SKKN Một số hình thức tổ chức hoạt động học cho học sinh nhằm nâng cao hiệu quả dạy học tích hợp liên môn ở môn Toán 9 trường trung học cơ sở Nga Thạch

SKKN Một số hình thức tổ chức hoạt động học cho học sinh nhằm nâng cao hiệu quả dạy học tích hợp liên môn ở môn Toán 9 trường trung học cơ sở Nga Thạch

Giáo dục Việt Nam trong những năm gần đây đang tập trung đổi mới, hướng tới một nền giáo dục tiến bộ, hiện đại, bắt kịp xu hướng của các nước trong khu vực và trên thế giới. Một trong những mục tiêu lớn của giáo dục nước ta hiện nay là hoạt động giáo dục phải gắn liền với thực tiễn và phương pháp đổi mới là dạy học tích hợp liên môn.

Toán học là môn học có rất nhiều ứng dụng trong cuộc sống. Những kiến thức và kĩ năng toán học cơ bản đã góp phần hình thành và phát triển phẩm chất nhân cách học sinh. Phát triển kiến thức, kĩ năng then chốt và tạo cơ hội để học sinh được trải nghiệm, áp dụng toán học vào đời sống thực tế. Tạo dựng sự kết nối giữa các ý tưởng toán học với thực tiễn, với các môn học khác. Từ đó giúp các em giải quyết các vấn đề trong cuộc sống một cách có hệ thống và chính xác, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển.

Với định hướng xây chương trình mới thì môn toán cần cân đối giữa “học” kiến thức và áp dụng “kiến thức”. Đặc biệt chú trọng tính ứng dụng thiết thực, gắn kết với thực tế và các môn học khác, gắn với xu thế phát trển hiện đại của kinh tế, khoa học, đời sống xã hội và những vấn đề cấp thiết có tính toàn cầu như biến đổi khí hậu, phát triển bền vững, giáo dục, tài chính .và một trong các phương pháp được chú trọng là dạy học theo hướng “Tích hợp liên môn”. Trong những năm gần đây cách dạy này đã và đang được triển khai sâu rộng trong chương trình dạy học và mang lại được những kết quả đáng ghi nhận như: Tạo hứng thú trong học tập, tiết học, buổi học ít khô cứng, căng thẳng, hình thành và nâng cao năng lực làm việc theo nhóm đặc biệt là kỹ năng sống. Học sinh thấy rõ được mối liên quan giữa các khoa học, hình dung được một cách chân thực, sinh động về môi trường xã hội, các quy luật tự nhiên. Học sinh ít phải ghi nhớ kiên thức một cách máy móc, tiếp thu kiến thức sâu, tránh trùng lập mất thời gian. Từ đó giúp học sinh lĩnh hội kiến thức nhẹ nhàng vững chắc. Chính vì vậy bản thân tôi đã luôn cố gắng xây dựng tiết hoc, chuyên đề học tập theo hướng “ Tích hợp liên môn” bằng nhiều hình thức khác nhau và đã mang lại hiệu quả tốt nên tôi lựa chọn đề tài “ Một số hình thức tổ chức hoạt động học cho học sinh nhằm nâng cao hiệu quả dạy học tích hợp liên môn ở môn toán 9 trường trung học cơ sở Nga Thạch”

doc 37 trang thuychi01 9753
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số hình thức tổ chức hoạt động học cho học sinh nhằm nâng cao hiệu quả dạy học tích hợp liên môn ở môn Toán 9 trường trung học cơ sở Nga Thạch", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGA SƠN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ HÌNH THỨC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CHO HỌC SINH NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC TÍCH HỢP LIÊN MÔN Ở MÔN TOÁN 9 TRƯỜNG THCS
 NGA THẠCH.
