SKKN Một số kinh nghiệm dạy Tập đọc cho học sinh Lớp 2

SKKN Một số kinh nghiệm dạy Tập đọc cho học sinh Lớp 2

Tập đọc là một phân môn có vị trí hết sức quan trọng trong môn tiếng Việt nhất là trong giai đoạn bùng nổ thông tin hiện nay. Đọc thông viết thạo là một yêu cầu đặt ra với bất cứ học sinh tiểu học nào, ngay từ những ngày đầu tiên đến trường các em đã phải học đọc mặc dù ở giai đoạn này việc đọc của các em mới chỉ dừng lại ở mức độ nhận diện kí hiệu chữ viết và giải mã bằng âm thanh song đây là một giai đoạn rất quan trọng bởi đó là giai đoạn học sinh phải học để đọc và làm nền tảng cho những giai đoạn tiếp theo, giai đoạn đọc để học. Càng về sau yêu cầu đặt ra trong việc đọc càng được nâng cao, từ việc đọc để hiểu được nội dung văn bản đến việc phát triển kĩ năng đọc diễn cảm. 

Dạy học tập đọc ở Tiểu học là một việc làm hết sức có ý nghĩa trong việc hình thành và phát triển kĩ năng đọc cho học sinh, nó khẳng định sự cần thiết cho việc hình thành và phát triển một cách có hệ thống và có kế hoạch năng lực đọc cho học sinh.Thông qua phân môn Tập đọc mà trau dồi vốn Tiếng Việt, vốn học văn và phát triển tư duy, mở rộng vốn hiểu biết của học sinh về cuộc sống. Bồi dưỡng tư tưởng tình cảm trong sáng, yêu cái đẹp, cái thiện, có thái độ ứng xử tốt trong cuộc sống, yêu tiếng Việt. Bên cạnh đó theo quan điểm tích hợp các bài tập đọc còn có nhiệm vụ cung cấp ngữ liệu để hình thành và phát triển các kỹ năng khác được quy định trong chương trình. Các bài tập đọc đã trở thành nguyên liệu để các phân môn khác như: Tập làm văn – Kể chuyện – Luyện từ và câu khai thác. Chính vì vậy việc dạy phân môn Tập đọc chiếm một vị trí hết sức quan trọng. Nó làm nòng cốt xuyên suốt toàn bộ chương trình Tiểu học nói chung và môn Tiếng Việt nói riêng.            

doc 30 trang Mai Loan 01/11/2023 8899
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm dạy Tập đọc cho học sinh Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ KINH NGHIỆM DẠY TẬP ĐỌC 
CHO HỌC SINH LỚP 2
	Môn: Tiếng Việt
	Cấp học: Tiểu học
	Tên tác giả: Vũ Thị Hoàng Oanh
	Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Trung Tự
	Chức vụ: Giáo viên cơ bản
NĂM HỌC 2018 – 2019
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
A. PHẦN MỞ ĐẦU
2
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 
2
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: 
3
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
3
IV. ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT, THỰC NGHIỆM:
3
V. PHẠM VI VÀ KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU:
3
VI. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
3
B. NỘI DUNG 
4
 I. CƠ SỞ LÝ LUẬN: 
4
 II: THỰC TRẠNG DẠY TẬP ĐỌC LỚP 2 Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC
5
 III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CỤ THỂ
6
Biện pháp thứ nhất: Khảo sát phân loại học sinh qua từng giai đoạn:
6
Biện pháp thứ hai: Chuẩn bị chu đáo cho giờ học
7
Biện pháp thứ ba: Giáo viên cần đọc mẫu diễn cảm:
8
Biện pháp thứ tư: Cách hướng dẫn học sinh tìm hiểu nghĩa của từ, ngữ:
10
Biện pháp thứ năm: Rèn kỹ năng đọc ngắt, nghỉ giọng đúng chỗ cho học sinh:
11
Biện pháp thứ sáu: Sử dụng linh hoạt trò chơi học tập:
13
IV: KẾT QUẢ
15
V: MỘT SỐ GIÁO ÁN MINH HỌA
17
C. KẾT LUẬN
23
I. KẾT LUẬN
26
II. ĐỀ XUẤT – KHUYẾN NGHỊ:
27
TÀI LIỆU THAM KHẢO
28
PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 
 	Tập đọc là một phân môn có vị trí hết sức quan trọng trong môn tiếng Việt nhất là trong giai đoạn bùng nổ thông tin hiện nay. Đọc thông viết thạo là một yêu cầu đặt ra với bất cứ học sinh tiểu học nào, ngay từ những ngày đầu tiên đến trường các em đã phải học đọc mặc dù ở giai đoạn này việc đọc của các em mới chỉ dừng lại ở mức độ nhận diện kí hiệu chữ viết và giải mã bằng âm thanh song đây là một giai đoạn rất quan trọng bởi đó là giai đoạn học sinh phải học để đọc và làm nền tảng cho những giai đoạn tiếp theo, giai đoạn đọc để học. Càng về sau yêu cầu đặt ra trong việc đọc càng được nâng cao, từ việc đọc để hiểu được nội dung văn bản đến việc phát triển kĩ năng đọc diễn cảm. 
