SKKN Một số kinh nghiệm tích hợp “giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả” qua môn Vật lí 9

SKKN Một số kinh nghiệm tích hợp “giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả” qua môn Vật lí 9

 Như chúng ta đã biết, năng lượng là yếu tố có tầm quan trọng đặc biệt, đảm bảo cho hoạt động bình thường và phát triển sản xuất; là nhu cầu thiết yếu để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; là nguồn động lực cho phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, hiện nay việc khai thác, chế biến, sử dụng các nguồn năng lượng trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng còn nhiều hạn chế, gây nên sự lãng phí và ảnh hưởng đến môi trường sinh thái. Thể hiện ở việc khai thác nguồn năng lượng truyền thống bừa bãi, chưa chú trọng khai thác nguồn năng lượng vô tận; Việc sử dụng nhiều phương tiện giao thông cá nhân, nhiều thiết bị điện công cộng, nơi công sở, các gia đình sử dụng điện chưa hiệu quả và tiết kiệm.

 Nếu tình trạng này cứ tiếp tục kéo dài thêm sẽ hết sức nguy hiểm. Do vậy việc giáo dục sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng thiết nghĩ là một việc làm cấp bách và thiết thực. Bởi vì, hành động và ứng xử của con người đối với các nguồn năng lượng quý giá bị điều chỉnh bởi chính thái độ và nhận thức của họ mà giáo dục có vai trò to lớn.

 Giáo dục sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng trong phạm vi trường phổ thông là một quá trình tạo dựng cho học sinh những nhận thức và mối quan tâm đối với các nguồn năng lượng sao cho các em có đủ kiến thức, thái độ, động cơ, ý thức và kỹ năng để có thể hoạt động một cách độc lập hoặc phối hợp nhằm tìm ra giải pháp nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng trong hiện tại và tương lai.

 Hiện nay, nội dung về giáo dục sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng đã được trình bày tích hợp vào chương trình cấp THCS. Môn học vật lí là môn học có các nội dung liên quan đến năng lượng. Đặc biệt là môn vật lí lớp 9. Do đó, tôi đã mạnh dạn tìm hiểu, nghiên cứu, áp dụng các biện pháp để giáo dục các em tốt nhất. Các biện pháp đó được đúc rút thông qua đề tài: Một số kinh nghiệm tích hợp “giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả” qua môn Vật lí 9.

 

doc 21 trang thuychi01 25265
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm tích hợp “giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả” qua môn Vật lí 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. MỞ ĐẦU.
1. Lí do chọn đề tài.
 Như chúng ta đã biết, năng lượng là yếu tố có tầm quan trọng đặc biệt, đảm bảo cho hoạt động bình thường và phát triển sản xuất; là nhu cầu thiết yếu để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; là nguồn động lực cho phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, hiện nay việc khai thác, chế biến, sử dụng các nguồn năng lượng trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng còn nhiều hạn chế, gây nên sự lãng phí và ảnh hưởng đến môi trường sinh thái. Thể hiện ở việc khai thác nguồn năng lượng truyền thống bừa bãi, chưa chú trọng khai thác nguồn năng lượng vô tận; Việc sử dụng nhiều phương tiện giao thông cá nhân, nhiều thiết bị điện công cộng, nơi công sở, các gia đình sử dụng điện chưa hiệu quả và tiết kiệm. 
 Nếu tình trạng này cứ tiếp tục kéo dài thêm sẽ hết sức nguy hiểm. Do vậy việc giáo dục sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng thiết nghĩ là một việc làm cấp bách và thiết thực. Bởi vì, hành động và ứng xử của con người đối với các nguồn năng lượng quý giá bị điều chỉnh bởi chính thái độ và nhận thức của họ mà giáo dục có vai trò to lớn. 
 Giáo dục sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng trong phạm vi trường phổ thông là một quá trình tạo dựng cho học sinh những nhận thức và mối quan tâm đối với các nguồn năng lượng sao cho các em có đủ kiến thức, thái độ, động cơ, ý thức và kỹ năng để có thể hoạt động một cách độc lập hoặc phối hợp nhằm tìm ra giải pháp nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng trong hiện tại và tương lai. 
