SKKN Một số kinh nghiệm dạy học tích hợp trong bài: Tác động của nội lực và ngoại lực trong việc hình thành bề mặt Trái Đất – Địa lí 6

SKKN Một số kinh nghiệm dạy học tích hợp trong bài: Tác động của nội lực và ngoại lực trong việc hình thành bề mặt Trái Đất – Địa lí 6

Tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục đã trở thành xu thế trong

việc xác định nội dung, phương pháp dạy học trong nhà trường phổ thông và

trong xây dựng chương trình môn học ở nhiều nước trên thế giới trong đó có

Việt Nam. Quan điểm tích hợp được xây dựng trên cơ sở những quan niệm tích

cực về quá trình học tập và quá trình dạy học.

Dạy học tích hợp là một quan điểm dạy học nhằm hình thành và phát triển

ở học sinh những năng lực cần thiết trong đó có năng lực vận dụng kiến thức để

giải quyết có hiệu quả các tình huống thực tiễn. Thông qua dạy học tích hợp, học

sinh có thể vận dụng kiến thức để giải quyết các bài tập hàng ngày, đặt cơ sở nền

móng cho quá trình học tập tiếp theo; cao hơn là có thể vận dụng để giải quyết

những tình huống có ý nghĩa trong cuộc sống hàng ngày.

Dạy học tích hợp liên môn là dạy học những nội dung kiến thức liên quan đến

hai hay nhiều môn học. "Tích hợp" là nói đến phương pháp và mục tiêu của hoạt

động dạy học còn "liên môn" là đề cập tới nội dung dạy học. Đã dạy học "tích

hợp" thì chắc chắn phải dạy kiến thức "liên môn" và ngược lại, để đảm bảo hiệu

quả của dạy liên môn thì phải bằng cách và hướng tới mục tiêu tích hợp. Ở mức

độ thấp thì dạy học tích hợp mới chỉ là lồng ghép những nội dung giáo dục có

liên quan vào quá trình dạy học một môn học như: lồng ghép giáo dục đạo đức,

lối sống; giáo dục pháp luật; giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển,

đảo; giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường, an

toàn giao thông.Mức độ tích hợp cao hơn là phải xử lí các nội dung kiến thức

trong mối liên quan với nhau, bảo đảm cho học sinh vận dụng được tổng hợp

các kiến thức đó một cách hợp lí để giải quyết các vấn đề trong học tập, trong

cuộc sống, đồng thời tránh việc học sinh phải học lại nhiều lần cùng một nội

dung kiến thức ở các môn học khác nhau.