Người thực hiện: Mai Thị Thúy
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS Nga Thạch
SKKN thuộc môn: Toán
THANH HÓA NĂM 2018
THANH HÓA NĂM 2017
MỤC LỤC
Phần
Nội dung
Trang
Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
1
1.2. Mục đích nghiên cứu
2
1.3. Đối tượng nghiên cứu
2
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2
Nội dung
2.1.Cơ sở lí luận
2
2.2.Thực trạng của vấn đề
3
2.3. Giải pháp và tổ chức thực hiện:
2.3.1. Trò chơi toán học.
2.3.2. Lồng ghép tình huống, bài toán có nội dung thực tế.
2.3.3. Thực hành, trải nghiệm.
2.3.4. Chủ đề dạy học thử nghiệm.
4
4
13
15
17
2.4. Hiệu quả của sáng kiến
17
3. Kết luận,
đề xuất
3.1. Kết luận
18
3.2. Đề xuất
18
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Giáo dục Việt Nam trong những năm gần đây đang tập trung đổi mới, hướng tới một nền giáo dục tiến bộ, hiện đại, bắt kịp xu hướng của các nước trong khu vực và trên thế giới. Một trong những mục tiêu lớn của giáo dục nước ta hiện nay là hoạt động giáo dục phải gắn liền với thực tiễn và phương pháp đổi mới là dạy học tích hợp liên môn. 
Toán học là môn học có rất nhiều ứng dụng trong cuộc sống. Những kiến thức và kĩ năng toán học cơ bản đã góp phần hình thành và phát triển phẩm chất nhân cách học sinh. Phát triển kiến thức, kĩ năng then chốt và tạo cơ hội để học sinh được trải nghiệm, áp dụng toán học vào đời sống thực tế. Tạo dựng sự kết nối giữa các ý tưởng toán học với thực tiễn, với các môn học khác. Từ đó giúp các em giải quyết các vấn đề trong cuộc sống một cách có hệ thống và chính xác, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển. 
Với định hướng xây chương trình mới thì môn toán cần cân đối giữa “học” kiến thức và áp dụng “kiến thức”. Đặc biệt chú trọng tính ứng dụng thiết thực, gắn kết với thực tế và các môn học khác, gắn với xu thế phát trển hiện đại của kinh tế, khoa học, đời sống xã hội và những vấn đề cấp thiết có tính toàn cầu như biến đổi khí hậu, phát triển bền vững, giáo dục, tài chính .và một trong các phương pháp được chú trọng là dạy học theo hướng “Tích hợp liên môn”. Trong những năm gần đây cách dạy này đã và đang được triển khai sâu rộng trong chương trình dạy học và mang lại được những kết quả đáng ghi nhận như: Tạo hứng thú trong học tập, tiết học, buổi học ít khô cứng, căng thẳng, hình thành và nâng cao năng lực làm việc theo nhóm đặc biệt là kỹ năng sống. Học sinh thấy rõ được mối liên quan giữa các khoa học, hình dung được một cách chân thực, sinh động về môi trường xã hội, các quy luật tự nhiên. Học sinh ít phải ghi nhớ kiên thức một cách máy móc, tiếp thu kiến thức sâu, tránh trùng lập mất thời gian. Từ đó giúp học sinh lĩnh hội kiến thức nhẹ nhàng vững chắc. Chính vì vậy bản thân tôi đã luôn cố gắng xây dựng tiết hoc, chuyên đề học tập theo hướng “ Tích hợp liên môn” bằng nhiều hình thức khác nhau và đã mang lại hiệu quả tốt nên tôi lựa chọn đề tài “ Một số hình thức tổ chức hoạt động học cho học sinh nhằm nâng cao hiệu quả dạy học tích hợp liên môn ở môn toán 9 trường trung học cơ sở Nga Thạch”. Với mong muốn được chia sẽ kinh nghiệm mà bản thân tôi đã áp dụng để đồng nghiệp góp ý cho tôi hoàn thiện hơn.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Là một giáo viên dạy môn toán tôi rất mong muốn lựa chọn được phương pháp dạy học mới nhất phù hợp với tình hình thực tế, phù hợp với nội dung tiết dạy và đặc biệt là với đối tượng học sinh. Tôi nhận thấy nếu giáo viên đầu tư nghiên cứu nhiều môn học cũng như các vấn đề cấp thiết toàn cầu, tâm lí của học sinhmột cách nghiêm túc từ đó lựa chọn nội dung dạy học theo hướng “Tích hợp liên môn” sẽ bước đầu đổi mới được phương pháp dạy học, giúp học sinh có thêm động cơ học tập, có hứng thú hơn với môn học. Từ đó nâng cao chất lượng học tập môn toán nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
SKKN này tôi tập trung nghiên cứu về một số hình thức tổ chức hoạt động học của học sinh trong tiết dạy nhằm thuận lợi để tích hợp liên môn. Từ đó nâng cao hiệu quả dạy và học môn toán 9 ở trường trung học cơ sở Nga Thạch.