 Hiện nay, nội dung về giáo dục sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng đã được trình bày tích hợp vào chương trình cấp THCS. Môn học vật lí là môn học có các nội dung liên quan đến năng lượng. Đặc biệt là môn vật lí lớp 9. Do đó, tôi đã mạnh dạn tìm hiểu, nghiên cứu, áp dụng các biện pháp để giáo dục các em tốt nhất. Các biện pháp đó được đúc rút thông qua đề tài: Một số kinh nghiệm tích hợp “giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả” qua môn Vật lí 9.
2. Mục đích nghiên cứu:
 Nhằm đổi mới phương pháp, gây hứng thú học tập, phát triển tư duy và biết vận dụng vào thực tiễn cuộc sống, hình thành cho học sinh ý thức biết sử dụng tiết kiệm nguồn năng lượng, bảo vệ nguồn tài nguyên, bảo vệ môi trường.
 Góp phần vào chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả theo công văn số 50/2010 QH12 ngày 28/6/2010 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam. Chương trình được thực hiện từ năm 2006 đến năm 2015, chia làm 2 giai đoạn: Mục tiêu của chương trình là tiết kiệm từ 3% đến 5% tổng mức tiêu thụ năng lượng toàn quốc trong giai đoạn 2006-2010 và từ 5% đến 8% tổng mức tiêu thụ năng lượng trong giai đoạn 2010-2015 so với dự báo hiện nay về phát triển năng lượng và phát triển kinh tế xã hội theo phương án phát triển bình thường.
 Học sinh có ý thức sử dụng tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường.
 Ủng hộ các hoạt đọng, các chính sách của nhà nước về sử dụng NLTK và HQ; phê phán các hoạt động, hành vi sử dụng lãng phí điện, xăng, dầu; khai thác tài nguyên không hợp lí làm ảnh hưởng xấu đến môi trường và lãng phí tài nguyên, cạn kiệt tự nhiên.
 Tuyên truyền cho những người xung quanh mình cũng cần phải có ý thức trong việc sử dụng nguồn năng lượng.
3. Đối tượng nghiên cứu:
 Đề tài được thực hiện đối với học sinh trường THCS thị trấn Bến Sung huyện Như Thanh tỉnh Thanh Hóa.
 Học sinh thể hiện ý thức sử dụng NLTK và HQ qua các hoạt động của nhà trường.
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Nghiên cứu SGK, nghiên cứu các tài liệu có liên quan.
- Trao đổi kinh nghiệm, học hỏi các đồng nghiệp.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm. 
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm: 
 Theo Nghị định số 102/2003/NĐ-CP của chính phủ về sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả thì năng lượnh được hiểu là “dạng vật chất có khả năng sinh công, bao gồm nguồn năng lượng sơ cấp: than, dầu, khí đốt và nguồn năng lượng thứ cấp là nhiệt năng, điện năng được sinh ra thông qua quá trìnhchuyển hóa năng lượng sơ cấp”.
 Theo từ điển tiếng việt: “Tiết kiệm là sử dụng đúng mức , không phí phạm”. Còn “hiệu quả là kết quả thực của việc làm mang lại”
 Nghị định số 102/2003/NĐ-CP của chính phủ về “sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả” 
 Pháp lệnh số 02/1998/PL – UBTVQH10 về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí: quy định các tổ chức, cá nhân quản lý, sử dụng tài nguyên thiên nhiên phải thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
 Luật điện lực (2005), quy định về tiết kiệm trong phát điện, truyền tải và phân phối điện,..... nhằm tiết kiệm, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn năngg lượng, bảo vệ môi trường sinh thái.
 Đề án thứ ba của chương trình mục tiêu quốc gia về “sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả” là: đưa các nội dung về giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vào hệ thống giáo dục quốc dân. 
 Giáo dục nhà trường thông qua các hoạt động phong phú đa dạng và hỗ trợ lẫn nhau như: vui chơi, lao động, hoạt động xã hội thông qua sinh hoạt tập thể, tự tu dưỡng. Vì vậy, giáo dục phổ thông hoàn toàn có khả năng, điều kiện thực hiện các yêu cầu về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Nhà trường đóng vai trò quan trong đối với giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vì ngoài đối tượng học sinh và thông qua học sinh có thể tác động một cách rộng rãi lên các thành viên khác trong xã hội, trước hết là các thành viên trong gia đình học sinh. Thực hiện giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong nhà trường là một trong các biện pháp hữu hiệu nhất, kinh tế nhất và có tính bền vững nhất.