pdf 34 trang thuychi01 11824
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm dạy học tích hợp trong bài: Tác động của nội lực và ngoại lực trong việc hình thành bề mặt Trái Đất – Địa lí 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC 
TT Nội dung Trang 
1 I. MỞ ĐẦU 1 
2 1. Lí do chọn đề tài 1 
3 2. Mục đích nghiên cứu 2 
4 3. Đối tượng nghiên cứu 3 
5 4. Phương pháp nghiên cứu 3 
6 II. NỘI DUNG 3 
7 1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm 3 
8 2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 4 
9 3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 6 
10 4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 25 
11 III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 26 
12 1. Kết luận 26 
13 2. Kiến nghị 26 
 1 
 I. MỞ ĐẦU 
 1. Lý do chọn đề tài: 
Tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục đã trở thành xu thế trong 
việc xác định nội dung, phương pháp dạy học trong nhà trường phổ thông và 
trong xây dựng chương trình môn học ở nhiều nước trên thế giới trong đó có 
Việt Nam. Quan điểm tích hợp được xây dựng trên cơ sở những quan niệm tích 
cực về quá trình học tập và quá trình dạy học. 
Dạy học tích hợp là một quan điểm dạy học nhằm hình thành và phát triển 
ở học sinh những năng lực cần thiết trong đó có năng lực vận dụng kiến thức để 
giải quyết có hiệu quả các tình huống thực tiễn. Thông qua dạy học tích hợp, học 
sinh có thể vận dụng kiến thức để giải quyết các bài tập hàng ngày, đặt cơ sở nền 
móng cho quá trình học tập tiếp theo; cao hơn là có thể vận dụng để giải quyết 
những tình huống có ý nghĩa trong cuộc sống hàng ngày. 
Dạy học tích hợp liên môn là dạy học những nội dung kiến thức liên quan đến 
hai hay nhiều môn học. "Tích hợp" là nói đến phương pháp và mục tiêu của hoạt 
động dạy học còn "liên môn" là đề cập tới nội dung dạy học. Đã dạy học "tích 
hợp" thì chắc chắn phải dạy kiến thức "liên môn" và ngược lại, để đảm bảo hiệu 
quả của dạy liên môn thì phải bằng cách và hướng tới mục tiêu tích hợp. Ở mức 
độ thấp thì dạy học tích hợp mới chỉ là lồng ghép những nội dung giáo dục có 
liên quan vào quá trình dạy học một môn học như: lồng ghép giáo dục đạo đức, 
lối sống; giáo dục pháp luật; giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển, 
đảo; giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường, an 
toàn giao thông...Mức độ tích hợp cao hơn là phải xử lí các nội dung kiến thức 
trong mối liên quan với nhau, bảo đảm cho học sinh vận dụng được tổng hợp 
các kiến thức đó một cách hợp lí để giải quyết các vấn đề trong học tập, trong 
cuộc sống, đồng thời tránh việc học sinh phải học lại nhiều lần cùng một nội 
dung kiến thức ở các môn học khác nhau. 
Ngày nay, với sự phát triển như vũ bão của khoa học, kĩ thuật và công 
nghệ, tri thức của loài người đang gia tăng nhanh chóng. Không những thông tin 
ngày càng nhiều mà với sự phát triển của các phương tiện công nghệ thông tin, 
ngày càng có nhiều cơ hội để mỗi người dễ dàng tiếp cận các thông tin mới nhất. 
Tình hình nói trên buộc phải xem lại chức năng truyền thống của người giáo 
viên là truyền đạt kiến thức, đặc biệt là những kiến thức của từng môn khoa học 
riêng rẽ. Giáo viên phải biết dạy tích hợp các khoa học, dạy cho học sinh cách 
thu thập, chọn lọc, xử lí các thông tin, đặc biệt là biết vận dụng các kiến thức 
học được trong việc xử lý các tình huống của đời sống thực tế. 