Dạy học tập đọc ở Tiểu học là một việc làm hết sức có ý nghĩa trong việc hình thành và phát triển kĩ năng đọc cho học sinh, nó khẳng định sự cần thiết cho việc hình thành và phát triển một cách có hệ thống và có kế hoạch năng lực đọc cho học sinh.Thông qua phân môn Tập đọc mà trau dồi vốn Tiếng Việt, vốn học văn và phát triển tư duy, mở rộng vốn hiểu biết của học sinh về cuộc sống. Bồi dưỡng tư tưởng tình cảm trong sáng, yêu cái đẹp, cái thiện, có thái độ ứng xử tốt trong cuộc sống, yêu tiếng Việt. Bên cạnh đó theo quan điểm tích hợp các bài tập đọc còn có nhiệm vụ cung cấp ngữ liệu để hình thành và phát triển các kỹ năng khác được quy định trong chương trình. Các bài tập đọc đã trở thành nguyên liệu để các phân môn khác như: Tập làm văn – Kể chuyện – Luyện từ và câu khai thác. Chính vì vậy việc dạy phân môn Tập đọc chiếm một vị trí hết sức quan trọng. Nó làm nòng cốt xuyên suốt toàn bộ chương trình Tiểu học nói chung và môn Tiếng Việt nói riêng.            
 	Từ nhiều năm nay Bộ giáo dục và đào tạo đã liên tục chỉ đạo đổi mới phương pháp song sự chuyển biến trong phương pháp dạy học của giáo viên đang còn chậm. Kiểu dạy học thuyết giảng đã trở thành nếp nghĩ, nếp làm của nhiều giáo viên trong nhà trường. Thực hiện dạy Tập đọc theo phương pháp mới đòi hỏi giáo viên phải từ bỏ một số thói quen không thích hợp như: Tham giảng bài, nói dài dòng. Ngại sử dụng phương tiện dạy học, bệnh nói nhiều, dàn trải. Trong thực tế giảng dạy việc tổ chức cho học sinh đọc từ, đọc câu, đọc đoạn là rất phù hợp với lớp 2, 3. Tuy nhiên do giáo viên thiếu linh hoạt trong quá trình giảng dạy, kỹ năng đọc của học sinh còn chậm. Việc luyện đọc từ khó – giảng từ của giáo viên còn nhiều bất cập, nên giờ học đã kết thúc mà có khi học sinh chưa được tìm hiểu cái hay, cái đẹp, cái dí dỏm trong nội dung bài tập đọc hoặc giáo viên tham nói, tham giảng từ dài dòng mà học sinh không được luyện đọc bài. Được trực tiếp giảng dạy và qua dự giờ đồng nghiệp tôi nhận thấy tình trạng này diễn ra không phải là ít. Người giáo viên cần làm gì? Làm như thế nào? để tiết học nhẹ nhàng, đem lại hiệu quả cao trong giảng dạy Tập đọc là điều tôi còn băn khoăn, trăn trở. Thông qua giảng dạy tôi đã tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm đồng nghiệp và một phần những việc làm mà bản thân đã khám phá ra trong giảng dạy với một mong muốn tìm ra các biện pháp rèn đọc cho học sinh lớp 2 để nâng cao hiệu quả giờ tập đọc. Đây chính là lí do khiến tôi chọn đề tài “Một số kinh nghiệm trong việc dạy Tập đọc cho học sinh lớp 2” để nghiên cứu trong năm học này.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: 
Qua đề tài này, tôi muốn góp phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng dạy học môn Tập đọc, để tìm ra phương pháp giúp giáo viên rèn luyện cho học sinh lớp 2 đọc tốt hơn, qua đó từng bước nâng cao năng lực đọc đúng, đọc hay, đọc diễn cảm của mỗi học sinh.
