SKKN Một số kinh nghiệm giúp học sinh đọc hiểu đoạn trích “Chiến thắng Mtao Mxay” trích sử thi “Đăm Săn” nhằm giáo dục văn hóa vùng dân tộc thiểu số cho học sinh

SKKN Một số kinh nghiệm giúp học sinh đọc hiểu đoạn trích “Chiến thắng Mtao Mxay” trích sử thi “Đăm Săn” nhằm giáo dục văn hóa vùng dân tộc thiểu số cho học sinh

Xã hội hiện đại, nhu cầu cuộc sống của con người cũng thay đổi, văn học cũng phải thay đổi nhu cầu thảm mĩ riêng để hòa nhịp chung cùng quỹ đạo văn học thế giới .Văn học có vai trò và xứ mệnh giáo dục nhận thức và thẩm mĩ, cung cấp cho các em kho tri thức phong phú về lịch sử phát triển của văn học Việt Nam cũng như các quốc gia trên thế giới. Chương trình Ngữ Văn lớp 10 giành phần lớn thời lượng để truyền tải đến các em tri thức về văn học dân gian – nền văn học gắn bó với nhiều truyền thống và những nét văn hóa của dân tộc ta từ ngàn đời xưa. Ở giai đoạn văn học này đem đến cho học sinh nhiều hứng thú và sự say mê, nhưng lại đẩy lùi thời gian, và có nhiều thể loại văn học dân gian có đặc trưng riêng dẫn đến việc cảm thụ của các em với các tác phẩm văn học cũng hạn chế.

doc 31 trang thuychi01 8831
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm giúp học sinh đọc hiểu đoạn trích “Chiến thắng Mtao Mxay” trích sử thi “Đăm Săn” nhằm giáo dục văn hóa vùng dân tộc thiểu số cho học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
TRƯỜNG THPT THỌ XUÂN 5
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI:
MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÚP HỌC SINH ĐỌC HIỂU ĐOẠN TRÍCH “CHIẾN THẮNG MTAO MXÂY” TRÍCH SỬ THI “ĐĂM SĂN” NHẰM GIÁO DỤC VĂN HÓA CÁC VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ CHO HỌC SINH
Người thực hiện: Lê Thị Châu
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THPT THỌ XUÂN 5
SKKN thuộc môn: Ngữ văn
THANH HOÁ NĂM 2018
 MỤC LỤC
Nội dung
Trang
Mở đầu
3,4
Nội dung
5
1. Cơ sở lí luận
5
2. Cơ sở thực tiễn
7
2.1. Dạy đọc - hiểu sử thi theo thể loại
7
2.2. Hệ thống cốt truyện, nội dung và cách xây dựng nhân vật
8
2.3. Thi pháp kể chuyện sử thi
9
2.4. Dạy đọc - hiểu sử thi theo tích hợp liên môn
11
2.4.1. Góc độ Lịch sử - Địa lí
11
2.4.2. Góc độ Văn hóa – sinh hoạt của các dân tộc Tây Nguyên
12
2.5. Sử thi “ Đăm Săn” và đoạn trích “Chiến thắng Mtao Mxây”
14
2.5.1. Sử thi “Đăm Săn”
14
2.5.2. Đoạn trích “Chiến thắng Mtao Mxây” 
19
2.6. Dạy đọc – hiểu kết hợp với đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh
14
2.6.1. Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan
20
2.6.2. Hệ thống câu hỏi mở
20
Hiệu quả sáng kiến
21
Kết luận và kiến nghị
21
Tài liệu tham khảo
22
Phụ lục
Phụ lục 1: Giáo án thể nghiệm
23
Phụ lục 2: Bảng minh họa
33
Phụ lục 3: Bài kiểm tra
41
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Xã hội hiện đại, nhu cầu cuộc sống của con người cũng thay đổi, văn học cũng phải thay đổi nhu cầu thảm mĩ riêng để hòa nhịp chung cùng quỹ đạo văn học thế giới .Văn học có vai trò và xứ mệnh giáo dục nhận thức và thẩm mĩ, cung cấp cho các em kho tri thức phong phú về lịch sử phát triển của văn học Việt Nam cũng như các quốc gia trên thế giới. Chương trình Ngữ Văn lớp 10 giành phần lớn thời lượng để truyền tải đến các em tri thức về văn học dân gian – nền văn học gắn bó với nhiều truyền thống và những nét văn hóa của dân tộc ta từ ngàn đời xưa. Ở giai đoạn văn học này đem đến cho học sinh nhiều hứng thú và sự say mê, nhưng lại đẩy lùi thời gian, và có nhiều thể loại văn học dân gian có đặc trưng riêng dẫn đến việc cảm thụ của các em với các tác phẩm văn học cũng hạn chế. 
