SKKN Một số kinh nghiệm vận dụng phương pháp dạy học tích hợp trong giờ đọc hiểu văn bản văn học
Đổi mới phương pháp dạy học (PPDH)là một yêu cầu của nền giáo dục hiện nay nhằm đáp ứng các mục tiêu của sự nghiệp giáo dục đào tạo trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Một trong những PPDH mới là PPDH tích hợp. Phương pháp này được chính thức đưa vào áp dụng trong nhà trường phổ thông từ năm học 2002-2003, khi chúng ta tiến hành cải cách giáo dục ở cấp THCS.
Đối với bậc THPT, việc học tập và vận dụng PPDH này đã có một thời gian đủ để chúng ta tổng kết lại thực tiễn, những mặt đã làm được và chưa làm được của giáo viên về việc vận dụng PPDH này.
Trên tinh thần đó, là một giáo viên dạy Ngữ Văn, tôi xin được bàn về vấn đề nêu trên qua đề tài: “Một vài kinh nghiệm vận dụng phương pháp dạy học tích hợp trong giờ đọc hiểu văn bản văn học”. Bàn về PPDH là bàn về một vấn đề có tính chất nghiên cứu khoa học sâu và rộng. Ở đây, nhằm phục vụ trực tiếp cho công tác dạy học tôi chỉ nói về kinh nghiệm vận dụng PPDH tích hợp trong giờ đọc hiểu văn bản văn học (VBVH) mà thôi.
Së gi¸o dôc vµ ®µo t¹o Thanh hãa TrUêng thpt Lý THƯỜNG KIỆT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MéT Sè KINH NGHIÖM VËN DôNG PH¦¥NG PH¸P D¹Y HäC TÝCH HîP TRONG Giê §äc hiÓu v¨n b¶n v¨n häc Ngêi thùc hiÖn: Lê Thị Hồng Hạnh Chức vụ : Giáo Viên Đơn vị công tác: Trường THPT Lý Thường Kiệt Lĩnh vực: Ngữ Văn. THANH HÓA, NĂM 2018 MỤC LỤC I.Mở đầu ...........................................................................................................1 1.1.Lí do chọn đề tài:..........................................................................................1 1.2. Mục đích nghiên cứu:..................................................................................1 1.3. Đối tượng nghiên cứu:.................................................................................1 1.4. Phương pháp nghiên cứu:............................................................................1 II. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:.....................................2 2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề: ............................................................................2 2.2. Cơ sở thực tiễn:............................................................................................2 2.3. Thực trạng của việc vận dụng PPDH tích hợp trong bộ môn Ngữ văn hiện nay:......................................................................................................................3 2.4. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề:.......................................5 2.5. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:........................................................17 2.5.1. Về phía học sinh.......................................................................................17 2.5.2. Về phía giáo viên....................................................................................17 III. Kết luận và đề xuất:..................................................................................18 TƯ LIỆU THAM KHẢO................................................................................19 DANH MỤC..............................................................................................20 MỘT SỐ KINH NGHIỆM VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH HỢP TRONG GIỜ ĐỌC HIỂU VĂN BẢN VĂN HỌC I.Mở đầu 1.1.Lí do chọn đề tài: Đổi mới phương pháp dạy học (PPDH)là một yêu cầu của nền giáo dục hiện nay nhằm đáp ứng các mục tiêu của sự nghiệp giáo dục đào tạo trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Một trong những PPDH mới là PPDH tích hợp. Phương pháp này được chính thức đưa vào áp dụng trong nhà trường phổ thông từ năm học 2002-2003, khi chúng ta tiến hành cải cách giáo dục ở cấp THCS. Đối với bậc THPT, việc học tập và vận dụng PPDH này đã có một thời gian đủ để chúng ta tổng kết lại thực tiễn, những mặt đã làm được và chưa làm được của giáo viên về việc vận dụng PPDH này. Trên tinh thần đó, là một giáo viên dạy Ngữ Văn, tôi xin được bàn về vấn đề nêu trên qua đề tài: “Một vài kinh nghiệm vận dụng phương pháp dạy học tích hợp trong giờ đọc hiểu văn bản văn học”. Bàn về PPDH là bàn về một vấn đề có tính chất nghiên cứu khoa học sâu và rộng. Ở đây, nhằm phục vụ trực tiếp cho công tác dạy học tôi chỉ nói về kinh nghiệm vận dụng PPDH tích hợp trong giờ đọc hiểu văn bản văn học (VBVH) mà thôi. 1.2. Mục đích nghiên cứu: Sáng kiến kinh nghiệm này nhằm phục vụ trực tiếp cho công tác dạy học tích hợp một giờ học môn Ngữ Văn. 1.3. Đối tượng nghiên cứu: Đề tài này sẽ tổng kết kinh nghiệm dạy học sử dụng phương pháp tích hợp trong giờ đọc hiểu văn bản văn học. 1.4. Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình nghiên cứu và viết đề tài này, tôi sử dụng một số phương pháp như: phân tích, so sánh, phân loại, thống kê. II. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: 2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề: 2.1.1. Quan điểm về nội dung và phương pháp giáo dục của Nhà nước ta là giáo dục toàn diện. Điều 5, Luật Giáo dục [1] ghi rõ: “ Nội dung giáo dục phải đảm bảo tính cơ bản, toàn diện, thiết thực, hiện đại và có hệ thống “ . “ Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học.” 2.1.2. Quan điểm đó được cụ thể hóa trong việc thiết lập chương trình và biên soạn sách giáo khoa theo hướng tích hợp và PPDH tích hợp được Bộ chỉ đạo cho cán bộ quản lí giáo dục và giáo viên trực tiếp đứng lớp học tập và áp dụng. 2.1.3. Việc vận dụng PPDH tích hợp là một trong những cơ sở đánh giá hiệu quả của một tiết dạy về mặt phương pháp . 