SKKN Một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lý lớp 9 tại trường THCS Thọ Sơn

SKKN Một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lý lớp 9 tại trường THCS Thọ Sơn

 Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi trong những năm qua đang nhận được sự quan tâm , chú trọng đặc biệt của các cấp, các ngành. Bồi dưỡng học sinh giỏi cấp trường, cấp huyện, cấp tỉnh là nhiệm vụ quan trọng của người giáo viên đứng lớp, là thước đo khả năng, sự tận tụy, tâm huyết với nghề.

Môn Địa lí ở Trường THCS thường ít được quan tâm của học sinh, gia đình, ngay cả nhà trường và xã hội nên việc bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí gặp nhiều khó khăn.

Trong các năm học 2009- 2010;2010- 2011; 2011-2012, 2012- 2013 việc bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí tại trường THCS Thọ Sơn đã đạt được những kết quả khả quan: Năm học 2009- 2010 có 2 giải Nhất cấp Tỉnh, năm 2010- 2011 có 1 giải Ba cấp Tỉnh, năm 2011- 2012 có 2 giải Khuyến Khích cấp Tỉnh, Năm 2012- 2013 có 1 giải Nhất 1 giải Nhì , 1 giải Ba và 5 giải Khuyến khích cấp Tỉnh. Những thành tích trên và lòng nhiệt huyết, sự đam mê bồi dưỡng học sinh giỏi đã đặt ra suy nghĩ của bản thân tôi là : làm sao để duy trì được những thành tích trên, làm sao để có kết quả bồi dưỡng học sinh giỏi tốt hơn, Làm sao để có đóng góp lớn hơn vào thành tích của nhà trường, của huyện Triệu Sơn, của tỉnh Thanh Hóa, . Từ đó bản thân tôi ấp ủ, nung nấu đề tài sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí tại trường THCS Thọ Sơn.

 

doc 16 trang thuychi01 11903
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lý lớp 9 tại trường THCS Thọ Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT SỐ KINH NGHIỆM BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI
MÔN ĐỊA LÝ LỚP 9 TẠI TRƯỜNG THCS THỌ SƠN
A- MỞ ĐẦU
 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
 Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi trong những năm qua đang nhận được sự quan tâm , chú trọng đặc biệt của các cấp, các ngành. Bồi dưỡng học sinh giỏi cấp trường, cấp huyện, cấp tỉnh là nhiệm vụ quan trọng của người giáo viên đứng lớp, là thước đo khả năng, sự tận tụy, tâm huyết với nghề.
Môn Địa lí ở Trường THCS thường ít được quan tâm của học sinh, gia đình, ngay cả nhà trường và xã hội nên việc bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí gặp nhiều khó khăn.
Trong các năm học 2009- 2010;2010- 2011; 2011-2012, 2012- 2013 việc bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí tại trường THCS Thọ Sơn đã đạt được những kết quả khả quan: Năm học 2009- 2010 có 2 giải Nhất cấp Tỉnh, năm 2010- 2011 có 1 giải Ba cấp Tỉnh, năm 2011- 2012 có 2 giải Khuyến Khích cấp Tỉnh, Năm 2012- 2013 có 1 giải Nhất 1 giải Nhì , 1 giải Ba và 5 giải Khuyến khích cấp Tỉnh. Những thành tích trên và lòng nhiệt huyết, sự đam mê bồi dưỡng học sinh giỏi đã đặt ra suy nghĩ của bản thân tôi là : làm sao để duy trì được những thành tích trên, làm sao để có kết quả bồi dưỡng học sinh giỏi tốt hơn, Làm sao để có đóng góp lớn hơn vào thành tích của nhà trường, của huyện Triệu Sơn, của tỉnh Thanh Hóa, ... Từ đó bản thân tôi ấp ủ, nung nấu đề tài sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí tại trường THCS Thọ Sơn.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
 Sáng kiến tập trung phân tích các biện pháp đã thực hiện trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lý lớp 9 cũng như chia sẻ với quý đồng nghiệp những kinh nghiệm đã tích lũy được từ thực tế những năm qua nhằm nâng cao thành tích bồi dưỡng học sinh giỏi cho trường THCS Thọ Sơn nói riêng, các trường trên địa bàn huyện Triệu Sơn nói chung và cung cấp một số kinh nghiệm cho các đồng chí giáo viên dạy bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí ở các trường THCS trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa .
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
Kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí lớp 9 tại Trường THCS Thọ Sơn, huyện Triệu Sơn.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
PP nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết
PP điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin
PP thống kê xử lí số liệu.
B . NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I.CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 Qua thực tế bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lý khối 9 trong những năm học qua tôi nhận thấy rằng vấn đề quan trọng là người giáo viên bồi dưỡng cần có một quan niệm đúng về học sinh giỏi nói chung và học sinh giỏi môn Địa lý nói riêng. Bên cạnh đó, cần trả lời cho câu hỏi: “việc bồi dưỡng học sinh giỏi nhằm mục tiêu gì ?” để từ đó người giáo viên bồi dưỡng lựa chọn nội dung, chương trình và phương pháp bồi dưỡng sao cho thích hợp và đạt hiệu quả cao nhất.
	Quan niệm học sinh giỏi môn Địa lý chỉ cần học thuộc là chưa đủ, chưa chính xác vì Địa lý là môn khoa học có đối tượng nghiên cứu phong phú, phức tạp. Các hiện tượng địa lý không chỉ phân bố trên bề mặt đất mà cả trong không gian và trong lòng đất. Hơn nữa, các hiện tượng ấy ở đâu và bao giờ cũng phát sinh, tồn tại và phát triển một cách độc lập nhưng lại luôn có quan hệ hữu cơ với nhau. Chính vì vậy, người dạy và học Địa lí cần có phương pháp tư duy, phân tích, xét đoán các hiện tượng địa lý theo quan điểm hệ thống.
 	 Chúng ta hiểu rằng học sinh giỏi môn Địa lí là những học sinh phải nắm được những kiến thức cơ bản của bộ môn và phải vận dụng được những hiểu biết; những kỹ năng địa lý để giải quyết những nội dung cơ bản theo yêu cầu của đề bài, của thực tiễn cuộc sống và học sinh giỏi môn Địa lý là những học sinh có năng lực độc lập suy nghĩ, vận dụng tốt nhất những kiến thức, kỹ năng chắc chắn về địa lí.
Về mục tiêu bồi dưỡng học sinh giỏi, có nhiều mục tiêu khác nhau tùy theo quan niệm của mỗi giáo viên và tùy theo môn học nhưng dù quan niệm như thế nào chung quy lại có những điểm tương đồng:
	 - Bồi dưỡng học sinh giỏi nói chung và học sinh giỏi môn Địa lý nói riêng nhằm phát triển tư duy ở trình độ cao phù hợp với khả năng trí tuệ của học sinh.
	 - Bồi dưỡng sự lao động và làm việc một cách sáng tạo.
	 - Phát triển các phương pháp, kỹ năng và thái độ tự học suốt đời.
	 - Nâng cao ý thức và khát vọng của học sinh.
	 - Phát triển phẩm chất lãnh đạo.
	 - Có ý thức trách nhiệm trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nước.
	 Với những mục tiêu đó, chúng ta cũng thấy rằng việc bồi dưỡng học sinh giỏi hiện nay của phần lớn giáo viên ít nhiều đã đáp ứng tương đối đầy đủ các mục tiêu trên . Điều này được minh chứng qua kết quả bồi dưỡng học sinh giỏi của giáo viên vì những em đạt giải học sinh giỏi là những em hội đủ các mục tiêu trên.
 II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ
Môn Địa lí trường THCS Thọ Sơn trong các năm gần đây đạt kết quả rất khả quan, đóng góp lớn vào thành tích chung của nhà trường, của huyện Triệu Sơn, cụ thể:
Giải lớp 9:
Năm học
Giải huyện
Giải Tỉnh
Ghi chú
2009-2010
2 giải Ba
2 giải Nhất
2010-2011
4 giải Ba, 1 Khuyến Khích
1 giải Ba, 1 giải Khuyến khích
2011- 2012
1 Nhất, 1 Nhì, 1 Ba
2 giải Khuyến khích
2012-2013
2 Nhất, 3 giải Nhì, 3 giải Ba và 2 giải Khuyến khích
1 giải Nhất, 1 giải Nhì, 1giải Ba, 5 giải Khuyến khích
Trong đó có 5 học sinh lớp 8
2013-2014
3 Nhất, 4 giải Nhì, 4 giải Ba
2giải Ba, 2 giải Khuyến khích
2014-2015
3 Nhất, 3giải Nhì, 3 giải Ba
1 giải Nhì, 2 giải Khuyến khích
Trong đó có 1 học sinh lớp 8
Giải lớp 8:
Năm học 2011- 2012 có 3 học sinh đạt giải cấp huyện là Hà Thị Hồng Mây giải Nhất, Bùi Thị Hồng Ngát giải Nhì, Lê Thị Sen giải Ba. 