Đối tượng khảo sát, thử nghiệm là học sinh khối 9 trường THCS Nga Thạch.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Nghiên cứu tài liệu liên quan, phân tích, tổng hợp để xây dựng cơ sở lí thuyết.
- Phối hợp nhiều phương pháp dạy học tích cực.
- Nghiên cứu nội dung từng bài dạy trong chương trình môn toán 9 từ đó lựa chọn hình thức tổ chức hoạt động học cho học sinh sao cho phù hợp với dạy tích hợp liên môn.
- Phương pháp điều tra thực tiễn, đối chiếu, so sánh.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận
Theo phó vụ trưởng vụ giáo dục trung học (Bộ GD - ĐT) Nguyễn Xuân Thành, “ Dạy học tích hợp” là đưa các nội dung giáo dục có liên quan vào quá trình dạy học các môn như: Tích hợp giáo dục đạo đức, lối sống, giáo dục pháp luật, giáo dục chủ quyền Quốc Gia về biên giới biển đảo, bảo vệ môi trường, an toàn giao thông.Còn “ Dạy liên môn” là phải xác định kiến thức liên quan đến hai hay nhiều môn học tránh việc học sinh phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở nhiều môn học khác nhau. Đối với những kiến thức liên môn nhưng có một môn học chiếm ưu thế thì có thể bố trí dạy trong chương trình của môn đó và không dạy lại ở môn khác.
Để xây dựng được một tiết dạy học, hay một chủ đề dạy học theo hướng tích hợp liên môn giáo viên không chỉ phải nghiên cứu, hiểu biết sâu sắc về chương trình và đặt các môn học cạnh nhau để so sánh. Trên cơ sở ba nguyên tắc “ Tích hợp - Hợp tác - Tổng hợp” với hai mức độ liên môn ở mức độ thấp hoặc mức độ cao. Trong đó cần chú trọng đến việc tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh, phải đảm bảo tính sinh động, hấp dẫn của phương pháp và hình thức chuyển giao nhiệm vụ học tập. Khuyến khích được học sinh sẵn sàng tiếp nhận, tích cực, chủ động sáng tạo, hợp tác, giúp đỡ nhau để thực hiện nhiệm vụ học tập. Từ đó mang lại hiệu quả rõ rệt trong từng tiết dạy học nói chung cũng như dạy học tích hợp liên môn nói riêng.
