SKKN Một số kinh nghiệm trong khâu chấm chữa bài làm văn cho học sinh đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn trong nhà trường THPT hiện nay
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “ Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức,kĩ năng, phát triển năng lực ”; “Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo, đảm bảo trung thực, khách quan ” Nhận thức được tầm quan trọng của việc tăng cường đổi mới kiểm tra, đánh giá thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học, trong những năm qua, Bộ giáo dục và đào tạo đã tập trung chỉ đạo đổi mới hoạt động này nhằm tạo ra sự chuyển biến cơ bản về tổ chức hoạt động dạy học nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong các trường trung học.
Do đó,vấn đề đổi mới phương pháp dạy, nâng cao chất lượng dạy học, chất lượng giáo dục toàn diện luôn là mục tiêu phấn đấu và cũng là vấn đề trăn trở của nhiều nhà trường hiện nay, nhất là với các trường chưa có bề dày lịch sử; khi cơ sở vật chất còn thiếu, chất lượng đầu vào của học sinh còn thấp, đội ngũ giáo viên còn non trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm giảng dạy thì lại là vấn đề băn khoăn, bức xúc hơn bao giờ hết.Trong đó, môn ngữ văn lại là bài toán nan giải, khó khăn với các nhà trường hơn cả.Bởi dưới tác động của nền kinh tế thị trường, xu thế phát triển của xã hội, nhiều học sinh ngại học văn, nhiều phụ huynh không cho con em mình thi vào ban khoa học xã hội vì cho rằng học ban này sẽ thi được ít trường đại học, cao đẳng và cơ hội tìm việc làm sau khi ra trường rất khó khăn.
PHẦN MỞ ĐẦU I.Lí do chọn đề tài Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “ Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức,kĩ năng, phát triển năng lực”; “Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo, đảm bảo trung thực, khách quan” Nhận thức được tầm quan trọng của việc tăng cường đổi mới kiểm tra, đánh giá thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học, trong những năm qua, Bộ giáo dục và đào tạo đã tập trung chỉ đạo đổi mới hoạt động này nhằm tạo ra sự chuyển biến cơ bản về tổ chức hoạt động dạy học nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong các trường trung học. Do đó,vấn đề đổi mới phương pháp dạy, nâng cao chất lượng dạy học, chất lượng giáo dục toàn diện luôn là mục tiêu phấn đấu và cũng là vấn đề trăn trở của nhiều nhà trường hiện nay, nhất là với các trường chưa có bề dày lịch sử; khi cơ sở vật chất còn thiếu, chất lượng đầu vào của học sinh còn thấp, đội ngũ giáo viên còn non trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm giảng dạy thì lại là vấn đề băn khoăn, bức xúc hơn bao giờ hết.Trong đó, môn ngữ văn lại là bài toán nan giải, khó khăn với các nhà trường hơn cả.Bởi dưới tác động của nền kinh tế thị trường, xu thế phát triển của xã hội, nhiều học sinh ngại học văn, nhiều phụ huynh không cho con em mình thi vào ban khoa học xã hội vì cho rằng học ban này sẽ thi được ít trường đại học, cao đẳng và cơ hội tìm việc làm sau khi ra trường rất khó khăn. Mặc dù cũng đứng trước những khó