2.1.4. Đặc trưng bộ môn Ngữ văn có khả năng lớn trong việc vận dụng PPDH tích hợp: - Nội dung, kiến thức, mục tiêu cần đạt ở ba phân môn Đọc hiểu, Tiếng Việt, Làm văn có quan hệ mật thiết với nhau và đều hướng tới mục tiêu cuối cùng là nâng cao trình độ sử dụng Tiếng Việt và khả năng cảm thụ văn học cho học sinh. - Cả ba phân môn là những môn học có tính chất công cụ và có tính nghệ thuật, liên quan đến việc sử dụng tiếng Việt. - Cả ba phân môn đều do một giáo viên dạy trên một đơn vị lớp. 2.2. Cơ sở thực tiễn: 2.2.1. Sách giáo khoa ( SGK ) biên soạn theo hướng tích hợp các phần Ngữ và Văn. Cấu trúc chương trình các cấp học được xây dựng theo mô hình những đường tròn đồng tâm. Trong hướng dẫn học bài và dạy học, có những vấn đề SGK yêu cầu cần phải sử dụng PPDH tích hợp trong tiết dạy. ---------------------- [1]. Luật giáo dục số 38/2005/QH11 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 27 tháng 6 năm 2005 2.2.2. Các phân môn của bộ môn Ngữ văn ở THPT có quan hệ khá chặt chẽ. Làm văn cùng với Văn học và Tiếng Việt tạo thành “cái kiềng” Ngữ văn trong chương trình Ngữ văn ở các bậc học phổ thông. Sự cấu tạo này thể hiện rất rõ, từ chương trình, SGK cho đến các tiết học cụ thể, các bài kiểm tra, các bài thi. Ở SGK, văn bản văn học vừa là đối tượng học tập vừa là ngữ liệu, phương tiện để phục vụ học tập các phân môn Tiếng Việt, Làm văn. Ngược lại, khi học đọc hiểu văn bản văn học ( VBVH ) lại dùng những tri thức khoa học của phân môn Tiếng Việt và Làm văn để khai thác. 2.2.3. PPDH Ngữ văn ở THPT dựa trên hai trục Đọc văn và Làm văn cũng thể hiện rất rõ tính chất tích hợp. Dạy đọc văn là để cung cấp tri thức và phương pháp cho làm văn và ngược lại, dạy làm văn là để củng cố tri thức và phương pháp đọc hiểu VBVH. 2.2.4. Mặt khác, là một môn thuộc khoa học xã hội, môn Ngữ Văn có liên quan mật thiết đến các môn học khác như Lịch Sử, Địa Lí, Giáo Dục Công Dân. Do vậy, tích hợp dạy học các kiến thức trong môn Ngữ Văn có một khả năng lớn. 2.2.5. Việc kiểm tra thi cử, đề thi, kiểm tra hiện nay đòi hỏi sự vận dụng tích hợp nhiều loại kiến thức, phương pháp, kĩ năng. 2.3. Thực trạng của việc vận dụng PPDH tích hợp trong bộ môn Ngữ văn hiện nay: 2.3.1. Thực trạng: Như đã phân tích ở trên, việc sử dụng PPDH tích hợp là một tất yếu trong dạy học bộ môn Ngữ văn. Thế nhưng, việc vận dụng phương pháp này trong thực tế không phải lúc nào cũng đạt hiệu quả. + Nhiều giờ dạy, giáo viên chưa chú ý đến việc vận dụng PPDH tích hợp. Do đó, dẫn đến việc khai thác bài dạy thiếu tính hệ thống, thiếu chiều sâu, làm cho chất lượng bài dạy không đạt. Ví dụ: Đọc hiểu truyện ngắn “ Những đứa con trong gia đình ” của Nguyễn Thi, khi phân tích các đặc điểm phẩm chất của những con người trong gia đình nhân vật Việt, cần phải liên hệ đến phẩm chất của các nhân vật trong tác phẩm “Rừng xà xu” của Nguyễn Trung Thành để thấy rõ hơn, sâu sắc hơn những phẩm chất lịch sử của con người Việt Nam thời kháng chiến chống Mĩ đồng thời để thấy vẻ đẹp riêng của mỗi con người ở những vùng văn hóa, vùng đất khác nhau. Có như vậy mới giúp học sinh thấy được mối liên hệ của các tác phẩm, chiều sâu của hình tượng + Nhiều giờ dạy, giáo viên tích hợp một cách gượng gạo, các đơn vị kiến thức được tích hợp không có mối liên hệ gắn bó. Ví dụ: Đọc hiểu truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu lại đem so sánh nhân vật người đàn bà làng chài với nhân vật bà Hiền trong tác phẩm “Một người Hà Nội” của Nguyễn Khải về tiêu chí vai trò của người phụ nữ trong