Tìm hiểu yêu cầu nhiệm vụ và thực trạng dạy học của phân môn Tập đọc ở lớp 2.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
Chương trình môn Tập đọc lớp 2.
Phương pháp dạy Tập đọc lớp 2.
IV. ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT, THỰC NGHIỆM:
Học sinh lớp 2H do tôi làm chủ nhiệm, 2E, 2G lớp đối chứng
V. PHẠM VI VÀ KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU:
Từ tháng 9/2018 đến tháng 3 năm 2019.
VI. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
1. Nghiên cứu tài liệu: Đọc tài liệu và sách tham khảo.
2. Khảo sát thực tế: 	- Dự giờ thăm lớp.
 	- Khảo sát tình hình thực tế.
3. So sánh đối chiếu.
4. Phương pháp thực hành.
NỘI DUNG 
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN: 
	Tiếng Việt ở Tiểu học là một môn học độc lập. Nhiệm vụ chủ yếu của bộ môn Tiếng Việt ở Tiểu học là cung cấp cho học sinh những hiểu biết sơ giản về Tiếng Việt để trên cơ sở đó, các em có khả năng sử dụng một cách hiệu quả Tiếng Việt trong hoạt động học tập và sinh hoạt, đồng thời giúp các em rèn luyện và phát triển tư duy. Hay nói cách khác, qua việc học Tiếng Việt, các em học sinh Tiểu học một mặt vừa lĩnh hội được kiến thức về ngôn ngữ ở mức độ sơ giản, hình thành được năng lực và biết cách tổ chức giao tiếp bằng Tiếng Việt, mặt khác giúp các em hình thành được năng lực tư duy, hình thành được nhân cách của mình. Các em biết tiếp nhận lời người khác, biết tạo ra lời nói riêng của mình vừa đúng với quy tắc ngôn ngữ, phù hợp với quy luật của tư duy, vừa phù hợp với hoàn cảnh, đáp ứng được nhu cầu giao tiếp. Đó là cơ sở để các em không chỉ học tốt môn Tiếng Việt mà còn học tốt tất cả các môn học khác trong nhà trường. Nhờ học Tiếng Việt mà tư duy của các em phát triển, các em sẽ có được những nhận thức từ đơn giản đến phức tạp, từ hình thức sang bản chất và từ đó, những vấn đề về thế giới quan, nhân sinh quan của các em cũng dần dần được hình thành. Hiện nay, một trong những quan điểm mới của việc biên soạn chương trình và Sách giáo khoa Tiếng Việt là quan điểm tích hợp. Vì vậy, bên cạnh những nhiệm vụ chính nêu trên, môn Tiếng Việt còn giúp các em hiểu được đời sống xã hội, hiểu được phong tục tập quán cũng như lối sống của người Việt Nam, hiểu được truyền thống của cha ông, biết tôn sư trọng đạo, biết bảo vệ môi trường sống qua những bài tập đọc, qua những bài làm văn hoặc qua những câu chữ dẫn ra như một ngữ liệu trong những bài tìm hiểu về Tiếng Việt. Tuy không phải là nhiệm vụ chính, nhưng theo tinh thần tích hợp thì điều này là không thể không chú ý cả trong biên soạn chương trình, Sách giáo khoa lẫn trong việc lựa chọn nội dung dạy học trên lớp.	
Tập đọc là môn học có vị trí quan trọng ở Tiểu học. Tập đọc là môn học khởi đầu (được học sớm nhất ở Tiểu học, nối tiếp với học âm, vần). Tập đọc giúp học sinh có một công cụ, một phương tiện quan trọng để học tốt các môn học khác, để chiếm lĩnh kho tàng tri thức văn hoá của nhân loại được tàng trữ trong sách vở.