khăn, thách thức chung như các nhà trường hiện nay, song môn Ngữ văn ở trường THPT Trần Phú Nga Sơn bước đầu đã vượt qua khó khăn, đạt được nhiều thành tích đáng tự hào trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh thi đỗ vào vào các trường đại học cao đẳng, thi tốt nghiệp, chất lượng môn học chuyển biến rõ rệt.Sở dĩ chúng tôi làm được điều này là vì đội ngũ cán bộ giáo viên đã đổi mới phương pháp giảng dạy, đặc biệt là làm tốt công tác chấm chữa bài làm văn cho học sinh. Tuy rằng việc chấm chữa bài làm văn cho học sinh chỉ là một khâu trong quá trình đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh, đổi mới phương pháp dạy học nhưng lại có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc kích thích học sinh đam mê, ham học Văn, nâng cao chất lượng môn học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường. Môn Ngữ Văn ở trường Trung học phổ thông bao gồm ba phân môn: Đọc Văn, Tiếng Việt và Làm Văn. Mỗi phân môn đều có nhiệm vụ riêng nhưng liên quan chặt chẽ với nhau và có tầm quan trọng như nhau trong việc nâng cao năng lực học Văn của học sinh. Vì thế, muốn nâng cao chất lượng dạy - học môn Ngữ Văn ở trường THPT cần phải nâng cao chất lượng dạy - học từng phân môn một cách đồng bộ. Tuy nhiên việc dạy - học môn Ngữ Văn ở nhiều trường lại đang diễn ra tình trạng cả người dạy lẫn người học đều dành sự ưu ái nhiều hơn cho hai phân môn Đọc Văn và Tiếng Việt. Phân môn Làm Văn, vì thế ít được đầu tư. Theo đó, hiệu quả của việc dạy-học phân môn này không cao. Đối với phân môn Làm Văn, việc dạy - học không dừng lại ở các kiến thức lý thuyết như các bước làm một bài văn, cấu trúc một bài làm văn, cách thức làm các kiểu bài văn khác nhau,Nó đòi hỏi học sinh phải thực hành bằng cách viết các bài văn. Bài làm văn chính là sản phẩm phản ánh tương đối đầy đủ và trung thực năng lực cũng như kết quả học Văn của học sinh. Sản phẩm này cho chúng ta biết các em đã lĩnh hội và vận dụng được đến mức độ nào các kiến thức của cả ba phân môn Làm Văn, Đọc Văn và Tiếng Việt. Chính vì thế việc chấm, chữa bài làm văn của học sinh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc đánh giá và nâng cao chất lượng môn học. Chấm,chữa bài không được phép dừng lại ở mục tiêu đánh giá và thông báo kết quả học tập môn Ngữ Văn của các em bằng điểm số. Nó phải hướng tới những mục tiêu cao hơn là giúp các em tự đánh giá, tự nâng cao năng lực viết bài, năng lực học Văn của bản thân theo hướng phát huy tư duy độc lập, sáng tạo và tính chủ động, tích cực của học sinh. Nhưng chấm và trả bài Làm Văn như thế nào để nó thực sự phát huy tác dụng trong việc nâng cao chất lượng day - học môn Ngữ Văn ở các nhà trường là việc làm không dễ dàng. Đó là những lí do cơ bản để chúng tôi mạnh dạn đưa ra một số kinh nghiệm trong khâu chấm chữa bài làm văn cho học sinh đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn trong nhà trường THPT hiện nay. II.