năm nay thời gian làm bài/1câu đã giảm xuống.

 Từ thực tế đề thi trung học phổ thông quốc gia như vậy, mâu thuẫn đang tồn tại trong thực tiễn dạy học hiện nay là: thời gian làm bài thi ngắn mà số lượng câu hỏi lại nhiều. Dẫn đến gây cản trở, khó khăn cho hoạt động dạy học của giáo viên và làm ảnh hưởng không tốt đến kết quả thi cử của học sinh.

 Nên vấn đề cấp bách cần đặt ra cho mỗi giáo viên chúng tôi khi trực tiếp tham gia giảng dạy các em là phải tìm ra phương pháp giải nhanh các dạng bài toán vật lí để trong thời gian ngắn có thể giải quyết được các câu hỏi của đề thi. Như vậy mới phù hợp với hình thức thi trắc nghiệm khách quan như hiện nay. Mặt khác phương pháp đó lại phải đảm bảo tiếp cận được với mọi đối tượng học sinh một cách dễ hiểu nhất, dễ nhớ nhất.

 Trong nội dung kiến thức Vật lí thi Trung học phổ thông quốc gia thì bài tập chương lượng tử ánh sáng thuộc sách giáo khoa Vật lí 12 là một phần trọng tâm. Mà ở đó dạng bài toán tìm bước sóng của các vạch quang phổ trong các dãy Lai-man, Ban-me, Pa-sen của nguyên tử Hiđrô luôn có mặt trong đề thi các năm.

 

doc 14 trang thuychi01 5550
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm về việc vận dụng công thức cộng véc tơ vào phương pháp giải nhanh bài toán tìm bước sóng các vạch quang phổ trong dãy Lai-Man, Ban-me, Pa-sen của nguyên tử Hiđrô thuộc chương lượng tử ánh sáng Vật Lí 12 nhằm nâng cao hiệu quả học t", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
TRƯỜNG THPT TĨNH GIA 3
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ KINH NGHIỆM VỀ VIỆC VẬN DỤNG 
CÔNG THỨC CỘNG VÉCTƠ VÀO PHƯƠNG PHÁP
GIẢI NHANH BÀI TOÁN TÌM BƯỚC SÓNG CÁC VẠCH QUANG PHỔ TRONG DÃY LAI-MAN, BAN-ME, PA-SEN CỦA NGUYÊN TỬ HIĐRÔ THUỘC CHƯƠNG LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG VẬT LÍ 12 NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỌC TẬP CHO MỌI ĐỐI TƯỢNG HỌC SINH
 Người thực hiện: Nguyễn Thị Minh
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc môn: Vật lí
THANH HOÁ NĂM 2019
Mục lục
 Nội dung
Trang
1. Mở đầu
3
1.1. Lí do chọn đề tài
3
1.2. Mục đích nghiên cứu
4
1.3. Đối tượng nghiên cứu
4
1.4. Phương pháp nghiên cứu
4
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 
5
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
5
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
8
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
8
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
12
3. Kết luận, kiến nghị
13
- Kết luận
13
- Kiến nghị
13
Tài liệu tham khảo
14
Danh mục các đề tài SKKN
14
1. Mở đầu.
1.1. Lí do chọn đề tài.
 Từ năm 2007 khi Bộ giáo dục và đào tạo( BGD&ĐT) quyết định hình thức thi trắc nghiệm khách quan trong kỳ thi trung học phổ thông quốc gia cho một số môn trong đó có bộ môn vật lí. Như vậy với thời gian hạn hẹp học sinh phải làm một số lượng câu hỏi tương đối nhiều, cụ thể từ năm 2007-2016 đề thi gồm 50 câu thời gian làm bài 90 phút ( trung bình 1câu/1,8 phút). Đến năm 2017 BGD&ĐT lại có sự điều chỉnh về mặt thời gian và số câu, cụ thể đề thi gồm 40 câu thời gian làm bài 50 phút (trung bình 1câu/1,25 phút). So với các năm học trước thì ba năm nay thời gian làm bài/1câu đã giảm xuống.
 Từ thực tế đề thi trung học phổ thông quốc gia như vậy, mâu thuẫn đang tồn tại trong thực tiễn dạy học hiện nay là: thời gian làm bài thi ngắn mà số lượng câu hỏi lại nhiều. Dẫn đến gây cản trở, khó khăn cho hoạt động dạy học của giáo viên và làm ảnh hưởng không tốt đến kết quả thi cử của học sinh.