2.2. Thực trạng của vấn đề.
Thực tế cho thấy nhiều vấn đề trong cuộc sống không thể giải quyết được bằng kiến thức của một môn học và bản thân mỗi môn học cũng đã có sự tích hợp với các môn học khác. Trong những năm gần đây việc dạy học theo hướng tích hợp liên môn đã và đang được triển khai sâu rộng nhưng chưa đồng bộ mà chỉ dừng lại ở các cuộc thi. Nhiều giáo viên còn lúng túng cả về nhận thức và thực hành do đó kết quả thu được còn hạn chế. Đa số học sinh chưa được tiếp cận thường xuyên, liên tục. Nội dung chương trình sách giáo khoa đã giảm tải nhưng vẫn còn nặng về kiến thức ít nội dung thực tế, chưa chú trọng đến thực hành trải nghiệm. Do đó mà trong phạm vi một tiết học mới đủ để truyền thụ hết kiến thức trọng tâm cho học sinh. Việc xây dựng một tiết học hay một chủ đề học tập theo hướng tích hợp liên môn còn nhiều hạn chế, đôi lúc gặp khó khăn. Trước thực trạng đó tôi cho học sinh làm bài khảo sát với 31 học sinh lớp 9A kết quả thu được như sau:
Tổng số HS
(Lớp 9A)
Chỉ biết sử dụng kiến thức một môn học (Toán)
Vận dụng tổng hợp kiến thức nhiều môn học
SL
%
SL
%
31
25
81
6
19
 Kết quả trên cho thấy số học sinh biết vận dung kiến thức liên môn vào bài học còn rất ít. Để thay đổi được chất lượng cũng như ý thức học tập của học sinh, bản thân giáo viên cần có cách tổ chức tiết học hợp lí, xây dụng được nội dung dạy học phù hợp. Với mục tiêu vừa đảm bảo được lượng kiến thức trọng tâm của bài học mà vừa có thể hướng dẫn để học sinh biết huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng thuộc nhiều môn học khác nhau, các lĩnh vực khác nhau vào giải quyết các nhiệm vụ học tập. 
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Trong thực tế việc dạy học tích hợp liên môn ở mỗi môn học là khác nhau. Trên cơ sở các bước soạn bài mỗi giáo viên có cách soạn, giảng khác nhau sao cho phù hợp với nội dung bài học. Riêng môn Toán, mặc dù là môn học quan trọng được tích hợp vào hầu hết các môn học. Tuy nhiên việc tích hợp các môn học khác vào dạy môn toán không phải bài nào cũng thực hiện được. Đối với nhưng tiết học mà nội dung đã có sự liên quan đến nhiều môn học thì đòi hỏi giáo viên cần khéo léo khai thác để phát huy được hết dụng ý của bài học. Đối với những tiết học chưa có nội dung tích hợp thì bản thân giáo viên cần có cách tổ chức phù hợp, để có thể lồng ghép được nội dung tích hợp liên môn một cách hiệu quả nhất. Mà cụ thể là xây dựng các hoạt động học tập cho học sinh một cách đa dạng, vừa tạo được hứng thú vừa thu hút được học sinh. Trên cơ sở đó bản thân tôi đã có một số cách tổ chức như sau:
2.3.1. Tổ chức “ Trò chơi toán học”.
Trong một tiết dạy việc tổ chức các trò chơi toán học và lồng ghép vào bài dạy là rất cần thiết. Tuy nhiên việc lựa chọn trò chơi cần phải đa dạng phù hợp với mục tiêu bài học, luật chơi đơn giản, dễ hiểu, có thưởng rõ ràng mới có tác dụng khích lệ tinh thần học tập của tất cả các học sinh trong lớp, kể cả học sinh yếu. Ngoài việc ôn tập được kiến thức trọng tâm của bài học thông qua trò chơi sẽ giúp giáo viên lồng ghép được các nội dung tích hợp liên môn một cách lôgic và hiệu quả. 
2.3.1.1. Trò chơi “Mở miếng ghép đoán hình”.
Hình thức tổ chức: Giáo viên chia lớp thành các nhóm (Mỗi nhóm từ 5-6 học sinh). Ở mỗi nhóm cử nhóm trưởng, thư kí. Sau đó giáo viên phổ biến luật chơi cụ thể.