 Môn Vật lí nói chung và Vật lí 9 nói riêng là môn có sự liên quan chặt chẽ đến vấn đề năng lượng nhất trong tất cả các môn học trong chương trình THCS. Trong chương trình Vật lí 9, học sinh được tìm hiểu các nguồn năng lượng trực tiếp phục vụ cuộc sống của con người là năng lượng điện và năng lượng ánh sáng. Thông qua môn học giúp học sinh biết được khái niệm năng lượng, biết được các dạng năng lượng: Năng lượng điện, năng lượng nhiệt, năng lượng gió, năng lượng mặt trời, năng lượng hóa học, năng lượng hạt nhân... Biết các dạng năng lượng không tồn tại cố định ở một dạng nhất định mà có thể chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác. Đồng thời là giáo dục cho học sinh biết cách sử dụng các dạng năng lượng trong cuộc sống hàng ngày một cách an toàn, tiết kiện và hiệu quả. 
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: 
2.1. Thực trạng chung.
 Việc sử dụng các nguồn năng lượng của con người hiện nay ở nhiều nước trên thế giới cũng như ở nước ta còn rất nhiều tồn tại, đó là: Con người chúng ta đã và đang phụ thuộc rất nhiều vào năng lượng hóa thạch (than đá, dầu mỏ...). Nhưng các nguồn năng lượng này không phải là vô tận, việc khai thác quá nhiều liên tục, không có kế hoạch đã dẫn đến sự cạn kiệt của các nguồn năng lượng này. 
 Việc sử dụng lãng phí các nguồn năng lượng cũng gây ra nhiều hậu quả xấu: Khí thải của quá trình đốt cháy than đá, dầu mỏ là nguyên nhân chính làm ô nhiễm bầu khí quyển, gây hiệu ứng nhà kính, gây lũ lụt hạn hán khắp mọi nơi trên thế giới và không theo quy luật của tự nhiên. Việc khai thác và vận chuyển dầu mỏ trên biển gây sự rò rỉ hoặc các vụ tràn dầu làm phá hủy hệ sinh thái và ảnh hưởng lớn đến môi trường biển và vùng bờ biển..
2. Thực trạng riêng về việc sử dụng năng lượng tại địa phương và nhà trường.
 Khái niệm “sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả” hầu như vẫn còn xa vời với người dân. Việc sử dụng năng lượng của người dân địa phương theo khảo sát của bản thân tôi vẫn thấy còn lãng phí, chưa có ý thức tiết kiệm. Nhiều gia đình đều đang sử dụng bóng đèn sợi đốt, loại bóng đèn tiêu tốn nhiều điện năng. Đường dây dẫn điện trong nhà cũng còn rất thô sơ. Việc sử dụng các nguồn năng lượng khác như phế thải động vật, rơm rạ, năng lượng mặt trời thì tại địa phương chưa được sử dụng rộng rãi. Việc khai thác và sử dụng nguồn nước còn chưa phù hợp, lãng phí. 
 Đối với nhà trường, ý thức sử dụng tiết kiệm năng lượng của các em học sinh cũng còn hạn chế rất nhiều, điều đó thể hiện ở một số việc cụ thể như: Việc sử dụng điện của các em còn chưa đúng cách và lãng phí nhiều. Trong các giờ học, khi ngoài trời đủ ánh sáng, các em không tận dụng năng lượng từ ánh sáng mặt trời mà vẫn để điện sáng. Trong các giờ ra chơi, giờ thể dục hoặc các hoạt động tập thể ngoài trời thì các em vẫn còn để các thiết bị điện hoạt động. Khi ra về các em còn quên không tắt các thiết bị điện. Việc sử dụng nước của các em còn chưa phù hợp. Các em còn để thất thoát nhiều nước: khi rửa tay chân, các em để vòi nước chảy mạnh hết mức và trong thời gian lâu. Khi sử dụng nước uống, các em còn lấy nhiều nước hơn so với mức cần thiết, dẫn đến khi uống không hết các em lại đổ bỏ đi rất lãng phí. Kết quả của vấn đề trên là hàng tháng nhà trường phải tốn hàng triệu đồng để sửa chữa và thay thế hệ thống điện và trả tiền điện, tiền nước. 
 Từ tất cả các thực trạng trên tôi thấy việc giáo dục ý thức sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho học sinh là rất cần thiết đối với nước ta hiện nay cũng như sau này. Để tìm hiểu về hiểu biết và ý thức của học sinh về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, tôi đã tiến hành khảo sát 60 học sinh khối lớp 9 vào đầu năm học 2014 – 2015 như sau:
Câu 1: Em hiểu thế nào là năng lượng?
