SKKN Một số kinh nghiệm dùng sơ đồ khối dạy nguyên lý làm việc của các hệ thống trong phần động cơ đốt trong ở Trường THPT Triệu Sơn 2
Trên con đường hội nhập và phát triển, đất nước ta đã và đang từng bước đổi mới, áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật - công nghệ hiện đại vào trong mọi lĩnh vực của đời sống và sản xuất, để thực hiện công cuộc “công nghiệp hoá, hiện đại hoá” đất nước. Do đó, việc thay đổi phương pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh, nhằm tạo ra nguồn nhân lực có tri thức, kĩ năng, phẩm chất đạo đức đã và đang là mục tiêu lớn của ngành giáo dục nước ta.
Luật giáo dục đã quy định: “Giáo dục THPT nhằm giúp học sinh cũng cố và phát triển những kết quả của giáo dục THCS, hoàn thiện học vấn phổ thông có những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện lựa chọn hướng phát triển và phát huy năng lực cá nhân, tiếp tục học Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động”. Cùng với mục tiêu chung của ngành giáo dục, mục tiêu của giáo dục cấp THPT đó là: “Giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản; phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động , tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Môn Công nghệ 11 được Bộ giáo dục và Đào tạo biên soạn trên tinh thần đổi mới, đảm bảo tính phổ thông, cơ bản, hiện đại và phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Nó cùng với các môn học khác trong nhà trường phổ thông góp phần quan trọng vào việc tạo nền tảng ban đầu, để đào tạo con người phát triển toàn diện.
Môn công nghệ 11, phần Động cơ đốt trong có vai trò rất quan trọng và được sử dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực như: Công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, giao thông vận tải, quân sự,. Nội dung một số bài chỉ đưa ra hình cấu tạo, yêu cầu học sinh phải hiểu và trình bày được nguyên lý làm việc. Do đó, các em khó khắc sâu kiến thức dẫn đến các em yêu thích môn học không nhiều, chất lượng chưa được như mong muốn.
A. MỞ ĐẦU I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trên con đường hội nhập và phát triển, đất nước ta đã và đang từng bước đổi mới, áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật - công nghệ hiện đại vào trong mọi lĩnh vực của đời sống và sản xuất, để thực hiện công cuộc “công nghiệp hoá, hiện đại hoá” đất nước. Do đó, việc thay đổi phương pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh, nhằm tạo ra nguồn nhân lực có tri thức, kĩ năng, phẩm chất đạo đức đã và đang là mục tiêu lớn của ngành giáo dục nước ta. Luật giáo dục đã quy định: “Giáo dục THPT nhằm giúp học sinh cũng cố và phát triển những kết quả của giáo dục THCS, hoàn thiện học vấn phổ thông có những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện lựa chọn hướng phát triển và phát huy năng lực cá nhân, tiếp tục học Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động”. Cùng với mục tiêu chung của ngành giáo dục, mục tiêu của giáo dục cấp THPT đó là: “Giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản; phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động , tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Môn