Năm học 2012 Đội tuyển học sinh giỏi lớp 8 có 10/11 học sinh dự thi đạt giải. Nhất đồng đội toàn huyện với 1 giải Nhất của Trịnh Thị Thảo; 4 giải Nhì Vũ Thị Quỳnh Nga, Lê Việt Trinh, Lê Xuân Minh và Nguyễn Thị Thủy; 5 giải Ba là Trịnh Thị Ngọc Huyền, Lê ngọc Long, Lê Thị Lê, Lê Thị Hàn Ni và Lê Thị Phương Thảo.
- Năm học 2013- 2014 . Đội tuyển học sinh giỏi lớp 8 có 5/5học sinh dự thi đạt giải. Nhất đồng đội toàn huyện với 3 giải Nhất của Vũ Thiều Ngọc Hiền, Vi Thị Duyên và Hà Thị Thu; 2 giải Nhì của Lê Thị Lệ và Trịnh Thị Dung.
- Năm học 2014- 2015 Đội tuyển lớp 8 Nhất đồng đội toàn huyện với 3 giải Nhất, 3 giải Nhì và 3 giải Ba.
 - Những thành tích trên đặt ra yêu cầu, nhiệm vụ đối với bản thân là làm sao để duy trì thành tích trên, nâng cao hơn nữa thành tích, đóng góp lớn hơn vào thành tích chung của nhà trường, của huyện Triệu Sơn.
III.CÁC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM HOẶC GIẢI PHÁP ĐÃ ÁP DỤNG
- Bản thân tôi đã đúc rút ra các kinh nghiệm sau:
1. Giáo viên phải thực sự tâm huyết, có niềm tin vào bản thân.
Trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi nói chung và môn Địa lí nói riêng, giáo viên có vai trò vô cùng quan trọng, là người lên kế hoạch, tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi, là một trong những nhân tố quyết định đến kết quả bồi dưỡng học sinh giỏi, đòi hỏi người giáo viên phải thực sự tâm huyết, yêu bộ môn, đam mê, muốn cống hiến, có khát khao vươn lên, thậm chí phải biết chấp nhận kết quả thấp, biết chấp nhận thất bại, phải luôn tin rằng mình có thể đạt giải, có thể đạt giải cao hơn, có thể đạt giải Nhất , nhì cấp huyện, Nhất , Nhì cấp Tỉnh...
2. Xây dựng kế hoạch cụ thể trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi:
 Giáo viên phải lên kế hoạch cụ thể về: thời gian bồi dưỡng; nội dung; thời lượng; số lượng học sinh bồi dưỡng; chỉ tiêu phấn đấu đạt giải  và bản thân phải thực hiện nghiêm túc theo kế hoạch. 
 Giáo viên bồi dưỡng nên biên soạn tài liệu theo từng chuyên đề của nội dung bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí, vì đây là biện pháp mang tính bền vững đối với công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí. Từ thực tế kinh nghiệm bồi dưỡng những năm qua cho thấy nội dung bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lý rất phong phú được trải đều ở 03 khối lớp 6, 8, 9 và ở mỗi khối lớp lượng kiến thức cần truyền đạt cho học sinh là vô hạn, giáo viên bồi dưỡng rất khó xác định được nội dung kiến thức nào cần bồi dưỡng trước cho học sinh, nội dung nào không quan trọng để giới hạn, đặc biệt là phần Địa lý tự nhiên Việt Nam (khối 8) và Địa lý kinh tế - xã hội Việt Nam (khối 9), bên cạnh đó trong một vài trường hợp người giáo viên không thể bồi dưỡng kiến thức trong sách giáo khoa theo một trình tự cố định hết Bài 1 đến Bài 2, Bài 3 do không đủ thời gian hoặc do kiến thức được sắp xếp theo từng phần, từng chương theo phương pháp dàn trải. Chính vì thế, bản thân đã tiến hành soạn tài liệu riêng theo từng chuyên đề của nội dung bồi dưỡng học sinh giỏi.