gia đình thì qủa là gượng ép. Bởi lẽ, hai người đàn bà trong hai gia đình ở hai hoàn cảnh khác nhau, được xây dựng bởi hai cảm hứng khác nhau thì làm sao mà liên hệ so sánh được. + Nhiều giờ dạy, giáo viên lựa chọn đơn vị kiến thức tích hợp chưa đúng trọng tâm.Vẫn thừa nhận là dạy học cần vận dụng PPDH tích hợp song việc vận dụng này là để phục vụ cho mục tiêu của bài dạy chứ không phải là sử dụng tích hợp tùy tiện được. Kiểu vận dụng này, vô hình trung làm lệch nội dung, mục tiêu cần đạt của tiết dạy. Ví dụ: Đọc hiểu “Vợ Nhặt” của Kim Lân thì mục tiêu cần đạt về nội dung là thấy được vẻ đẹp tâm hồn của những người lao động nghèo bên bờ vực của cái chết. Đó là lòng ham sống, khát vọng hạnh phúc và lòng nhân ái của con người. Như vậy, nếu tích hợp liên hệ người vợ nhặt với nhân vật chị Dậu (Tắt đèn – Ngô Tất Tố) chỉ để nói về thân phận con người thì đã làm lạc hướng mục tiêu bài học. + Khi vận dụng PPDH tích hợp, giáo viên thiếu sự chuần bị kĩ , sử dụng tích hợp một cách tùy hứng dẫn đến hiệu quả tích hợp không cao. Ví dụ: Giáo viên chưa chủ động chuẩn bị dữ liệu để phục vụ việc dạy học tích hợp. Dạy bài “Sóng” của Xuân Quỳnh điểm nhấn sẽ là cảm quan và khát vọng của Xuân Quỳnh về tình yêu lứa đôi. Tất nhiên với bài này, tích hợp với cảm quan và khát vọng của Xuân Diệu về tình yêu là hoàn toàn hợp lí. Thế nhưng, một điều oái oăm là khi nhắc đến Xuân Diệu, ông hoàng của thơ tình yêu thì giáo viên lúng túng không biết chọn bài thơ nào, tứ thơ , câu thơ nào cần viện dẫn để phân tích, so sánh để thấy điểm giống nhau và điểm khác biệt giữa hai thi nhân khi nói về tình yêu. 2.3.2. Nguyên nhân: Có mấy nguyên nhân sau đây: - Chưa có ý thức, chưa chú trọng đến PPDH tích hợp còn mới mẻ đối với giáo viên THPT. - Kĩ năng lựa chọn các đơn vị kiến thức tích hợp còn hạn chế: tích hợp không đúng trong tâm; tích hợp gò ép, gượng gạo. - Chủ quan, tùy hứng, thiếu sự chuẩn bị, thiếu kế hoạch. - Chưa hiểu rõ quy trình chuẩn bị để thực hiện dạy học theo PPDH tích hợp. 2.3.3. Hậu quả: Từ những nguyên nhân trên, có thể thấy, việc áp dụng một PPDH nhỏ mà không đúng dẫn đến một hậu quả lớn. Đó là: + Học sinh không nhận ra được sự gắn kết của các đơn vị kiến thức trong SGK, một vấn đề mà người biên soạn sách rất lưu tâm. + Học sinh không cảm nhận được chiều sâu, những vẻ đẹp riêng của mỗi tác phẩm văn học trong hệ thống thể loại, đề tài, chủ đề. + Ảnh hưởng đến chất lượng viết bài làm văn ở học sinh .Đó là sự vận dụng kết hợp các kiến thức Tiếng Việt, Văn học, các môn học khác vào Làm văn không phong phú. Tức là ảnh hưởng đến chất lượng học tập. + Ảnh hưởng đến phương pháp và năng lực cảm thụ văn học của học sinh. 2.4. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề: 2.4.1. PPDH tích hợp trong môn Ngữ Văn là gì? Tích hợp trong quá trình dạy học là sự phối kết hợp các tri thức của một số môn học có những nét chính, tương đồng xoay quanh một chủ đề nào đó. Nói cách khác, tích hợp là phương pháp phối hợp một cách riêng lẻ các môn học khác nhau, các phân môn học khác nhau theo những hình thức, cấp độ khác nhau nhằm đáp ứng những mục tiêu, mục đích , yêu cầu cụ thể nào đó của tiết học. Tích hợp trong môn Ngữ văn là sự kết nối tri thức giữa ba phân môn: Tiếng Việt, Đọc hiểu và Làm văn và giữa môn Ngữ Văn với các môn học khác. Đó chính là phương pháp tiếp cận kiến thức từ việc khai thác các tri thức cụ thể của các phân môn, liên môn trên cở sở một hoặc một số bài học có những nội dung, đơn vị kiến thức liên quan. 2.4.2. Xác định đúng nội dung, mục tiêu tích hợp: Để vận dụng PPDH tích hợp có hiệu quả, người dạy cần phải xác định chính xác, đúng đắn mục tiêu, nội dung , nguyên tắc, phương pháp tích hợp trong bài dạy. Theo kinh nghiệm của tôi, các nội dung trên sẽ là: 2.4.2.a. Mục tiêu: (Trả lời câu hỏi: sử dụng PPDH tích hợp trong bài dạy để làm gì?) + Khắc sâu kiến thức bài học. + Thể hiện tính liên kết, mối quan hệ hữu cơ của chương trình. + Rèn luyện kĩ năng tiếp nhận kiến thức liên môn cho học sinh. 2.4.2.b. Nội dung: (Trả lời câu hỏi: Trong bài dạy, nội dung nào cần phải dạy theo lối tích hợp?) + Các nội dung kiến thức có những điểm liên quan, tương đồng với các bài đã học. + Các nội dung kiến thức cần đến việc sử dụng kiến thức của các bộ môn khác, phân môn khác để làm phương tiện, công cụ khai thác. 2.4.2.c. Nguyên tắc: (Trả lời câu hỏi: Sử dụng PPDH tích hợp trong bài dạy xuất phát từ những cơ sở nào?). + Căn cứ vào mục tiêu cần đạt của tiết học. + Căn cứ vào nội dung chương trình (các bài học trước hoặc sau bài cần dạy có liên quan ) 2.4.2.d. Phương pháp: (Trả lời câu hỏi: Cách thức sử dụng PPDH tích hợp như thế nào?). + Xác định nội dung, phạm vi kiến thức cần tích hợp. + Lựa chọn dữ liệu tích hợp.Ví dụ minh họa: Khi dạy bài đọc hiểu VBVH “Những đứa con trong gia đình” của nhà văn Nguyễn Thi, tôi làm như sau: - Về mục tiêu sử dụng PPDH tích hợp, tôi cần cho học sinh hiểu được: + Những phẩm chất cách mạng của gia đình nhân vật Việt vừa có tính chất truyền thống của một gia đình cách mạng, vừa là những phẩm chất tiêu biểu cho con người miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Đồng thời, cho học sinh thấy vẻ đẹp riêng trong tính cách của từng nhân vật. Thực hiện được như thế là giúp học sinh khắc sâu kiến thức. + Khi dạy, tôi chọn các VBVH có nội dung liên quan với VBVH “Những đứa con trong gia đình” để so sánh và khái quát nội dung nêu trên như: “Rừng xà nu” của nhà văn Nguyễn Trung Thành, “Đất ”của nhà văn Anh Đức. Nghĩa là tôi vừa cho học sinh thấy sự liên kết giữa các bài học trong chương trình vừa giúp học sinh kĩ năng, vốn kiến thức để làm văn. - Về nội dung cần tích hợp trong bài dạy: Với bài dạy này tôi chọn nội dung cần tích hợp để so sánh, đối chiếu, củng cố và khắc sâu kiến thức học sinh là: + Những vẻ đẹp phẩm chất của hai nhân vật Chiến và Việt (so sánh với Dít, Tnú trong tác phẩm “Rừng xà nu”, nhân vật ông Tám trong tác phẩm “Đất”) + Kĩ năng nghị luận về tác phẩm, đoạn trích tác phẩm văn xuôi (đã học ở bài trước) và làm bài viết ở bài sau. + Sử dụng các nội dung của bài học Nhân vật giao tiếp để phân tích đoạn hội thoại của hai nhân vật Việt và