Tập đọc có tính chất thực hành. Khi dạy Tập đọc, giáo viên phải coi trọng việc luyện đọc cho học sinh bằng nhiều hình thức khác nhau, thời gian giảng bài của giáo viên chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ trong tiết học.
II. THỰC TRẠNG VIỆC DẠY TẬP ĐỌC LỚP 2 Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC
 	Thực trạng tình hình dạy học của giáo viên và việc học của học sinh qua điều tra cụ thể là: Đầu năm học khi có ý định làm đề tài này tôi đã trao đổi với các đồng nghiệp trong khối, xin thăm lớp dự giờ các tiết tập đọc ở khối. Qua dự giờ sau các tiết dạy tôi có nhận xét sau:
1. Giáo viên:
Giáo viên đã nghiên cứu phương pháp dạy tập đọc để dạy tốt song chưa đi sâu lựa chọn phương pháp cho phù hợp để tiết dạy đạt kết quả cao nhất.
Giáo viên chưa có chú ý và coi trọng tính luyện tập, thực hành của học sinh tuy nhiên thời gian luyện tập và thực hành không nhiều.
2. Học sinh
2.1. Thuận lợi:
Học sinh đúng độ tuổi, phụ huynh quan tâm đến việc học của con em mình như mua đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập.
Cơ sở vật chất ở lớp học đầy đủ, bàn ghế đẹp, kích thước phù hợp với học sinh lớp 2. 
Thực tế giảng nhiều học sinh đọc rất hay mặc dù yêu cầu đọc diễn cảm chưa đặt ra đối với học sinh lớp2. Thông qua luyện đọc học sinh bước đầu đã hiểu nghĩa từ chìa khoá để hiểu nội dung bài tập đọc, có khả năng nghe và nhận xét bạn đọc. 
 2.2. Khó khăn: 
Một số ít phụ huynh còn giao khoán việc học của con em mình cho cô giáo và nhà trường.
Khả năng tiếp thu môn học Tiếng Việt của các em cũng nhiều hạn chế so với các môn Toán hay Tự nhiên xã hội, ở phân môn Tập đọc lớp 2 đa phần các em đó đọc được, song một số em đọc cũng chưa được rõ ràng, chưa biết ngắt nghỉ đúng dấu chấm, dấu phẩy, nhiều em phát âm chưa phân biệt rõ phụ âm đầu  l/n; tr/ch; s/x. Đặc biệt học sinh trường tôi đang công tác thì về kĩ thuật đọc chưa thể hiện được tình cảm, nội dung mà văn bản đề cập tới. Ví dụ như các em chưa biết nhấn giọng ở từ ngữ gợi tả, những từ ngữ trọng tâm, từ chìa khoá, trong những trường hợp sắm vai hay đối thoại, các em cũng lúng túng, nhiều em cũng thiếu tự tin trong việc thể hiện giọng đọc của mình. Đối với đối tượng học sinh trung bình và yếu các em chưa xác định được đâu là giới hạn những câu đối thoại của mình. Với thực tế trên, tôi đi sâu vào nghiên cứu vấn đề “rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 2” với mong muốn tích lũy thêm cho bản thân những kiến thức và kinh nghiện chỉ đạo chuyên môn nhằm đạt hiệu quả cao trong việc dạy học và chỉ đạo chuyên môn tổ khối và để nâng cao chất lượng đọc cho học sinh lớp 2.
 III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 2:
	Trước tình hình thực tế dạy học của trường, qua thực tế giảng dạy và chỉ đạo công tác chuyên môn của tổ khối tôi đã rút ra một số biện pháp để nâng cao chất lượng đọc cho học sinh lớp 2 như sau:
1. Biện pháp thứ nhất: Khảo sát phân loại học sinh qua từng giai đoạn:
 	Để nắm được khả năng đọc của học sinh, ngay từ đầu năm học tôi đã tiến hành tìm hiểu, phân loại học sinh. Tôi tiến hành kiểm tra các em về đọc và kiến thức trong bài. Kết quả điều tra kỹ năng đọc của học sinh lớp 2H do tôi phụ trách cũng như các lớp 2 trong khối trong đợt khảo sát chất lượng đầu năm như sau:
Lớp
SL
Đọc diễn cảm
Đạt chuẩn
Còn chậm
Đọc đánh vần
2E
41
5
20
11
5
2G
42
8
26
3
5
2H
41
9
20
7
5
Hiểu nội dung
Trả lời câu hỏi trọng tâm bài
Trả lời thành câu
Biết nghe và nhận xét bạn đọc
Mạnh dạn xử lý tình huống giao tiếp của bài tập đọc.