 Nên vấn đề cấp bách cần đặt ra cho mỗi giáo viên chúng tôi khi trực tiếp tham gia giảng dạy các em là phải tìm ra phương pháp giải nhanh các dạng bài toán vật lí để trong thời gian ngắn có thể giải quyết được các câu hỏi của đề thi. Như vậy mới phù hợp với hình thức thi trắc nghiệm khách quan như hiện nay. Mặt khác phương pháp đó lại phải đảm bảo tiếp cận được với mọi đối tượng học sinh một cách dễ hiểu nhất, dễ nhớ nhất.
 Trong nội dung kiến thức Vật lí thi Trung học phổ thông quốc gia thì bài tập chương lượng tử ánh sáng thuộc sách giáo khoa Vật lí 12 là một phần trọng tâm. Mà ở đó dạng bài toán tìm bước sóng của các vạch quang phổ trong các dãy Lai-man, Ban-me, Pa-sen của nguyên tử Hiđrô luôn có mặt trong đề thi các năm.
 Do đó trong quá trình giảng dạy nhiều năm, tham khảo tài liệu, cộng với vận dụng kiến thức toán học “công thức cộng véc tơ ”, kết hợp với tư duy suy luận lôgic, tôi đã nghiên cứu và đúc rút ra một kinh nghiệm giải nhanh bài toán tìm bước sóng của các vạch quang phổ trong các dãy Lai-man, Ban-me, Pa-sen của nguyên tử Hiđrô. Với phương pháp này dù bài toán khó, phức tạp cũng trở nên cực kì đơn giản, dễ làm và đặc biệt phù hợp với mọi đối tượng học sinh vì đã đưa ra được quy luật tìm bước sóng rất thú vị, dễ nhớ, dễ vận dụng.
 Hiện tại sau khi nghiên cứu các tài liệu, tham khảo các ý kiến của đồng nghiệp trong trường, cũng như các trường bạn về bài toán tìm bước sóng của các vạch quang phổ trong dãy Lai-man, Ban-me, Pa-sen của nguyên tử Hiđrô. Tôi nhận thấy chưa có các tài liệu nghiên cứu nào bàn sâu về vấn đề này, đồng nghiệp, nhà trường chưa có nhiều kinh nghiệm, đang còn lúng túng trong việc giải quyết khắc phục để đưa ra được quy luật chung nhất từ đó giúp học sinh tiếp cận vấn đề nhanh nhất.
 Với những lý do trên tôi mạnh dạn lựa chọn và nghiên cứu viết đề tài “Một số kinh nghiệm về việc vận dụng công thức cộng véc tơ vào phương pháp giải nhanh bài toán tìm bước sóng các vạch quang phổ trong dãy Lai-man, Ban-me, Pa-sen của nguyên tử Hiđrô thuộc chương lượng tử ánh sáng Vật Lí 12 nhằm nâng cao hiệu quả học tập cho mọi đối tượng học sinh”. Tôi thiết nghĩ đề tài này thực sự cấp thiết vì nó sẽ giúp học sinh thi trung học phổ thông Quốc gia đạt được kết quả cao hơn.
1.2. Mục đích nghiên cứu. 
 Củng cố lại kiến thức toán, tư duy logic, suy luận tổng quát. 
 Đưa ra cho học sinh phương pháp giải nhanh bài toán tìm bước sóng của các vạch quang phổ trong các dãy Lai-man, Ban-me, Pa-sen của nguyên tử Hiđrô thuộc chương lượng tử ánh sáng Vật Lí 12 
 Đưa bài toán khó trong chương lượng tử ánh sáng thành bài toán cơ bản, đơn giản mà mọi đối tượng học sinh với các mức học lực khác nhau đều tiếp cận được bằng cách đưa ra quy luật giải nhanh trên cơ sở áp dụng các công thức. Đây chính là điểm mấu chốt của đề tài.
 Đưa ra được hệ thống bài tập vận dụng, bài tập luyện tập. 
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
 Đề tài nghiên cứu về bài toán tìm bước sóng của các vạch quang phổ trong các dãy Lai-man, Ban-me, Pa-sen của nguyên tử Hiđrô thuộc chương lượng tử ánh sáng Vật Lí 12. 