Công nghệ 11 được Bộ giáo dục và Đào tạo biên soạn trên tinh thần đổi mới, đảm bảo tính phổ thông, cơ bản, hiện đại và phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Nó cùng với các môn học khác trong nhà trường phổ thông góp phần quan trọng vào việc tạo nền tảng ban đầu, để đào tạo con người phát triển toàn diện. Môn công nghệ 11, phần Động cơ đốt trong có vai trò rất quan trọng và được sử dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực như: Công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, giao thông vận tải, quân sự,... Nội dung một số bài chỉ đưa ra hình cấu tạo, yêu cầu học sinh phải hiểu và trình bày được nguyên lý làm việc. Do đó, các em khó khắc sâu kiến thức dẫn đến các em yêu thích môn học không nhiều, chất lượng chưa được như mong muốn. Đối tượng học sinh mà tôi giảng dạy là học sinh vùng nông thôn, trung du miền núi. Trình độ nhận thức của các em không đồng đều, nhiều em gia đình còn khó khăn chưa có máy vi tính nối internet để sử dụng. Trong thực tế hiện nay, môn Công Nghệ đang gặp nhiều khó khăn thiếu thốn về cơ sở vật chất cho dạy học và thực hành: thiếu vật thể trực quan, thiếu mô hình dạy học, thiếu tranh vẽ, thiếu kinh phí tổ chức đưa học sinh đi tham quan thực tế các cơ sở sản xuất, sửa chữa Động cơ đốt trong, Với những lý do trên và từ kinh nghiệm dạy học thực tế của bản thân, tôi muốn chia sẻ với các đồng nghiệp, nên tôi chọn đề tài: "Một số kinh nghiệm dùng sơ đồ khối dạy nguyên lý làm việc của các hệ thống trong phần động cơ đốt trong ở Trường THPT Triệu Sơn 2" II. MỤC ĐÍCH VÀ QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN 1. Mục đích - Biết được nhiệm vụ của các hệ thống về: cấu tạo, nguyên lý làm việc. - Đọc được sơ đồ nguyên lí của hệ thống bôi trơn, hệ thống làm mát, hệ thống đánh lửa. - Giúp việc dạy và học phần Động cơ đốt trong dễ dàng hơn. - Qua trao đổi mỗi thầy cô dạy bộ môn Công Nghệ cũng rút ra những kinh nghiệm để việc giảng dạy hiệu quả hơn. - Phát triển năng lực học sinh 2. Quá trình thực hiện. Trong nhiều năm qua, tôi đã suy nghĩ đổi mới cách dạy và học bộ môn nói chung và phần Động cơ đốt trong nói riêng, đồng thời trao đổi cùng đồng nghiệp để vận dụng thực hiện. Sau mỗi bài giảng lại đúc kết rút kinh nghiệm và trao đổi để đưa ra cách dạy phù hợp nhất. Kết quả được đối chứng qua các lần kiểm tra, làm bài tập thực hành rồi tiếp tục rút kinh nghiệm để đạt được kết quả tốt hơn. Chúng ta có thể thấy sau khi thay sách, các tác giả đã cố gắng đưa kiến thức viết vào trong sách giáo khoa là dễ hiểu và phù hợp nhất. Tuy nhiên, trong quá trình giảng dạy phần các hệ thống động cơ đốt trong các em khá khó khăn trong việc nhìn hình cấu tạo, rồi học nguyên lí. Để giải quyết vấn đề này, tôi mạnh dạn bổ sung thêm vẽ sơ đồ khối nguyên lí làm việc, giúp các em học thuận lợi hơn mà không quá tải. Khi nhà trường có thêm các phương tiện máy chiếu, nối mạng Internet tôi đã tích cực soạn bài theo hướng dùng các máy chiếu, sưu tầm các video clip, hình vẽ để phục vụ cho bài dạy và tích cực đổi mới phương pháp theo hướng phát huy tính tích cực và phát triển năng lực của học sinh. III. ĐỐI TƯỢNG VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN Đối tượng được nghiên cứu: là học sinh lớp 11 cả ban Khoa học tự nhiên và Ban cơ bản ở Trường Trung học phổ thông vùng nông thôn, trung du miền núi. Khu vực còn non kém về nền công nghiệp, kinh tế. Thời gian thực hiện: Trong những năm gần đây, tôi đã áp dụng cách dạy này cả trong giờ dạy và các tiết ôn tập trên lớp, hướng dẫn giao bài về nhà cho học sinh Trường THPT Triệu Sơn 2, Thanh Hoá. IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đề tài được nghiên cứu trên lớp, giáo viên hướng dẫn học sinh tìm những bộ phận chính trong hình cấu tạo và vẽ sơ đồ khối nguyên lí làm việc. Sau đó, thông qua kiểm tra ngay trên lớp sau tiết dạy, kiểm tra giấy, thống kê và xử lý số liệu. Rút ra kinh nghiệm cho những lần dạy sau. B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM I. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Phương pháp dạy phần nguyên lí làm việc của một số hệ thống trong động cơ đốt trong đang được sử dụng phổ biến hiện nay đó là: Giáo viên hướng dẫn học sinh làm việc bằng cách thông qua một số câu hỏi gợi mở, học sinh nghiên cứu sách giáo khoa, quan sát sơ đồ cấu tạo rồi tiến hành tư duy, hình dung, tưởng tượng và rút ra nguyên lí làm việc của hệ thống. Sau đó giáo viên tóm tắt và kết luận lại cho học sinh về nguyên lí làm việc của hệ thống dưới dạng lí thuyết. Với cách thực hiện như trên có ưu điểm là thể hiện được phong cách, phương pháp và khả năng truyền đạt kiến thức của người giáo viên. Tuy nhiên, với cách thực hiện như vậy, nó cũng gây không ít khó khăn cho cả giáo viên lẫn học sinh. Sau khi nghiên cứu xong, kiến thức về nguyên lí làm việc của các hệ thống trong động cơ đốt trong là những lí thuyết. Chúng thường mờ nhạt và trừu tượng. Do đó, học sinh rất khó khăn trong quá trình tiếp nhận cũng như khắc sâu kiến thức vừa nghiên cứu. II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Đại đa số học sinh của Trường THPT Triệu Sơn 2 là học sinh ở vùng nông thôn, trung du miền núi, trình độ nhận thức của các em không đồng đều. Địa bàn khu vực còn non kém về nền công nghiệp, kinh tế. Tình trạng ngại học, coi nhẹ môn học do đây không phải là môn thi tốt nghiệp và thi vào Đại học, Cao đẳng ...Nên đã dẫn đến một thực tế đáng buồn là kết quả, hiệu quả của giờ học chưa cao, chưa đạt được nhiều theo mục đích, yêu cầu đặt ra. Kiến thức về nguyên lí làm việc của các hệ thống trong động cơ đốt trong là nội dung mang tính trừu tượng, học sinh không thể trực tiếp quan sát, tri giác được. Để tiếp thu được nội dung này học sinh phải hình dung, tưởng tượng, phải thực hiện các thao tác tư duy dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Do đó đã gây ra nhiều khó khăn cho học sinh trong việc tiếp nhận cũng như khắc sâu kiến thức của bài học, dẫn đến sự say mê, yêu thích môn học của học sinh không nhiều, chất lượng và hiệu quả của giờ học chưa cao. Nguyên nhân do nhiều phía: Xu hướng lựa chọn nghề nghiệp, sức thuyết phục của chương trình còn ở mức độ chưa cao, tâm lí coi nhẹ môn học của học sinh và một bộ phận không nhỏ phụ huynh,... và còn nhiều lí do khác nữa dược đưa ra để biện minh cho một thực tế là chất lượng và hiệu quả