Luật chơi: Đằng sau các miếng ghép là một bức tranh có nội dung liên quan đến kiến thức mà giáo viên đang cần tích hợp. Để tìm ra được bức tranh đó các nhóm sẽ lần lượt mở các miếng ghép (số lượng miếng ghép là tùy thuộc vào nội dung bài dạy) mỗi miếng ghép là một bài tập hoặc câu hỏi củng cố kiến thức bài học với thời gian suy nghĩ là 30 giây. Các nhóm trưởng sẽ bốc thăm để dành quyền mở miếng ghép trước (mỗi miếng ghép được đánh số cụ thể). Với mỗi câu trả lời đúng miếng ghép sẽ được mở ra, khi đó một phần bức tranh được hé mở, các nhóm có thể trả lời ngay bức tranh là gì (nếu có thể) và sẽ được thưởng điểm. Nếu không trả lời được các miếng ghép sẽ tiếp tục được mở ra. Đến khi mở hết các miếng ghép và trả lời được nội dung bức tranh sau miếng ghép trò chơi sẽ kết thúc. Nhóm nào có điểm cao nhất sẽ chiến thắng.
Ví dụ 1: Khi dạy bài “Một số hệ thức về cạnh và góc trong tam giác vuông” tôi tổ chức trò chơi trong phần củng cố bài với nội dung 4 miếng ghép. Mỗi miếng ghép tương ứng là một bài tập trong 4 bài tập. Cách bố trí các miếng ghép và đáp án được trình bày cụ thể như sau: 
Câu 1: Giải tam giác ABC vuông tại A biết: b = 10cm 
Câu 2 (Bài tập 29tr89 (sgk): Một khúc sông rộng khoảng 250m, một chiếc đò bị nước đẩy xiên nên phải chèo mất 320m mới sang được bờ bên kia. Hỏi dòng nước đã đẩy chiếc đò lệch đi một góc bằng bao nhiêu độ?
Câu 3:( Bài 32tr89 sgk). Một con thuyền với vận tôc 2km/h vượt qua một khúc sông nước chảy mạnh mất 5 phút. Biết rằng đường đi của con thuyền tạo với bờ một góc . Từ đó đã tính được chiều rộng khúc sông chưa? Nếu có hãy tính kết quả (làm tròn đến mét).
Câu 4: Tính chiều cao của cây ở hình vẽ sau (làm tròn đến đềximet).
Từ đó giáo viên có thể tích hợp nội dung liên môn Lịch sử, GDCD bằng các câu hỏi sau:
? Khu di tích chiến khu Ba Đình thuộc xã nào?
? Ai là người chỉ huy cuộc khởi nghĩa này? 
? Là một người con của quê hương Nga Sơn em cần phải làm gì để xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp?
Đáp án:
Câu 1: c 5.8 cm; a 11,5cm; 
Câu 2: 
Câu 3: Chiều rộng khúc sông gần bằng 564m.
Câu 4: Chiều cao của cây gần bằng 227dm.
Bức tranh sau 4 miếng ghép là “KHU DI TÍCH CHIẾN KHU BA ĐÌNH NGA SƠN”
Di tích lịch sử khu căn cứ khởi nghĩa Ba Đình thuộc xã Ba Đình (huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hóa). Có xuất xứ tên gọi từ Đình Mỹ Khê (là ngôi đình chung của cả ba làng Mỹ Khê, Thượng Thọ và Mậu Thịnh), còn gọi là Tam Đình- một làng quê có truyền thống anh hùng và lòng yêu nước nồng nàn như bao người dân Việt Nam.
Ba Đình đi vào lịch sử trở thành căn cứ chống Pháp của phong trào Cần Vương cuối thế kỉ XIX do Phạm Bành và Đinh Công Tráng lãnh đạo.
Cuộc khởi nghĩa Ba Đình đã trở thành niềm tự hào, nguồn cổ vũ động viên lớn lao với các thế hệ người dân Nga Sơn, người dân Thanh Hóa nói riêng và người dân Việt Nam nói chung đi qua hai cuộc vệ Quốc vĩ đại cũng như phát triển kinh tế trong thời đại mới.