 Đưa ra quy luật giải nhanh bằng cách áp dụng các công thức.
 Mở rộng cho cả bài toán tìm tần số của các vạch quang phổ trong các dãy Lai-man, Ban-me, Pa-sen của nguyên tử Hiđrô thuộc chương lượng tử ánh sáng Vật Lí 12. 
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
 Xây dựng cơ sở lý thuyết theo phương pháp diễn dịch, nhằm nghiên cứu cơ sở lí luận cho đề tài.
 Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: nhằm nắm bắt được thực trạng dạy và học của bộ môn Vật lí ở trường THPT Tĩnh Gia 3, từ đó thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả dạy học.
 Phương pháp thống kê, xử lý số liệu: để có những thông tin cần thiết đánh giá hiệu quả trước và sau khi thực hiện đề tài.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
2.1.1. Sơ đồ chuyển mức năng lượng của nguyên tử Hiđrô khi tạo thành các dãy quang phổ.
n 5 4 3 2 1 n 4 3 2 1 n 3 2 1
d g b a
l¥1 l61 l51 l41 l31 l21 l¥2 l62 l52 l42 l32 l¥3 l63 l53 l43
 Dãy 1: Lai-man Dãy 2: Ban-me Dãy 3: Pa-sen
...
P
O
N
M
L
K
E¥
E6
E5
E4
E3
E2
E1
a/ Sơ đồ.
 Hình 1.1(H1.1)
b/ Chú thích các kí hiệu trên hình H1.1 về số thứ tự các vạch và các kí hiệu bước sóng trong từng dãy. 
- Khi khảo sát thực ngiệm quang phổ của nguyên tử Hiđrô, người ta thấy các vạch phát xạ của nguyên tử Hiđrô sắp xếp thành các dãy khác nhau.
- Dãy thứ 1 được gọi là dãy Lai-man được hình thành khi êlectron chuyển từ các quỹ đạo dừng bên ngoài về quỹ đạo K (n=1).
 + Vạch thứ 1: được phát ra khi êlectron chuyển từ quỹ đạo dừng L (n=2) về quỹ đạo K (n=1). là bước sóng lớn nhất của dãy 1.
+ Vạch thứ 2: được phát ra khi êlectron chuyển từ quỹ đạo dừng M (n=3)về quỹ đạo K (n=1).
+ Vạch thứ 3: được phát ra khi êlectron chuyển từ quỹ đạo dừng N (n=4)về quỹ đạo K (n=1).
.........
+ Vạch thứ n: được phát ra khi êlectron chuyển từ quỹ đạo dừng ứng với n = ¥ về quỹ đạo K (n=1). là bước sóng nhỏ nhất của dãy 1.
- Dãy thứ 2 được gọi là dãy Ban-me được hình thành khi êlectron chuyển từ các quỹ đạo dừng bên ngoài về quỹ đạo L (n=2).
+ Vạch thứ 1: Vạch màu đỏ kí hiệu là (a) phát ra khi êlectron chuyển từ quỹ đạo dừng M(n=3)về quỹ đạo L (n=2). là bước sóng lớn nhất của dãy 2.
+ Vạch thứ 2: Vạch màu lam kí hiệu là (b) được phát ra khi êlectron chuyển từ quỹ đạo dừng N (n=4)về quỹ đạo L (n=2).
+ Vạch thứ 3: Vạch màu chàm kí hiệu là (g)được phát ra khi êlectron chuyển từ quỹ đạo dừng O (n=5)về quỹ đạo L (n=2).
+ Vạch thứ 4: Vạch màu tím kí hiệu là (d) được phát ra khi êlectron chuyển từ quỹ đạo dừng P (n=6)về quỹ đạo L (n=2).
.........
+ Vạch thứ n: được phát ra khi êlectron chuyển từ quỹ đạo dừng ứng với n = ¥ về quỹ đạo L(n=2). là bước sóng nhỏ nhất của dãy 2.
- Dãy thứ 3 được gọi là dãy Pa-sen được hình thành khi êlectron chuyển từ các quỹ đạo dừng bên ngoài về quỹ đạo M (n=3).
+ Vạch thứ 1: được phát ra khi êlectron chuyển từ quỹ đạo dừng N (n=4) về quỹ đạo M (n=3). là bước sóng lớn nhất của dãy 3.
+ Vạch thứ 2: được phát ra khi êlectron chuyển từ quỹ đạo dừng O (n=5)về quỹ đạo M (n=3).
