SKKN Một số kinh nghiệm giáo dục môi trường nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Địa lý 6 ở trường THCS Thiệu Giang

SKKN Một số kinh nghiệm giáo dục môi trường nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Địa lý 6 ở trường THCS Thiệu Giang

 Hiện nay, nói đến vấn đề môi trường luôn là đề tài nóng hổi không chỉ đối với mỗi địa phương, mỗi quốc gia mà nó trở thành vấn đề mang tính toàn cầu. Sự phát triển của kinh tế - xã hội đã đem lại văn minh cho nhân loại, song mặt trái của nó đã làm cho môi trường sống bị hủy hoại, xuống cấp trầm trọng, những suy thoái của môi trường ngày càng đe dọa cuộc sống của loài người trên Trái Đất. Vì lợi ích trước mắt, con người đang dần hủy hoại nó với mức độ ngày càng nghiêm trọng hơn.

Để giải quyết tận gốc vấn đề về môi trường trước hết phải bắt đầu từ nhận thức, trong khi hiện nay chưa có một môn học riêng nào ở Trung học cơ sở giáo dục môi trường cho học sinh mà chủ yếu là lồng ghép, tích hợp ở nhiều môn học. Trong đó, môn Địa lí có nhiều thuận lợi trong việc giáo dục môi trường cho các em. Để đáp ứng được yêu cầu của giáo dục hiện nay, mục tiêu của dạy học là phải đảm bảo ba yêu cầu về: kiến thức, kĩ năng và thái độ trong mỗi tiết dạy. Có nghĩa là: ngoài việc truyền thụ kiến thức và rèn luyện kĩ năng giáo viên cần hình thành cho học sinh một nhân cách, lối sống tốt, đặc biệt là đối với học sinh lớp 6 đầu cấp Trung học cơ sở[2].

Trong khi đó môn Địa lý là môn học giúp giáo dục lòng yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước cho các em. Trong nhiều năm liền giảng dạy bộ môn Địa lí, được sự quan tâm của nhà trường, đồng thời được học hỏi kinh nghiệm từ những đồng nghiệp đi trước nên chất lượng bộ môn Địa lí ở nhà trường được nâng lên rõ rệt, học sinh đã có hứng thú học tập hơn với bộ môn. Tuy nhiên, qua thực tế giảng dạy cũng như dự giờ đồng nghiệp tôi nhận thấy đa số các tiết dạy mới chỉ chú trọng truyền thụ thật nhiều kiến thức cho học sinh, nên không còn thời gian để lồng ghép giáo dục môi trường vào bài học, việc liên hệ thực tế và giáo dục kĩ năng sống cho học sinh còn rất hạn chế. Trong quá trình giảng dạy bản thân tôi luôn ý thức được trách nhiệm phải từng bước hình thành cho các em một lối sống lành mạnh, biết yêu qúy thiên nhiên và sống thân thiện với thiên nhiên. Từ đó các em mới có trách nhiệm bảo vệ thiên nhiên và môi trường, giữ gìn nơi các em đang sống và học tập. Có thể nói việc tích hợp giáo dục môi trường vào giảng dạy địa lí là rất cần thiết, điều kiện để tích hợp cũng rất thuận lợi nhưng lại chưa được sự quan tâm của giáo viên, nếu có thì giáo viên cũng chỉ sử dụng một số hình ảnh có sẵn trong sách giáo khoa với một vài câu hỏi nên chưa gây hứng thú học tập của học sinh và tính giáo dục chưa hiệu quả.

Tôi thấy đây là vấn đề cấp thiết, do đó tôi chọn đề tài: “Một số kinh nghiệm giáo dục môi trường nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Địa lý 6 ở trường THCS Thiệu Giang” làm đề tài nghiên cứu.

 

doc 21 trang thuychi01 19473
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm giáo dục môi trường nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Địa lý 6 ở trường THCS Thiệu Giang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài:
 	 Hiện nay, nói đến vấn đề môi trường luôn là đề tài nóng hổi không chỉ đối với mỗi địa phương, mỗi quốc gia mà nó trở thành vấn đề mang tính toàn cầu. Sự phát triển của kinh tế - xã hội đã đem lại văn minh cho nhân loại, song mặt trái của nó đã làm cho môi trường sống bị hủy hoại, xuống cấp trầm trọng, những suy thoái của môi trường ngày càng đe dọa cuộc sống của loài người trên Trái Đất. Vì lợi ích trước mắt, con người đang dần hủy hoại nó với mức độ ngày càng nghiêm trọng hơn. 