2.3.1.2. Trò chơi “ Chạy tiếp sức”.
Hình thức tổ chức: Giáo viên chia lớp thành các đội chơi (số lượng đội chơi tùy ý sao cho phù hợp với nội dung bài học và tình hình thực tế), mỗi đội sẽ cử ra đội trưởng để điều hành các thành viên trong đội. Giáo viên chuẩn bị nội dung cho các đội là các gói câu hỏi hoặc bài tập có mức độ như nhau (bài tập phải hoàn thành trong nhiều bước) và các yêu cầu tương đương nhau. Sau đó phổ biến luật chơi và yêu cầu các đội trưởng lên bắt thăm gói câu hỏi cho đội mình.
Luật chơi: Mỗi thành viên trong đội được lên bảng một lần để trả lời một câu hỏi trong gói câu hỏi hoặc để làm một bước trong tiến trình giải bài tập của đội hoặc cũng có thể lên sửa nội dung của bạn lên trước (nếu thấy cần thiết). Trong khoảng thời gian quy định đội nào hoàn thành trước sẽ chiến thắng về mặt thời gian, sau đó giáo viên kiểm tra mức độ đúng, hợp lí để lựa chọn ra đội chiến thắng.
Ví dụ 2: Khi dạy chủ đề “Giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình” tôi tổ chức cho học sinh chơi trò chơi với ba đội chơi cụ thể là ba bài tập sau:
Bài 1 (Bài tập 30tr22sgk toán 9 tập 2 - Bài toán có nội dung Vật Lý)
Một ô tô đi từ A và dự định đến B lúc 12 giờ trưa, nếu xe chạy với vận tôc 35km/h thì sẽ đến B chậm hơn 2 giờ so với dự định. Nếu xe chạy với vận tốc 50 km/h thì sẽ đến B sớm hơn 1giờ so với dự định. Tính độ dài quãng đường AB và thời điểm xuất phát của ô tô tại A.
Bài 2: ( Bài toán có nội dung Sinh học)
Phân tử ADN có chiều dài là 5100, có hiệu số giữa nuclêôtít loại Timin với nu không bổ sung với nó là 300(N). Xác định số nu từng loại trên phân tử AND.
Bài 3: (Bài toán có nội dung Hóa học).
Có hai loại dung dịch cùng chứa một loại axit, loại I chứa 30% dung dich axit, loại II chứa 5% dung dịch axit. Muốn có 5% lít dung dịch chứa 10% axit thì cần trộn lẫn bao nhiêu lít dung dịch mỗi loại.
Giáo viên trình chiếu cả ba bài tập cho các đội chơi suy nghĩ, thảo luận trong vòng 10 phút, để cùng nhau ôn lại kiến thức liên môn cần thiết và định hướng cách giải cho từng bài tập (giáo viên theo giỏi để hỗ trợ thêm nếu các đội chơi gặp khó khăn). Sau 10 phút đội trưởng sẽ lên bắt thăm bài tập cho đội của mình. Trò chơi bắt đầu bằng việc các đội chơi lên giải bài tập (bắt được ở thăm) theo 4 bước vào phần bảng được chia cụ thể trong vòng 5 phút. Tiến trình thực hiên mỗi bài tập như sau:
Bài 1
Bài 2
Bài 3
Gọi x (km) là độ dài quãng đường AB, y(giờ) là thời gian dự định để đi đến B lúc 12 giờ trưa ( x>0, y>1).
Thời gian ô tô đi với vận tốc 35 km/h là: ta có phương trình = y+2(1)
Thời gian ô tô đi với vận tốc 50km/h là , ta có phương trình = y -1(2).
Từ (1) và (2) ta có hệ.Giải hệ phương trình được
 x = 350, y= 8
Vậy quãng đường AB dài 350km, thời điểm xuất phát của ô tô tại A là lúc 4 giờ.
Áp dụng công thức 
Theo nguyên tắc bổ sung ta có T+G = (1)
 Theo bài ra ta có:
 T - G =300(2).
Từ (1) và (2) ta có hệ:
Giải hệ ta được.
 T = 900 và G = 600.
Vậy số nu từng loại trên phân tử ADN là T= 900 và 
G = 600.
Gọi số lít dung dịch chứa 30% axit , 5% axit cần trộn lần lượt là x, y ( 0<x, y <0.5) 
Theo định luật bảo toàn khối lượng ta có phương trình: x+y =0.5(1)
Khối lượng axit của dung dịch I và II lần lượt là 30%x, 5%y.
Ta có phương trình: 
30%x +5%y = 10%.0.5.(2)
Từ (1) và (2) ta có hệ:
Giải hệ ta được 
x=0,1 và y= 0,4.
Vậy số dung dịch loại 30% axit cần trộn là 0,1 lít
Số dung dịch loại 5% axit cần trộn là 0,4 lít.
 Qua ba bài tập trên học sinh được củng cố các bước gải toán bằng cách lập hệ phương trình, cũng từ đó các em được ôn lại kiến thức các môn Lý, Hóa, Sinh. Hiểu sâu hơn vận dụng kiến thức liên môn vào giải toán là thế nào? Từ đó càng thấy được sự cần thiết phải học đều tất cả các môn học để phát triển toàn diện.
2.3.1.3: Trò chơi “ Ô chữ”.
Hình thức tổ chức: Trên màn chiếu giáo viên đưa ra một ô chữ gồm các hàng ngang (số lượng tùy nội dung bài học), mỗi hàng ngang là đáp án của một câu hỏi hoặc một bài tập và một hàng dọc là một từ khóa được sử dụng từ các chữ cái ở hàng ngang. Giáo viên cũng chia lớp thành các đội chơi, mỗi đội cử ra đội trưởng và thư kí để điều hành đội của mình. Sau đó giáo viên phổ biến luật chơi:
Luật chơi: Các đội trưởng sẽ bốc thăm để dành quyền trả lời (mỗi thăm được đánh số thứ tự theo số hàng ngang). Các đội lần lượt trả lời câu hỏi như trong thăm (tương ứng với ô chữ hàng ngang). Nếu trả lời đúng các chữ cái ở hàng ngang tương ứng sẽ được mở ra, nếu trả lời sai thì nhường quyền cho các đội còn lại. Mỗi câu trả lời đúng sẽ được điểm cụ thể (tùy theo giáo viên quy định). Các đội chơi có thể đoán từ khóa ở hàng dọc bất cứ lúc nào, nếu đoán đúng sẽ được thưởng điểm (số điểm tùy theo quy định). Tuy nhiên trò chơi chưa dừng lại mà vẫn tiếp tục cho đến khi các câu hỏi được trả lời hết và đội chiến thắng sẽ là đội có số điểm cao nhất.
Ví dụ 3: Trong tiết dạy ôn tập chương I Hình học tôi đã tổ chức trò chơi “Ô chữ” với 14 dòng chữ hàng ngang tương ứng với 14 câu hỏi sau:
Yêu cầu: Hãy điền cụm từ còn thiếu vào chỗ chấm để được phát biểu đúng.
Câu 1: Trong một tam giác vuông, cho góc nhon α, tỉ số giữa của góc nhọn α gọi là sin của góc α.
Câu 2: Trong một tam giác vuông, cho góc nhon α, tỉ số giữa của góc nhọn α gọi là cot của góc α. 
Câu 3: Trong một tam giác vuôngbình phương cạnh huyền và bình phương một cạnh góc vuông bằng bình phương cạnh góc vuông còn lại.
Câu 4: Trong một tam giác vuông, bình phương mỗi cạnh góc vuông bằng tích củacủa cạnh góc vuông đó trên cạnh huyền.