+ Vạch thứ 3: được phát ra khi êlectron chuyển từ quỹ đạo dừng P (n=6) về quỹ đạo M(n=3).
.........
+ Vạch thứ n: được phát ra khi êlectron chuyển từ quỹ đạo dừng ứng với n = ¥ về quỹ đạo M(n=3). là bước sóng nhỏ nhất của dãy 1.
Chú ý: yêu cầu học sinh phải nắm vững sơ đồ chuyển mức năng lượng của nguyên tử Hiđrô khi tạo thành các dãy quang phổ và chú thích các kí hiệu trên hình H1.1 về số thứ tự các vạch, các kí hiệu bước sóng trong từng dãy. 
2.1.2. So sánh bước sóng của các vạch quang phổ trong các dãy Lai-man, Ban-me, Pa-sen của nguyên tử Hiđrô.
Trên H1.1 bước sóng tăng dần theo chiều từ trái sang phải.
l¥1<...<<<<<<l¥2<...<<<<<l¥3<...<<<
2.1.3. Tiên đề về sự bức xạ năng lượng của nguyên tử Hiđrô.
Khi nguyên tử chuyển từ trạng thái dừng có năng lượng En sang trạng thái dừng có năng lượng thấp hơn Em thì nó phát ra một phôtôn có năng lượng đúng bằng hiệu En - Em:
 En - Em = hfnm = 
2.1.4. Công thức xác định bước sóng của các vạch quang phổ trong các dãy Lai-man, Ban-me, Pa-sen của nguyên tử Hiđrô.
 a/ Công thức liên hệ 2 bước sóng:(1) với n,m,i: 1,2,3,4...
Lưu ý: thứ tự các chỉ số của bước sóng tuân theo công thức cộng véc tơ:
nm = ni + im
b/ Công thức liên hệ 3 bước sóng: (2)với n,m,i, j: 1,2,3,4...
Lưu ý: thứ tự các chỉ số của bước sóng tuân theo công thức cộng véc tơ:
nm = ni + ij + jm
Đây chính là điểm mấu chốt trong phương pháp giải nhanh.
- Chứng minh công thức (1):
+ Xuất phát từ công thức của tiên đề: En - Em = hfnm = 
+ Ta biến đổi: 
 (I)
+ Suy ra công thức cần chứng minh: (1)
- Chứng minh công thức (2):
+ Xuất phát từ công thức của tiên đề: En - Em = hfnm = 
+ Ta biến đổi: 
 (II)
+ Suy ra công thức cần chứng minh: (2)
2.2. Trực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
a/ Tính chính xác và thực tế.
 Địa điểm: Khảo sát tại các lớp 12A1; 12A2; 12A3,12A4 trường THPT Tĩnh gia 3.
 Thời gian thực hiện: Tháng 4 năm 2019
b/ Kết quả khảo sát thực trạng.
 Trước khí áp dụng phương pháp giải nhanh, thì học sinh làm dạng bài toán tìm bước sóng vạch quang phổ trong các dãy Lai-man, Ban-me, Pa-sen của nguyên tử Hiđrô thu được kết quả thông qua kiểm tra vở bài tập như sau:
TT
Tên lớp
Sĩ số
Mức độ hoàn thành bài tập(%)
Dưới 50%
(50->65)%
(65->80)%
(80->100)%
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
1
12A1
42
24
57,1
10
23,8
7
16,7
1
2,4
2
12A2
43
26
60,5
11
25,6
6
13,9
0
0
3
12A3
41
26
63,4
11
26,8
4
9,8
0
0
4
12A4
42
28
66,7
12
28,6
2
4,7
0
0
Kết quả trung bình
168
104
61,9
44
26,2
19
11,3
2
0,6
 Kết quả kiểm tra 40 câu/50 phút của học sinh các lớp:
TT
Tên lớp
Sĩ số
Kết quả bài kiểm tra 40 câu/50 phút
Dưới 5đ
(5,0->6,5)đ
(6,75->8,0)đ
(8,25->10)đ
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
1
12A1
42
25
59,5
10
23,8
7
16,7
0
0
2
12A2
43
26
60,5
12
27,9
5
11,6
0
0
3
12A3
41
26
63,4
13
31,7
2
4,9
0
0
4
12A4
42
33
78,6
8
19,0
1
2,4
0
0
Kết quả trung bình
168
110
65,5
43
25,6
15
8,9
0
0
 Qua hai bảng số liệu trên có thể thấy rằng kết quả học tập của học sinh về dạng bài toán này không cao. Gây tâm lý hoang mang cho thầy và trò, học sinh hiểu bài ít, dẫn đến sự hứng thú với bài học giảm sút. Đứng trước thực trạng đó người thầy phải tìm ra một phương pháp giải nhanh dễ hiểu với mọi đối tượng lực học của học sinh. Vì vậy đề tài này sẽ góp phần khắc phục những khó khăn trên và xây dựng giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục môn Vật lí trong nhà trường.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
Căn cứ vào cở sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm để đưa ra phương pháp giải nhanh bài toán tìm bước sóng của các vạch quang phổ trong các dãy Lai-man, Ban-me, Pa-sen của nguyên tử Hiđrô như sau: 
Phương pháp giải:
Bước 1: Dựa theo sơ đồ H1.1 xác định bước sóng đã cho và cần tìm theo dữ kiện của đề bài.