của giờ học chưa cao. Song tôi thiết nghĩ, mấu chốt của vấn đề là ở chỗ bản thân người giáo viên Công nghệ cũng đang “dạt” theo sự ngại học của học sinh, chưa tích cực tìm giải pháp nâng cao chất lượng giờ học, quá nặng nề đến việc trang bị kiến thức mà không thấy kiến thức ấy phải được tổ chức dạy học như thế nào để giúp học sinh tiếp nhận một cách dễ dàng và hứng thú nhất. Hoà nhập với việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa, phương pháp dạy học hiện nay, rút kinh nghiệm giảng dạy từ đồng nghiệp và bằng thực tế giảng dạy của mình, mỗi giáo viên phải tự mình đặt các câu hỏi và tự trả lời như: Sử dụng phương pháp, phương tiện gì? Đối tượng học sinh là gì? Kết quả cần đạt sau giờ học là gì? Để thực hiện tốt giờ dạy theo tinh thần đổi mới, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và hứng thú của học sinh. Bản thân tôi đã không ngừng đổi mới về tư duy, nhận thức từ khâu soạn giáo án (Thiết kế bài học) cho đến cách sử dụng thiết bị dạy học, lập phiếu điều tra để nắm bắt tình hình học tập của học sinh, từ đó điều chỉnh cho phù hợp với thực tế nhà trường và đối tượng học sinh. III. CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Nguyên lí làm việc của một số hệ thống trong động cơ đốt trong là những kiến thức lí thuyết, trừu tượng. Do đó kí ức khó ghi nhận và tái hiện lại khi cần thiết. Vì vậy cần phải cụ thể hoá, vật chất hoá, làm cho lí thuyết được cụ thể hơn, sâu sắc hơn và có tính thuyết phục hơn. Từ đó học sinh có thể dễ dàng tiếp nhận kiến thức và khắc sâu vấn đề lí thuyết vừa nghiên cứu. Ở đây, tôi không có tham vọng đưa ra một cách dạy mới thay thế cách dạy phong phú đa dạng mà lâu nay giáo viên vẫn thường sử dụng và còn tiếp tục được sử dụng. Tôi chỉ xin giới thiệu một cách dạy kết hợp giữa phương pháp truyền thống với những yêu cầu mới. Đó là: Sử dụng sơ đồ khối khi dạy phần nguyên lí làm việc của một số hệ thống trong động cơ đốt trong. Cách thức tiến hành: Khi nghiên cứu, tìm hiểu về nguyên lí làm việc của một số hệ thống trong động cơ đốt trong. Giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu sách giáo khoa, quan sát sơ đồ cấu tạo của hệ thống. Thông qua một số câu hỏi gợi mở, giáo viên hướng dẫn học sinh tiến hành tư duy và xây dựng sơ đồ khối thể hiện nguyên lí làm việc của hệ thống. Sau đó, giáo viên bổ sung, hoàn thiện sơ đồ, trình bày lại nguyên lí dựa vào sơ đồ đã vẽ. Học sinh sau khi đã nghe, tìm hiểu sẽ nhắc lại nội dung mà giáo viên yêu cầu. Giờ dạy này ứng dụng công nghệ thông tin là tốt nhất. Vì vậy giáo viên nên sử dụng giáo án điện tử để thuận tiện cho việc giảng dạy, rút ngắn thời gian vẽ sơ đồ và nhất là tạo sinh động hơn trong tiết học, thu hút được học sinh, làm cho học sinh có sự hứng thú và say mê môn học. CỤ THỂ NHƯ SAU: 1. Bổ sung sơ đồ khối nguyên lí làm việc của hệ thống bôi trơn cưỡng bức ( Bài25: Hệ thống bôi trơn ) * Trường hợp 1: Khi hệ thống làm việc bình thường Dầu bôi trơn chảy trong hệ thống theo sơ đồ khối như sau: Cacte dầu Lưới lọc Bơm dầu Bầu lọc Van khống chế Đường dầu chính Bề mặt ma sát Giải thích nguyên lí theo sơ đồ: Khi động cơ làm việc, dầu bôi trơn được bơm dầu hút từ cacte dầu đưa