1.2. Ở chương trình Ngữ văn Tiểu học và THCS có các thể loại như: truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười, tục ngữ và ca dao .....vv được học sinh làm quen, thì đến lớp 10 các em mới được làm quen thêm thể loại sử thi. Đây là loại hình dân gian ra đời từ rất sớm có cách tư duy, cách xây dựng nhân vật đặc trưng theo thể loại. Vì vậy rất dễ đánh đồng việc đọc hiểu văn bản sử thi với các thể loại tự sự dân gian khác.
1.3. Mặt khác do sự đổi mới nội dung chương sách giáo khoa, chương trình ngữ văn hiện nay sắp xếp các văn bản thành cụm thể loại tạo nên nét khác biệt trong phương pháp dạy và học. 
Trước những yêu cầu của việc dạy và học trong thời điểm mới, cùng với mong muốn học sinh thêm yêu quý gắn bó với nền văn học truyền thống của dân tộc, nên tôi quan tâm đến việc thay đổi phương pháp dạy đọc – hiểu văn bản sử thi trong nhà trường THPT để tạo nên hiệu quả hơn trong việc dạy học tác phẩm văn học dân gian cũng như gây hứng thú cho học sinh tiếp cận loại hình văn bản này.
2. Mục đích nghiên cứu
Từ thực tế việc dạy và học đọc – hiểu môn Ngữ Văn lớp 10 thông qua các tác phẩm văn học, chúng tôi mạnh dạn đóng góp Một số kinh nghiệm giúp học sinh đọc hiểu đoạn trích “Chiến thắng Mtao Mxay” trích sử thi “Đăm Săn” nhằm giáo dục văn hóa vùng dân tộc thiểu số cho học sinh để học sinh có thể hiểu sâu sắc về tác phẩm, đồng thời tăng thêm tính hấp dẫn, lôi cuốn cho bài học.
3. Đối tượng nghiên cứu 
- Một đoạn trích sử thi trong chương trình SGK Ngữ Văn lớp 10 tập I
- Phương pháp dạy đọc - hiểu tác phẩm sử thi.
- Học sinh lớp 10a1, 10a6, 10a2 trường THPT Thọ Xuân 5.
4. Phương pháp nghiên cứu
1. Nghiên cứu tài liệu:
- SGK, SGV, sách hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng Ngữ Văn lớp 10
- Tài liệu tham khảo
- Tranh ảnh minh họa
2. Khảo sát thực tế:
- Dự giờ thăm lớp
- Khảo sát tình hình thực tế
3. So sách đối chiếu:
4. Phân loại, thống kê
5. Phương pháp đọc - hiểu
NỘI DUNG
Cơ sở lí luận: 
1.1. Sử thi hay trường ca là thuật ngữ văn học dùng để chỉ những tác phẩm theo thể tự sự, có nội dung hàm chứa những bức tranh rộng và hoàn chỉnh về đời sống nhân dân với nhân vật trung tâm là những anh hùng, dũng sĩ đại diện cho một thế giới nào đó. Sử thi (thuật ngữ châu Âu: épos, épic) là khái niệm được tiếp nhận từ các nền học thuật chịu ảnh hưởng quan niệm văn học và mỹ học thuộc truyền thống châu Âu dưới hai phạm vi rộng và hẹp: nghĩa rộng: chỉ một thể loại tự sự, một trong ba loại thể văn học phân biệt với kịch và trữ tình; phạm vi hẹp: hiện nay tương đối phổ biến trong các nền văn học dân tộc nói chung, chỉ thể loại sử thi anh hùng. [11]. 