Bước 2: Áp dụng công thức: (1) với n,m,i: 1,2,3,4... 
Lưu ý: thứ tự các chỉ số của bước sóng tuân theo quy tắc cộng véc tơ:
nm = ni + im
 Hoặc công thức: (2) với n,m,i, j: 1,2,3,4...
Lưu ý: thứ tự các chỉ số của bước sóng tuân theo quy tắc cộng véc tơ:
nm = ni + ij + jm
Bước 3: Thay số vào công thức tìm kết quả đề bài yêu cầu.
Bài tập vận dụng:
Bài tập 1/ (Đề thi cao đẳng năm 2007) Trong quang phổ vạch của nguyển tử Hiđrô, bước sóng của vạch thứ nhất trong dãy Lai-man ứng với sự chuyển của êlectron từ quỹ đạo L về quỹ đạo K là 0,1217(mm), vạch thứ nhất trong dãy Ban-me ứng với sự chuyển của êlectron từ quỹ đạo M về quỹ đạo L là là 0,6563(mm) Hãy tính bước sóng của vạch quang phổ thứ hai trong dãy Lai-man ứng với sự chuyển của electron từ quỹ đạo M về quỹ đạo K?
Lời giải.
Bước 1: Dựa theo đề bài và sơ đồ H1.1 
Ta có: = 0,1217(mm) = 0,6563 (mm) 
Cần tìm: 
 Bước 2: Áp dụng công thức và tuân theo quy tắc véctơ: 
nm = ni + im
nm = ni + im
Nên ta có: 
Bước 3: Thay số vào công thức trên ta có: =0,1027(mm) 
Bài tập 2/ Ba vạch quang phổ đầu tiên trong dãy Lai-man của nguyên tử Hiđrô có bước sóng lần lượt là 1216 A0 , 1026A0, 973A0. Hỏi nếu nguyên tử Hiđrô bị kích thích sao cho electron chuyển lên quỹ đạo N thì nguyên tử có thể phát ra những vạch quang phổ nào ? Tính bước sóng của những vạch đó?
Lời giải.
Bước 1: Dựa theo đề bài và sơ đồ H1.1 
Ta có: = 1216 A0 =1026A0 = 973A0 
Cần tìm: , , 
Bước 2: Áp dụng công thức và tuân theo quy tắc véctơ: 
nm = ni + im
Nên ta có: 
Bước 3: Thay số vào công thức trên ta có: 
=4869 A0 = 6566,4 A0 = 18835,8 A0 
Bài tập 3/ Bước sóng của vạch quang phổ thứ nhất trong dãy Lai-man là 122(nm), của hai vạch H , H lần lượt là 656(nm), 486(nm). Hãy tính bước sóng hai vạch tiếp theo trong dãy Lai-man và vạch đầu tiên trong dãy Pa-sen.
Lời giải:
Bước 1: Dựa theo đề bài và sơ đồ H1.1 
Ta có: = 122(nm) =656(nm) = 486(nm)
Cần tìm: , , 
Bước 2: Áp dụng công thức và tuân theo quy tắc véctơ: 
nm = ni + im
Nên ta có: 
Bước 3: Thay số vào công thức trên ta có: 
 = 102,9(nm) = 97,5( nm) = 1875(nm)
Bài tập 4/ Cho ba vạch có bước sóng dài nhất trong 3 dãy quang phổ của nguyên tử Hiđrô là 0,1216(mm) , 0,6563(mm) , 1,875(mm). Có thể tìm được bước sóng của những vạch quang phổ nào? 