Đối tượng đề tài. Đối với một sáng kiến nghiệm do yêu cầu riêng, bài viết này không đề cập đến những vấn đề ở cấp độ lí luận mà tôi chỉ trình bày một số kinh nhiệm nhỏ về vấn đề chấm chữa bài làm văn cho học sinh ở trường THPT Trần Phú Nga Sơn trên các phương diện: yêu cầu chấm chữa bài, các bước tiến hành chấm chữa bài và một sồ lưu ý và cách thức khi ghi lời phê, lời nhận xét trong bài làm văn của học sinh. III.Mục đích đề tài. Sáng kiến kinh nghiệm lần này, chúng tôi đề cập đến một số kinh nghiệm, phương phấp chấm chữa bài làm văn ở trường THPT Trần Phú đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học nhầm trao đổi với đông nghiệp, giúp ích trong quá trình giảng dạy, góp phần tháo gỡ những khó khăn đối với việc dạy học môn ngữ văn hiện nay. IV. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp kinh nghiệm: Là phương pháp đúc rút từ kinh nghiệm của bản thân trong việc chấm chữa bài làm văn cho học sinh để tìm ra biện pháp, cách thức tối ưu. - Phương pháp điều tra:Tìm hiểu thực tế trong việc chấm chữa bài làm văn của học sinh của đội ngũ giáo viên trong tổ chuyên môn. - Phương pháp phân tích, so sánh và tổng hợp - Lấy ý kiến góp ý, tài liệu tham khảo sách báo và các phương tiện thông tin mạng. NỘI DUNG I.Cơ sở lí luận của đề tài Đánh giá là một khâu quan trọng không thể thiếu trong quá trình giáo dục. Đánh kết quả học tập là quá trình thu thập, xử lí thông tin về trình độ, khả năng thực hiện mục tiêu học tập của học sinh, về tác động và nguyên nhân của tình trạng đó, nhằm tạo cơ sở cho những quyết định sư phạm của giáo viên và nhà trường cho bản thân học sinh, để học sinh học tập ngày càng tiến bộ hơn.Phương tiện và hình thức quan trọng của đánh giá là kiểm tra. Đổi mới phương pháp dạy học được chú trọng để đáp ứng những yêu cầu mới của mục tiêu nên việc kiểm tra, đánh giá phải chuyển biến mạnh theo hướng phát triển trí thông minh, sáng tạo của học sinh; khuyến khích vận dụng linh hoạt các kiến thức, kĩ năng đã học vào tình huống thực tế, làm bộc lộ những cảm xúc, thái độ của học sinh trước những vấn đề nóng hổi của đời sống cá nhân, gia đình, cộng đồng. Chừng nào chưa thoát khỏi quỹ đạo học tập thụ động thì chưa có thể phát triển dạy học tích cực. Và một trong những khâu quan trọng của kiểm tra, đánh giá là chấm chữa bài cho học sinh. Ngữ văn là môn học đặc thù. Bài làm văn của học sinh được xem là sản phẩm tinh thần, là kết quả của cuả trình học tập, tiếp thu, lĩnh hội tri thức,phản ánh sự trưởng thành của học sinh về mọi mặt: tình cảm, thái độ, nhận thức, kĩ năng ...Việc chấm chữa bài của giáo viên với mỗi bài làm văn của học sinh là hết sức có ý nghĩa. Nó không đơn chỉ là công việc đọc và cho điểm số của giáo viên.Mà qua chấm, chữa bài, giáo viên giúp học sinh nhận thức được những ưu điểm để phát huy, thấy rõ nhược điểm để nỗ lực phấn đấu, khắc phục. Để việc chấm bài thực sự tạo cho học sinh niềm phấn khích trong học tập( với cả những em học tốt và cả những em học yếu), người thầy cần phải đặt cả “tâm” và “tầm” vào đó. Có như thế thì việc chấm bài mới thực sự có tính nhân văn, đảm bảo yêu cầu của kiểm tra, đánh giá học sinh, kích thích, khơi dậy lòng yêu mến, ham học môn văn của các em học sinh. II.Thực trạng của vấn đề chấm chữa bài làm văn của