Học sinh hứng thú, thích học tập đọc
73%
53%
10%
42%
25%
76%
Bên cạnh đó tôi đã trao đổi với giáo viên của năm trước, từ đó có thêm hiểu biết về khả năng học phân môn tập đọc của các em. Từ những hiểu biết trên, tôi lập thành các nhóm học tập. Mỗi nhóm có em khá và em kém để các em giúp đỡ lẫn nhau trong việc học tập và cũng để dễ dàng kiểm tra, hướng dẫn các em.
2. Biện pháp thứ hai: Chuẩn bị chu đáo cho giờ học
1. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị trước cho bài học:
 	Để giúp các em học tốt một bài tập đọc, tôi thường hướng dẫn các em chuẩn bị một cách chu đáo, cụ thể như sau:
- Trước tiên các em cần đọc thành tiếng ít nhất 5 lần sau đó đọc thầm. Tìm xem bài tập đọc có mấy đoạn, mấy câu (mấy khổ thơ).
- Đọc kĩ phần giải nghĩa các từ ngữ ở cuối bài.
- Tập trả lời miệng các câu hỏi về tìm hiểu nội dung trong sách giáo khoa, từ
đó các em có thể nêu được nội dung bài tập đọc.
- Tìm hiểu bài tập đọc thuộc thể loại gì (thơ hay văn xuôi).
- Để giúp học sinh đọc tốt, ngay từ buổi họp phụ huynh đầu năm, tôi trao đổi với phụ huynh, thống nhất phương pháp hướng dẫn học sinh học môn Tập đọc tại nhà. Từ đó phụ huynh học sinh có thể giúp đỡ các em chuẩn bị tốt bài Tập đọc của giờ học sau.
- Chính vì có sự chuẩn bị chu đáo như vậy nên trong những giờ Tập đọc sẽ giúp các em đọc lưu loát, biết cách ngắt nghỉ đúng ở các dấu câu, dấu phẩy trong câu văn.
Ví dụ: Khi dạy bài Ngôi trường mới tôi đã hướng dẫn học sinh chuẩn bị như sau:
-Đọc thành tiếng 5 lần, dùng bút chì ghi số câu trong bài tập đọc.
- Đọc kĩ phần giải nghĩa các từ: - > điều này sẽ giúp các em hiểu rõ hơn nội dung bài đọc.
- Học sinh tập trả lời miệng các câu hỏi để tìm hiểu nội dung bài:
+ Tìm đoạn văn ứng với từng nội dung sau: 
 a, Tả ngôi trường từ xa 
 b, Tả lớp học
 c, Tả cảm xúc của học sinh dưới mái trường mới.
+ Tìm những từ ngữ tả vẻ đẹp của ngôi trường
+ Dưới mái trường mới, bạn học sinh cảm thấy có những gì mới?
	Phần tìm hiểu này giúp học sinh nhớ được nội dung bài. Với sự chuẩn bị bài kỹ của học sinh như vậy nên ở trên lớp dưới sự dẫn dắt, hướng dẫn của giáo viên, học sinh sẽ đọc lưu loát, tiến tới đọc hay, các em chủ động trong việc nắm bắt nội dung bài đọc, phát huy được tính cực, chủ động của học sinh trong giờ học.
2. Chuẩn bị của giáo viên:
 	Qua thực tế giảng dạy, dưới sự chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu nhà trường, tôi nhận thấy rằng để dạy thành công một tiết tập đọc, truyền thụ được kiến thức một cách khoa học, sâu sắc giáo viên cần chuẩn bị kỹ những việc sau:
 	+ Soạn bài cụ thể, chi tiết thể hiện rõ hoạt động của thầy, của trò. Xây dựng được các phương pháp dạy học truyền thống kết hợp với các phương pháp, phương tiện dạy học hiện đại một cách linh hoạt để giờ dạy nhẹ nhàng, đạt hiệu quả.