qua lưới lọc và bầu lọc để lọc sạch rồi đưa qua van khống chế đến đường dầu chính rồi theo các đường ống đến bôi trơn các bề mặt ma sát của động cơ, sau đó trở về cacte. * Trường hợp 2: Khi áp suất của dầu bôi trơn vượt quá giá trị cho phép Dầu bôi trơn chảy trong hệ thống theo sơ đồ khối như sau: Cacte dầu Lưới lọc Bơm dầu Bầu lọc Van khống chế Đường dầu chính Bề mặt ma sát Van an toàn Giải thích nguyên lí theo sơ đồ: Khi áp suất của dầu bôi trơn vượt quá giá trị cho phép thì van an toàn mở để một phần dầu từ sau bơm chảy ngược về trước bơm làm giảm áp suất của dầu xuống. Khi đó hệ thống làm việc giống như trường hợp bình thường. * Trường hợp 3: Khi nhiệt độ của dầu cao quá giới hạn định trước Dầu bôi trơn chảy trong hệ thống theo sơ đồ khối như sau: Cacte dầu Lưới lọc Bơm dầu Bầu lọc Két làm mát Đường dầu chính Bề mặt ma sát Giải thích nguyên lí theo sơ đồ: Khi nhiệt độ của dầu cao quá giới hạn định trước thì van khống chế đóng lại để toàn bộ lượng dầu chảy qua két làm mát dầu, làm nhiệt độ của dầu giảm xuống. Khi đó dầu bôi trơn được bơm dầu hút từ cacte dầu đưa qua lưới lọc và bầu lọc để lọc sạch rồi đưa qua két làm mát đến đường dầu chính, theo các đường ống đến bôi trơn các bề mặt ma sát của động cơ, sau đó trở về cacte. 2. Bổ sung sơ đồ khối nguyên lí làm việc của hệ thống làm mát bằng nước loại tuần hoàn cưỡng bức ( Bài 26 : Hệ thống làm mát ) * Trường hợp 1: Khi nhiệt độ nước trong áo nước còn thấp hơn giới hạn định mức Nước làm mát chảy trong hệ thống theo sơ đồ khối như sau: Bơm nước Áo nước Van hằng nhiệt Đường ống số 8 Giải thích nguyên lí theo sơ đồ: Khi nhiệt độ nước trong áo nước còn thấp hơn giới hạn định trước, van hằng nhiệt đóng đường về két, mở hoàn toàn cửa thông với đường ống số 8 để nước trong áo nước chảy thẳng về trước bơm, rồi lại được bơm vào áo nước tạo thành vòng tuần hoàn khép kín. * Trường hợp 2: Khi nhiệt độ nước trong áo nước xấp xỉ giới hạn định mức Nước làm mát chảy trong hệ thống theo sơ đồ khối như sau: Két nước Bơm nước Áo nước Van hằng nhiệt Đường ống số 8 Giải thích nguyên lí theo sơ đồ: Khi nhiệt độ nước trong áo nước xấp xỉ giới hạn định mức thì van hằng nhiệt mở cả hai đường để nước trong áo nước vừa chảy vào đường ống số 8 vừa chảy vào két nước. Khi đó nước làm mát được bơm nước hút từ két nước đưa đến các áo nước để làm mát các chi tiết, sau đó nước nóng được đưa qua van hằng nhiệt, một phần theo đường ống số 8 chảy thẳng về bơm còn một phần chảy qua két nước để làm mát trước khi đưa đến bơm để bơm hút đẩy vào áo nước tạo thành vòng tuần hoàn khép kín. * Trường hợp 3: Khi nhiệt độ nước trong áo nước vượt quá giới hạn định mức Nước làm mát chảy trong hệ thống theo sơ đồ khối như sau: Két nước Bơm nước Áo nước Van hằng nhiệt Giải thích nguyên lí theo sơ đồ: Khi nhiệt độ nước trong áo nước vượt quá giới hạn định mức thì van hằng nhiệt chỉ mở cửa thông với két nước. Khi đó, nước làm mát được bơm nước hút từ két nước đưa đến các áo nước để làm mát các chi tiết, sau đó dược đưa qua van hằng nhiệt rồi chảy qua két nước để làm mát trước khi đưa đến bơm tạo thành vòng tuần hoàn khép kín. 3. Bổ sung sơ đồ khối nguyên lí làm việc của hệ thống