Để giải quyết tận gốc vấn đề về môi trường trước hết phải bắt đầu từ nhận thức, trong khi hiện nay chưa có một môn học riêng nào ở Trung học cơ sở giáo dục môi trường cho học sinh mà chủ yếu là lồng ghép, tích hợp ở nhiều môn học. Trong đó, môn Địa lí có nhiều thuận lợi trong việc giáo dục môi trường cho các em. Để đáp ứng được yêu cầu của giáo dục hiện nay, mục tiêu của dạy học là phải đảm bảo ba yêu cầu về: kiến thức, kĩ năng và thái độ trong mỗi tiết dạy. Có nghĩa là: ngoài việc truyền thụ kiến thức và rèn luyện kĩ năng giáo viên cần hình thành cho học sinh một nhân cách, lối sống tốt, đặc biệt là đối với học sinh lớp 6 đầu cấp Trung học cơ sở[2].
Trong khi đó môn Địa lý là môn học giúp giáo dục lòng yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước cho các em. Trong nhiều năm liền giảng dạy bộ môn Địa lí, được sự quan tâm của nhà trường, đồng thời được học hỏi kinh nghiệm từ những đồng nghiệp đi trước nên chất lượng bộ môn Địa lí ở nhà trường được nâng lên rõ rệt, học sinh đã có hứng thú học tập hơn với bộ môn. Tuy nhiên, qua thực tế giảng dạy cũng như dự giờ đồng nghiệp tôi nhận thấy đa số các tiết dạy mới chỉ chú trọng truyền thụ thật nhiều kiến thức cho học sinh, nên không còn thời gian để lồng ghép giáo dục môi trường vào bài học, việc liên hệ thực tế và giáo dục kĩ năng sống cho học sinh còn rất hạn chế. Trong quá trình giảng dạy bản thân tôi luôn ý thức được trách nhiệm phải từng bước hình thành cho các em một lối sống lành mạnh, biết yêu qúy thiên nhiên và sống thân thiện với thiên nhiên. Từ đó các em mới có trách nhiệm bảo vệ thiên nhiên và môi trường, giữ gìn nơi các em đang sống và học tập. Có thể nói việc tích hợp giáo dục môi trường vào giảng dạy địa lí là rất cần thiết, điều kiện để tích hợp cũng rất thuận lợi nhưng lại chưa được sự quan tâm của giáo viên, nếu có thì giáo viên cũng chỉ sử dụng một số hình ảnh có sẵn trong sách giáo khoa với một vài câu hỏi nên chưa gây hứng thú học tập của học sinh và tính giáo dục chưa hiệu quả. 
Tôi thấy đây là vấn đề cấp thiết, do đó tôi chọn đề tài: “Một số kinh nghiệm giáo dục môi trường nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Địa lý 6 ở trường THCS Thiệu Giang” làm đề tài nghiên cứu.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
 Trong trang này: Mục 1.1 tác giả tham khảo tại Địa lí học ngày nay, NXB Giáo Dục 1985
 	Trên thực tế, học sinh lớp 6 phần lớn còn rất bỡ ngỡ với môn học, chưa có thái độ rõ ràng đối với vấn đề môi trường, chưa có hứng thú khi học môn này, 
các em còn coi đây là môn phụ không cần thiết, dẫn đến thờ ơ trước các yếu tố thiên nhiên như bẻ cành ngắt lá, bắn giết chim thú, vứt rác thải không đúng vị trí, đổ rác thải xuống sông, vứt vật chết ra ao, hồ, bừa bãi... Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy Địa lý 6, tôi luôn trăn trở làm thế nào để tích hợp giáo dục môi trường vào giảng dạy học sinh lớp 6 có hiệu quả, mang tính giáo dục cao, gây được sự hứng thú học tập của học sinh. Qua đó giúp các em vừa có thái độ thân thiện hơn với thiên nhiên và môi trường, có ý thức bảo vệ môi trường xanh - sạch - đẹp, vừa góp phần nâng cao chất lượng môn học.