học sinh ở nhà trường phổ thông hiện nay Giáo viên chưa thấy hết ý nghĩa và tầm quan trọng của công việc chấm chữa bài cho học sinh. Một bộ phận giáo viên rất xem nhẹ công việc này, họ cho rằng chấm bài chỉ là đọc bài cho điểm để có đủ con điểm trong sổ để tổng kết cho học sinh mà không quan tâm đến bài làm của học sinh, mắc phải lỗi gì, hạn chế chỗ nào, điểm mạnh cần phát huy là gì?...Bài này so với bài trước có tiến bộ gì không?.v.v Thậm chí có không ít giáo viên đánh giá không đúng bài làm của học sinh do chấm bài một cách qua loa, tắc trách, chỉ nhìn tên, nhìn độ dài của văn bản mà cho điểm.Một số giáo viên khác có hiểu ý nghĩa của công việc này nhưng không say mê, không đầu tư thời gian và tâm sức vào việc chấm bài do công việc gia đình và những lo toan khác.Có một số thầy cô giáo đã giãi bày: Chấm một bài thi hoặc bài kiểm tra mất từ 5-10 phút đọc rồi đưa ra những nhận xét và cho điểm. Để đọc chấm xong một lớp khoảng 45 - 50 bài phải mất từ 4 - 5 tiếng làm việc căng thẳng. Trong khi đó, một giáo viên trung học thường dạy nhiều lớp và số lượng bài chấm hàng tuần, hàng tháng không hề ít nên giáo viên chỉ chấm bài cho điểm, ít khi có thời gian đọc kỹ rồi sửa từng câu chữ, từng bài và nhận xét tỉ mỉ. Vì vậy, ít có lời phê mang tính khích lệ giúp học sinh tiến bộ. Đặc biệt một số thầy cô tâm huyết với nghề, khi về hưu trải lòng: lời phê không chỉ là nhận xét lực học của học sinh mà có tác dụng động viên khích lệ tinh thần học tập. Điểm số đôi khi không phải là tất cả, chưa nói lên được điều gì nhưng lời phê có thể đánh giá, khích lệ, động viên thậm chí làm thay đổi cả một con người. Trước đây tôi cũng đã từng chấm bài cho học sinh và cũng rất có ý thức về những lời phê. Có những lời phê cả thầy và trò sau 20 năm gặp lại vẫn còn nhớ như in. Bây giờ, thỉnh thoảng xem bài kiểm tra của các cháu, tôi thấy các thầy cô tiết kiệm lời phê quá. Đa số lời phê đều chung chung, cộc lốc. Ví dụ như: Bài làm tốt; Có cố gắng; Đã biết cách sáng tạo; Diễn đạt chưa rõ... Mặt khác, do tác động của nền kinh tế thị trường, áp lực thi cử, chọn nghành nghề, đa phần học sinh ngại học văn, không còn đam mê với môn học nên việc viết bài, làm bài văn của các em cũng chỉ sơ sài đối phó với việc kiểm tra của thầy cô và chỉ cần có đủ điểm để lên lớp. Đặc biệt hiện nay, do sự phát triển của công nghệ thông tin, mạng internet, máy tính, máy in phổ biến rộng rãi, tài liệu tham khảo vô cùng phong phú. Nhiều học sinh không chịu tìm tòi, suy nghĩ, sáng tạo, cứ đến giờ kiểm tra là lấy tài liệu ra chép. Chính những điều này đã khiến thầy cô chán nản, không còn yêu nghề, yêu công việc chấm bài của mình. Vừa qua, dư luận dậy sóng với bài văn “ Canh gà” gây chấn động của học sinh lớp 7 trường Lômônôxốp Hà Nội. Học sinh hiểu sai cụm từ “Canh gà Thọ Xương” là món ăn nổi tiếng Hà Thành. Bài viết sai lỗi chính tả nhiều. Nhưng giáo viên chấm không phát hiện sửa sai cho học sinh mà cho 8 điểm với lời phê ngọt như mía lùi “ Có ý thức làm bài song cần rèn luyện chữ viết và diễn đạt nhiều hơn”. Bài văn này sau đó được phụ huynh đưa lên mạng xã hội. Nhiều phụ huynh, học sinh đã rất bức xúc, có phụ huynh đã chỉ trích gay gắt “ Văn là người.Nếu như cô giáo nào cũng như vậy thì sau này con em chúng ta sẽ ra sao?”