đánh lửa điện tử không tiếp điểm ( Bài 29 : Hệ thống đánh lửa ) * Trường hợp 1: Khi mở khoá điện Dòng điện chạy trong hệ thống theo sơ đồ khối như sau: Ma nhê tô Bộ chia điện Biến áp đánh lửa Bu gi Giải thích nguyên lí theo sơ đồ: Khi mở khoá điện và ma-nhê-tô hoạt động thì các sức điện động xoay chiều trên các cuộn dây WN và WĐK của ma-nhê-tô được đưa đến bộ chia điện. Nhờ tác dụng của bộ chia điện, dòng điện được đưa đến biến áp đánh lửa. Tại đây nó tạo ra tia lửa điện và đặt ở bugi. * Trường hợp 2: Khi đóng khoá điện Dòng điện chạy trong hệ thống theo sơ đồ khối như sau: Ma nhê tô Khoá điện “Mát” Giải thích nguyên lí theo sơ đồ: Khi đóng khoá điện thì điện từ cuộn WN của ma-nhê-tô sẽ truyền qua khoá điện ra “mát”. Khi đó hệ thống đánh lửa ngừng làm việc. Ví dụ: Tiết: 34 Bài 26. HỆ THỐNG LÀM MÁT (Giáo án có sử dụng sơ đồ khối dạy nguyên lí làm việc) A/ Mục đích yêu cầu: I/ Mục tiêu bài dạy: 1. Kiến thức: Qua bài học sinh: + Biết nhiệm vụ, cấu tạo, nguyên lý làm việc của hệ thống làm mát + Đọc được sơ đồ hệ thống làm mát bằng nước loại tuần hoàn cưỡng bức 2. Kỹ năng: + Có thể phân biệt được loại hệ thống làm mát sử dụng trong thực tế trên các loại máy 3. Thái độ: + Có thái độ đúng đắn với môn học + Có ham thích ứng dụng kiến thức bài học vào thực tế II: Chuẩn bị: 1. Giáo viên: + Sách giáo khoa Công nghệ 11, Sách Động cơ đốt trong + Tham khảo nội dung liên quan, hay kiến thức thực tế ngoài đời sống + Tranh vẽ hình cấu tạo hệ thống làm mát (Hình 26.1) + Tranh vẽ đơn giản sơ đồ khối nguyên lí làm việc (hoặc sử dụng máy chiếu) 2. Học sinh: + Đọc SGK; + Tìm hiểu trước về hệ thống làm mát B/ Tiến trình : 1. ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ Câu hỏi: Vì sao cần phải có hệ thống bôi trơn? Phân loại? 3. Bài mới I- Nhiệm vụ và phân loại: 1. Nhiệm vụ: Giữ cho nhiệt độ của các chi tiết không vượt quá giới hạn cho phép 2. Phân loại: + Hệ thống làm mát bằng nước + Hệ thống làm mát bằng không khí II- Hệ thống làm mát bằng nước: 1. Cấu tạo: 8. Ống nước nối tắt về bơm 1. Thân máy 9. Puli và đai truyền 2. Nắp máy 3. Đường nước nómra khỏi động cơ 11. Két làm mát dầu 4. Van hằng nhiệt 12. Ống phân phối nước lạnh 5. Két nước 7. Quạt gió 6. Giàn ống của két 10. Bơm nước Gv: Tại sao phải làm mát khi Động cơ đốt trong làm việc? Nhiệm vụ Hệ thống làm mát? HS: - Để động cơ không nóng quá - Nhiệm vụ của hệ thống (Sgk) GV: Có mấy loại hệ thống làm mát? HS: Có 2 loại GV: Dựa vào H26.1, nêu các chi tiết chính trong cấu tạo của hệ thống làm mát bằng nước loại tuần hoàn cưỡng bức? HS: ống dẫn nước; van hằng nhiệt; bơm nước; áo nước; đường nước tắt 8; két nước và giàn ống Cấu tạo hệ thống làm mát (Hình 26.1) 2. Nguyên lí làm việc * Trường hợp 1: Khi nhiệt độ nước trong áo nước còn thấp hơn giới hạn định mức Nước làm mát chảy trong hệ thống theo sơ đồ khối như sau: Bơm nước Áo nước Van hằng nhiệt Đường ống số 8 Giải thích nguyên lí theo sơ đồ: Khi nhiệt độ nước trong áo nước còn thấp hơn giới hạn định trước, van hằng nhiệt đóng đường về két, mở hoàn toàn cửa thông với đường ống số 8 để nước trong áo nước chảy thẳng về trước bơm, rồi lại được bơm vào áo nước tạo thành vòng tuần hoàn khép