1.3.Đối tượng nghiên cứu:
 - Giáo dục môi trường trong môn Địa lý 6 ở Trường trung học cơ sở
 - Phạm vi: Học sinh lớp 6 Trường THCS Thiệu Giang năm học 2016-2017 
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí luận
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, thu thập, xử lí thông tin, tìm hiểu tài liệu
- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu 
- Phương pháp thực nghiệm.
- Phương pháp thảo luận đối với bạn bè đồng nghiệp.
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm:
 Sáng kiến kinh nghiệm trước tôi đã nghiên cứu về vấn đề này, nhưng trong cách tổ chức thực hiện tôi đã sử dụng phương pháp cũ - phương pháp đàm thoại. Đây là phương pháp dạy học mà giáo viên sử dụng hệ thống câu hỏi để dẫn dắt học sinh tìm hiểu và lĩnh hội nội dung bài học. Tuy nhiên chưa gây được hứng thú học tập của học sinh nên kết quả chưa cao. Qua nghiên cứu và áp dụng ở một số tiết học tôi thấy sử dụng công nghệ thông tin, băng đĩa, làm báo tường tuyên truyền về bảo vệ môi trường đã có tác dụng rất lớn. Không chỉ giúp các em hứng thú hơn trong môn học mà còn kích thích tính tò mò, ham hiểu biết và khám phá thiên nhiên nhiều hơn nên kết quả học tập cao hơn.
 	Vì vậy tôi đã sử dụng phương pháp mới là cho học sinh xem các video dùng trong giảng dạy Địa lí và làm báo tường tuyên truyền bảo vệ môi trường thay cho phương pháp đàm thoại cũ 
2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Ở nước ta tình hình môi trường cũng đặt ra nhiều vấn đề đáng lo ngại. Cùng với sự tăng trưởng kinh tế, khoa học công nghệ, gia tăng dân số làm cho ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng. Mặt khác thời tiết, khí hậu diễn biến ngày càng phức tạp cũng là thử thách lớn cho công tác bảo vệ môi trường. Thấy được 
vấn đề môi trường là vấn đề cấp bách, ngày 15/11/2004 Bộ chính trị đã ra Nghị 
 2 Trong trang này: Mục 2.1 từ ¨Bảo vệ ... của nước ta” được trích trong NQ41/NQ/TW ngày 15/11/2004
quyết 41/NQ/TƯ về bảo vệ môi trường trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước xác định: “Bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề sống còn của nhân loại; là yếu tố bảo đảm sức khỏe và chất lượng cuộc sống của nhân dân, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, an ninh quốc gia và thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta[9].Trong đó, việc giáo dục thế hệ trẻ được đặc biệt quan tâm ở tất cả các địa phương, các cấp học...
 Trước yêu cầu cấp bách về vấn đề môi trường, từ năm 2008 Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đã xây dựng và triển khai thực hiện chương trình tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường đối với nhiều môn học khác nhau, trong đó môn Địa lí có vai trò rất quan trọng. Đối với môn Địa lí cấp trung học cơ sở tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường được lồng ghép trong nhiều bài, bao gồm rất nhiều nội dung khác nhau, trong đó riêng Địa lí 6 có 7 bài với các nội dung tích hợp đa dạng như: cảnh quan tự nhiên, khoáng sản, môi trường không khí, nước, sinh vậtTích hợp bảo vệ môi trường là một nội dung trong đánh giá kết quả học tập của học sinh. Do đó, trong giảng dạy Địa lí bên cạnh nội dung bài học, nội dung giáo dục bảo vệ môi trường đang được đặc biệt quan tâm.
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
2.2.1.Thực trạng 
*Thuận lợi:
 Nhà trường đã phát động nhiều phong trào học tập vui chơi cho học sinh như tổ chức nhiều buổi lễ - hội, sinh hoạt văn nghệ, trò chơi dân gian và không thể thiếu các buổi lao động vệ sinh trường lớp tạo không khí sôi nổi rèn luyện cho học sinh tích cực tham gia vào sinh hoạt tập thể và góp phần giúp các em có ý thức bảo vệ môi trường.