Sử thi anh hùng dân gian: Là sử thi thần thoại kể về những bậc thủy tổ - những anh hùng văn hóa, về các tích truyện dũng sĩ; xa xưa hơn nữa là các truyền thuyết lịch sử, các bài tụng ca. Ra đời từ thời đại tan rã của chế độ công hữu nguyên thủy và phát triển trong xã hội cổ đại, phong kiến, miêu tả về quan hệ xã hội như quan hệ dòng máu, tông tộc với tất cả các chuẩn mực luật lệ, tập tục. Ở dạng cổ xưa nhất của sử thi, còn hiện diện trong vỏ bọc thần thoại hoang đường (các dũng sĩ không chỉ có sức mạnh chiến đấu mà còn có năng lực siêu nhiên, ma thuật, kẻ địch thì luôn hiện diện dưới dạng quái vật giả tưởng). Những đề tài chính được sử thi cổ xưa miêu tả: chiến đấu chống quái vật (cứu người đẹp và dân làng), người anh hùng đi hỏi vợ, sự trả thù của dòng họ.
Sử thi cổ điển: Các nhân vật thường là các dũng sĩ kiêm thủ lĩnh và các chiến binh đại diện dân tộc ở tầm lịch sử; các kẻ thù của họ thường được đồng nhất với bọn xâm lược, những kẻ áp bức, ngoại bang và dị giáo (như người Turk, người Tartar với sử thi Slavơ). Thời gian sử thi ở đây khác với sử thi dân gian, không còn là thời đại sáng chế các thần thoại, mà là quá khứ vinh quang trong buổi bình minh của lịch sử dân tộc. Được ca ngợi trong các dạng sử thi cổ điển là các nhân vật và biến cố lịch sử (hoặc ngụy lịch sử), mặc dù bản thân sự miêu tả các chất liệu lịch sử bị phụ thuộc vào sơ đồ cốt truyện truyền thống, đôi khi còn sử dụng cả mô hình nghi lễ thần thoại. Các nền sử thi thường là các cuộc đấu tranh của hai bộ lạc hoặc bộ tộc, sắc tộc ít nhiều tương ứng với sự thật lịch sử (như cuộc chiến Troia trong Iliad, việc tranh đoạt Sampo trong Kalevala). Quyền lực được tập trung trong các nhân vật trung tâm có hành động tích cực là các ông vua của thế giới sử thi (như Karl Đại Đế trong bản Anh hùng ca Roland), hay các dũng sĩ. Các nhân vật nổi loạn, cách mạng xung đột với quyền lực (Akhillos trong Iliad, Đăm San trong khan Êđê, Robin Hud trong thiên ballade của Anh, các nhân vật trong Thủy hử ở Trung Hoa) xuất hiện ít ỏi trong giai đoạn tan rã hình thức cổ điển của sử thi anh hùng. [2].
Sử thi anh hùng: Những anh hùng ca, với cỡ lớn, thể hiện sự tương quan giữa yếu tố cá nhân anh hùng và yếu tố sử thi tập thể rõ rệt, đủ để bộc lộ tính tích cực cá nhân, đã trở thành công cụ đắc lực cho sự biểu hiện yếu tố toàn dân, toàn dân tộc. Trường ca sử thi "....Khi bản thân cái cá nhân được giải phóng khỏi khối vẹn toàn dân tộc khởi thủy với trạng thái chung, lối nghĩ lối cảm chung, hoạt động và số phận chung, thì thay cho thơ ca sử thi những cái sẽ phát triển chín muồi hơn cả một mặt là thơ và mặt khác là kịch" (Hegel). [2].
*Tác phẩm tiêu biểu: Iliad, Odysseus của Hy Lạp cổ đại, Mahabharata, Ramayana của Ấn Độ cổ đại; dưới dạng truyền miệng như Sử thi Gilgamesh, Dzangar, Alphamysh, Manas, Đăm Săn, Đẻ đất đẻ nước; hoặc các bài ca sử thi ngắn (bulina của Nga, junas của Nam Tư) được xâu chuỗi phần nào thành liên hoàn..... [1].