chị Chiến trong tác phẩm. - Về nguyên tắc tôi dựa vào mục tiêu cần đạt của tiết học (theo tài liệu chuẩn kiến thức): + Hiểu được vẻ đẹp phẩm chất cách mạng truyền thống của những con người trong gia đình Việt đã tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn của con người Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. + Kĩ năng nghị luận về đoạn trích tác phẩm văn xuôi. - Về phương pháp, tôi tiến hành xác định nội dung tích hợp trong bài dạy. Đó là: + Những vẻ đẹp phẩm chất của hai nhân vật Chiến và Việt. + Kĩ năng nghị luận về tác phẩm, đoạn trích tác phẩm văn xuôi (đã học ở bài trước) + Sử dụng các nội dung của bài học Nhân vật giao tiếp để phân tích đoạn hội thoại của hai nhân vật Việt và chị Chiến trong tác phẩm. Trên cơ sở đó, tôi lựa chọn các dữ liệu cụ thể để tích hợp (sẽ nói ở sau). 2.4.3. Chuẩn bị các dữ liệu để tích hợp: Một trong những yếu tố quyết định thành công của việc vận dụng PPDH tích hợp là việc chuẩn bị dữ liệu để tích hợp (dữ liệu được hiểu là các đơn vị kiến thức cần có để tích hợp). Để việc chuẩn bị dữ liệu tích hợp có hiểu quả, tôi xác định mục tiêu, nguyên tắc và phương pháp chuẩn bị như sau: a. Mục tiêu: (Trả lời câu hỏi: sử dụng dữ liệu tích hợp trong bài dạy để làm gì ?) + Giúp giáo viên chủ động trong việc sử dung PPDH tích hợp. + Giúp vận dụng PPDH tích hợp đúng mục tiêu và có hiệu quả. b. Nguyên tắc: (Trả lời câu hỏi: Các dữ liệu tích hợp trong bài dạy phải đáp ứng những tiêu chí nào ?) + Các dữ liệu phải có điểm tương đồng ( đề tài, chủ đề , loại, thể, kiểu) + Các dữ liệu phải phù hợp với đơn vị kiến thức cần tích hợp. c. Phương pháp: (Trả lời câu hỏi: Cách thức chuẩn bị dữ liệu tích hợp như thế nào?) + Các dữ liệu nằm trong tác phẩm của chương trình ngữ văn đã học. + Các dữ liệu phải được viết ra, phải được đối chiếu , so sánh. Ví dụ minh họa: Khi dạy trích đoạn “ Đất nước” trích Trường ca “Mặt đường khát vọng” của Nguyễn Khoa Điềm, tôi thực hiện việc chuẩn bị các dữ liệu tích hợp như sau: - Về mục tiêu ( như đã xác định ở trên ) - Về nguyên tắc và phương pháp: + Tôi tiến hành lựa chọn các tác phẩm trong chương trình Ngữ văn lớp 12 có cùng đề tài, chủ đề với trích đoạn bài dạy “Đất nước” đã nêu. Đó là các bài thơ: “Việt Bắc” ( Tố Hữu ), “Đất nước” ( Nguyễn Đình Thi ), “Bên Kia sông Đuống” (Hoàng Cầm ) + Tiến hành xác định nội dung tích hợp. Đối với bài dạy này, tôi xác định lựa chọn nội dung tích hợp là ở đề tài, nội dung cảm hứng, chủ đề, cách thể hiện ở mỗi tác phẩm. + Tiến hành tạo các dữ liệu: Viết sẵn ý đồ vào thiết kế bài dạy hay các thẻ tư liệu cầm tay. Sau đây là một dạng thẻ dữ liệu cầm tay:Các bài thơ “Việt Bắc” ( Tố Hữu ), “Đất nước” ( Nguyễn Đình Thi ), “Bên Kia sông Đuống” ( Hoàng Cầm ), “Đất nước” (“Trường ca Mặt đường khát vọng” của Nguyễn Khoa Điềm ) có những điểm chung sau: * Viết cùng một đề tài quê hương đất nước. Phần lớn viết trong bối cảnh đất nước bị ngoại xâm * Cảm hứng: bày tỏ lòng yêu quê hương đất nước, tự hào, ngợi ca đất nước, tin tưởng vào thắng lợi của cuộc kháng chiến. * Cách thể hiện: Thơ trữ tình. Điểm khác biệt: Hoàng Cầm viết về chính quê hương mình trong nỗi đau bị giặc chiếm đóng và tàn phá. Tố Hữu viết về chiến khu Việt Bắc trong sự gắn bó với cách mạng và kháng chiến. Nguyễn Đình Thi viết về một đất nước đang lớn lên trong nhận thức, tư tưởng của mình còn Nguyễn Khoa Điềm lại viết về một đất nước vừa gần gũi gắn bó vừa rất đỗi thiêng liêng trong tâm thức mọi người. Tất cả góp phần làm phong phú thêm gương mặt đất nước trong nền thơ ca cách mạng Việt Nam. 2.4.4. Sử dụng linh hoạt các hình thức tích hợp: Có hai hình thức tích hợp cơ bản sau: 2.4.4.a. Tích hợp ngang: là hình thức tích hợp liên môn, liên phân môn và là hình thức tích hợp theo từng thời điểm. Cụ thể là đối với môn Ngữ Văn, giáo viên sử dụng tri thức của các phân môn Tiếng việt , Lí luận văn học, Làm văn để giãi mã VBVH hoặc ngược lại. Ví dụ: Khi dạy bài “Sóng” của nhà thơ Xuân Quỳnh, tôi đã sử dụng kiến thức của bài Luật thơ, phần luật của thể thơ năm chữ để lí giải âm điệu, nhịp điệu của bài thơ và lối tự sự - trữ tình của tác giả trong bài thơ II.4.4.b. Tích hợp dọc: Tích hợp theo thể loại, đề tài, chủ đề của TPVH.Mục đích của việc tích hợp này chủ yếu là so sánh, đối chiếu giữa các bài học có cùng đề tài, chủ đề, các đơn vị kiến thức có quan hệ tương đồng để khắc sâu kiến thức cho học sinh, giúp cho học sinh nhận ra những điểm giống nhau và khác biệt của các nội dung cần quan tâm trong bài dạy VBVH. Ví dụ: Khi dạy bài thơ “Sóng” của nhà thơ Xuân Quỳnh, một bài thơ tập trung thể hiện những cảm nhận, suy tư và khát vọng của Xuân Quỳnh về tình yêu , tôi liên hệ với ca dao nói về tình yêu lứa đôi, với thơ Xuân Diệu để học sinh thấy được nét độc đáo, sự tinh thế và chiều sâu trong suy cảm của nữ thi sĩ này. Như vậy, cùng dạy một bài “Sóng”của Xuân Quỳnh tôi đã linh hoạt sử dụng hai hình thức tích hợp. Cách làm này giúp cho giờ dạy tránh được sự nhàm chán, giúp cho việc khai thác kiến thức trong bài dạy rộng và sâu, học sinh lĩnh hội được nhiều kiến thức và thấy được sự kết nối của các phân môn trong bộ môn, các bài học trong chương trình , rèn luyện cho học sinh kĩ năng so sánh văn học và giúp cho giờ học có hứng thú. 2.4.5. Ra đề kiểm tra đánh giá theo hướng tích hợp. Kiểm tra là khâu đánh giá kết quả học tập của học sinh, giúp giáo viên dựa vào kết quả dạy học mà điều chỉnh phương pháp dạy học hợp lí nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Kiểm tra theo hướng tích hợp là một hướng kiểm tra hiện đại được áp dụng trong nhà trường những năm gần đây, nhất là trong các kì thi lớn. Đề kiểm tra luôn thể hiện xu hướng tích hợp kiểu thức theo hai kiểu hình thức tích hợp đã nêu. Đối với môn Ngữ Văn, trong đề kiểm tra, người ra đề đồng thời kiểm tra các tri thức Tiếng Việt, Văn học và Làm văn. Thậm chí, xuất phát từ một ngữ liệu (đoạn văn, tác phẩm ngắn), người kiểm tra đồng thời kiểm tra kiến thức của các phân môn (tích hợp ngang trong kiểm tra). Trong đề kiểm tra, cần kiểm tra đơn vị kiến th
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_kinh_nghiem_van_dung_phuong_phap_day_hoc_tich_ho.doc