Trường có các phương tiện kĩ thuật phục vụ cho quá trình dạy học đảm bảo theo yêu cầu.
 Học sinh đã được làm quen với vấn đề giáo dục môi trường ở bậc tiểu học.
 Trong thời gian gần đây nội dung giáo dục môi trường được đề cập rất nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng như: đài, báo, ti vi...
*Khó khăn:
Ở cấp Tiểu học, Địa lý chưa phải là phân môn chính thức, chỉ là một phần của môn Tự nhiên và xã hội nên các em chưa ý thức được vai trò quan trọng của bộ môn. Từ cấp Trung học cơ sở, Địa lý trở thành môn khoa học chính thức. Do đó, khi các em lên Trung học cơ sở với đặc trưng riêng của cấp học khác biệt so với Tiểu học, đặc biệt lớp 6 là lớp đầu cấp nên vẫn còn có thói quen học tập và nhận thức về môn học như ở cấp Tiểu học. Các em còn rất hồn nhiên, vô tư chưa 
 3 Trong trang này: Mục 2.2.1 tác giả dựa vào thực tế ở địa phương
thực sự có ý thức trong học tập, đặc biệt là tính tự giác, tích cực trong việc giữ gìn và bảo vệ môi trường nơi các em sinh sống và học tập. 
Nhận thức của các em về vấn đề môi trường còn hạn chế, các em vẫn hồn nhiên nô đùa trong các bồn cỏ, bẻ cành cây... 
Việc giữ gìn vệ sinh cá nhân cũng chưa được chú ý như quần áo, đầu tóc còn chưa đúng tác phong... 
Vấn đề vệ sinh lớp học, sân trường, các khu vệ sinh chưa được các em quan tâm và tự giác... 
Tất cả thể hiện nhận thức của các em về vấn đề môi trường còn rất mơ hồ từ đó các em tỏ ra chưa thực sự thân thiện với môi trường.
Các bản đồ, tranh ảnh minh hoạ cho nội dung bài học còn ít.
Hiểu biết của học sinh về vấn đề môi trường còn hạn chế, do các em chưa có nhiều thời gian và điều kiện để xem tivi, đọc sách báo, ...
 Giáo dục môi trường chưa trở thành một bài học cụ thể nào trong cấp học mà nó chỉ là một nội dung được lồng ghép trong một số bài của môn Địa lý.
 	Theo kết quả khảo sát ở 2 lớp 6 trong học kỳ I, bài kiểm tra 15 phút có 2 điểm giáo dục môi trường, kết quả chỉ có 29/64 em đạt điểm tối đa, số còn lại hiểu rất mơ hồ, không diễn đạt được vấn đề.
 	Từ thực trạng trên kéo theo kết quả học tập bộ môn của các em còn thấp. Theo khảo sát ở 2 lớp 6 cuối học kì I năm học 2016 -2017:
Lớp
Số HS
Kết quả môn dạy học kì I[6]
Ghi chú
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
6A
32
1
3.1
6
18.7
22
68.7
2
6.4
1
3.1
6B
32
0
0
4
12.5
19
59.4
3
9.5
1
3.1
 	Với kết quả trên có thể thấy tỉ lệ học sinh yếu kém còn rất cao (trên 14%), chất lượng môn dạy so với các khối khác còn thấp. HS chưa thực sự tích cực, tự giác học tập và chưa có hứng thú với môn học, nên tôi chọn lớp 6A làm lớp thực nghiệm, lớp 6B làm lớp đối chứng.
2.2.2. Nguyên nhân
2.2.2.1. Về phía học sinh:
	Chưa nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ môi trường. Từ đó học sinh chưa hình thành được ý thức, thói quen hành động tốt đến môi trường xung quanh .
 Một số học sinh cá biệt, hiếu động, đùa nghịch, chưa thực hiện đúng nội quy của trường lớp. Các em còn đập phá bàn ghế, viết vẽ bậy lên tường, bàn ghế, bẻ cây xanh, vứt rác bừa bãi,...
 4 Trong trang này: Bảng kết quả môn học kì 1 là “của” tác giả, cập nhật trên vnedu
2.2.2.2. Về phía giáo viên:
 Do thời gian trên lớp còn hạn chế cho nên việc truyền đạt sâu nội dung kiến thức còn gặp nhiều khó khăn.