 Lời giải.
Bước 1: Dựa theo đề bài và sơ đồ H1.1 
Ta có: = 0,1216(mm) =0,6563(mm) = 1,875(mm).
Cần tìm: , , 
Bước 2: Áp dụng công thức và tuân theo quy tắc véctơ: 
nm = ni + im
Nên ta có: 
Áp dụng công thức và tuân theo quy tắc véctơ: 
nm = ni + ij + jm
Nên ta có: 
Bước 3: Thay số vào công thức trên ta có: 
 =0,1026(mm) =0,4869(mm) = 0,0975( mm)
Bài tập luyện tập: 
Bài tập 1: Cho bước sóng của 4 vạch quang phổ của nguyên tử Hiđrô trong dãy Ban-me là vạch đỏ 0,6563( mm), vạch lam 0,4860( mm), vạch chàm 0,4340( mm) và vạch tím 0,4102( mm). Hãy tìm bước sóng của 3 vạch quang phổ đầu tiên trong dãy Pa-sen ở vùng hồng ngoại?
Đáp số: l63 = 1,093 (mm) l53 =0,12813 (mm) = 1,8729(mm)
Bài tập 2: (Đề thi cao đẳng năm 2008): Gọi λα và λβ lần lượt là hai bước sóng ứng với các vạch đỏ Hα và vạch lam Hβ của dãy Banme , λ1 là bước sóng dài nhất của dãy Pasen trong quang phổ vạch của nguyên tử hiđrô. Tìm biểu thức liên hệ giữa λα , λβ , λ1?
Đáp số: .
Bài toán mở rộng cho công thức tương tự (I)
 (II)
Bài tập 3: (Đề thi đại học năm 2012) Theo mẫu nguyên tử Bo, trong nguyên tử Hiđrô, khi êlectron chuyển từ quỹ đạo P về quỹ đạo K thì nguyên tử phát ra phôtôn ứng với bức xạ có tần số f1. Khi êlectron chuyển từ quỹ đạo P về quỹ đạo L thì nguyên tử phát ra photon ứng với bức xạ có tần số f2. Nếu êlectron chuyển từ quỹ đạo L về quỹ đạo K thì nguyên tử phát ra photon ứng với bức xạ có tần số được xác định theo biểu thức nào?
 Đáp số: Áp dụng công thức (I) ta suy ra f = f1 - f2.
Bài tập 4: Vạch quang phổ có bước sóng dài nhất của các dãy Lai-man, Ban-me, Pa-sen trong quang phổ nguyên tử Hiđrô có tần số lần lượt là 24,5902.1014(Hz); 4,5711.1014(Hz); 1,5999.1014(Hz). Tìm tần số của phôtôn ứng với vạch có bước sóng dài thứ ba trong dãy Lai-man ? 
Đáp số: Áp dụng công thức (II) ta suy ra f41 = f43 + f32 + f21 = 30,7612.1014(Hz).
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
 Sau khi áp dụng “Một số kinh nghiệm về việc vận dụng công thức cộng véctơ vào phương pháp giải nhanh bài toán tìm bước sóng các vạch quang phổ trong dãy Lai-man, Ban-me, Pa-sen của nguyên tử Hiđrô thuộc chương lượng tử ánh sáng Vật Lí 12 nhằm nâng cao hiệu quả học tập cho mọi đối tượng học sinh”, thì bản thân tôi nhận thấy đa số học sinh đều nắm được và vận dụng phương pháp một cách thành thạo, nên các em phấn khởi trong học tập, làm cho việc học tiến bộ hơn trước khi áp dụng phương pháp này, từ đó nâng chất lượng giáo dục lên.