	 Từ nội dung bồi dưỡng học sinh giỏi các năm qua theo tôi có các chuyên đề cơ bản sau:
	 - Chuyên đề lớp 6 với 2 hệ quả vận động tự quay quanh trục và chuyển động tịnh tiến quanh Mặt Trời của Trái Đất
	 - Chuyên đề Địa lý tự nhiên Việt Nam (khối 8). Với 4 nội dung địa hình, khí hậu, thủy văn và thổ nhưỡng Việt Nam
	 - Chuyên đề Địa lý kinh tế - xã hội Việt Nam (khối 9). Với 4 phần Địa lí dân cư, Địa lí các ngành kinh tế; Địa lí các vùng kinh tế và biến đảo Việt Nam
	 - Chuyên đề về kỹ năng vẽ, phân tích và nhận xét các loại biểu đồ.
Trong các chuyên đề đó lồng ghép với phần địa lí địa phương (địa lí tỉnh Thanh Hóa).
	 Như vậy, từ các chuyên đề trên giáo viên cần tìm những tài liệu liên quan để biên soạn, và thông thường các chuyên đề này được giảng dạy chuyên sâu hơn ở chương trình Địa lý lớp 12 – Nâng cao (đối với khối 8, 9) và chương trình Địa lý lớp 10 – Nâng cao (đối với khối 6), hay được tập trung trong các bộ đề thi tốt nghiệp lớp 12, thi Cao đẳng, Đại học môn Địa lý. Đối với bản thân, tài liệu biên soạn chủ yếu dựa vào các nguồn:
	 - Hướng dẫn học và khai thác Atlat Địa lý Việt Nam (Tác giả: GS-TS Lê Thông, PGS-TS Nguyễn Minh Tuệ, Vũ Đình Hòa do Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh xuất bản năm 2008).
	 - Ôn tập môn Địa lí chuẩn bị cho kì thi Trung học phổ thông quốc gia (Tác giả: Lê Thông, Nguyễn Minh Tuệ, Vũ Đình Hòa, Lê Mỹ Phong, Nguyễn Quý Thao do Nhà xuất bản giáo dục xuất bản năm 2015).
	 - Chuyên đề Địa lý 12: Phần Địa lý tự nhiên - dân cư và phần Địa lý kinh tế - xã hội Việt Nam (Tác giả: PGS-TS Nguyễn Đức Vũ do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam xuất bản năm 2009).
	 - Tuyển chọn những bài ôn luyện thực hành kỹ năng môn Địa lý (Tác giả: Đỗ Ngọc Tiến, Phí Công Việt do Nhà xuất bản Giáo dục xuất bản năm 2002).
	 - Một số đề thi học sinh giỏi môn Địa lý cấp THCS, THPT và tốt nghiệp CĐ, ĐH (sưu tầm).
	 Khi đã biên soạn được tài liệu giáo viên rất thuận lợi trong việc bồi dưỡng cho học sinh vì lượng kiến thức đã được định trước, đồng thời hạn chế việc mất thời gian và có thể bồi dưỡng theo sở thích của mình.
3. Chọn đội tuyển.
 Việc chọn đội tuyển môn Địa lí ở Thọ Sơn không nằm ngoài quy luật chung, cũng khó khăn, do sự quan niệm coi môn Địa lí là môn phụ, học sinh học tốt không theo sự cản trở của phụ huynh, những tác động “cạnh tranh” từ các môn Toán , Lí, Hóa học, Sinh học, Tiếng Anh, Ngữ văn thậm chí cả môn Lịch sử
- Phải chọn đội tuyển sớm: Thường thì một khối học của trường THCS Thọ Sơn chỉ có 60-70 học sinh, trong đó 15-20 em có khả năng dự thi học sinh giỏi cấp huyện các môn văn hóa, nếu không chủ động chọn trước sẽ khó khăn. Nếu 1 học sinh đang lưỡng lự phải thuyết phục. Trường hợp những học sinh tốt, đứng đầu mà các môn toán văn chọn, bản thân em muốn đi các môn đó thì phải vui vẻ, động viên các em cố gắng kèm theo lời nhắn: “ Nếu em đi thi môn Toán ( văn) không đạt giải thì năm sau theo môn Địa nhé- Thầy giáo thấy em có đủ khả năng, có thể đạt giải cao môn Địa” ...