 	+ Nắm chắc yêu cầu rèn đọc ở từng bài. Đọc kĩ bài tập đọc sắp dạy, trao đổi học tập cách dạy của đồng nghiệp, dự kiến các tình huống học sinh sẽ mắc phải và cách sửa các tình huống đó. 
 	+ Tìm hiểu kĩ nội dung bài để hiểu được các biện pháp nghệ thuật tác giả đã
dùng, từ đó xác định cách đọc đối với từng đoạn, từng bài để thể hiện đúng tình cảm của từng bài.
 	+ Nắm vững hệ thống câu hỏi trong bài tập đọc, đưa ra thêm những câu hỏi dẫn dắt để giúp học sinh phân tích, khai thác nội dung.
3. Biện pháp thứ ba: Giáo viên cần đọc mẫu diễn cảm:
	Việc đọc mẫu của giáo viên là cần thiết vì muốn học sinh đọc đúng, đọc hay giáo viên phải giới thiệu mẫu đúng. Lời đọc mẫu của giáo viên nhằm định hướng cho học sinh đọc đồng thời giúp học sinh nhận thức đúng nội dung bài học. Nếu là văn bản nghệ thuật còn có tác dụng khơi gợi hứng thú và sự tưởng tượng của học sinh – giúp các em dễ đi vào thế giới của tác giả, tác phẩm dưới một ánh sáng hấp dẫn hơn. Với văn bản nghệ thuật đọc mẫu của giáo viên là đọc diễn cảm. Còn văn bản thông thường đọc mẫu là đọc đúng. Yêu cầu đọc diễn cảm chưa đặt ra với học sinh lớp 2, nhưng nếu giáo viên biết khích lệ, động viên học sinh sẽ bắt chước thầy cô. Giáo viên đọc mẫu tốt, chuẩn mực thì không có gì đáng ngại nếu như học sinh bắt chước thầy cô. Đọc mẫu của GV bao gồm:
- Đọc toàn bài: thường nhằm giới thiệu, gây xúc cảm, tạo hứng thú và tâm thế học đọc cho HS.
- Đọc câu, đoạn: Nhằm hướng dẫn, gợi ý hoặc “tạo tình huống” để học sinh nhận xét, giải thích nội dung bài đọc.
- Đọc từ, cụm từ: nhằm sửa phát âm sai và rèn cách đọc đúng cho học sinh
Vấn đề đặt ra trước tiên, để đọc mẫu tốt, giáo viên cần tìm hiểu và cảm thụ bài văn, tìm hiểu bối cảnh lịch sử, hoàn cảnh sáng tác, vị trí của tác phẩm, tác giả... tiếp đến là việc tìm hiểu nội dung, hình thức bài đọc: thể loại, bố cục, kết cấu, nghệ thuật. Hiểu được nội dung cảm thụ: cảm thụ sâu sắc, tính lôgic sẽ đọc diễn cảm tốt. Giọng đọc hay sẽ bắt đầu với cảm xúc của lòng mình, người đọc phải nhập vai lúc đó khả năng truyền cảm người nghe lớn hơn.
Ví dụ: * Bài “Ông Mạnh thắng Thần Gió” 
- Đoạn 1: Giọng kể chậm rãi
- Đoạn 2: Nhịp nhàng hơn, nhấn giọng những từ ngữ tự sự, ngạo nghễ của Thần Gió, sự tức giận của ông Mạnh – “Xô, ngã lăn quay, lồm cồm, quát, ngạo nghễ...”
- Đoạn 3, 4: Đọc nhấn giọng các từ ngữ thể hiện quyết tâm chiến thắng Thần Gió của ông Mạnh; sự điềm tĩnh, kiên quyết của ông trước thái độ tức tối của Thần Gió, “quyết chống trả, quật đổ, thật vững chãi, lớn nhất, thật to, thét, không, giận dữ, lồng lộn...”
- Đoạn 5: Kể về sự thoả thuận giữa ông Mạnh và Thần Gió – Đọc với giọng kể chậm rãi, thanh bình.