. Bản thân giáo viên chấm bài làm văn trên đã phải công khai xin lỗi, nhận trách nhiệm do sơ xuất. Hay có nhiều lời phê của giáo viên gây những tranh cãi trái chiều như “ Lười học văn khó thành người tử tế”, “ Chém gió thảm họa”, “Bài văn của em ngoài sức tưởng tượng của cô”, “ Xem lại ý thức làm bài nếu muốm làm con rể của cô” Từ thực trạng trên, chúng tôi thấy rằng việc chấm bài làm văn cho học sinh không còn là vấn đề nhỏ. Bản thân mỗi giáo viên chúng ta cần phải khắc phục khó khăn, trở ngại, phải luôn xem chấm bài là một khâu quan trọng trong đánh giá kết quả học tập của học sinh, khi chấm phải hết sức thận trọng và đặt cả tâm trí vào đó. Nếu không chúng ta sẽ vô tình đánh mất mình vì sự cẩu thả, vô trách nhiệm và đặc biệt là để học sinh quay lưng lại với môn dạy của mình. III.Giải pháp và biện pháp tổ chức thực hiện. 1.Những yêu cầu đối với việc chấm bài làm văn của học sinh Chấm bài là khâu quan trọng trong đánh giá học sinh. đặc biệt với bộ môn ngữ văn, bài làm văn của các em không chỉ là đơn vị tri thức được học mà còn chứa đựng những suy nghĩ, tình cảm, tâm hồn trẻ thơ của các em. Vì vậy, giáo viên khi chấm bài cần hết sức cẩn trọng, trách nhiệm và tâm huyết. Hiện nay, việc đánh giá không đúng bài làm văn của học sinhđã bị dư luận xã hội nêu ý kiến rất nhiều. Có người cho rằng độ chênh giữa các bài văn tương đương về chất lượng có thể lên đến một hoặc hai điểm. Quy luật tiếp nhận tác phẩm cho phép người đọc có thể có những cách hiểu khác nhau.Nhưng trong thi cử một phần tư điểm cũng là cả một vấn đề. Trong đánh giá học sinh nếu không chính xác, công bằng sễ dẫn đến những tác hại tiêu cực, phản tác dụng của đánh giá, giáo dục.Vì thế để việc chấm bài được công bằng, chính xác, có tác dụng tích cực đến việc dạy học văn, bản thân và tổ chuyên môn chúng tôi đã chú ý đến những yêu cần sau: Thứ nhất, xác định đúng các tiêu chí đánh giá bài làm, yêu cầu về kĩ năng, yêu cầu về kiến thức. Nói cách khác, trước khi chấm bài của học sinh, giáo viên căn cứ vào yêu cầu, mục đích của đề bài để xây dựng hướng dẫn chấm. Hướng dẫn chấm phải khoa học, rõ ràng, tránh qua loa, đại khái. Việc thống nhất các tiêu chí chấm bài cũng như chấm bài theo hướng dẫn chấm sẽ tránh được tình trạng chấm bài theo cảm tính. Có một thực tế hiện nay, nhiều giáo viên sau khi ra đề cho học sinh làm bài, không làm đáp án, biểu điểm mà đọc và chấm luôn. Việc làm này dẫn đến hậu quả chấm bài theo cảm tính, không thấy hết được khả năng của các em đáp ứng được bao nhiêu phần trăm yêu cầu của đề cũng như không thấy hết được mặt hạn chế và ưu điểm của từng bài làm, thường cho điểm không đồng đều. Thứ hai, phải bố trí thời gian chấm liền mạch không để chi phối bởi yếu tố ngoại cảnh. Tránh tình trạng do công việc bận , nhiều giáo viên thường chấm lai rai, kéo dài trong cả tuần mới xong một tập bài của các em. Việc chấm như thế này sẽ không thấy được tương quan bài làm giưa các em