- Phải đảm bảo tính tự nguyện: Kiên quyết không ép buộc, không lấy những học sinh không toàn tâm toàn ý theo bộ môn. Hơn nữa khi tự nguyện học sinh mới có thể tự học, tự giác, nỗ lực phấn đấu.
- Về chất lượng: Phải có học lực từ khá trở lên,một số quan niệm sai lầm cho rằng môn Địa lí dễ học, chỉ cần thuộc lòng , nhưng thực ra môn Địa lí đòi hỏi khả năng tư duy cao, kĩ năng phân tích, so sánh, tổng hợp, xử lí số liệu nhanh, chính xác, kĩ năng nhận định, phán đoán... Cần học sinh có tố chất khá, giỏi về môn Ngữ văn , môn Toán. Hơn nữa học sinh có tố chất Văn , Toán sẽ đảm bảo cho việc thi vào lớp 10 THPT đối với lớp 9, thường diễn ra sau kì thi học sinh giỏi. Giáo viên có thể yên tâm bồi dưỡng, không lo em sẽ bị trượt khi thi vào lớp 10THPT. Tuy nhiên nếu lấy được học sinh tốp 1- Những học sinh đứng đầu khối thì việc ôn thi sẽ thuận lợi hơn nhiều.
- Về số lượng: phải đảm bảo đội tuyển có từ 3 học sinh trở lên ( Nếu lấy được trên 10 học sinh càng tốt) để các em có thể hổ trợ lẫn nhau trong quá trình học, để các em được cạnh tranh lẫn nhau, đồng thời giáo viên có thể cho thi loại sau những đợt học.
- Nên chọn học sinh khối dưới: Tại trường THCS Thọ Sơn mỗi năm khối lớp 9 chỉ có từ 60-70 học sinh. Trong đó chỉ có từ 15-20 học sinh có khả năng dự thi học sinh giỏi cấp huyện 9 môn văn hóa, vì vậy để có số lượng đông, đảm bảo tính kế thừa phải lấy nguồn từ khối 8, thậm chí là khối 7. Mặc dù các em “non nớt” hơn, nhưng chưa chịu nhiều áp lực học tập như các anh chị khối 9, nên có nhiều thời gian hơn để ôn luyện bộ môn.
4. Treo thưởng và thưởng.
- Giáo viên sẵn sàng bỏ tiền túi ra thưởng cho học sinh với quy định thưởng cụ thể, rõ ràng nhằm tạo động lực vương lên. Bản thân giáo viên coi việc thưởng cho học sinh là tạo ra tình huống có vấn đề trong quá trình dạy học, tạo ra hiệu quả học tập cao hơn.
- Mức thưởng áp dụng từ thấp đến cao.
- Cứ mỗi bài thi có bài làm đạt từ 18/20 điểm trở lên được thưởng 1 phần quà ( 1 cuốn sổ trị giá 10 000đ)
- Tổng hợp điểm bài thi theo từng đợt: Đợt 1 trước thi huyện, Đợt 2 Sau thi huyện đến trước khi có đội tuyển huyện chính thức dự thi Tỉnh. Đợt 3 từ khi có đội tuyển huyện chính thức 10 em đên trước thi Tỉnh. Cao nhất được thưởng 100 000đ; Nhì được thưởng 50 000đ; Thứ 3 được thưởng 20 000đ.
- Thưởng giải Nhất huyện 100 000đ, giải Nhì 50 000đ.
- Thưởng giải Nhất Tỉnh 1000 000đ (một triệu đồng), Giải Nhì 500 000đ ( Năm trăm nghìn đồng), Giải Ba 300 000đ(Ba trăm nghìn đồng), Giải Khuyến khích 200 000đ (Hai trăm nghìn đồng)
- Ngoài ra bản thân còn vận động được một số bạn bè, thầy cô thưởng cho Đội tuyển Địa lí của trường THCS Thọ Sơn. Trong 5 năm qua Giám đốc trung tâm tiếng Anh Godenky Thanh Hóa thường xuyên tặng quà cho Đội tuyển môn Địa lí Trường THCS Thọ Sơn. ( Bằng hiện vật là cặp sách đồ dùng học tập). Cô Nguyễn Thị Thức giáo viên , cô Lê Thị Tường Phó hiệu trưởng thường xuyên thưởng, tặng quà cho Đội tuyển Địa.