Nước ta đã, đang và sẽ tiếp tục tiến hành chương trình giáo dục phổ thông 
mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự 
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Điều này đã tạo một luồng sinh 
khí mới trong dạy và học các môn khoa học tự nhiên và xã hội. Trong những 
năm gần đây, dạy học các môn theo phương pháp tích hợp kiến thức liên môn 
các môn học như Hóa - Lý, Ngữ văn - Địa lý.....giúp học sinh có kiến thức bao 
quát rộng hơn về nội dung được học trong bài. 
 2 
Vì vậy, chương trình SGK cũng đã được xây dựng dựa trên quan điểm: 
Lấy quan điểm tích hợp làm nguyên tắc chỉ đạo, tổ chức, nội dung chương trình 
biên soạn sách giáo khoa và lựa chọn các phương pháp giảng dạy. Việc tích hợp 
liên môn trong giảng dạy là một trong những phương pháp giảng dạy mới đáp 
ứng được mục tiêu mới của giáo dục đề ra. 
Đối với môn Địa lý mục tiêu giáo dục là phát triển tư duy logic, kỹ năng 
tính toán, vận dụng vào cuộc sống luôn được xác định là quan trọng nhất. Với 
đặc thù là một môn khoa học tự nhiên mà tri thức vừa mang tính cụ thể, vừa gắn 
với thực tiễn. Đồng thời cũng là một môn học hình thành các kỹ năng sống cho 
học sinh. Kiến thức bộ môn cũng có liên quan đến kiến thức của nhiều môn 
học, vì vậy một trong những phương pháp giảng dạy bộ môn hiệu quả đó là tích 
hợp liên môn trong quá trình dạy học. 
Nhìn chung, các giáo viên đều đã được tiếp cận, tìm hiểu vấn đề, thấy rõ 
tác dụng, ý nghĩa của việc tích hợp kiến thức các môn trong giảng dạy bộ môn 
Địa lí. Việc tích hợp kiến thức liên môn trong giảng dạy đã bước đầu mang lại 
kết quả, các giờ học trở nên sống động hơn với những hiện tượng vật lí, hóa học, 
sinh học, kiến thức Ngữ văn và hiểu biết xã hội. Vì thế các vấn đề bài học 
trong môn Đại lý được cụ thể hóa sinh động, trực quan qua những hình ảnh mà 
học sinh được quan sát. Từ đó, học sinh đã được tiếp cận các kiến thức trong 
môn Địa lý ở nhiều khía cạnh, nhiều giác quan. Điều này đã thúc đẩy các em 
học tập tích cực hơn, có nhận thức rõ ràng và từ đó có thái độ đúng đắn, hành vi 
phù hợp. 
Cũng chính vì lí do đó, tôi cố gắng tìm hiểu và quyết định thực hiện việc tích 
hợp các môn Vật Lý, Ngữ văn, Hóa học, Sinh học và Hiểu biết Xã hội vào giảng 
dạy bài “Tác động của nội lực và ngoại lực trong việc hình thành bề mặt Trái 
Đất” (Địa lí 6) một cách thành công, tôi xin mạnh dạn trình bày đề tài: “Một số 
kinh nghiệm dạy học tích hợp trong bài: Tác động của nội lực và ngoại lực trong 
việc hình thành bề mặt Trái Đất– Địa lí 6”. Để cùng trao đổi với các bạn đồng 
nghiệp đang giảng dạy môn Địa lý nói chung và dạy ở trường trung học cơ sở 
Cẩm Qúy nói riêng, nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, góp phần nâng cao 
chất lượng giáo dục toàn diện. 
 2. Mục đích nghiên cứu: 
Để thấy được rõ ràng hơn về mục đích và ý nghĩa của Dạy học tích hợp - 
liên môn. Để cả giáo viên và học sinh thấy được ý nghĩa và sự cần thiết trong 
quá trình tích hợp kiến thức các môn học trong quá trình dạy học. 
Giúp học sinh phân biệt cái cốt yếu với cái thứ yếu: Do dự tính được 
những điều cần thiết cho học sinh. 
Quan tâm đến việc sử dụng kiến thức trong tình huống cụ thể: Giúp học 
sinh hòa nhập vào thực tiễn cuộc sống. 
Giúp người học xác lập mối quan hệ giữa các khái niệm đã học với thực 
hành. 
 3 
 3. Đối tượng nghiên cứu: 
Nghiên cứu vận dụng tích hợp kiến thức liên môn trong bài “Tác động của 