1.2. Ở Việt Nam, sử thi đóng một vai trò rất quan trọng trong đời sống văn hóa của đồng bào thiểu số. Hướng tiếp cận các tác phẩm sử thi Tây Nguyên từ các phương diện như ngữ văn dân gian, nghệ thuật dân gian, tri thức dân gian, tín ngưỡng, phong tục và lễ hội đã được đặt ra, song hầu như chưa được tiến hành đồng bộ và chuyên sâu, trong đó nhiều vấn đề mới chỉ là những bước gợi mở ban đầu. Mỗi tác phẩm sử thi Tây Nguyên tổng hòa trong nội dung và hình thức của nó cả phương diện nhận thức thẩm mĩ của nhân dân về thực tại, cả các phương diện khác bao trùm mọi lĩnh vực của đời sống vật chất và đời sống tinh thần của xã hội Tây Nguyên như lịch sử, tín ngưỡng, tâm lý, triết lý, những kiến thức địa lý, kiến thức về thiên nhiên, những kiến thức về ứng xử trong gia đình, công đồng, Tuy nhiên ngày nay được phản ánh theo kiểu sao chụp nguyên xi mà thảy đều bị khúc xạ, biến dạng đi bởi quan điểm thẩm mỹ của người Tây Nguyên.
2. Cơ sở thực tiễn:
2.1. Dạy đọc - hiểu theo thể loại:
 Theo GS Võ Quang Nhơn trong công trình Văn học dân gian các dân tộc ít người ở Việt Nam , đã nói tới thể loại “Sử thi anh hùng của các dân tộc Tây Nguyên”, tuy nhiên đây chưa phải là một khái niệm với ý nghĩa đầy đủ và chặt chẽ của nó. Mãi tới năm 1997, trong Hội thảo khoa học được tổ chức ở Buôn Ma Thuột, nhân dịp kỷ niệm 70 năm phát hiện và công bố sử thi khan Đăm Xăn, và sau đó nội dung của nó được công bố trong tập sách Sử thi Tây Nguyên, xuất bản năm 1998, thì cái tên này mới dần dần được dùng một cách chính thức và bắt đầu hàm chứa nội dung học thuật tương đối rõ ràng . Về thể loại của sử thi Tây Nguyên là chúng đều thuộc sử thi cổ sơ, phân biệt với sử thi cổ đại, trong đó, theo phân loại của nhà Folklore học nổi tiếng nước Nga là Bêialínky thì mỗi loại phản ánh những đặc trưng thời đại khác nhau [11]. 
 Vậy, khái niệm Sử thi Tây Nguyên cần được hiểu như thế nào?. Đó là một dạng tự sự dân gian, nằm trong khuôn khổ thể loại mà các nhà học giả thế giới gọi là Epic, Epope ( dịch sang tiếng Việt là “Sử thi”), gắn với những đặc thù Tây Nguyên về môi trường tự nhiên, truyền thống các dân tộc bản địa, trình độ phát triển kinh tế xã hội và các đặc trưng văn hóa, tạo nên sự thống nhất thể loại [1]. Tồn tại và lưu truyền thông qua hình thức diễn xướng hát kể, tức nghệ nhân vừa hát vừa kể, trong đó hát là chính. Hình thức diễn xướng này, tuỳ theo mỗi dân tộc có tên gọi khác nhaunhư :Khan của người Êđê, Hmon của người Ba na, Ot Ndrông của người Mnông, Hri của người Gia rai, Akha Juca của người Raglai .Thể loại sử thi có thể chia ra làm 2 loại: sử thi anh hùng và sử thi thần thoại. “Sử thi thần thoại kể về nguồn gốc và sự hình thành vũ trụ, con người và xã hội “. Sử thi anh hùng “kể về chiến công và sự nghiệp của người anh hùng đối với toàn thể cộng đồng”. [16].
Sử thi anh hùng ra đời gắn với thời đại - chế độ “dân chủ quân sự” khi mà chế độ thị tộc tan rã, trước khi nhà nước xuất hiện. Trong xã hội đã có sự phân hóa về kinh tế đến mức tầng lớp quý tộc tự tách ra khỏi đời sống cộng đồng. Sở hữu tập thể công xã đã được thay thế bằng tư hữu, trước hết là tư hữu của tầng lớp trên. Đây cũng là giai đoạn chiến tranh diễn ra thường xuyên “Chiến tranh diễn ra như cơm bữa” (Ăng-ghen). Đó là chiến tranh giữ đất, cướp người đẹp, trả thù, đòi nợ Thời kì mà cộng đồng đã bừng tỉnh, sống một cuộc sống không phẳng lặng, là thời kì anh hùng của cộng đồng, anh hùng trong lao động, sống chiến đấu chống lại kẻ thù, sức mạnh và danh dự của thủ lĩnh cũng chính là sức mạnh, danh dự của cộng đồng (thủ lĩnh mang tinh thần danh dự của cộng đồng).