Câu 2: Em hãy cho biết, xung quanh ta có các dạng năng lượng? 
Câu 3: Em thường xuyên sử dụng loại năng lượng nào? Cho biết cách sử dụng loại năng lượng đó.
Câu 4: Em hãy cho biết làm thế nào để sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả?
Câu 5: Bản thân em và gia đình đã làm thế nào để sử dụng tiết kiệm và hiệu quả các nguồn năng lượng?
Kết quả khảo sát thu được như sau:
Lớp
Sĩ số
Biết về năng lượng
Biết cách sử dụng
Hiểu biết về tiết kiệm năng lượng
Có ý thức tiết kiệm năng lượng
9A
30
16
12
7
3
9B
30
10
10
5
5
Tổng
60
26
22
12
8
 Từ kết quả khảo sát thực trạng trên tôi nhận thấy ý thức sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong học sinh còn rất thấp, do vậy việc tích hợp giáo dục ý thức sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong học sinh trong là rất cần thiết, đặc biệt là môn Vật lí. 
3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề. 
3.1. Các giải pháp.
- Giáo viên xác định rõ vai trò của giáo viên trong việc thực hiện mục tiêu tích hợp “giáo dục sử dụng tiết kiệm năng lượng và hiệu quả” trong dạy học.
- Giáo viên xác định rõ nội dung tích hợp “Giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả” trong môn Vật lí.
- Làm cho học sinh nhận thức được giá trị của năng lượng trong sản xuất, sinh hoạt và đời sống, việc cần thiết phải sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả thông qua các các giờ lên lớp.
- Hình thành cho học sinh thái độ đúng đắn trong việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, giáo dục cho học sinh là những tuyên truyền viên tác động đến những người trong gia đình, khu phố, thôn qua các hoạt động ngoại khóa.
- Hình thành các thói quen, hành vi sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả qua hành động cụ thể của giáo viên trên lớp.
2. Cách tổ chức thực hiện.
a. Giáo viên xác định rõ vai trò của giáo viên trong việc thực hiện mục tiêu tích hợp “giáo dục sử dụng tiết kiệm năng lượng và hiệu quả” trong dạy học.
 Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Vật lí tôi luôn nhận thức được tầm quan trọng to lớn của của năng lượng trong cuộc sống. Năng lượng trong tự nhiên không phải là vô tận, đặc biệt là các nguồn năng lượng không tái sinh như than đá, than bùn, dầu mỏ.. thì có giới hạn. Do đó cần khai thác và sử dụng các nguồn năng lượng một cách hợp lí còn để dành lại cho thế hệ sau. Mặt khác việc sử dụng và khai thác một số nguồn năng lượng còn gây ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái, do đó việc sử dụng tiết kiệm năng lượng còn góp phần bảo vệ môi trường.
 Để nâng cao hiệu quả giáo dục, trước hết bản thân luôn xác định mình phải đầu tầu gương mẫu. Do đó, trong cuộc sống hàng ngày, tôi luôn có ý thức sử dụng tiết kiệm năng lượng, như tắt các thiết bị điện (quạt điện, bóng đèn, ti vi..) khi không có người sử dụng và khi không cần thiết, tận dụng chất đốt cho gia đình, đồng thời tuyên truyền, động viên xóm giềng cùng thực hiện sử dụng tiết kiệm năng lượng, bảo vệ hành lang đường điện...Ở trường, tôi ý thức được vai trò của mình trong việc sử dụng tiết kiệm năng lượng (như việc sử dụng điện). Ngoài ra, thông qua các cuộc họp hoặc trò chuyện với đồng nghiệp trao đổi với đồng nghiệp, từ đó đã tác động tích cực đến đồng nghiệp và mọi người cùng thực hiện, cùng làm tấm gương để học sinh noi theo và đồng thời cùng đồng nghiệp giáo dục học sinh sử dụng năng lượng một cách tiết kiệm và có hiệu quả.
 b. Giáo viên xác định rõ nội dung tích hợp “Giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả” trong môn học Vật lí . 
 Chương trình vật lí THCS, học sinh được tìm hiểu về tất cả các dạng năng lượng cơ bản, đó là các phần Cơ học, Nhiệt học, Điện học và Quang học. 