nội lực và ngoại lực trong việc hình thành bề mặt Trái Đất– Địa lí 6 ở trường 
THCS Cẩm Quý. 
 4. Phương pháp nghiên cứu: 
+ Phương pháp dạy học gợi mở - vấn đáp 
+ Phương pháp dạy học và giải quyết vấn đề. 
+ Phương pháp dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ. 
+ Phương pháp dạy học trực quan. 
+ Phương pháp dạy học luyện tập và thực hành. 
+ Phương pháp dạy học bằng bản đồ tư duy. 
Nghiên cứu tài liệu trên mạng Intenet và quan sát, phỏng vấn, điều tra 
bằng bảng hỏi khi dạy học sinh. Sau đó sử dụng thống kê để sử lý số liệu thu 
được và rút kinh nghiệm. 
Phương pháp dạy học theo quan điểm tích hợp yêu cầu giáo viên chú ý 
hướng dẫn học sinh tìm hiểu, chiếm lĩnh những tri thức kĩ năng đặc thù của từng 
phân môn, từng bài học cụ thể. Đồng thời phải biết khai thác những yếu tố 
chung, những yếu tố có mối liên hệ giữa các phân môn, các bài học khác cùng 
loại. Từ đó giúp hình thành hệ thống tri thức, kĩ năng cơ bản cho học sinh. 
 II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
 1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm: 
Trong dạy học, tích hợp liên môn được hiểu là sự kết hợp, tổ hợp các nội 
dung từ các môn học trong các lĩnh vực học tập khác nhau thành một môn tổng 
hợp mới hoặc lồng ghép các nội dung cần thiết vào những nội dung vốn có của 
môn học ví như lồng ghép nội dung dân số vào môn Sinh học, môn Địa lí; nội 
dung giáo dục môi trường môn Sinh học, môn Giáo dục công dân Như vậy 
thông qua dạy học tích hợp liên môn thì những kiến thức, kỹ năng học được ở môn 
này có thể sử dụng như những công cụ để nghiên cứu, học tập các môn học khác. 
So với dạy học đơn môn hiện nay thì dạy học tích hợp liên môn không có 
nhiều khác biệt về phương pháp tổ chức và hình thức dạy học bởi, cho dù dạy 
học liên môn hay đơn môn thì đều đòi hỏi chúng ta phải tổ chức các hoạt động 
dạy học một cách tích cực, tự lực, sáng tạo, tăng khả năng vận dụng kiến thức 
vào giải quyết các vấn đề thực tiễn. Đối với việc dạy học một chủ đề thì liên 
môn hay đơn môn đều cần phải chú trọng việc ứng dụng kiến thức của chủ đề ấy 
nó bao gồm cả ứng dụng vào thực tiễn cũng như ứng dụng trong các môn học 
khác. Sự khác biệt chủ yếu là chỉ ở nội dung của chủ đề Dạy học đơn môn, đề 
cập đến kiến thức thuộc một môn học, dạy học liên môn đề cập đến kiến thức 
thuộc nhiều môn học “liên quan”, do vậy nếu ở các nội dung có tiềm năng dạy 
học tích hợp liên môn mà chúng ta tổ chức dạy học tích hợp liên môn hợp lí thì 
 4 
cả học sinh và giáo viên đều có thể dễ dàng tiếp cận và thực hiện có hiệu quả, 
đáp ứng được mục tiêu của đổi mới giáo dục theo xu thế giáo dục hiện đại. 
Hệ thống khoa học Địa lí là một hệ thống các khoa học tự nhiên và xã hội, 
nghiên cứu các thể tổng hợp lãnh thổ tự nhiên và sản xuất và các thành phần của 
chúng, chúng có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau. Hệ thống khoa học Địa lí 
bao gồm hai nhóm khoa học lớn là nhóm khoa học Địa lí tự nhiên và nhóm khoa 
học Địa lí kinh tế, xã hội. Giữa Địa lí học và các khoa học khác có những mối 
quan hệ rất mật thiết như: Địa lí tự nhiên có quan hệ chặt chẽ với toán học, vật 
lý học, hóa học và sinh học; Địa lí kinh tế xã hội có quan hệ chặt chẽ với Sinh 
học, kinh tế chính trị học, Văn học và với nhiều môn kỹ thuật khác. Như vậy 
trong Địa lí có các khoa học khác cũng như trong khoa học khác có Địa lí. 
 Sử dụng kiến thức liên môn là một yêu cầu cần thiết trong dạy học ở các 