 Để có cơ sở đánh giá chính xác hiệu quả của đề tài tôi đã cho khảo sát dạng bài toán tìm bước sóng của các vạch quang phổ trong các dãy Lai-man, Ban-me, Pa-sen của nguyên tử Hiđrô thuộc chương lượng tử ánh sáng Vật Lí 12 tại các lớp 12A1; 12A2; 12A3,12A4 trường THPT Tĩnh gia 3, thời gian thực hiện tháng 4 năm 2019 và kết quả học tập của học sinh được thể hiện trong bảng số liệu sau:
Kết quả kiểm tra vở bài tập:
TT
Tên lớp
Sĩ số
Mức độ hoàn thành bài tập(%)
Dưới 50%
(50->65)%
(65->80)%
(80->100)%
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
1
12A1
42
0
0
1
2,4
8
19,0
33
78,6
2
12A2
43
0
0
2
4,7
9
20,9
32
74,4
3
12A3
41
2
4,9
2
4,9
10
24,4
27
65,8
4
12A4
42
3
7,1
3
7,1
11
26,2
25
59,6
Kết quả trung bình
168
5
3,0
8
4,8
38
22,6
117
69,6
Kết quả kiểm tra 40câu/ 50phút:
TT
Tên lớp
Sĩ số
Kết quả bài kiểm tra 40câu/ 50phút
Dưới 5đ
(5,0->6,5)đ
(6,75->8,0)đ
(8,25->10)đ
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
1
12A1
42
0
0
2
4,8
8
19,0
32
76,2
2
12A2
43
1
2,3
2
4,7
9
20,9
31
72,1
3
12A3
41
2
4,9
3
7,3
10
24,4
26
63,4
4
12A4
42
3
7,1
4
9,5
11
26,3
24
57,1
Kết quả trung bình
168
6
3,6
11
6,6
38
22,6
113
67,2
 Qua hai bảng số liệu trên thì tôi nhận thấy kết quả học tập của học sinh rất tốt. Bản thân tôi cảm thấy tự tin hơn trong dạy học nhờ có “phương pháp giải nhanh bài toán tìm bước sóng của các vạch quang phổ trong các dãy Lai-man, Ban-me, Pa-sen của nguyên tử Hiđrô” này.
 Sau khi chia sẻ phương pháp này với các đồng nghiệp trong trường mình và trường bạn tôi đều nhận được sự đồng tình, ủng hộ. Từ đó phương pháp này đã được áp dụng rộng rãi và đem lại kết quả như mong đợi.
3. Kết luận, kiến nghị.
- Kết luận. 
“Một số kinh nghiệm về việc vận dụng công thức cộng véc tơ vào phương pháp giải nhanh bài toán tìm bước sóng các vạch quang phổ trong dãy Lai-man, Ban-me, Pa-sen của nguyên tử Hiđrô thuộc chương lượng tử ánh sáng Vật Lí 12 nhằm nâng cao hiệu quả học tập cho mọi đối tượng học sinh”, đã đem lại cho thầy và trò sự hứng thú trong học tập, tạo cho các em cảm giác tự tin vào bản thân .
 Tôi tin đề tài này sẽ mang lại hiệu quả cao, áp dụng được rộng rãi vì dễ vận dụng, dễ tiếp cận và phù hợp với mọi đối tượng học sinh.
- Kiến nghị.
 Trong quá trình trực hiện “Một số kinh nghiệm về việc vận dụng công thức cộng véc tơ vào phương pháp giải nhanh bài toán tìm bước sóng các vạch quang phổ trong dãy Lai-man, Ban-me, Pa-sen của nguyên tử Hiđrô thuộc chương lượng tử ánh sáng Vật Lí 12 nhằm nâng cao hiệu quả học tập cho mọi đối tượng học sinh”tôi đã tham khảo nhiều tài liệu và ý kiến của các đồng nghiệp, kể cả ý kiến phản hồi của học sinh để từ đó đưa ra một phương pháp giải nhanh phù hợp nhất, tối ưu nhất.
 Tuy nhiên trong quá trình thực hiện không thể tránh khỏi những sơ suất, thiếu sót, kính mong các cấp ban nghành, đồng nghiệp, học sinh tiếp tục đóng góp ý kiến để đề tài được hoàn thiện hơn nữa. Từ đó mang lại tính ứng dụng cao, hiệu quả trong việc dạy và học, cũng như có thể áp dụng rộng rãi hơn ở tất cả các trường trung học phổ thông.
 Kính mong các “tác giả viết sách tham khảo” đóng góp ý kiến, để có thể đưa đề tài này vào một phần của sách. Từ đó sẽ tiếp cận được với mọi đối tượng học sinh trong cả nước. 
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ
Thanh hóa, ngày 25 tháng 5 năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác.
Người thực h

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_ve_viec_van_dung_cong_thuc_cong_vec.doc