Đọc thơ phải nắm vững đặc trưng của thơ. Đó là tiếng nói tình cảm mãnh liệt, là sản phẩm của những rung động đột xuất, độc đáo, là kết tinh của trí tưởng tượng, phân tích. Ngôn ngữ thơ giàu nhạc điệu, tính hàm xúc trong trong thơ. Vì vậy, khi đọc thơ cần thể hiện được tình cảm tác giả gửi gắm trong từng từ, từng dòng thơ, nhịp thơ, vần thơ để truyền cảm xúc đến người nghe.
Ví dụ: Nhịp điệu 2/2 trong đoạn thơ dưới đây sẽ góp phần tích cực thể hiện nét vui tươi hoạt bát của chú bé liên lạc.
“Chú bé / loắt choắt
 Cái xắc / xinh xinh
 .....
Nhảy trên đường vàng.	(Tố Hữu - Lượm)
Ví dụ: Khi đọc bài “Cái trống trường em” (TV 2), giáo viên phải đọc những mẫu sao cho thể hiện chờ đợi, mong mỏi khi đọc các dòng thơ: “Suốt ba tháng liền” (kéo dài “Suốt”, đọc chậm “ba tháng”). Những câu sau tiếp đọc với giọng nhẹ nhàng tâm sự (khổ 3), giọng vui náo nức (khổ 4). 
 	Khi đọc mẫu, giáo viên cần giữ được tính tự nhiên của giọng đọc, tránh lên bổng xuống trầm một cách giả tạo, máy móc... Tuỳ đối tượng học sinh, giáo viên xác định các lối phát âm mà HS dễ mắc phải để định ra các tiếng, từ, cụm từ, câu khó để luyện đọc trước. Nói tóm lại, việc giáo viên đọc mẫu là rất cần thiết vì muốn học sinh đọc đúng phải giới thiệu cho các em mẫu đúng. Lời đọc mẫu đúng và hay của giáo viên có tác dụng định hướng cách đọc cho học sinh, đồng thời giúp các em nhận thức đúng hơn nội dung bài đọc. Nếu bài đọc là một văn bản nghệ thuật thì lời đọc của giáo viên còn có ý nghĩa khơi gợi hứng thú và tưởng tượng của học sinh, làm cho các em dễ đi vào thế giới của tác phẩm và thấy tác phẩm dưới một ánh sáng hấp dẫn hơn. Giáo viên cần hướng dẫn để học sinh đọc sao cho phù hợp với nội dung chính của bài văn, bài thơ. Ví dụ: biết nghỉ ngơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ đầu hay giữa các mục, các phần trong bài đọc, không đọc với nhịp nhanh, sôi nổi một bài cần đọc với giọng chậm rãi; không đọc với giọng vui vẻ một bài cần đọc với giọng trầm, buồn... 
Bài đọc mẫu của giáo viên chính là cái đích, mẫu hình kĩ năng đọc mà học sinh cần đạt được. Do đó yêu cầu đọc thành tiếng của giáo viên phải đảm bảo chất lượng đọc chuẩn: đọc đúng, rõ ràng, trôi chảy, đọc đủ lớn, nhanh vừa phải và diễn cảm. Giáo viên phải ổn định trật tự, tạo cho học sinh tâm thế ngồi đọc, hứng thú nghe đọc và yêu cầu học sinh đọc thầm theo. Khi đọc, giáo viên đứng ở vị trí bao quát được cả lớp, không nên đi lại trong khi đọc, cầm sách mở rộng, đọc đủ lớn để em học sinh xa nhất cũng nghe rõ và thỉnh thoảng mắt phải rời sách nhìn lên học sinh nhưng không làm cho bài đọc bị gián đoạn. Như vậy, người giáo viên khi đọc phải làm sao để “đánh thức những cảm xúc ngủ yên trong chữ nghĩa, làm cho con cá biết bơi, con chim biết bay, con người biết đi, đứng, chạy nhảy như cuộc sống ngoài đời, bởi dạy văn tức là dạy người”. Giáo viên phải làm sao để học sinh thể hiện được cảm xúc chân thành khi nghe thầy đọc thơ:
“Thêm yêu tiếng hát nụ cười
 Nghe thơ em thấy đất trời đẹp hơn
4. Biện pháp thứ tư: Cách hướng dẫn học sinh tìm hiểu nghĩa của từ, ngữ:
4.1. Cho học sinh đọc từ chú giải lúc nào

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_day_tap_doc_cho_hoc_sinh_lop_2.doc