trường phổ thông nói chung và môn Địa lí nói riêng.Được coi là một nguồn kiến 
thức quan trọng giúp HS hiểu sâu kiến thức Địa lí góp phần gây hứng thú học 
tập cho HS nâng cao hiệu quả dạy học Địa lí. đảm bảo được tính toàn vẹn của 
kiến thức trên cơ sở sử dụng kiến thức các môn học khác và ngược lại. Kiến thức 
liên môn còn giúp HS tránh được những lỗ hổng kiến thức khi học tách rời các 
môn học. Nhờ đó, các em hiểu được sâu kiến thức Địa lí và gây được hứng thú 
học tập cho học sinh, thúc đẩy quá trình nhận thức của học sinh đạt kết quả cao. 
 2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: 
* Từ phía chương trình sách giáo khoa của môn Địa lí hiện nay: Được viết 
theo kiểu đơn môn nên đôi khi còn có sự chồng chéo, thiếu tính đồng bộ về kiến 
thức giữa các môn học “liên quan”, giữa các cấp học, các lớp học, nên khi tiến 
hành xác định được các nội dung tích hợp liên môn nhưng thực hiện không có 
hiệu quả cao hoặc không thực hiện được. Mặc dù còn khó khăn, song từ thực 
trạng trên tôi thấy mỗi giáo viên Địa li cần dạy học theo hướng tích hợp liên 
môn. Cần có giải pháp dạy học tích hợp liên môn như thế nào để đào tạo được 
thế hệ học sinh không chỉ biết có kiến thức “hàn lâm” mà cần có năng lực vận 
dung kiến thức đã hoc giải quyết các tình huống trong thực tiễn cuộc sống. 
 * Từ phía đội ngũ giáo viên: Đội ngũ giáo viên hiện nay chủ yếu được 
đào tạo theo chương trình sư phạm đơn môn, chưa được trang bị về cơ sở lý luận 
dạy học tích hợp liên môn một cách chính thống, khoa học nên khi thực hiện thì 
phần lớn là do giáo viên tự mày mò , tự tìm hiểu không tránh khỏi việc hiểu 
chưa đúng, chưa đầy đủ về mục đích, ý nghĩa cũng như cách thức tổ chức dạy 
học tích hợp liên môn. 
Phần lớn GV đã quen với việc dạy học đơn môn là chính nên kiến thức các môn 
“liên quan” còn nhiều hạn chế. 
 * Từ phía các em học sinh: Qua thực tế giảng dạy ở trường tôi nhận thấy 
phần lớn các em học môn Địa lí vẫn chủ yếu nắm kiến thức bộ môn, còn việc sử 
dụng kiến thức,kĩ năng của các môn “liên quan” như kiến thức môn Toán, Vật lí, 
Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Ngữ văn...khai thác kiến thức mới ở môn Địa lí, hay 
hiểu sâu vấn đề địa lí còn hạn chế. Dẫn đến các em chán học, lười học, chất 
 5 
lượng học không cao. Đặc biệt là đối với môn Địa lý, nhiều em học sinh còn 
xem đây là môn phụ nên còn sao nhãng trong việc học. 
Khi phát phiếu điều tra về mức độ hứng thú học ở lớp 6A, 6B, 6C đầu năm cho 
thấy kết quả như sau : 
Lớp Tổng số HS 
Số HS có hứng thú Số HS không có hứng thú 
SL % SL % 
6A 27 5 18,5% 22 81,5% 
6B 28 7 25,0% 21 75,0% 
6C 24 6 25,0% 18 75,0% 
Kết quả khảo sát chất lượng đầu năm: 
Lớp 
Tổng Số 
HS 
Khá-giỏi Trung bình Yếu-kém 
SL % SL % SL % 
6A 27 5 18,5% 15 55,6% 7 25,9% 
6B 28 7 25,0% 16 57,1% 5 17,9% 
6C 24 6 25,0% 14 58,3% 4 16,7% 
Trong quá trình dạy học tôi nhận thấy việc dạy học tích hợp các môn học 
không những giúp học sinh nắm vững kiến thức mà còn giúp học sinh phát triển 
năng lực, kiến thức, kỹ năng, vận dụng sáng tạo kiến thức và làm cho việc học 
tập trở nên ý nghĩa hơn đối với học sinh so với việc các môn học được thực hiện 
riêng rẽ. Tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục giúp đào tạo những 
người có đầy đủ phẩm chất và năng lực để giải quyết các vấn đề phức tạp của 
cuộc sống hiện đại. 
Dạy học theo hướng tích hợp phát huy được tính tích cực của học sinh, 