 Về kiến thức: Giúp cho học sinh hiểu biết về khái niệm về năng lượng, các loại năng lượng, sự chuyển hoá các dạng năng lượng, vai trò của năng lượng đối với con người, tình hình khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên hiện nay, đặc biệt là các nguồn tài nguyên không tái sinh, những ảnh hưởng của khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên năng lượng đối với môi trường, xu hướng sử dụng nguồn tài nguyên năng lượng hiện nay, ý nghĩa của việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả và các biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
 Về kĩ năng: Có thể liên kết các kiến thức các môn học với nhau và các khái niệm về năng lượng, các dạng năng lượng và các nguồn năng lượng, các quá trình sử dụng năng lượng. Có thể giải thích cơ sở khoa học của các quá trình, các biện pháp thực hành sử dụng tiết kiệm năng lượng và hiệu quả trong hoạt động của các thiết bị và trong đời sống hằng ngày. Có khả năng tuyên truyền, giải thích, thuyết phục và phổ biến cho các thành viên khác trong gia đình và cộng đồng về ý thức sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, các kĩ năng thực hành tiết kiện và sử dụng năng lượng hiệu quả trong đời sống.
 Về hành vi, thái độ: Giúp các em ý thức được nguồn năng lượng là đa dạng, nhưng không phải là vô tận. Ý thức được tầm quan trọng của việc sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn tài nguyên năng lượng. Có ý thức tuyên truyền cho mọi người về tác hại của việc khai thác, sử dụng năng lượng không hợp lí. Thực hiện sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong gia đình, nhà trường và cộng đồng.
c. Làm cho học sinh nhận thức được giá trị của năng lượng trong sản xuất, sinh hoạt và đời sống, việc cần thiết phải sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả thông qua các các giờ lên lớp.
 Chương trình vật lí 9 nghiên cứu về 2 loại năng lượng chủ yếu là năng lượng điện và năng lượng ánh sáng, do vậy nội dung tích hợp chủ yếu trong chương trình vật lí 9 là giáo dục học sinh ý thức sử dụng tiết kiệm năng lượng điện, đồng thời qua học sinh tác động đến gia đình và xã hội. Qua nghiên cứu, tôi nhận thấy trong chương trình Vật lí 9 có khoảng trên 20 bài học có thể tích hợp nội dung giáo dục sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng. Nội dung tích hợp vào từng bài tôi đã tiến hành cụ thể như sau: 
Bài 3: Thực hành: Xác định điện trở của dây dẫn bằng Ampe kế và Vôn kế
Hoạt động của Gv
Hoạt động của HS
a. Địa chỉ tích hợp: Phần quy tắc thực hành.
b. Nội dung: 
? Khi tiến hành thí nghiệm với nguồn điện Pin hoặc nguồn điện 220V ta cần lưu ý gì ? 
- GV: Với nguồn pin khi không làm thí nghiệm phải tháo rời các pin ra khỏi nhau để giúp duy trì nguồn điện trong pin lâu dài hơn, bảo vệ được hộp đựng pin.
- HS: Khi tiến hành thí nghiệm, sau mỗi lần tiến hành ta phải ngắt công tắc điện để đảm bảo độ chính xác của kết quả đo các lần thí nghiệm, đồng thời giảm tiêu hao điện năng và tránh xảy ra các sự cố về điện. 
-> Thông qua bài học này, giúp hình thành ở học sinh ý thức, thói quen sử dụng năng lượng điện hợp lí: Tắt các thiết bị điện khi không cần thiết, không duy trì hoạt động của thiết bị điện quá thời gian quy định.
Bài 7: Sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài dây dẫn
Hoạt động của Gv
Hoạt động của HS
a. Địa chỉ tích hợp: Phần Vận dụng.
b. Nội dung: 
? Mắc một bóng đèn vào hiệu điện thế không đổi bằng dây ngắn thì đèn sáng bình thường, nhưng nếu thay bằng dây dẫn khá dài có cùng tiết diện và được làm từ cùng một loại vật liệu thì đèn sáng như thế nào? Vì sao?
? Các đường dây tải điện phải mắc như thế nào? Vì sao?
- GV: Khi mắc mạch điện cần lựa chọn phương án mắc dây điện như thế nào để đảm bảo an toàn nhất và đường đi ngắn nhất có thể để tiết kiệm kinh phí và điện năng.
- HS: Mắc một bóng đèn vào hiệu điện thế không đổi bằng dây ngắn thì đèn sáng bình thường, nhưng nếu thay bằng dây dẫn khá dài có cùng tiết diện và được làm từ cùng một loại vật liệu thì đèn sáng yếu hơn. Vì dây dẫn dài sẽ có điện trở lớn hơn, cản trở dòng điện lớn hơn nên đèn sáng yếu. 