Giáo viên thực hiện lồng ghép giáo dục môi trường còn rập khuôn nên chưa tạo được hứng thú cho học sinh tư duy, tìm hiểu. 
 Giáo viên chưa có giải pháp cụ thể cho số học sinh yếu kém tiếp thu chậm.
Giáo viên chưa sử dụng thành thạo các phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm, khả năng vận dụng kiến thức bài học vào vấn đề tích hợp giáo dục môi trường chưa đạt hiệu quả cao.
Giáo viên chưa xác định rõ được chương trình bài nào, phần nào cần tích hợp vấn đề môi trường trong đó để định hướng cho học sinh khai thác kiến thức.
2.2.2.3. Về phía gia đình và xã hội:
Người dân còn một số thói quen trong đời sống sinh hoạt hàng ngày như dùng điện để bắt cá, đổ rác bừa bãi không đúng nơi qui định...
Các hoạt động sản xuất tác động xấu đến môi trường như chăn nuôi gia súc, gia cầm thiếu vệ sinh; thả vịt trên ao, kênh; nước thải của chuồng trại chảy thẳng vào ao, sông, lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp... 
 Với những thực trạng nêu trên để nâng cao chất lượng giáo dục về bộ môn mà mình trực tiếp giảng dạy trong vấn đề tích hợp giáo dục môi trường bản thân tôi đã mạnh dạn áp dụng một số giải pháp và vận dụng một số phương pháp tích hợp giáo dục môi trường trong dạy học Địa lí lớp 6 cụ thể như sau:
2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề :
2.3.1. Giải pháp:
- Tìm “địa chỉ” cần tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Địa lý 6
- Nâng cao nhận thức và sự hiểu biết về giáo dục môi trường trong dạy học Địa lí.
- Xây dựng một mô hình hoạt động giáo dục trong dạy học.
- Phối hợp tốt các bộ phận trong và ngoài nhà trường tạo các phong trào vui chơi, lao động bổ ích cho học sinh.
- Tăng cường công tác kiểm tra.
- Hình thức khen thưởng, kỷ luật phối hợp.
- Khảo sát kết quả học tập học kì I và theo dõi, đánh giá kết quả việc thực hiện bảo vệ môi trường tại trường, lớp cũng như môi trường xung quanh trong kì II...
 5 Trong trang này: Mục 2.3.1 tác giả tham khảo tại kỹ năng dạy học địa lí
- Vận dụng các phương pháp dạy học tích cực phối hợp với ứng dụng Công nghệ thông tin trong hoạt động nội khóa và các hoạt động ngoại khóa, giáo dục ngoài giờ lên lớp để giáo dục bảo vệ môi trường [8]
2.3.2. Tổ chức thực hiện:
2.3.2.1. Tìm địa chỉ cần tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường:
* Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường môn Địa lí 6 rất đa dạng, hầu như sau mỗi bài đều có phần giáo dục môi trường cho các em. Tuy nhiên, tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường môn Địa lí 6 tập trung chủ yếu vào các nội dung sau: 
- Cảnh đẹp tự nhiên (Địa hình cacxtơ và hang động)
- Khoáng sản
- Môi trường không khí
- Môi trường nước
- Tài nguyên đất
- Tài nguyên sinh vật [4].
* Các địa chỉ cần tích hợp ở lớp 6 gồm: 7 bài, trong đó 1 bài ở học kì I và 6 bài ở học kì II (Cụ thể trong tài liệu Giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Địa lí Trung học cơ sở, Nhà xuất bản giáo dục, năm 2008). Như vậy, địa chỉ cần tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường ở lớp 6 chủ yếu trong phần học kì II.
2.3.2.2. Khảo sát kết quả học tập học kì I và theo dõi, đánh giá kết quả việc thực hiện bảo vệ môi trường tại trường, lớp cũng như môi trường xung quanh trong kì II:
 Lấy kết quả học tập bộ môn ở học kì I và việc thực hiện bảo vệ môi trường tại Trường, lớp để đánh giá thực trạng việc học tập và ý thức bảo vệ môi trường của học sinh từ đó có phương pháp điều chỉnh trong học kì II.