trong một lớp, nhiều khi giáo viên sẽ quên đáp án và yếu tố tâm lí, tình cảm, vui buồn của người chấm cũng chi phối đến việc đánh giá cho đểm bài làm văn của học sinh. Để khắc phục mâu thuẫn giữa thời gian thì ít mà yêu cầu của việc chấm bài lại cao, thầy cô có thể đọc nhanh để biết chất lượng bài làm, sau đó chữa chi tiết một vài đoạn, các phần còn lại có thể phân bài yêu cầu học trò chữa chéo cho nhau trong giờ trả bài.Tất nhiên việc này phải được làm hết sức nghiêm túc, dưới sự hướng dẫn, tổ chức của giáo viên. Thứ ba, chấm theo yêu cầu chung cả lớp, đồng thời cũng phải chú ý đến những yêu cầu riêng với từng học sinh. Mặc dù chấm theo đáp án, biểu điểm nhưng với những học sinh khá giỏi yêu cầu bài làm phải cao hơn so với học sinh trung bình, yếu, kém. Thứ tư, thầy cô phải thực sự công tâm, không chấm theo định kiến ấn tượng và cũng phải hết sức linh hoạt theo đáp án, hướng dẫn chấm; tránh tình trạng nhìn tên, nhìn chữ, nhìn độ dài ngắn của bài làm để cho điểm. Thứ năm, khi chấm bài, ngoài điểm số giáo viên phải hết sức chú ý đến lời phê, lời nhận xét trên mỗi bài làm. 2.Biện pháp và cách thức tiến hành. 2.1.Học thuộc đáp án( hướng dẫn chấm) Trước khi bắt tay vào công việc chấm bài học sinh, giáo viên phải học thuộc đáp án hay các tiêu chí đánh giá bài làm dù rằng đáp án, hướng dẫn do chính bản thân người chấm làm. Việc thuộc đán án sẽ giúp giáo viên chấm bài một cách thuận lợi, nhanh chóng, chính xác và khoa học. Văn học là một bộ khoa học nghệ thuật. Quy luật tiếp nhận tác phẩm cho phép người đọc có những cách hiểu khác nhau về cùng một vấn đề nêu ra trong đề bài. Nhưng không vì thế mà giáo viên có thể chấm bài một cách chủ quan, qua loa, cảm tính, chỉ cần thấy bài làm nào viết chữ đẹp,viết bay bổng, hợp với gu cảm xúc của người chấm là cho điểm cao. Văn học cũng như các môn học khác, khi đã được đưa vào trong chương trình giảng dạy trong nhà trường phổ thông nó phải tuân thủ theo nguyên tác giáo dục, theo những quy chuẩn khiến thức của bộ môn, giáo viên không được tuỳ tiện dạy học theo quan điểm, chính kiến chủ quan của cá nhân mình, mọi sự sáng tạo cũng phải dựa trên cơ sở nguyên tắc chung và những đặc trưng cơ bản của bộ môn.Do đó chấm văn cũng phải hêt sức khoa học, không thể chung chung, đại khái, đọc rồi cho điểm. 2.2.Đọc bài làm văn của học sinh Trước tiên, giáo viên cần đọc lướt qua một lượt cả tập bài của một lớp.Công việc này sẽ giúp giáo viên nắm bắt tình hình chung mức độ hiểu đề, hiểu bài và khả năng vận dụng tri thức đã học vào bài làm của học sinh như thế nào. Từ đó định hình, điều chỉnh hướng chấm của mình cho phù hợp với mục tiêu bài học đã đề ra, xem hướng dẫn chấm có cần điều chỉnh gì cho phù hợp với mặt bằng khả năng chung của các em hay không... Tiếp đến, Giáo viên phân loại bài theo các mức độ: giỏi, khá, trung bình, yếu, kém, rồi mới bắt tay vào chấm từng bài cụ thể theo từng mức độ( Công việc này thường ít người làm, vì họ cho rằng không cần thiết và mất thời gian và thường chấm lần lượt hết bài này sang bài khác theo thứ tự trong tập bài). Sở dĩ, chúng tôi làm thêm thao