- Đề xuất nhà trường, huyện tăng mức thưởng đối với học sinh đạt giải cao, bởi vì trong những năm qua mức thưởng có tăng lên nhưng vẫn còn rất thấp so với các huyện:
+ Học sinh đạt giải Nhất cấp Tỉnh trường THCS Thọ Sơn thưởng 12 cuốn vở; Huyện Triệu Sơn thưởng tổng 1 000 000đ (Một triệu), trong khi Đông Sơn thưởng cho giải Nhất Tỉnh thầy 3 000 000đ (Ba triệu đồng), trò 3 000 000đ (Ba triệu đồng); Yên Định thưởng thầy 5 000 000đ (Năm triệu đồng) , trò 5 000 000đ (Năm triệu đồng) ...
- Thực ra, người giáo viên bồi dưỡng đã gánh lên vai trách nhiệm nặng nề, bồi dưỡng vì chuyên môn, vì danh dự bản thân, chấp nhận hy sinh thời gian, không tính toán đến lợi ích kinh tế, thậm chí tự nguyện bỏ tiền túi ra thưởng cho học sinh, điều này sẽ làm thay đổi suy nghĩ của lãnh đạo nhà trường, của đồng nghiệp, đặc biệt có tác dụng kích thích lớn đối với quá trình ôn luyện của học sinh.
5. Quan tâm đặc biệt tới đội tuyển, “thổi lửa” cho các em.
- Giáo viên phải thực sự gần gũi, quan tâm , nắm chắc đặc điểm cá nhân, gia đình của từng thành viên đội tuyển, tranh thủ thời gian tiếp xúc riêng với từng thành viên, luôn khẳng định: “Em có đủ khả năng”, “ Nếu cố gắng em có thể đạt giải cao” , “ Thầy giáo tin tưởng em” , chỉ rõ những điểm mạnh, hạn chế của từng em, hướng phát huy thế mạnh và khắc phục hạn chế.
- Quan tâm tới học sinh khi ốm đau như điện, thăm hỏi. Phải thực sự tâm lí, chú ý tới nhu cầu của lứa tuổi học sinh đảm bảo vừa học vừa chơi- Chơi để học hiệu quả hơn.
- Sử dụng tổng hợp các biện pháp để thổi vào các em sự đam mê bộ môn, quyết tâm học tập để đạt giải cao mang lại vinh quang cho bản thân, gia đình, nhà trường thầy cô cụ thể như nêu gương thế hệ đi trước: Chị Lê Thị Phương Hảo, Lê Thị An Giải Nhất cấp Tỉnh môn Địa lí năm học 2009- 2010 hiện nay Chị An là sinh viên Học viện Báo chí tuyên truyền, Chị Hảo là sinh viên xuất sắc khoa Luật thương mại cuả trường Đại học Luật Thành Phố Hồ Chí Minh. Chị Trịnh Thị Lài giải Ba môn Địa lí cấp Tỉnh năm học 2010- 2011 hiện đang là sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội, Anh Lê Thanh Tùng giải Khuyến khích môn Địa lí cấp Tỉnh hiện là sinh viên Học viện An ninh... Tạo điều kiện để giao lưu giữa các thế hệ học sinh đội tuyển môn Địa trong dịp hè, dịp tết âm lịch... để củng cố thêm quyết tâm, tạo thêm niềm tin cho các thế hệ đi sau.
- Qua thực tế ở bất cứ năm học nào học sinh cũng bị ảnh hưởng tư tưởng bởi sợ tác động tiêu cực từ gia đình, bạn bè, thậm chí là 1 số thầy cô: “Thi Địa lí để làm gì”, “ Cứ ôn địa lí hôm sau trượt lớp 10 đấy”..., dẫn đến một số học sinh dao động tư tưởng. Giáo viên cần có biện pháp kịp thời để chấn chỉnh, làm sao để các em yên tâm học tập. vì thực ra các em phải cùng lúc thực hiện 2 nhiệm vụ là ôn thi học sinh giỏi và ôn thi vào lớp 10, các em hoàn toàn có thể sắp xếp thời gian hợp lí để ôn luyện, hơn nữa sau khi thi học sinh giỏi cấp Tỉnh vào cuối tháng 3. Các em có thể dành toàn bộ thời gian (khoảng 3 tháng) ôn thi vào lớp 10. Hơn nữa thi vào lớp 10 không khó thường tỉ lệ đậu trên 85%.