Câu 5: Trong một tam giác vuông, nghịch đảo của bình phương đường cao bằng tổng các nghịch đảo của bình phương hai cạnh góc vuông.
Câu 6: Trong một tam giác vuông,...ứng với cạnh huyền bằng một nửa cạnh huyền.
Câu 7: Trong một tam giác nếu có đường trung tuyến bằng nửa cạnh đó thì tham giác đó là tam giác vuông.
Câu 8: Trong một tam giác vuông, cho góc nhọn α tỉ số giữa  của góc nhọn α gọi là tan của góc nhọn α .
Câu 9: Trong một tam giác vuông, mỗi cạnh góc vuông bằng .nhân với sin góc đối hoặc cosin góc kề.
Câu 10: Trong một tam giác vuông, tích của hai cạnh góc vuông bằng tích của tương ứng.
Câu 11: Trong một tam giác vuông, cho góc nhọn α tỉ số giữa của góc nhọn α được gọi là cosin của góc nhọn α.
Câu 12: Trong một tam giác vuông, bình phương độ dài đường cao ứng với cạnh huyền bằng  các hình chiếu của hai cạnh góc vuông trên cạnh huyền.
Câu 13: Trong một tam giác vuông, mỗi cạnh góc vuông bằng cạnh góc vuông kia..hoặc nhân với cot góc kề.
Câu 14: Nếu hai góc .thì sin góc này bằng cosin góc kia, tan góc này bằng cot góc kia và ngược lại.
Đáp án:
C
Ạ
N
H
Đ
Ố
I
V
À
C
Ạ
N
H
H
U
Y
Ề
N
C
Ạ
N
H
K
Ề
V
À
C
Ạ
N
H
Đ
Ố
I
H
I
Ệ
U
C
Ạ
N
H
H
U
Y
Ề
N
V
À
H
Ì
N
H
C
H
I
Ế
U
Ứ
N
G
V
Ớ
I
C
Ạ
N
H
H
U
Y
Ề
N
Đ
Ư
Ờ
N
G
T
R
U
N
G
T
U
Y
Ế
N
Ứ
N
G
V
Ớ
I
M
Ộ
T
C
Ạ
N
H
C
Ạ
N
H
Đ
Ố
I
V
À
C
Ạ
N
H
K
Ề
C
Ạ
N
H
H
U
Y
Ề
N
C
Ạ
N
H
H
U
Y
Ề
N
V
À
Đ
Ư
Ờ
N
G
C
A
O
C
Ạ
N
H
K
Ề
V
À
C
Ạ
N
H
H
U
Y
Ề
N
T
Í
C
H
N
H
Â
N
V
Ớ
I
T
A
N
G
Ó
C
Đ
Ố
I
P
H
Ụ
N
H
A
U
Từ khóa hàng dọc là: HIỆU ỨNG NHÀ KÍNH.
Sau khi học sinh trả lời hết 14 câu hỏi và tìm được từ khóa hàng dọc giáo viên có thể tích hợp các nội dung liên môn (Hóa học, Địa lí, Sinh học, GDCD, Công nghệ) xoay quanh từ khóa đó, tùy thời gian và nội dung bài học. Ví dụ như đặt ra các câu hỏi sau:
? Hiệu ứng nhà kính là gì?
? Nguyên nhân và hậu quả do hiệu ứng nhà kính?
? Là học sinh em cần làm gì để bảo vệ môi trường?
2.3.1.4. Trò chơi “ ĐỐ VUI”
 Hình thức tổ chức: Giáo viên lựa chọn tên của một nhân vật lich sử, một sự kiện lịch sử, hoặc một nhà toán học có liên quan đến nội dung cần tích hợp. Sau đó đưa ra một dòng chữ là các ô trống, mỗi chữ cái tương ứng với một ô, mỗi ô tư

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_hinh_thuc_to_chuc_hoat_dong_hoc_cho_hoc_sinh_nha.doc