2.2. Hệ thống cốt truyện, nội dung và cách xây dựng nhân vật:
 	Sử thi Tây Nguyên đều tập trung phản ánh về xã hội xưa, chiến tranh thường xuyên, từ đó xuất hiện các nhân vật anh hùng đại diện cho cộng đồng để thiết lập các trật tự xã hội. Đó là Đăm Xăn, Xinh Nhã, Khinh Dú...của dân tộc Êđê, Tiăng, Lênh...của người Mnông, Duông, Giông của người Ba na, Xơ đăng... Nội dung của sử thi nhằm kể về cuộc đời, chiến công hào hùng trong xây dựng và đặc biệt là trong chiến đấu chống lại kẻ thù đối kháng để thành lập một cộng đồng giàu về vật chất – mạnh về thể chất và tinh thần. Ví như Đăm San kể về những cuộc giao chiến đầy cam go của người anh hùng Đăm San, là phản ánh quang cảnh xây dựng làm cho buôn làng giàu mạnh, thể hiện những ước mơ, hành động muốn đi tới tận cùng của nhân vật anh hùng để trở thành người thủ lĩnh hùng mạnh nhất (đoạn trích: Chiến thắng Mtao Mxay). 
Để thể hiện được một nội dung lớn như vậy, nghệ nhân dân gian đã phải sử dụng tới những biện pháp nghệ thuật như: Nhân vật anh hùng có một quá khứ tuyệt đối, là một nhân vật lý tưởng hoàn tất, toàn vẹn về mọi mặt, ví như chàng Đăm San, Xinh Nhã,  Nhà lý luận Bakhatin đã từng nói “giữa bản chất thật của nó và sự biểu hiện bên ngoài của nó không có mảy may sự khác biệt. Quan điểm của nó về bản thân nó trùng hợp hoàn toàn với những quan điểm của những người khác về nó”. Như vậy, hình tượng người anh hùng trong sử thi chính là hình mẫu về ước muốn của cộng đồng những con người chứ không riêng gì một con người.
Nhân vật sử thi anh hùng ngay từ khi xuất hiện đã có một địa vị xã hội khác hẳn, họ là con, cháu của thần linh, con cháu của những tù trưởng, thủ lĩnh của cộng đồng trước đây. Ví dụ nhân vật Đăm San, Xinh Nhã, Kinh Dú trong những tác phẩm cùng tên. Nhân vật anh hùng đẹp toàn diện. Người anh hùng trước tiên phải là người đẹp, đẹp về hình thức, trang phục. Nhân vật anh hùng đã chứng tỏ được: trời cho cái giàu, thần cho cái sang. Trang phục của nhân vật luôn thỏa mãn hai yêu cầu: yêu cầu đẹp, đa dạng, kiểu cách, nhiều màu sắc; biểu hiện sức mạnh, sự giàu sang, tỏ rõ một trang tù trưởng giàu mạnh. Hành động của nhân vật trong giao tranh đều là những hành động anh hùng. Tất cả mọi hành động trong nhân vật đều được chứng tỏ, ước mơ cho cộng đồng mạnh lên, uy tín của cộng đồng vang dội. Hôn nhân trong sử thi không đơn thuần phản ảnh việc thành lập gia đình mà để thể hiện sức mạnh cộng đồng. Nhân vật anh hùng lúc nào cũng xuất hiện trên một môi trường “tinh thần đặc biệt”: nhân vật xuất hiện trên nền cộng đồng; xuất hiện trên nền điều kiện địa lý, phong tục, tập quán của cộng đồng; nhân vật xuất hiện trên đầm lầy; cánh rừng sử thi; nhân vật anh hùng trong sử thi xuất hiện trong nhiều mối quan hệ: quan hệ với người đẹp, với kẻ thù đối kháng, quan hệ với cộng đồng. Ở mối quan hệ nào thì nó cũng bộc lộ là một nhân vật phi thường đầy tính cách, phóng túng, tự do vì cộng đồng.