tác này là vì thấy nó có ích trong qúa trình chấm. Nó giúp cho việc chấm được tiến hành nhanh chóng, thuận lợi.Người chấm sẽ dễ dàng nhận ra những ưu khuyết điểm của từng đối tượng. Những bài có chất lượng tốt sẽ có chung một vài đặc điểm nào đó đến tiết trả bài giáo viên cũng rất dễ nhận xét, đánh giá. Và điều quan trọng, người chấm không bị mắc lỗi chấm lệch, chấm nhầm- điều này rất dễ xảy ra, đôi khi do áp lực công việc, phải chấm một số lượng bài nhiều căng thẳng thần kinh hay mệt mỏi, dẫn đến tình trạng chấm không chính xác.. Đối với môn ngữ văn, ngoài việc chấm theo đáp án, hướng dẫn chấm như đã nói ở trên thì người thầy giáo cần có tấm lòng đồng cảm chia sẻ với những suy nghĩ, tình cảm, quan niệm của các em về vấn đề được nêu ra trong đề bài. Người thầy phải đặt mình vào những suy nghĩ của các em để lắng nghe, để hiểu tâm hồn trẻ thơ. Điều tối kị nhất là người chấm không nên gò ép học sinh vào cách hiểu của mình hay vào một khuôn mẫu chung nào đấy. Đứng trước bất kì bài viết nào của học sinh dù ngắn hay dài, vấn đề đặt lên hàng đầu của người chấm là phải tôn trọng ý kiến của học sinh, khuyến khích những cách nghĩ, cách nói sáng tạo, chân thành. Với những bài viết chưa tốt, người thầy cần có những uốn nắn khéo léo, tế nhị.Chẳng hạn như những lời phê: “ Văn viết có cảm xúc.Tuy nhiên, bài làm lan man, chưa xác định rõ trọng tâm của đề.Cần cố gắng hơn nữa!” hay “Bài làm sơ sài, diễn đạt chưa thoát ý.Cần chịu khó và cố gắng hơn nữa để bài làm có kết quả tốt hơn”; ...v.v Theo tôi thành công của người thầy là cách hiểu của học trò vượt ra khỏi trang sách, hoà với cuộc sống đa thanh để cảm nhận, để chia sẻ... Vì vậy, người thầy giáo cần thông qua những bài viết của học sinh, bồi dưỡng tình cảm, tâm hồn trong sáng cho các em. Khi chấm bài người thầy nên dựa vào khả năng tư duy, nhận thức và cách hiểu vấn đề của học sinh để đánh giá.Có như vậy qua mỗi bài làm của học sinh, thầy giáo sẽ phát hiện được những em giỏi, khá có tố chất văn chương bồi dưỡng các em trở thành những học sinh giỏi văn đồng thời cũng thấy được những học sinh yếu kém để có phương pháp dạy thích hợp. 2.3.Chữa các lỗi sai trên bài làm cuả học sinh Công việc chấm bài của người giáo viên không phải chỉ đơn thuần là đọc bài và cho điểm số.Trong quá trình đọc bài làm của học sinh, giáo viên phải hết sức thận trọng, chú ý phát hiện và chỉ ra các lỗi học sinh mắc phải trong bài làm: lỗi diễn đạt, lỗi dùng từ, lỗi chính tả, kiến thức sai... Nếu tiện có thể sửa lỗi luôn cho học sinh. Tuy nhiên tránh tình trạng giáo viên chỉ ra lỗi cho học sinh bằng cách gạch đỏ bài học sinh, như vậy sẽ mất đi tính thẩm mĩ bài làm của các em. Đồng thời cũng chỉ ra được những câu văn, đoạn văn các em viết tốt để khuyến khích, khen ngợi.Câu chuyện bài văn “ Canh gà” gây chấn động của học sinh lớp 7 trường Lômônôxốp Hà Nội nêu trên là bài học “nhớ đời” đối với thầy cô khi chấm bài. 2.4.Ghi lời phê, lời nhận xét. Điều cần thiết và có ý nghĩa là khi chấm bài ng
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_kinh_nghiem_trong_khau_cham_chua_bai_lam_van_cho.doc