 Theo dõi việc học tập của học sinh trong học kì II và việc thực hiện bảo vệ môi trường tại Trường, lớp để đánh giá mức độ tiến bộ của học sinh cả về học tập, mức độ nhận thức, thái độ thân thiện và hành động cụ thể trong việc bảo vệ môi trường xung quanh cuối năm lớp 6 và đầu năm lớp 7 (sau khi học sinh đã được tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường).
2.3.2.3. Vận dụng các phương pháp dạy học tích cực phối hợp với ứng dụng Công nghệ thông tin trong hoạt động nội khóa và các hoạt động ngoại khóa, giáo dục ngoài giờ lên lớp để giáo dục bảo vệ môi trường:
2.3.2.3.1. Hoạt động nội khóa: Sử dụng tranh, ảnh và video trong bài giảng điện tử:
Đối với hoạt động nội khóa, ngoài việc kết hợp tất cả các phương pháp dạy học tích cực, chú trọng vào ứng dụng Công nghệ thông tin nhằm sử dụng tranh ảnh trực quan, các video mới nhất về các vấn đề môi trường để giúp các em nhận biết dễ dàng và cập nhật được các thông tin mới nhất về môi trường. Từ đó trang bị cho các em kiến thức cần thiết về môi trường, bồi dưỡng lòng yêu thiên nhiên và ý thức, thói quen trong việc bảo vệ môi trường xung quanh.
6 Trong trang này: Mục 2.3.2.1 tác giả tham khảo tại sách giáo viên Địa lí 6 
* Sử dụng tranh, ảnh Địa lý: 
 Học sinh lớp 6 là học sinh đầu cấp nên bước vào THCS với môi trường học tập mới lạ, các em còn rất hồn nhiên và đang còn thói quen học tập như ở bậc Tiểu học. Do đó, thông qua việc sử dụng tranh ảnh Địa lí trong giảng dạy sẽ kích thích hứng thú học tập và rất có hiệu quả trong việc giáo dục môi trường cho các em
 Tranh, ảnh Địa lí là phương tiện dạy học rất hữu hiệu, đặc biệt là tranh ảnh có nội dung về môi trường. Tuy nhiên, hình ảnh về môi trường trên Trái đất luôn thay đổi nên những hình ảnh trong sách giáo khoa sẽ nhanh chóng lac hậu, không đáp ứng được tính cấp thiết của vấn đề. Vì vậy, trong giảng dạy, ngoài sử dụng tranh ảnh trong sách giáo khoa, giáo viên có thể tìm kiếm tranh ảnh mới nhất trên mạng internet, ảnh chụp thực tế của bản thân (nếu có),  để đưa vào bài giảng giúp các em cập nhật được những thông tin và hình ảnh mới nhất về môi trường, từ đó giúp các em thấy được tính cấp bách trong việc bảo vệ môi trường.
 Việc sử dụng tranh ảnh có nội dung về môi trường ở lớp 6 giúp các em dễ dàng nhận biết về những vấn đề của môi trường như ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước, vấn đề cạn kiệt, suy thoái tài nguyên như khoáng sản, đất, sinh vật, các phong cảnh tự nhiên Tuy nhiên, khi sử dụng các tranh ảnh minh họa cần phải lựa chọn và sắp xếp theo từng chủ đề phù hợp với nội dung, tránh rườm rà, học sinh sẽ lúng túng, bị động trong học tập và tiếp thu kiến thức [3], [4].
Ví dụ 1: Khi dạy Bài 13. mục 3. Địa hình cacxtơ và các hang động:
GV sử dụng 4 bức ảnh trong cùng 1 slide[6]:
7 Trong trang này: Ví dụ 1: Tác giả sử dụng nguồn tại thư viện bài giảng điện tử - Môn Địa Lí 6
GV có thể tiến hành như sau [5], [1].
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung chính
GV hướng dẫn học sinh quan sát các hình ảnh và trả lời câu hỏi:
- Em hãy mô tả đặc điểm bên ngoài và bên trong của địa hình núi đá vôi?
- Địa hình cacxtơ là gì? Em hãy kể tên những hang động nổi tiếng ở Việt Nam? Địa phương em có hang động nào không.
- Vì sao địa hình cacxtơ lại có nét độc đáo như vậy?