kín. * Trường hợp 2: Khi nhiệt độ nước trong áo nước xấp xỉ giới hạn định mức Nước làm mát chảy trong hệ thống theo sơ đồ khối như sau: Két nước Bơm nước Áo nước Van hằng nhiệt Đường ống số 8 Giải thích nguyên lí theo sơ đồ: Khi nhiệt độ nước trong áo nước xấp xỉ giới hạn định mức thì van hằng nhiệt mở cả hai đường để nước trong áo nước vừa chảy vào đường ống số 8 vừa chảy vào két nước. Khi đó nước làm mát được bơm nước hút từ két nước đưa đến các áo nước để làm mát các chi tiết, sau đó nước nóng được đưa qua van hằng nhiệt, một phần theo đường ống số 8 chảy thẳng về bơm còn một phần chảy qua két nước để làm mát trước khi đưa đến bơm để bơm hút đẩy vào áo nước tạo thành vòng tuần hoàn khép kín. * Trường hợp 3: Khi nhiệt độ nước trong áo nước vượt quá giới hạn định mức Nước làm mát chảy trong hệ thống theo sơ đồ khối như sau: Két nước Bơm nước Áo nước Van hằng nhiệt Giải thích nguyên lí theo sơ đồ: Khi nhiệt độ nước trong áo nước vượt quá giới hạn định mức thì van hằng nhiệt chỉ mở cửa thông với két nước. Khi đó, nước làm mát được bơm nước hút từ két nước đưa đến các áo nước để làm mát các chi tiết, sau đó dược đưa qua van hằng nhiệt rồi chảy qua két nước để làm mát trước khi đưa đến bơm tạo thành vòng tuần hoàn khép kín. III- Hệ thống làm mát bằng không khí: 1. Cấu tạo: + Có các cánh tản nhiệt, đúc bao ngoài thân Xilanh, nắp máy + Để có nhiều không khí qua cánh tản nhiệt chế tạo thêm tấm hướng gió, quạt gió + Cấu tạo bao gồm: 1: Quạt gió 2: Mặt Xilanh 3: Tấm hướng gió 4: Cánh tản nhiêt 5: Đường ra của không khí * Gv: Động cơ xe máy được làm mát bằng nước , đúng hay sai? HS: làm mát bằng không khí * Gv: Vì sao cần có quạt gió và tấm hướng gió, các cánh tản nhiệt? HS: HS: Tăng cường làm mát; tốc độ làm mát đều hơn 2. Hoạt động: + Khi động cơ đốt trong làm việc nhiệt từ động cơ sẽ được tản ra không khí nhờ các cánh tản nhiệt + Có thêm quạt=> Lượng gió tăng, và gió được phân bố đồng đều. C/ Củng cố bài: Gọi học sinh trả lời (tinh thần xung phong + gọi sổ điểm) Trình bày nhiệm vụ của hệ thống làm mát Trình bày cấu tạo của hệ thống làm mát bằng nước laoij tuần hoàn cưỡng bức Trình bày nguyên lí làm việc dựa vào sơ đồ khối hệ thống làm mát bằng nước loại tuần hoàn cưỡng bức? Khi đi xe máy có nên tháo yếm xe không? Vì sao? D/ Hướng dẫn về nhà: + Quan sát hệ thống làm mát trên công nông, Oto, xe máy. + Nghiên cứu trước bài 27 Sgk IV. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Kết quả - Sau khi áp dụng cách dạy trên vào các lớp khối 11 năm học 2015 – 2016 ở Trường Trung học phổ thông Triệu Sơn 2, tôi nhận thấy, chất lượng giờ học được nâng lên, học sinh hứng thú hơn, đa số các em đã tham gia xây dựng bài. Cuối giờ tôi dành thời gian cho các em nhẩm lại và kiểm tra nguyên lí dựa vào sơ đồ trên bảng để lấy điểm miệng. Học sinh rất thích cách làm này, hứng thú nghiên cứu bài và trả lời các câu hỏi mà giáo viên đưa ra. - Tôi đã làm phép so sánh kết quả học tập của học sinh khi dạy phần nguyên lí làm việc của các hệ thống ở phần động cơ đốt trong và thu được kết quả rất khả qu
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_kinh_nghiem_dung_so_do_khoi_day_nguyen_ly_lam_vi.doc