2.3. Thi pháp kể chuyện sử thi	
 Hình thức nghệ thuật tiêu biểu của sử thi Tây Nguyên là tính ngoa dụ, phóng đại tạo nên tính kỳ vĩ, thần kỳ, huyền thoại, nhất là trong xây dựng tính cách và hành động của các nhân vật anh hùng, khung cảnh chiến tranh giữa các cộng đồng. Sử thi thường sử dụng biện pháp phóng đại (phóng đại trong so sánh, trong miêu tả, trong cảm nhận, trong đánh giá). Ví dụ: khi miêu tả về thiên nhiên và người anh hùng chúng ta nhận thấy, thiên nhiên để cho người anh hùng xuất hiện thường là một thiên nhiên kì vỹ (một bãi đất lớn, một đồi cỏ gianh, một khu rừng rậm, một con suối lớn, một cánh đồng thẳng cánh diều bay,). Hình ảnh người anh hùng trước kẻ thù đối kháng thường được miêu tả dưới bút pháp tô đậm, phóng đại. Biện pháp này phục vụ mục đích sử thi nhằm miêu tả không gian hào hùng, sự tích anh hùng của người anh hùng để dựng lên một môi trườngtinh thần đặc biệt cho người anh hùng xuất hiện. Trong sử thi tất cả phải là tuyệt đối chỉ có những giá trị tuyệt đối mới có những hình tượng tuyệt đối. Biện pháp phóng đại đã nhằm giúp cho sử thi vươn tới những mục đích của nghệ thuật đó.
Thi pháp sử thi còn hay sử dụng những mẫu hình quen thuộc có sẵn trong tự nhiên, thường gặp trong đời sống hay những vật dụng thường dùng để so sánh: So sánh thiên nhiên với con người (cái đẹp, ánh mắt của nữ thần mặt trời, đoàn quân của Đăm San đi lên rẫy, đi bắt cá Hay so sánh thiên nhiên với thiên nhiên (cảnh sắc nơi trần thế - cảnh sắc nơi ông trời ở; cảnh sắc nơi nữ thần mặt trời sinh sống với cảnh sắc nơi buôn làng mà tù trưởng Đăm San lãnh đạo). 
 	Ngôn ngữ trong sử thi cũng là khía cạnh thể hiện tính đa dạng. Nếu như trong sử thi khan Êđê ngôn ngữ đã được chau chuốt, tinh tế, thể hiện các sắc độ tình cảm, tính cách, hành động của các nhân vật, thì sử thi Ot’ Nđrông của người Mnông, Hmon, Hri của Ba na, Xơđăng có phần còn thô phác, nặng về diễn tả hành động hơn là diễn biến tâm lý nhân vật... Sử thi Tây Nguyên thuộc loại hình văn học truyền miệng, do vậy ngôn ngữ thể hiện bao giờ cũng có ý nghĩa hàng đầu. Ngôn ngữ sử thi là ngôn ngữ lời nói vần, tức hình thức trung gian giữa ngôn ngữ thường ngày và ngôn ngữ thơ ca. Điều này cũng dễ hiểu bởi vì với các tộc người chưa có chữ viết thì văn học truyền miệng thông qua phương thức lời nói vần là phương tiện dễ nhớ, dễ lưu truyền. Cấu tạo của những lời nói vần thường là đối âm, đối nhịp. Ngôn ngữ của sử thi là ngôn ngữ ví von, giầu hình ảnh, nhạc điệu, mượn hình ảnh cây cỏ, chim thú để nói về con người và tâm trạng của con người. Có lẽ vì vậy mà dù văn bản có độ dài hàng trăm, hàng ngàn câu, nhưng vẫn có các cụ già thuộc lòng. Như vậy, sử thi Tây Nguyên vẫn sống đời sống riêng của nó trong lòng đời sống cộng đồng. Đó cũng là nét độc đáo, là vốn quý của Tây Nguyên
2.4. Đọc hiểu sử thi theo tích hợp liên môn
Tích hợp kiến thức các môn học có liên quan đến nhau hiện nay đang là một phương pháp được sử dụng trong việc đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn trong trường THPT. Bên cạnh việc tích hợp ba phân môn của môn Ngữ Văn : đọc văn, tiếng Việt và làm văn, giáo viên cần đưa thêm những kiến thức về văn hóa, xã hội, con người vào bài học để gia tăng thêm kiến thức thực tế, tạo nên sự hiểu biết toàn diện cho học sinh, với phương pháp tích hợp kiến thức liên môn không chỉ giúp giáo viên truyền tải nội dung bài học phong phú, mà còn giúp học sinh đi vào khám phá tác phẩm, từ đó thấy hết được cái hay cũng như vẻ đẹp riêng của sử thi so với các thể tự sự dân gian khác.