- Giá trị kinh tế của địa hình núi đá vôi là gì?
- Là học sinh chúng ta cần làm gì để bảo vệ vùng núi đá vôi, bảo vệ các khu du lịch?
- Các ngọn núi lởm chởm, sắc nhọn.
- Là địa hình đặc biệt của núi đá vôi.
- Có nhiều hang động.
- Bản chất của phương pháp sử dụng tranh, ảnh Địa lí là phương pháp hướng dẫn học sinh quan sát, phân tích ảnh để lĩnh hội kiến thức. Vì vậy, khi hướng dẫn học sinh quan sát, giáo viên cần thực hiện lần lượt các bước sau:
1/ Xác định mục đích, yêu cầu của việc quan sát tranh.
2/ Nêu tên của bức tranh để xác định xem bức tranh đó thể hiện hiện tượng gì, vấn đề gì, ở đâu.
3/ Mô tả hiện tượng.
4/ Rút ra nguyên nhân, hậu quả và hướng khắc phục của hiện tượng. 
Như vậy, khi sử dụng tranh, ảnh giáo viên cần chuẩn bị những câu hỏi hướng dẫn học sinh khai thác nội dung được thể hiện trên bức tranh, ảnh và những câu hỏi yêu cầu học sinh vận dụng những kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng được thể hiện trên tranh, ảnh. Tuy nhiên, lưu ý với học sinh lớp 6 việc giải thích chỉ ở mức độ đơn giản, chủ yếu các em vận dụng thực tế những gì mắt thấy, tai nghe, những hiểu biết của bản thân để giải thích, không gò ép cũng như không yêu cầu quá cao đối với các em. Điều quan trọng là qua các bức tranh, ảnh đó các em biết được những vấn đề gì về thực trạng của môi trường hiện nay nói chung và môi trường xung quanh nói riêng, giúp các em liên hệ thực tế địa phương mình, trường lớp mình từ đó rút ra trách nhiệm của bản thân như thế nào đối với môi trường xung quanh.... qua đó giáo dục các em có thái độ thân thiện hơn với môi trường.
Ví dụ 2: Khi dạy bài 27. Mục 3. Ảnh hưởng của con người đối với sự phân bố thực, động vật trên Trái Đất.
Sau khi hướng dẫn HS tìm hiểu vai trò của sinh vật và ảnh hưởng của con người đối với sự phân bố thực, động vật, GV có thể sử dụng 4 slide chứa tranh ảnh: 
 8 Trong trang này: Phần giáo án tác giả thiết kế theo chuẩn kiến thức kỹ năng và Thiết kế bài giảng Địa lí 6 
 Ví dụ 2 tác giả dựa vào chuẩn kiến thức kỹ năng
Slide 1: Một số hình ảnh thể hiện tác động tích cực của con người với môi trường [6]:
 Slide 2: Một số hình ảnh thể hiện tác động tiêu cực của con người tới môi trường[6]:
 9 Trong trang này: Các slide tác giả lấy trong thư viện bài giảng điện tử - Địa Lí 6
Slide 3: Một số hình ảnh thể hiện hậu quả tác động tiêu cực: lũ quét, hạn[6]
Slide 4: hình ảnh trồng rừng của nhân dân,và ảnh học sinh trồng cây ...[6]
GV lần lượt hướng dẫn học sinh quan sát và tiến hành như sau [5]:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung chính
GV hướng dẫn học sinh quan sát các bức tranh và trả lời câu hỏi
- Nêu tác động tích cực của con người đối với sự phân bố thực, động vật? Nêu ví dụ?
- Tác động tiêu cực của con người đối với sự phân bố thực, động vật? Nêu ví dụ?
- Hậu quả của tác động tiêu cực đó.( lũ lụt, hạn hán, ô nhiễm môi trường...
- Con người cần làm gì để bảo vệ động thực vật trên trái đất? ( Bảo vệ, duy trì, gìn giữ động vật quý hiếm)
- Là học sinh em cần làm gì để bảo vệ động thực vật trong nhà trường và ở địa phương? ( Trồng cây, không bẻ cành, chặt cây, không bắn giết chim t

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_giao_duc_moi_truong_nham_nang_cao_ch.doc