- HS: Các đường dây tải điện được dẫn theo đường ngắn nhất=> Tiết kiệm được vật liệu và điện năng.
-> Thông qua bài học, giáo dục học sinh ý thức tiết kiệm kinh phí cho gia đình (Tiết kiệm dây dẫn), tiết kiệm điện năng tiêu thụ.
Bài 8: Sự phụ thuộc của điện trở vào tiết diện dây
Hoạt động của Gv
Hoạt động của HS
a. Địa chỉ tích hợp: Phần “có thể em chưa biết”
b. Nội dung: 
- GV yêu cầu HS đọc thông tin phần có thể em chưa biết.
? Tại sao trên đường dây tải điện trong hệ thống đường điện 500kV, trên mỗi đường dây người ta lại mắc gồm 4 dây mắc song song liên kết lại với nhau?
? Với đường dây điện trong gia đình ta phải lựa chọn dây dẫn điện có tiết diện như thế nào? Vì sao?
- GV: Cần phải lựa chọn dây dẫn có tiết diện phù hợp với mục đích sử dụng để tăng hiệu quả sử dụng, giảm kinh phí và hao phí điện năng, tránh gây ra chập cháy đường dây.
- HS: Đường dây tải điện trong hệ thống đường dây tải điện 500kV của nước ta gồm bốn dây mắc song song với nhau. Mỗi dây này có tiết diện 373mm2, do đó có thể coi rằng mỗi đường dây có tiết diện tổng cộng 373x4= 1492mm2. Điều này làm giảm điện trở của đường dây tải điện.=> Sự hao phí điện năng trên đường dây giảm xuống.
- HS: Ở gia đình chúng ta cần lựa chọn dây dẫn điện có tiết diện đủ lớn để dẫn điện tốt và giảm sự tiêu hao điện năng.
-> Giúp giáo dục học sinh biết cách sử dụng dây dẫn điện phù hợp với mục đính sử dụng để giảm kinh phí và hao phí điện năng, đảm bảo an toàn.
Bài 9: Sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây dẫn.
Hoạt động của Gv
Hoạt động của HS
a. Địa chỉ tích hợp: Phần II. Điện trở suất
b. Nội dung: 
? Dựa vào điện trở suất một số chất, cho biết chất nào dẫn điện tốt.
? Trong thực tế người ta thường dùng kim loại nào để làm vật liệu dẫn điện.
GV: Trong thực tế, ta thấy người ta dùng đồng để làm dây dẫn điện trong gia đình hoặc các thiết bị điện vì nó dẫn điện tốt, độ bền cao. Còn với các đường điện lớn thì người ta thường dùng dây nhôm vì nhôm có khối lượng chỉ bằng ½ khối lượng của đồng, do đó giảm được kinh phí xây dựng đường dây và tiết kiệm được điện năng hao tổn trên đường dây.
- Có những chất có điện trở suất bằng không gọi là vật liệu siêu dẫn, các vật liệu siêu dẫn được dùng trong công nghệ điện tử và kĩ thuật cao.
- HS:Chất dẫn điện tốt là bạc, đồng, nhôm..vì có điện trở suất nhỏ.
- HS: Lựa chọn vật liệu dẫn điện tốt (có điện trở suất nhỏ) như đồng, nhôm...để làm dây dẫn điện hoặc các thiết bị điện. 
-> GV: Giúp học sinh biết lựa chọn vật liệu dẫn điện phù hợp để giảm hao phí điện năng. Học sinh có ý thức mong muốn tìm kiếm những chất mới có khả năng dẫn điện cao. 
Bài 12: Công suất điện.
Hoạt động của Gv
Hoạt động của HS
a. Địa chỉ tích hợp: Ý nghĩa của số oát ghi trên dụng cụ điện.
b. Nội dung: 
? Cho biết ý nghĩa của số Vôn và số oát ghi trên dụng cụ điện?
? Vì sao cần sử dụng các dụng cụ điện ở hiệu điện thế định mức?
- GV: Vào những giờ cao điểm, do có nhiều dụng cụ điện đồng thời hoạt động là cho điện áp của hệ thống điện giảm xuống, khi đó các thiết bị điện phải hoạt động yếu hoặc không hoạt động được, dẫn đến dụng cụ điện dễ bị chập cháy (do không hoạt động được nên điện năng không được chuyển thành cơ năng mà chuyển sang n

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_tich_hop_giao_duc_su_dung_nang_luong.doc