2.4.1 Góc độ Lịch sử - Địa lý
Tây Nguyên là vùng cao nguyên, phía bắc giáp tỉnh Quảng Nam, phía đông giáp các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, phía nam giáp các tỉnh Đồng Nai, Bình Phước, phía tây giáp với các tỉnh Attapeu (Lào) và Ratanakiri và Mondulkiri (Campuchia). Trong khi Kon Tum có biên giới phía tây giáp với cả Lào và Campuchia, thì Gia Lai, Đắk Lắk và Đắk Nông chỉ có chung đường biên giới với Campuchia. Còn Lâm Đồng không có đường biên giới quốc tế. Nếu xét diện tích Tây Nguyên bằng tổng diện tích của 5 tỉnh ở đây, thì vùng Tây Nguyên rộng 54.641,0 km².[3]
Trước thế kỷ XIX, vùng đất Tây Nguyên từ xưa vốn là vùng đất tự trị, địa bàn sinh sống của các bộ tộc thiểu số, chưa phát triển thành một quốc gia hoàn chỉnh, chỉ có những quốc gia mang tính chất sơ khai của người Ê Đê, Gia Rai, Mạ... vua Lê Thánh Tông thân chinh đi đánh Chiêm Thành, phá được thành Chà Bàn, bắt sống vua Champa là Trà Toàn, sáp nhập 3 phần 5 lãnh thổ Champa thời đó vào Đại Việt. Các Chúa Nguyễn và nhà Tây Sơn, rất nhiều chiến binh thuộc các bộ tộc thiểu số Tây Nguyên gia nhập quân Tây Sơn [3]. Trong cuốn Đại Việt địa dư toàn biên, Phương Đình Nguyễn Văn Siêu có viế t: Thủy Xá, Hỏa Xá ở ngoài cõi Nam Bàn nước Chiêm Thành. Bấy giờ trong Thượng đạo tỉnh Phú An có núi Bà Nam rất cao. Thủy Xá ở phía Đông núi ấy,... Hỏa Xá ở phía Tây núi ấy, phía Tây tiếp giáp với xứ Sơn Bốc sở nam nước Chân Lạp, phía Nam thì là Lạc man (những tộc người du cư). Phía trên là sông Đại Giang, phía dưới là sông Ba Giang làm giới hạn bờ cõi hai nước ấy...... Thời Pháp thuộc, sau khi người Pháp nắm được quyền kiểm soát Việt Nam, họ đã thực hiện hàng loạt các cuộc thám hiểm và chinh phục vùng đất Tây Nguyên. Năm 1891, bác sĩ Alexandre Yersin mở cuộc thám hiểm và phát hiện ra cao nguyên Lang Biang. Từ đó người Pháp quyết định chọn Đà Lạt làm thành phố nghỉ mát, bắt đầu sự can thiệp trực tiếp trên cao nguyên.
 Sử thi Tây Nguyên tồn tại không phải dưới dạng những tác phẩm sáng tạo truyền miệng đơn lẻ hay là hiện tượng văn hoá của một vài dân tộc riêng biệt, mà nó là một trong bảy vùng văn hóa của Việt Nam, mà còn la vùng thể loại văn hóa, trong đó coi sử thi Tây Nguyên là một trong các vùng thể loại văn hóa của Việt Nam [4].. Ở các dân tộc bản địa Tây Nguyên còn lưu truyền số lượng lớn đã sưu tầm được hơn 800 tác phẩm sử thi, trong đó có 173 tác phẩm đã phiên âm và dịch nghĩa, 75 tác phẩm đã được xuất bản. Trong hơn 800 tác phẩm sử thi đã sưu tầm, M

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_giup_hoc_sinh_doc_hieu_doan_trich_ch.doc