- Đề nghị nhà trường miễn giảm lao động cho các em để các buổi lao động các em học bộ môn.
6. Dạy đội tuyển. 
-Dạy sớm: dạy ngay từ tháng 6, tháng 7, chậm nhất thì tháng 8 phải dạy đội tuyển lớp 9. Vì thời gian này học sinh rảnh rỗi hơn, không chịu sức ép của các môn học khác. Dạy trên lớp chủ yếu dạy kĩ năng, phương pháp cách làm. Sau mỗi buổi học giao bài tập về nhà cho học sinh, đặc biệt coi trọng thời gian học ở nhà của học sinh và kiểm tra việc học ở nhà.
-Nêu những yêu cầu đối với người học, cần nghiêm túc, học bài và làm bài tập đầy đủ sau mỗi buổi học. Thành tích không thể may mắn, thành tích có được từ mồ hôi, công sức thực sự của cả thầy và trò. Dạy cách học, ghi nhớ cho học sinh
- Dạy kĩ năng nhận dạng vẽ các dạng biểu đồ cơ bản: tròn, đường, cột, miền, các kĩ năng khác..., trong đó mỗi dạng biểu đồ tối thiểu phải dạy 2 buổi. Dành thời gian thích đáng cho nhận dạng biểu đồ, vì theo kinh nghiệm, nếu nhận dạng sai biểu đồ thì học sinh không đạt giải có 2 cách làm hay là:
+ Nếu chỉ có 2 -3 học sinh trong đội tuyển thì giáo viên sử dụng các cuốn tài liệu hướng dẫn ôn thi Đại học, che phần đáp án, yêu cầu học sinh ghi dạng biểu đồ sẽ vẽ.
+ Nếu nhiều học sinh nên dùng máy chiếu, chiếu đề bài, yêu cầu học sinh nhận dạng.
- Ôn đội tuyển ngay trong tiết chính khóa, ưu tiên những câu hỏi khó hỏi học sinh đội tuyển, Tăng cường kiểm tra kiến thức đối với học sinh thuộc đội tuyển
- Dạy theo chủ đề, bám sát khung chương trình của Sở GD&ĐT Thanh Hóa.
7. Tạo điều kiện để học sinh trong đội tuyển học hỏi, giúp đỡ lẫn nhau.
- Đây là việc làm hết sức cần thiết vì “ Học thầy không tày học bạn”, những câu trả lời hay, những bài làm tốt điểm cao được đưa cho các bạn khác đọc tham khảo, rút kinh nghiệm. Những vướng mắc , băn khoăn của bản thân trong quá trình học có thể nhờ bạn giải đáp. Đặc biệt học sinh có thể lập thành từng nhóm 2-3 bạn. nêu ra vấn đề, 1 bạn trình bày, bạn khác góp ý bổ sung...
- Giáo viên cần yêu cầu học sinh chấm chéo bài của nhau để có thể thấy được cái được, chưa được của bạn, vì học sinh giỏi là người có thể phát hiện ra lỗi của bạn và có cách giải quyết, đồng thời có thể phát hiện ra sự sáng tạo của bạn trong quá trình làm bài.
8. Giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi phải tự học.
Sự nhiệt huyết là chưa đủ, bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí đòi hỏi giáo viên phải biết tự học, tìm tòi, nâng cao kiến thức cụ thể như:
- Học qua Intơnet, tham khảo đề, đáp án của các tỉnh khác, các trường khác
- Mua sắm tài liệu ôn thi học sinh giỏi để tự học.
- Chủ động tham gia các chuyên đề bộ môn do Phòng GD, Sở GD&ĐT tổ chức.
- Học tập từ các phản hồi ngược của học sinh, từ sự sáng tạo của học sinh: Không được áp đặt đối với học sinh, không giáo viên nào trong quá

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_boi_duong_hoc_sinh_gioi_mon_dia_ly_l.doc