góp phần đổi mới nội dung và phương pháp dạy học ở nhà trường. Bên cạnh đó, 
giáo viên có thể trau dồi kiến thức nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. 
Kết hợp các kiến thức liên môn trong môn Địa lý làm cho học sinh hứng thú khi 
học tập bộ môn, vận dụng được nhiều mảng kiến thức khác nhau, kết hợp hài 
hòa kiến thức các môn học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. 
Vì vậy, với bài “Tác động của nội lực và ngoại lực trong việc hình thành 
bề mặt Trái Đất” việc dạy học theo hướng tích hợp các bộ môn Hóa học, Vật lý, 
Sinh học, Ngữ văn và Hiểu biết xã hội đã giúp học sinh tích cực chủ động, trở 
thành chủ thể của hoạt động học tâp. Các em hào hứng, hăng say nắm bài một 
cách hiệu quả, giờ học trở nên sinh động, hấp dẫn. Rèn được các kỹ năng, đặc 
biệt là kỹ năng vận dụng kiến thức trong học tập vào trong thực tiễn, nâng cao 
 6 
khả năng tổng hợp phân tích đánh giá và giải quyết vấn đề cho học sinh. Đồng 
thời, hình thành thái độ rõ ràng, tích cực trong học tập. Từ đó, học sinh có thói 
quen tự học, tự rèn luyện . Các em biết xây dựng mối quan hệ bạn bè thân thiện, 
sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và cộng đồng. 
 3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề: 
 3.1. Xác định rõ ràng, tổng thể về mục tiêu, kiến thức trọng tâm của 
bài học từ đó thiết kế phạm vi tích hợp liên môn trong dạy học: 
Bài “Tác động của nội lực và ngoại lực trong việc hình thành bề mặt Trái 
Đất”. 
Với mục tiêu là giáo dục cho học sinh hiểu được địa hình bề mặt Trái Đất 
rất đa dạng. Trên các lục địa hay ở đấy đại dương cũng có nơi cao, nơi thấp, có 
nơi bằng phẳng, nơi gồ ghề. Đó là kết quả của sự tác động lâu dài và liên tục của 
hai lực đối nghịch nhau: nội lực và ngoại lực. Nội lực là lực sinh ra ở bên trong 
Trái Đất, có tác động nén ép vào các lớp đá, làm cho chúng uốn nếp, đứt gãy 
hoặc đẩy vật chất nóng chảy ở dưới sâu ngoài mặt đất thành hiện tượng núi lửa 
hoặc động đất. Tác động của nội lực thường làm cho bề mặt Trái Đất thêm gồ 
ghề. Con ngoại lực là lực sinh ra từ bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất, chủ yếu là 
hai quá trình: Phong hóa các loại đá và xâm thực (nước chảy, gió). Tác động 
của ngoại lực san bằng và hạ thấp địa hình. 
Sau khi học xong bài học sinh cần nắm được: 
 Kiến thức: 
- Trình bày được nguyên nhân của việc hình thành địa hình trên bề mặt 
Trái đất là do tác động của nội lực và ngoại lực. Hai lực này luôn luôn có 
tác động đối nghịch nhau và diễn ra đồng thời. 
 - Trình bày được nguyên nhân gây ra hiện tượng động đất, núi lửa và tác 
hại của chúng. 
- Trình bày được cấu tạo của một ngọn núi lửa. 
 Kỹ năng: 
- Quan sát, khai thác kiến thức từ tranh ảnh, hình vẽ, phim tư liệu. 
- Sử dụng bản đồ 
- Làm việc nhóm, thuyết trình. 
 Thái độ: 
- Tích cực hợp tác khi hoạt động nhóm. 
- Hứng thú tìm hiểu và giải thích các hiện tượng xảy ra trong thiên nhiên. 
- Yêu thiên nhiên, bảo vệ địa hình Trái đất. 
 Định hướng phát triển năng lực: 
- Phát triển năng lực tự học. 
 7 
- Phát triển năng lực giải quyết vấn đề. 
- Phát triển năng lực giao tiếp. 
- Phát triển năng lực sủ dụng ngôn ngữ. 
- Phát triển năng lực hợp tác. 
- Phát triển năng lực đọc tranh ảnh, bản đồ 
Nội dung các môn học cần thực hiện dạy tích hợp trong bài bao gồm: 
* Môn Hóa học: 
Sử dụng kiến hóa học đề học sinh hiểu được là các nhũ đá trong ác đá có 
những hình thù đẹp như vậy là do kết quả lâu dài của sự chuyển hóa lẫn nhau 
giữa hai muối Ca(HCO3)2 và CaCO3. Thành phần chính của núi đá vôi là 
CaCO3. Khi gặp nước mưa và khí CO2 trong không khí, CaCO3 chuyển hóa 
thành Ca(HCO3)2 tan trong nước, chảy qua khê đá vào trong hang động. Dần 
dần Ca(HCO3)2 lại chuyển hóa thành CaCO3 rắn, không tan. Qúa trình này sảy 
ra liên tục, lâu dài tạo nên thạch 
* Môn sinh học: 
 Sử dụng kiến thức môn sinh học mô tả và giải thích tác hại của núi lửa và 
động đất sinh ra. Cụ thể như sau: khi núi lửa phun trào và động đất sinh ra nó sẽ 
làm mất đi sự cân bằng hệ sinh thái gây ra ô nhiễm môi trường 
* Môn Vật lý: 
Sử dụng kiến thức môn vật lý mô tả và giải thích hiện tượng đá mòn là do 
lực đẩy và lực ma sát của nước làm cho đá bị mòn và bị biến dạng. 
 * Tích hợp với hiểu biết xã hội: 
 Qua tài liệu trong sách giáo khoa, các thông tin từ ti-vi, Intenetgiúp các 
em hiểu được những điểm du lịch nổi tiếng về các danh lam thắng cảnh, di tích 
lịch sử nổi tiếng được công nhận là di sản Văn hóa Thế giới, thu hút khách du 
lịch trong và ngoài nước đến tham quan ở nước ta là do tác động của ngoại lực 
tạo thành. 
 * Tích hợp với môn Lịch sử: 
 Qua kiến thức lịch sử giúp HS hiểu rõ hơn về các di tích lịch sử của nước ta 
 * Tích hợp môn Ngữ văn : 
 Qua kiến thức môn Ngữ văn học sinh biết được ngững hòn đá do tác động 
của ngoại lực cũng đã được đi vào thơ ca Việt Nam. 
 *Tích hơp với môn Mĩ thuật: Dựa vào kiến thức môn Mỹ thuật đã học 
trong nhà trường, học sinh biết cách vẽ và phối màu cho bản đồ tư duy. 
 * Mục đích, ý nghĩa: Nhằm bám sát chuẩn kiến thức kỹ năng trong 
chương trình, hợp lý và có kết quả cao trong quá trình tích hợp liên môn giữa 
các môn học để từ đó phân chia thời lượng một cách hợp lý trong tiết học; 
truyền cảm hứng phấn khởi, vui vẻ và hào hứng trong quá trịnh chủ động, tích 
cực học tập của học sinhtừ đó có cơ sở chuẩn bị đầy đủ và hợp lý về thiết bị 
và học liệu cho tiết dạy học. 
 8 
 3.2. Chuẩn bị đầy đủ, hợp lý về thiết bị dạy học, học liệu trong quá 
trình thiết kế và thực hiện bài học: 
Thiết bị dạy học và học liệu phục vụ cho quá trình thiết kế và tiến hành 
thực hiện bài học là một trong những yếu tố quyết định cho sự thành công của 
tiết học. Bởi vậy, việc chuẩn bị đầy đủ và hợp lý các thiết bị dạy học và nguồn 
học liệu phục vụ cho việc thiết kế bài giảng và tiến hành bài học có ý nghĩa vai 
trò vô cùng quan trọng trong suốt quá trình từ thiết kế bài học cho đến khi kết 
thúc bài học. Đối với việc dạy học tích hợp trong bài Tác động của nội lực và 
ngoại lực trong việc hình thành địa hình bề mặt Trái Đất– Địa lý 6, giáo viên 
cần chuẩn bị đầy đủ và hợp lý các yêu cầu sau: 
 + Chuẩn bị của giáo viên: 
 Thiết bị, phương tiện dạy học: 
 - Máy chiếu, bảng phụ, bút dạ. 
 Nguồn tư liệu, học liệu: 
 - Sách giáo khoa, sách giáo viên môn Địa lý 6. 
 - Giáo án. 
 - Tranh ảnh, tư liệu trên mạng Intenet và các nguồn thông tin đại chúng. 
 - Sách giáo khoa Sinh 9. 
 - Sách giáo khoa Hóa 9. 
 - Vật lý 8 
 - Phiếu học tập của học sinh. 
 + Chuẩn bị của học sinh: 
 - Bút dạ, bút màu. 
 - HS nghiên cứu các thông tin liên quan đến kiến thức về tác động của nội 
lực và ngoại lực. 
 - Trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa. Chuẩn bị màu vẽ, giấy khổ lớn. 
 Lưu ý: Trong quá trình t

Tài liệu đính kèm:

  • pdfskkn_mot_so_kinh_nghiem_day_hoc_tich_hop_trong_bai_tac_dong.pdf